Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

đặc điểm logo và slogan của các doanh nghiệp thủy sản ở miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 126 trang )






1

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................4
2. Lịch sử vấn đề........................................................................................... 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................7
3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................. 7
3.2. Phạm vi nghiên cứu..................................................................... 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..........................................................8
4.1. Mục đích nghiên cứu................................................................... 8
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................9
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận............................................... 9
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn............................................ 9
- Phương pháp khảo sát..........................................................................9
- Phương pháp so sánh........................................................................... 9
- Phương pháp nghiên cứu mỹ thuật và văn hố................................... 9
- Phương pháp phân tích – tổng hợp..................................................... 9
6. Đóng góp của đề tài................................................................................ 10
7. Kết cấu của đề tài....................................................................................10
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOGO VÀ SLOGAN............................. 11
1.1. Khái quát về logo................................................................................. 11
1.1.1. Khái niệm logo........................................................................ 11


1.1.2. Đặc điểm của logo...................................................................14
1.1.3. Nguyên tắc cấu tạo của logo.................................................. 15
1.2. Khái quát về slogan............................................................................. 17


2

1.2.1. Khái niệm slogan.....................................................................17
1.2.2. Nội dung slogan...................................................................... 20
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 26
Chương 2: LOGO VÀ SLOGAN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ
SẢN Ở MIỀN TÂY NAM BỘ NHÌN TỪ NỘI DUNG VÀ HÌNH
THỨC...........................................................................................................28
2.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực Tây
Nam Bộ.........................................................................................................28
2.1.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................28
2.1.2. Điều kiện về kinh tế.................................................................30
2.1.3. Đặc điểm văn hố – xã hội..................................................... 34
2.2. Vai trị của các doanh nghiệp thuỷ sản trong sự phát triển kinh tế
khu vực Tây Nam Bộ..................................................................................38
2.3. Đặc điểm tạo hình trong thiết kế logo và slogan của các doanh
nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ....................................................... 41
2.3.1. Phân loại logo của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây
Nam Bộ.........................................................................................................43
2.3.1.1. Hình dáng bố cục logo..........................................................44
2.3.1.2. Logo sử dụng dạng chữ.........................................................48
2.3.1.3. Logo sử dụng kết hợp giữa chữ và hình biểu tượng.............51
2.3.2. Cấu trúc – ngữ nghĩa và đặc điểm của các slogan............... 59
2.3.2.1. Cấu trúc của các slogan....................................................... 60
2.3.2.2. Ngữ nghĩa của các slogan.....................................................64

2.3.2.3. Đặc điểm của các slogan...................................................... 68
2.3.3. Yếu tố vùng miền đặc trưng trong tạo hình và thiết kế logo,
slogan............................................................................................................69
Tiểu kết chương 2....................................................................................... 74


3

Chương 3: LOGO VÀ SLOGAN TRONG HỆ THỐNG NHẬN DIỆN
THƯƠNG HIỆU Ở CÁC DOANH NGHIỆP THUỶ SẢN MIỀN TÂY
NAM BỘ...................................................................................................... 76
3.1. Khái niệm về thương hiệu và hệ thống nhận diện thương hiệu..... 76
3.2. Vai trị, tính thẩm mỹ và ảnh hưởng của logo, slogan trong hệ
thống nhận diện thương hiệu.................................................................... 78
3.2.1. Vai trị thơng tin thương hiệu của logo và slogan................ 78
3.2.2. Tính biểu tượng thẩm mỹ của logo và slogan....................... 80
3.2.3. Ảnh hưởng của logo và slogan đối với hệ thống nhận diện
thương hiệu.................................................................................................. 83
3.3. Những ưu điểm và hạn chế trong logo và slogan của các doanh
nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ....................................................... 86
3.3.1. Ưu điểm của logo và slogan................................................... 86
3.3.2. Hạn chế của logo và slogan....................................................87
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 91
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................97
PHỤ LỤC...................................................................................................100


4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Miền Tây Nam Bộ không chỉ là vựa lúa lớn của cả nước, mà cịn là
vùng đất có diện tích ni trồng thuỷ sản lớn nhất nước ta. Ngành công
nghiệp thuỷ sản ở đây đã đóng góp phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam về thuỷ sản. Tuy nhiên, cho đến nay, ngành công nghiệp này
vẫn chưa phát triển xứng tầm với tiềm lực cũng như các điều kiện vốn có
của nó. Một trong những nguyên nhân quan trọng của vấn đề trên là do
chiến lược phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền
Tây Nam Bộ chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Như chúng ta đã biết khi nghĩ đến một thương hiệu nào đó, hình ảnh
đầu tiên thường chính là logo (biểu trưng) và đi kèm với nó là một câu
khẩu hiệu (slogan) nhằm giới thiệu về sản phẩm hay chính sách hoạt động
của cơng ty. Chúng là địn bẩy hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm,
dịch vụ của công ty đến với khách hàng qua các phương tiện thông tin đại
chúng. Nó cũng đóng vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động
nhằm hướng đến mục tiêu chung là tạo ra một vị trí xác định cho doanh
nghiệp trên thị trường. Một hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm nhiều
yếu tố như phong cách, màu sắc, bố cục và các thơng điệp chính... trong đó,
gây được sự chú ý nhiều nhất và tạo ra ấn tượng sâu nhất cho khách hàng
là logo bên cạnh đó là slogan. Trong hệ thống nhận diện thương hiệu của
một doanh nghiệp, thì logo vẫn là một dấu hiệu làm nổi bật thương hiệu
hơn cả, là yếu tố tạo dấu ấn riêng của doanh nghiệp.


5

Logo và slogan có vai trị rất lớn trong hệ thống nhận diện thương

hiệu của mỗi cơng ty, tập đồn. Để một thương hiệu vượt ra khỏi quy mô
nhỏ lẻ; phạm vi trong nước thì doanh nghiệp, tập đồn đó phải có một
chiến lược xây dựng thương hiệu dài hơn. Việc chuyển tải chiến lược
thương hiệu vào logo cũng như chiến lược, tầm nhìn và triết lý kinh doanh
vào slogan là cả một vấn đề hết sức quan trọng, cần có những kế sách,
chiến lược cũng như các kế hoạch kinh doanh đi kèm.
Cho đến nay, chưa có một cơng trình nào tập trung nghiên cứu về
logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ cũng
như vai trị của nó đối với hệ thống nhận diện thương hiệu của các doanh
nghiệp nói riêng. Tìm hiểu về logo và slogan nhằm chỉ ra những đặc điểm
về yếu tố tạo hình, về ngơn ngữ biểu trưng và văn hố của các logo, slogan.
Từ đó góp phần tạo nên cái nhìn chiều sâu và tồn diện hơn về những yếu
tố quan trọng trong hệ thống nhận diện thương hiệu của các doanh nghiệp
thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ .
Từ những lý do đó, chúng tơi chọn đề tài Đặc điểm logo và slogan
của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ làm đề tài nghiên
cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
Hiện nay, hệ thống nhận diện thương hiệu đã được một số doanh
nghiệp quan tâm, chú trọng. Đã có khá nhiều tài liệu, bài viết bàn về logo
và slogan đáng quan tâm như: Vai trò của logo trong chiến lược thương
hiệu đăng trên ; Logo – Bản thông điệp không lời
của mỗi doanh nghiệp đăng trên ; Màu sắc trong thiết
kế logo đăng trên ; Ý nghĩa của màu


6

sắc




tác

động

của



trong

thiết

kế

logo

đăng

trên

...
Bên cạnh đó cũng có các bài viết về slogan như: Slogan: nhấn mạnh
đặc điểm hay lợi ích của thương hiệu? đăng trên ;
Slogan - ngọn cờ của doanh nghiệp đăng trên ;
Văn hoá trong slogan đăng trên ; Slogan – thông điệp
gửi tới khách hàng đăng trên ; Những slogan
hay nhất mọi thời đại đăng trên v…v.
Nhìn chung, các bài viết này có quy mơ khơng lớn, đa phần là những

bài viết rời rạc, chưa có tính nghiên cứu cao, chủ yếu đề cập đến các tiêu
chí cần phải xác định trước khi thiết kế logo hay mục đích của logo là thể
hiện được giá trị mục tiêu của doanh nghiệp và cách thức để chuyển tải
chiến lược thương hiệu vào logo cũng như vai trò của logo trong xây dựng
thương hiệu. Hoặc là bàn về ý nghĩa của các màu sắc, tính cơ đọng súc tích,
mang một hàm ý nào đó, đơn giản khơng cầu kỳ phức tạp, dễ bắt mắt, nổi
bật, sắc màu trên logo còn thể hiện tính đa nghĩa của màu sắc v…v. Song
đã bước đầu đề cập đến các vấn đề quan trọng về logo, yếu tố màu sắc,
thơng điệp văn hố của logo… như Vai trò của logo trong hệ thống nhận
diện thương hiệu, màu sắc trong thiết kế logo, slogan - ngọn cờ của doanh
nghiệp v…v.
Có những bài viết đi vào các logo hay slogan cụ thể của một doanh
nghiệp nào đó nhưng chủ yếu là để PR (tên viết tắt của Public Relations có
nghĩa là quan hệ cơng chúng) cho doanh nghiệp đó hơn là nghiên cứu một
cách bài bản, mang tính khoa học. Hầu hết các bài viết chỉ đề cập đến
những khía cạnh riêng lẻ của logo hay slogan chứ chưa có một cái nhìn
phối hợp tổng thể trong mối quan hệ giữa chúng.


7

Nghiên cứu chung về logo và slogan cũng như mối quan hệ của nó
trong hệ thống một ngành nghề cụ thể, đáng chú ý có bài viết Nhận diện
“thương hiệu Đại học” ở Việt Nam qua logo và slogan của tác giả Trần
Minh Hường, Hội thảo Quốc tế VNH 4, (Tiểu ban số 09). Trong bài viết
này sau khi khảo sát khá công phu về hệ thống logo và slogan của các
trường Đại học ở Việt Nam, tác giả đã chỉ ra mối quan hệ của chúng và
phân tích có hệ thống các logo từ nhiều góc độ khác nhau và qua đó chỉ ra
những điểm mạnh, điểm yếu của các logo và slogan.
Hiện nay, chúng tôi chưa thấy một cơng trình nào nghiên cứu một

cách hệ thống về logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây
Nam Bộ. Trên cơ sở kế thừa các ý tưởng, thành tựu của các tác giả đi trước,
luận văn sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống đặc điểm logo và
slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn chọn logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở
miền Tây Nam Bộ làm đối tượng nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp thuỷ sản nói chung là khá lớn
(theo con số ước tính của chúng tơi có khoảng trên 300 doanh nghiệp lớn
và nhỏ), do vậy phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ dừng lại ở mức độ
sau:
Về phạm vi không gian: Luận văn chọn các doanh nghiệp đóng trên
địa bàn miền Tây Nam Bộ (cụ thể là các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến
Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang,
Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ).


8

Về phạm vi tính chất: Luận văn chỉ khảo sát những doanh nghiệp
trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản có tên trong
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (Vasep).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, luận văn hướng tới những mục đích sau:
- Chỉ ra và phân tích được thực trạng và đặc điểm logo, slogan của
các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ.
- Chỉ ra những điểm mạnh và điểm hạn chế về màu sắc, bố cục, hình

tượng của logo cũng như các đặc điểm ngữ nghĩa của các slogan.
- Góp phần tham mưu, định hướng cho các doanh nghiệp trong việc
xây dựng thương hiệu, đặc biệt là qua hai yếu tố: logo và slogan.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hồn thành mục đích nghiên cứu, luận văn cần giải quyết những
vấn đề sau:
- Khảo sát tất cả các logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở
miền Tây Nam Bộ có tên trong Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam (Vasep).
- Vận dụng kiến thức mỹ thuật để để phân tích vai trị, hiệu quả thẩm
mỹ, thông tin thương hiệu của chúng.
- Vận dụng các kiến thức liên ngành như ngôn ngữ, văn hố để đánh
giá, phân tích về logo và slogan.
- Tìm hiểu vấn đề logo và slogan trong mối liên hệ với chiến lược
kinh doanh và hiệu quả thương mại.


9

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành các mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử
dụng chủ yếu các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu phân tích lý luận, so sánh, đối chiếu dựa trên cơ sở
những kiến thức về ngôn ngữ và mỹ thuật nói chung, cụ thể là đặc điểm
logo và slogan làm cơ sở để định hướng cho việc nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp khảo sát
Chúng tôi khảo sát logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản
đóng trên địa bàn của miền Tây Nam Bộ và có tên trong Hiệp hội chế

biến và xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam (Vasep).
- Phương pháp so sánh
So sánh phân loại logo cũng như slogan theo những hình thức và nội
dung khác nhau.
- Phương pháp nghiên cứu mỹ thuật và văn hố
Logo và slogan có những đặc trưng riêng về xây dựng và thiết kế,
nên chúng tơi vận dụng phương pháp này nhằm phân tích, đánh giá ngữ
nghĩa cũng như yếu tố tạo hình và tính thẩm mỹ liên quan đến đề tài.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp
Trên cơ sở dữ liệu chúng tơi tiến hành hệ thống hố, phân tích và
tổng hợp. Từ đó có những nhận định, có cái nhìn tồn vẹn về đặc điểm,
mối liên hệ giữa logo và slogan với chiến lược thương hiệu.


10

6. Đóng góp của đề tài
Nếu nghiên cứu thành cơng, đề tài sẽ là cơng trình bao qt về logo
và slogan của các doanh nghiệp ngành thuỷ sản ở miền Tây Nam Bộ; là tài
liệu tham khảo hữu ích cho các nhà phát triển chiến lược thương hiệu và
chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung chính của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về logo và slogan
Chương 2: Logo và slogan của các doanh nghiệp thuỷ sản ở miền Tây
Nam Bộ nhìn từ nội dung và hình thức
Chương 3: Logo và slogan trong hệ thống nhận diện thương hiệu ở các
doanh nghiệp thuỷ sản miền Tây Nam Bộ .



11

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ LOGO VÀ SLOGAN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ LOGO

1.1.1. Khái niệm logo
Hiện nay, rất nhiều người vẫn đồng nhất các khái niệm: Brand (quan
niệm, cái nhìn, cảm nhận chung về doanh nghiệp); Identity (các đặc điểm
về hình ảnh, góp phần tạo nên Brand nói chung); Image (hình ảnh) và logo.
Logo khơng phải là một cái gì q xa lạ đối với giới mỹ thuật nói riêng và
giới kinh doanh nói chung, song để có một khái niệm hồn chỉnh về nó thì
thật khơng đơn giản.
Theo từ điển tiếng Anh thì logo có các nghĩa là: biểu trưng; biểu
tượng; huy hiệu. Từ điển Wikipedia cũng định nghĩa: “Biểu
tượng hay logo là một yếu tố đồ hoạ (ký hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng,
hình tượng...) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu
hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một cơng ty hay các tổ chức phi
thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào
hay một cá nhân nào đó. Thơng thường, biểu trưng được chủ thể cơng nhận
ngay sau khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền, ít xảy ra
trường hợp một biểu trưng tồn tại một thời gian dài mà khơng hoặc chưa
có bản quyền. Trong hoạt động quảng bá, biểu trưng khơng phải là thương
hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu”. Như
vậy, logo và biểu tượng được đồng nhất với nhau.
Theo từ điển tiếng Việt, Biểu tượng (Symbole) có hai nghĩa như sau:
(1) “Hình ảnh tượng trưng. Chim bồ câu là biểu tượng hồ bình”. (2)
“Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật



12

cịn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào trong giác quan đã
chấm dứt” [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên tr.67,68]. Như vậy, xét
về nội hàm, biểu tượng có nội hàm rộng hơn nhiều so với biểu trưng).
Biểu tượng là một thuật ngữ có tên tiếng Anh là symbol có nguồn
gốc từ một từ Hy Lạp. Symbol có nghĩa là ký hiệu (Sign), dấu hiệu, lời nói,
tín hiệu, triệu chứng, hợp đồng v.v...
Hiểu theo lối chiết tự, trong tiếng Hán: Biểu có nghĩa là: “bày ra”,
“trình bày”, “dấu hiệu” để người ta dễ nhận biết một điều gì đó. Tượng có
nghĩa là “hình tượng”. Như vậy, biểu tượng là một hình tượng nào đó được
phơ bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng trưng, nhằm để diễn đạt
về một ý nghĩa mang tính trừu tượng.
Tuy nhiên, xét trên góc độ văn hố thì biểu trưng và biểu tượng là
hai khái niệm khơng hồn tồn giống nhau. Trong Từ điển biểu tượng văn
hoá thế giới, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cho rằng: “Tự bản chất
của biểu tượng, nó phá vỡ các khn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực
lại trong cùng một ý niệm. Nó giống như mũi tên bay mà không bay chỉ
đứng im mà biến ảo, hiển nhiên mà không nắm bắt được. Ta sẽ cần phải
dùng các từ để gợi ra một hay nhiều ý nghĩa của một biểu tượng”. [Từ điển
biểu tượng văn hoá thế giới (1997) NXB Đà Nẵng trang XIV]. Còn C. G.
Jung, lại cho rằng: “Biểu tượng không phải là một phúng dụ, cũng chẳng
phải một dấu hiệu đơn giản, mà đúng hơn là một hình ảnh thích hợp để chỉ
ra đúng hơn cả cái bản chất, ta mơ hồ nghi hoặc của tâm linh” [Dẫn theo
Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới]. Từ điển Larousse cho rằng : “Biểu
tượng là một dấu hiệu hình ảnh, con vật sống động, hay đồ vật, biểu hiện
một điều trừu tượng, nó là hình ảnh cụ thể của một sự vật hay một điều gì
đó” [Dẫn theo sách “Petit Larousse”, 1993, trang 978.].



13

Nhìn chung, bản chất của biểu tượng là khó xác định, sự hiểu biết về
nó đương nhiên cịn tuỳ thuộc vào sự từng trải và kinh nghiệm vốn có của
mỗi cá nhân cũng như trình độ nhận thức của từng người. Ngày nay, biểu
tượng còn được tiếp cận từ nhiều góc độ như: Văn hố học, ký hiệu học,
dân tộc học…. Ở đây, luận văn không đi sâu vào khái niệm vốn rất phức
tạp này, mà chỉ bước đầu nêu ra vấn đề như vậy để đi đến một khái niệm
về logo làm căn cứ cho việc triển khai phân tích các đặc điểm của nó về
sau. Trên thực tế, logo có cả những hình ảnh, tính biểu trưng, ký hiệu và cả
văn hố. Tất nhiên, trên cơ sở góc nhìn tạo hình là chủ yếu, chúng tơi sẽ
tiếp cận các đặc điểm của logo của các doanh nghiệp thuỷ sản ở Miền Tây
Nam Bộ .
Qua những phân tích trên, có thể hiểu khái niệm về logo như sau:
Logo là một thiết kế đặc biệt của đồ hoạ, được cách điệu từ chữ viết
hoặc hình vẽ mang tính tượng trưng của chủ thể có tác dụng liên tưởng,
gợi nhắc đến mục đích sử dụng của chủ thể. Đơi khi logo khơng chỉ đơn
giản là những chữ cái hoặc hình vẽ mà chúng cịn là một thực thể khơng
thể tách rời trong việc liên tưởng đến thương hiệu.
Cũng cần nói thêm rằng, biểu tượng mà logo đại diện được gói gọn
trong hai thành phần quan trọng: biểu tượng hình và biểu tượng chữ. Và
hiệu quả của logo là có thể truyền đạt mục đích kinh doanh đến cơng
chúng bằng cách đơn giản nhất mà nó có thể. Tương tự như vậy là trường
hợp với các tín hiệu nhận dạng của doanh nghiệp mà ở đó logo tạo nên sự
nhắc nhớ nhiều hơn trong lòng người xem.


14


1.1.2. Đặc điểm của logo
Như đã nói ở trên, vì là một thiết kế đồ hoạ đặc biệt nên logo có
những nguyên tắc và đặc điểm cơ bản sau:
Yếu tố tối giản: tính khái quát cực cao bằng tượng trưng qua sự tinh
giản, gạn lọc đến cùng các yếu tố tạo hình chỉ để lại những gì đơn giản
nhất, tinh t nhất. Cơ đọng, súc tích về ý nghĩa để người xem dễ nhận biết,
dễ phân biệt, và có tác dụng gây ấn tượng sâu, mạnh, tiện lợi cho việc sử
dụng.
Yếu tố cân bằng: mỗi thành phần của mẫu vẽ trên các logo đều phải
đạt được trạng thái cân bằng, đồng nhất theo quy luật đối xứng hay bất đối
xứng, nhưng đồng thời phải đảm bảo hai khía cạnh đó là các hình khối,
đường nét, khoảng cách được ghép nối với nhau một cách tinh tế cân bằng
và yếu tố tĩnh – âm, động – dương tạo được sự hài hồ.
Tính tỷ lệ: sử dụng thích ứng các hình khối, khn khổ liên quan với
nhau. Với mọi kích thước diện tích thiết kế trên logo được chia ra theo
nhiều tỷ lệ nhằm gây chú ý, sức hút khác biệt nhau. Các đường nét, bóng
chìm, hình khối, chất liệu, màu sắc tạo nên tiêu điểm nhằm giúp chúng ta
cảm nhận được sự khác nhau giữa các logo với nhau.
Tính trang nhã: đây là yếu tố mang truyền thống, văn hoá, xã hội và
tính chân phương, đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của mỹ thuật.
Sự hài hoà: sự hài hoà của logo được thể hiện ở tính đồng nhất trong
các motif, các thành phần thiết kế, tính cân bằng các thành phần thiết kế đó
phải ln tạo ra sự hài hồ về hình dáng và màu sắc.
Tính nhịp điệu: nhìn chung logo phải có “tính đồng nhất trong đa
dạng”: chữ, nét vẽ, hình khối đa dạng nhưng có thể thay thế cho nhau,
mạnh mẽ, sinh động. Khuôn dáng, tỷ lệ đưa ra hình thành một cách có
chọn lọc, tính tốn.


15


Ngồi ra, một logo cần phải đảm bảo tính tư tưởng và có sự độc đáo
về hình thức cấu tạo. Có như vậy mới đáp ứng được các yêu cầu về tính ấn
tượng, sự liên tưởng, gợi nhắc của nó thì mới mang lại hiệu quả và phát
huy được giá trị hình ảnh của nó cũng như của cơng ty.
1.1.3. Nguyên tắc cấu tạo của logo
Logo thông thường, được cấu tạo bằng các nguyên tắc sau:
Đường nét: các đường nét tạo nên các kiểu trang trí, biểu tượng,
hình ảnh. Chúng được sử dụng, sắp xếp một cách khôn khéo, truyền đạt
thông điệp minh bạch, mỗi đường nét sử dụng được bố trí hồn hảo tạo nên
mẫu vẻ hiệu quả nhất.
Các đường gợn sóng gợi nên chuyển động dùng mơ tả các hoạt động
hay các sản phẩm liên quan đến ngành nghề. Các đường lan toả ám chỉ tia
sáng mặt trời hoặc các chức năng tích cực, các chuyển động trực tiếp hay
bánh xe liên tưởng đến sự phát triển.
Các đường nét trên mẫu logo được sáng tạo để đem lại sự đối xứng,
tương phản, tiêu điểm, sự xoay, phản chiếu, chuyển động… Nhưng với sự
trau chuốt cùng với các nét đặc, nét gãy, chiều ngang, chiều dọc, chiều
chéo hay tự do gợi cảm giác uốn lượn, tiến triển, phối cảnh hoặc nhịp điệu
thông thường luôn mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Đường nét phải được
tạo ra theo một phong cách chặt chẽ để tạo nên các hình khối và hoạ tiết
cân xứng, đảm bảo kết nối các yếu tố giữa chúng trong logo một cách dung
hoà, cân xứng thành một thực thể thống nhất.
Khơng gian: đóng một vai trị rất quan trọng và ảnh hưởng đến toàn
bộ mẫu thiết kế. Logo phải được giới hạn về hình thức: kích thước và
không gian, các thành phần của mẫu vẽ nằm trong một không gian giới hạn
nhất định nhưng vẫn phát huy tối đa tính thẩm mỹ, ngụ ý, tính biểu trưng


16


cho hình ảnh của cơng ty. Khi thiết kế logo có thể sử dụng các hình tượng
hoặc khối hình học với nhau nhưng phải làm nổi bật được so với không
gian xung quanh và chúng phải kết hợp thành một chỉnh thể rõ ràng, gây
được ấn tượng mạnh. Bên cạnh đó thì trong logo ln tạo được những
khoảng tối – âm, sáng – dương hài hoà.
Bố cục: bố cục của logo có thể được sắp xếp theo nhiều kiểu cách
khác nhau (đối xứng, bất đối xứng), nhưng phải được gạn lọc, gọn gàng,
hình thể đơn giản. Khúc chiết và đường nét, diện mảng, màu sắc cô đọng,
không rối rắm và phải tạo được điểm nhìn chính.
Hình thức: logo có thể sử dụng logo hình, khơng có chữ; dạng chữ
khơng có hình, hoặc dạng logo vừa có hình có chữ. Bên cạnh đó với các
hình dáng như hình trịn, hình vng, hình chữ nhật, hình thoi, hình tam
giác hay một đường thẳng, một nét nhấn trong một dòng chữ, một đường
cong hay một hình thể tự do v…v. Nhìn chung về logo có thể được thiết kế
và sử dụng với nhiều hình thức khác nhau, chúng rất đa dạng. Tuỳ vào
quan điểm và sở thích của mỗi cá nhân hay với những mục tiêu riêng mà
mỗi công ty sẽ chọn cho mình một hình thức logo thích hợp.
Màu sắc: trong logo màu sắc thơng thường được sử dụng rất ít (từ 2
đến 3 màu), chúng cũng được sử dụng tuỳ theo từng tính chất và ngành
nghề kinh doanh riêng của các công ty, doanh nghiệp mà sử dụng những
dạng màu sắc khác nhau. Nhưng dù là như thế nào thì màu sắc phải tạo ấn
tượng mạnh, có thể bằng yếu tố tương phản, các màu cực mạnh (tạo tông
màu mạnh) hay yếu tố tương đồng, hoặc các màu trung gian (tao nhã), màu
pha trộn dẫn đến nhẹ nhàng…nhưng phải tạo ra được sự liên tưởng mạnh,
đồng thời phải mang lại sự hài hoà. Màu sắc được tiết giản đến mức tối đa
trong sử dụng nhưng vẫn tạo ra được màu sắc cố định, tạo thành một dấu





×