Tải bản đầy đủ (.pdf) (206 trang)

Quan hệ tộc người của người khmer ở hai bên biên giới việt namcampuchia (khu vực tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.51 MB, 206 trang )

NGUYỄN THUẬN QUÝ

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THUẬN QUÝ

QUAN HỆ TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI KHMER
NHÂN HỌC

Ở HAI BÊN BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA
(KHU VỰC TÂY NAM BỘ)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

KHÓA 2011

HÀ NỘI – năm 2015
i


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THUẬN QUÝ

QUAN HỆ TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI KHMER
Ở HAI BÊN BIÊN GIỚI VIỆT NAM – CAMPUCHIA


(KHU VỰC TÂY NAM BỘ)

Chuyên ngành: Nhân học
Mã số: 63 31 03 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phan An
2. Tiến sĩ Ngơ Văn Bé

HÀ NỘI - năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
- Đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
- Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và không
trùng lặp với các đề tài khác./.

Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thuận Quý

i


LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
1. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Phan An và Tiến sĩ Ngô Văn Bé đã hướng dẫn tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu. Những chỉ dẫn, góp ý của hai Thầy là nền
tảng quan trọng để tôi hoàn thành nội dung của Luận án.
2. Lãnh đạo, Thầy, Cô và các cán bộ của Học viện Khoa học Xã hội Việt
Nam, của khoa Dân tộc học đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành các học
phần, các chuyên đề Tiến sĩ cũng như các đợt bảo vệ luận án. Tơi ln có cảm nhận
mình khơng chỉ là học viên của Khoa, của Học viện mà còn là người con được
trưởng thành từ cái nôi giàu truyền thống đào tạo này.
3. Những nhà khoa học là thành viên của các Hội đồng đánh giá bài luận,
chuyên đề, luận án trong suốt khóa học của Tơi. Khi làm việc với các Hội đồng, Tôi
nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ chân tình từ những nhà khoa học có tâm, có
tầm. Sự trưởng thành trong nghiên cứu của Tơi khơng thể qn những lời góp ý,
những phiếu đánh giá và những quyển sách hay được các nhà khoa học chia sẻ.
4. Lãnh đạo và cán bộ các đồn biên phòng, các xã, các huyện, thị xã cũng
như những hộ gia đình, những ngơi chùa...mà Tơi đã đến liên hệ trong quá trình
điền dã. Nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình này mà Tơi có được những tài liệu, những nhận
xét, đánh giá quan trọng. Đây là kinh nghiệm thực tế vô cùng quý báu cho Tôi.
5. Lãnh đạo và các đồng nghiệp ở trường Đại học Đồng Tháp đã quan tâm,
giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi sắp xếp cơng việc. Qua đó, Tơi vừa hồn thành nhiệm
vụ được giao ở đơn vị, vừa hoàn thành luận án.
6. Sự động viên, hỗ trợ về vật chất và tinh thần của gia đình để Tơi có thêm
động lực hồn thành việc học tập của mình.
Một lần nữa, Tơi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến những cá nhân, đơn vị đã hỗ
trợ, giúp đỡ, động viên để Tơi hồn thành Luận án này./.
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2015
Tác giả luận án

Nguyễn Thuận Quý


ii


DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
- BG: Biên giới
- CP: Chính phủ
- CT: Chỉ thị
- km: kí-lơ-mét
- KV: Khu vực
- NĐ: Nghị định
- QĐ: Quyết định
- TNB: Tây Nam Bộ
- TTg: Thủ tướng Chính phủ
- TW: Trung ương Đảng
- UBDT: Ủy ban Dân tộc
- VH: Văn hóa

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ............................................................................................. ……. i
Lời cảm ơn ..........................................................................................................ii
Danh mục các từ, cụm từ viết tắt .........................................................................iii
Mục lục ...............................................................................................................iv
Danh mục bảng ...................................................................................................v
Danh mục ảnh .....................................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu.......................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu........................................3
6. Kết cấu của luận án..........................................................................................3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU....................4
1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ...............................................................4
1.2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..........................................................7
1.3. Người Khmer và người Khmer TNB ............................................................18
1.4. Khái quát tình hình kinh tế, xã hội các tỉnh BG TNB ....................................27
CHƯƠNG 2. QUAN HỆ TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI KHMER BIÊN GIỚI TÂY
NAM BỘ TRÊN LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI ..............................................31
2.1. Quan hệ tộc người Khmer với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa..... 31
2.2. Quan hệ tộc người Khmer BG TNB thông qua hoạt động kinh tế vùng biên ..... 41
2.3. Quan hệ tộc người Khmer biên giới Tây Nam Bộ qua hoạt động kinh tế truyền thống.....54
CHƯƠNG 3. QUAN HỆ TỘC NGƯỜI CỦA NGƯỜI KHMER BIÊN GIỚI TÂY
NAM BỘ TRÊN LĨNH VỰC VĂN HĨA ...........................................................73
3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với VH vùng đồng bào Khmer.....75
3.2. VH Khmer hòa hợp, tiếp biến với VH các tộc người cận cư..........................74
3.3. Cố kết nội tộc, bảo tồn VH truyền thống của người Khmer ở BG TNB.........81
3.4. Hôn nhân và ngôn ngữ trong quan hệ tộc người của người Khmer ở KV BG TNB .........94
3.5. Xu thế giao lưu liên kết xuyên BG trong VH của người Khmer KV BG TNB ..... 107
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..........................................................112
4.1. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................112
4.2. Xu hướng quan hệ tộc người của người Khmer BG TNB..............................116
4.3. Vấn đề phát huy các yếu tố tích cực và hạn chế những tiêu cực trong quan hệ
tộc người của người Khmer ở hai bên BG Việt Nam – Campuchia KV TNB.......124
4.4. Vấn đề bảo tồn và phát huy VH Khmer ........................................................129
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................132
1. Kết luận ...........................................................................................................132

2. Một số kiến nghị ..............................................................................................135
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ.....................................................137
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................138
PHỤ LỤC............................................................................................................P1
iv


DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Danh mục bảng
Bảng 1.1. Danh sách thơn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi ............ P1
Bảng 1.2. Danh mục các tỉnh giáp biên giới Việt Nam – Campuchia khu vực Tây
Nam bộ. ............................................................................................................ P3
Bảng 1.3. Danh sách các xã biên giới Việt Nam – Campuchia khu vực Tây Nam Bộ ....P3
Bảng 2.1. Kết quả phân tích phiếu khảo sát về quan hệ tộc người Khmer biên giới
Tây Nam Bộ ..................................................................................................... P5
Bảng 2.2. Danh sách cửa khẩu trên bộ Việt Nam – Campuchia ở Tây Nam Bộ. .... P13

v


2. Danh mục ảnh
Ảnh 1.1a. Người Khmer ngày nay với đặc trưng chủng tộc .............................. P14
Ảnh 1.1b. Nam Khmer ngày nay với đặc trưng chủng tộc ................................ P14
Ảnh 1.2. Giấy chứng minh hiện hành của người Khmer .................................. P15
Ảnh 1.3. Hình thức cư trú trên đất giồng của người Khmer ............................. P15
Ảnh 1.4. Hình thức cư trú trên đất ruộng của người Khmer ............................. P16
Ảnh 1.5. Hình thức cư trú ven sơng của người Khmer ...................................... P16
Ảnh 1.6. Hình thức cư trú cạnh trục lộ giao thông của người Khmer ............... P17
Ảnh 1.7. Hình thức cư trú ven sườn đồi núi, bìa rừng của người Khmer ........... P17
Ảnh 1.8. Bản đồ hành chánh các tỉnh Tây Nam bộ. ......................................... P18

Ảnh 2.1. Một góc khu thương mại chợ biên giới Tịnh Biên ............................. P18
Ảnh 2.2a. Những nông dân Khmer chở nông sản ra chợ biên giới .................. P19
Ảnh 2.2b. Những người Khmer thường tạo thành nhóm trong các phiên bn bán
ở chợ biên giới ................................................................................................. P19
Ảnh 2.3a. Tiệm tạp hóa của người Khmer ở cửa khẩu Hà Tiên ......................... P20
Ảnh 2.3b. Một quầy bán điểm tâm, giải khát của người Khmer ở cửa khẩu BrâyVo,
Campuchia ....................................................................................................... P20
Ảnh 2.3c. Các quầy hàng ven trục lộ giao thông của người Khmer ở cửa khẩu Pert
Chak, Campuchia ............................................................................................. P21
Ảnh 2.4.Những người Khmer làm thuê đang khuân vác lúa lên xe đi Campuchia tại
cửa khẩu Bình Hiệp .......................................................................................... P21
Ảnh 2.5. Những phụ nữ Khmer đang chăn bò thuê trên cánh đồng .................. P22
Ảnh 2.6a. Một điểm tập kết hàng lậu bên dòng kênh cặp biên giới .................. P22
Ảnh 2.6b. Một người phụ nữ Khmer tham gia vận chuyển đường cát lậu ......... P23
Ảnh 2.7. Những phụ nữ Khmer Campuchia qua lại biên giới để buôn bán ........ P23
Ảnh 2.8a. Một casino ở cửa khẩu BrâyVo, Campuchia .................................... P24
Ảnh 2.8b. Một casino ở cửa khẩu Pert Chak, Campuchia ................................. P24
Ảnh 2.9. Những người Khmer làm nghề “xe ơm” trị chuyện trong lúc chờ khách
ở cửa khẩu Pert Chak, Campuchia. ................................................................... P25
Ảnh 2.10a. Cánh đồng mẫu lớn cạnh cửa khẩu Bình Hiệp ............................... P25
Ảnh 2.10b. Cánh đồng mẫu lớn ở xã núi Tô .................................................... P26
Ảnh 2.11. Đàn bị vỗ béo của những người nơng dân Khmer ........................... P26
vi


Ảnh 2.12. Phụ nữ Khmer đang dệt thổ cẩm ..................................................... P27
Ảnh 2.13.Người Khmer với chiếc khăn rằn che nắng khi ra đồng ..................... P27
Ảnh 2.14. Người nông dân Khmer chuẩn bị dụng cụ đi lấy nước thốt nốt. ........ P28
Ảnh 2.15. Người nông dân Khmer với các vật dụng nấu đường thốt nốt ........... P28
Ảnh 2.16. Những bó bàng được phơi nắng sau khi đã tót đều ........................... P29

Ảnh 2.17a. Chiếc đệm bàng được dùng để phơi nông sản của người nông dân . P29
Ảnh 2.17b. Quả lưu niệm từ chiếc nón được đan từ cây bàng của người Khmer .... P30
Ảnh 2.18. Thùng nhôm của người Khmer dùng để nuôi ong ............................. P30
Ảnh 2.19. Máy ép dùng để lấy mật ong nuôi của người Khmer ....................... P31
Ảnh 2.20. Người nam Khmer đang cày ruộng cùng với sức kéo của trâu .......... P31
Ảnh 2.21. Những nông dân Khmer đang là “vần công” ................................... P32
Ảnh 2.22. Chiếc cày của người Khmer được cải biến ...................................... P32
Ảnh 3.1. Bàn thờ ông Thiên trước cửa nhà người Khmer ................................. P33
Ảnh 3.2. Người Khmer thường xuyên dâng thức ăn, tiền bạc cho các Sư ......... P33
Ảnh 3.3a. Nơi hỏa thiêu trong tang ma của người Khmer ở chùa Tà Miệt trên . P34
Ảnh 3.3b. Nơi đặt quan tài hỏa thiêu của người Khmer trong chùa .................. P34
Ảnh 3.4. Bảng ghi nhận đóng góp của người Khmer trong việc trùng tu chùa .. P35
Ảnh 3.5a. Bộ kinh lá bng trong chùa Xà-Tón ................................................ P35
Ảnh 3.5b. Hệ thống sách kinh viết bằng chữ Bali trong chùa Xà – Xía ............. P36
Ảnh 3.6. Khn viên vườn, hồ nước trong chùa Xà – Tón ................................ P36
Ảnh 3.7a. Nơi thờ Phật Thích Ca trong chánh điện chùa Xà – Tón ................... P37
Ảnh 3.7b. Những bức tranh giáo dục hướng thiện cho Phật tử trên các vách chánh
điện chùa Xà - Tón .......................................................................................... P37
Ảnh 3.8. Bộ chõng tiếp khách bên mái hiên của người Khmer.......................... P38
Ảnh 3.9. Trang phục của người thiếu nữ Khmer khi làm ruộng rẫy .................. P38
Ảnh 3.10.Trang phục thường ngày của đàn ông Khmer .................................... P39
Ảnh 3.11a. Phụ nữ Khmer trong trong phục mặc áo dài tầm vong .................... P39
Ảnh 3.11b. Phụ nữ Khmer trong trang phục Xăm pốt ....................................... P40
Ảnh 3.11c. Phụ nữ Khmer trong trang phục xà rông truyền thống .................... P40
Ảnh 3.12. Mái nhà của vợ chồng người Khmer mới cưới cạnh nhà cha mẹ vợ ...... P41
Ảnh 3.13a. Nghi thức cô dâu mời thuốc chú rễ trong lễ cưới của người Khmer P41
Ảnh 3.13b. Lễ cắt tóc trong ngày cưới của người Khmer .................................. P42
vii



Ảnh 3.14. Lễ cột chỉ tay trong ngày cưới của người Khmer .............................. P42
Ảnh 3.15. Bảng hiệu cửa hàng được viết bằng hai thứ tiếng Việt, Khmer ........ P43
Ảnh 3.16. Giờ ăn trưa của nhân công khuân lúa thuê thuộc các tộc người khác nhau
tại cửa khẩu Bình Hiệp .................................................................................... P43
Mẫu phiếu khảo sát........................................................................................... P44

viii


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vấn đề tộc người, tộc người xuyên biên giới và vấn đề tôn giáo có ảnh
hưởng đến an ninh - quốc phịng của mỗi quốc gia, dễ bị các thế lực phản động lợi
dụng phục vụ cho âm mưu “diễn biến hịa bình”. Trong khi đó, Tây Nam Bộ là
vùng đất đa dạng về tộc người, văn hóa và tơn giáo – tín ngưỡng, điều này làm
phong phú bức tranh quan hệ tộc người, nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn.
Bên cạnh đó, Tây Nam Bộ cịn tồn tại mối quan hệ đồng tộc Khmer xuyên
biên giới. Đặc biệt, đồng tộc của họ là chủ thể của quốc gia láng giềng, cùng với
quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ đã làm cho nơi đây trở thành mối quan tâm
của hai nhà nước Việt Nam và Campuchia.
Trong lịch sử, Tây Nam Bộ từng là điểm nóng chính trị về dân tộc – tôn giáo
với tư tưởng ly khai, tập hợp lực lượng để thành lập Nhà nước Khmer Crơm. Tình
trạng này ln là tảng băng ngầm đe dọa đến an ninh chính trị trong khu vực. Nếu
không giải quyết khéo léo, ổn thỏa mối quan hệ tộc người nơi đây sẽ dễ dẫn đến
xung độc biên giới, xung đột dân tộc giữa hai quốc gia.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các tỉnh Tây Nam Bộ đang tồn tại
khoảng cách giữa người Khmer và các tộc người có dân số đơng (người Việt, Hoa).
Cùng với hệ thống chính sách dân tộc của Nhà nước ta có nhiều điểm chưa phù hợp
với thực tiễn, chưa đạt được kết quả như mong muốn, gây mất niềm tin ở một bộ
phận đồng bào Khmer. Song song đó, quan điểm của người đứng đầu đảng đối lập

ở Campuchia lợi dụng vấn đề người Việt Nam ở Campuchia và vấn đề Việt Nam
xâm lấn đất đai của Campuchia để nâng cao sức ảnh hưởng của mình, đã tác động
mạnh đến quan hệ tộc người ở hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia.
Từ thực trạng trên, cần có một cơng trình nghiên cứu nghiêm túc, sát thực tế
về mối quan hệ tộc người Khmer ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ, nên tôi quyết
định chọn: “Quan hệ tộc người của người Khmer ở hai bên biên giới Việt NamCampuchia (Khu vực Tây Nam Bộ)” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình.

1


2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, đánh giá mối quan hệ tộc người của người
Khmer khu vực biên giới Tây Nam Bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa,
thơng qua những trục quan hệ: Với Quốc gia dân tộc Việt Nam; Với các tộc người
cận cư; Với người đồng tộc (trong khu vực và xuyên biên giới).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích cơ sở pháp lý được thể hiện trong các chính sách của Đảng và
Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc Khmer và khu vực Tây Nam Bộ.
- Phân tích và chỉ ra quá trình tộc người của người Khmer Tây Nam Bộ.
- Phân tích quan hệ tộc người của người Khmer hai bên biên giới Tây Nam
Bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa theo các trục nêu ở phần trên.
- Chỉ ra xu thế phát triển mối quan hệ tộc người Khmer ở khu vực này.
4. Đối tượng, phạm vi và nguồn tài liệu nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án phân tích biểu hiện và xu thế quan hệ
tộc người Khmer ở hai bên biên giới Việt Nam – Campuchia (khu vực Tây Nam
Bộ), nhất là quan hệ tộc người ở phía biên giới trên lãnh thổ Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ tộc người của người Khmer ở khu
vực cửa khẩu Bình Hiệp - BrâyVo, Xà Xía - Prek Chak, Xn Tơ - Phnom Den. Do
điều kiện chủ quan và khách quan, luận án tập cứu ở phía biên giới Việt Nam là chủ
yếu, cịn phía biên giới Campuchia được nghiên cứu trong khả năng có thể.

- Thời gian: Từ 1986 đến 2014
4.3. Tài liệu nghiên cứu: Luận án được nghiên cứu chủ yếu dựa trên kết quả
thu thập được từ quá trình điền dã, đây được xem là đóng góp mới của luận án.
Luận án cịn kế thừa kết quả nghiên cứu đã cơng bố về lý thuyết tộc người, quan hệ
tộc người, về tộc người Khmer Nam bộ của các nhà khoa học trong và ngoài nước.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
5.1. Về mặt khoa học
- Luận án đã tổng hợp và hệ thống các khái niệm có liên quan và q trình
tộc người của người Khmer Tây Nam Bộ.
2


- Nội dung luận án có tính hệ thống, chun sâu về quan hệ tộc người Khmer
trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, văn hóa được phân tích xoay quanh các trục.
- Góp phần cung cấp thêm tư liệu, tài liệu và cơ sở khoa học cho việc giải
quyết mối quan hệ tộc người ở khu vực biên giới Tây Nam Bộ.
5.2. Về mặt thực tiễn
- Góp phần đánh giá việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
đối với vùng đồng bào Khmer.
- Từ kết quả điền dã, luận án phân tích và đánh giá những biểu hiện cụ thể của
mối quan hệ tộc người Khmer ở hai biên giới Việt Nam – Campuchia khu vực Tây
Nam Bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa.
- Xác định xu hướng mối quan hệ tộc người Khmer biên giới Tây Nam Bộ.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, Luận án gồm có bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý thuyết, phương pháp và khái
quát về địa bàn nghiên cứu
Chương 2. Quan hệ tộc người của người Khmer biên giới Tây Nam Bộ trên
lĩnh vực kinh tế, xã hội
Chương 3. Quan hệ tộc người của người Khmer biên giới Tây Nam Bộ trên

lĩnh vực văn hóa
Chương 4. Kết quả và bàn luận

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT,
PHƯƠNG PHÁP VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu chung về tộc người, quan hệ tộc người
- Tác giả Đặng Nghiêm Vạn có một số cơng trình nghiên cứu như “Quan hệ
các tộc người trong một quốc gia dân tộc” (năm 1993), “Cộng đồng quốc gia Dân
tộc Việt Nam đa tộc người” (năm 2009)…đã phân tích sâu những vấn đề lý luận về
tộc người, quan hệ tộc người, cộng đồng quốc gia dân tộc và cộng đồng tộc người,
những diễn biến và đặc điểm của chúng. Tác giả đã tiếp cận với nhiều tư liệu của
các nước trên thế giới cùng với sự phân tích sâu sắc đã chỉ ra những mối quan hệ
cấu thành bản thân dân tộc và các tộc người, biết được những khía cạnh độc đáo của
văn hóa (VH) vật thể và phi vật thể. Tác giả đi từ lý luận đến thực tiễn, từ cái chung
đến cái riêng rồi đúc kết lại thành đặc điểm của các tộc người. Tuy nhiên, tác giả
chưa đi sâu phân tích mối quan hệ đồng tộc xuyên biên giới (BG), đặc biệt là BG
Tây Nam của Tổ quốc Việt Nam. Tộc người Khmer cũng được nhắc đến, nhưng
không nhiều (từ trang 255 đến trang 256).
- Quyển Hợp tuyển tính dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam và Đông Nam
Á (năm 2005) do GS Charles F. Keyes (Đại học Washington ở Seattle, Hoa Kỳ) tuyển
chọn, đã tập hợp được 10 bài giảng. Đây là nguồn tài liệu tham khảo giúp người đọc
hiểu được lý thuyết cũng như q trình thực tiễn về tộc người, tính dân tộc, yếu tố
đồng tộc xuyên quốc gia…Đặc biệt, từ trang 436 đến trang 500, các nhà khoa học đã
phân tích rõ ràng cách phân loại hiện đại đối với các cư dân sống trên đất Thái Lan,
Trung Quốc và Việt Nam. Vấn đề tộc người BG cũng được tập trung giải quyết từ

nguồn gốc, đặc trưng tộc người, các chính sách tộc người…Tuy nhiên, thực trạng
quan hệ tộc người Khmer hiện đại chưa được cập nhật giải quyết, nhất là trên yếu tố
về kinh tế, VH.
- Kỷ yếu Hội thảo “Chính sách dân tộc trong những năm đổi mới. Thành tựu
cùng những vấn đề đặt ra” (năm 2010) của Tạp chí Dân tộc học, đã tập hợp các bài

4


viết về chính sách dân tộc – thành tựu cùng những vấn đề đặt ra và nhiều bài viết về
hiệu quả của chính sách dân tộc nhìn từ một số đơn vị và doanh nghiệp nước ta. Tuy
nhiên, trong quyển kỷ yếu chưa có bài viết nào đề cập đến hai tỉnh BG có đơng
đồng bào Khmer sinh sống là An Giang và Kiên Giang.
- Lê Ngọc Thắng (chủ biên) với quyển sách chuyên khảo “Xây dựng và hoàn
thiện hệ thống chính sách dân tộc ở Việt Nam” (năm 2011), đã hệ thống những vấn
đề cơ bản về chính sách dân tộc ở Việt Nam cũng như tham khảo chính sách dân tộc
của một số nước trong khu vực (KV). Đặc biệt, quyển sách đã đưa ra những phương
hướng, giải pháp, xây dựng, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc ở
Việt Nam đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa
đi sâu phân tích, đánh giá tộc người cụ thể gắn với một KV được thụ hưởng chính
sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta, nhất là vùng BG Tây Nam Bộ (TNB).
- Tháng 3/ 2011, đề tài cấp Nhà nước “Tác động của quan hệ tộc người đối
với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta đến năm 2020” do
Phan Xuân Biên làm chủ nhiệm, đã làm rõ vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ tộc
người trong sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội của một quốc gia đa tộc
người. Tuy nhiên, đề tài chỉ giải quyết các vấn đề chung nhất về tác động của quan hệ
tộc người đối với sự phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam, chưa
bàn đến trường hợp riêng biệt ở tỉnh nào, nhất là KV TNB.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu về VH Nam bộ và tộc người Khmer Nam bộ
- Lê Anh Trà (chủ biên) với quyển sách “Mấy đặc điểm văn hóa đồng bằng

sơng Cửu Long (năm 1984), đã phân tích, khái quát về đặc trưng VH của người Nam
Bộ dựa trên hoàn cảnh lịch sử, điều kiện tự nhiên vùng đất Nam Bộ. Trong quyển
sách “Vấn đề dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long” do Mạc Đường chủ biên (năm
1991), đã phân tích sâu các khía cạnh làm nên bản chất VH tộc người từ đặc điểm cư
trú, quá trình tộc người, đời sống VH vật chất, tinh thần của các tộc người ở đồng
bằng sông Cửu Long …Tuy nhiên, hai quyển sách trên được viết dưới dạng tổng hợp,
khái quát, chưa đi sâu phân tích mối quan hệ tộc người của từng tộc người ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là tộc người Khmer KV BG.

5


- Nguyễn Mạnh Cường, Nguyễn Minh Ngọc có hướng nghiên cứu đặc tính
VH vùng Nam Bộ trong tác phẩm “Tơn giáo –tín ngưỡng của các cư dân vùng đồng
bằng sơng Cửu Long” (năm 2005), cơng trình khái qt VH tơn giáo theo bốn cộng
đồng tộc người ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (Khmer, Chăm, Hoa, Việt). Tuy
nhiên, quan hệ tộc người Khmer ở BG Việt Nam – Campuchia chưa được cơng trình
này nghiên cứu.
- Năm 1988, Viện Văn hóa cho ra mắt quyển sách “Tìm hiểu vốn văn hóa
dân tộc Khmer Nam bộ”, đã giới thiệu về tộc người Khmer ở đồng bằng sông Cửu
Long trên các mặt: Dân số và địa bàn cư trú; tổ chức xã hội, sản xuất nơng nghiệp;
tiếng nói, chữ viết; giao lưu VH và một số loại hình VH – văn nghệ. Có thể nói, đây
là nguồn tài liệu quý giá làm cơ sở cho sự so sánh VH Khmer đồng bằng sông Cửu
Long trước đây và hiện nay. Mặc dù có nhắc đến mối quan hệ tộc người của người
Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long và người Khmer ở Campuchia với mức độ ít
nhiều trong mỗi bài viết, nhưng chưa bàn sâu vấn đề này.
- Năm 1998, nhà xuất bản Giáo dục xuất bản quyển sách “Phum, sóc Khmer
ở Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Khắc Cảnh, đã nghiên cứu
chuyên sâu về cấu trúc, chức năng của phum, sóc trên nhiều khía cạnh và tồn diện
về hình thái tổ chức xã hội truyền thống và bậc thang phát triển xã hội của người

Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long trong kết cấu xã hội chung của các dân tộc ở
Việt Nam. Tuy nhiên, những vấn đề về nông thơn Khmer hiện đại và sự biến đổi
của nó thì chưa có sự đầu tư thích đáng.
- Quyển sách “Một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa
dân tộc ở miền núi trong những năm gần đây. Hiện trạng, vấn đề, các bài học kinh
nghiệm trong xử lý tình huống” của tác giả Lưu Văn Sùng (năm 2010), đã nghiên
cứu thực trạng một số điểm nóng chính trị - xã hội điển hình tại các vùng đa dân tộc
ở miền núi nước ta trong những năm gần đây, nhằm phân tích, đánh giá những
nguyên nhân khách quan và chủ quan khi xảy ra điểm nóng. Từ đó, có những giải
pháp hữu hiệu để ngăn chặn một cách kịp thời không để xảy ra điểm nóng. Nhưng
quyển sách này chưa chỉ ra được những thuận lợi cũng như khó khăn trong mối

6


quan hệ tộc người Khmer ở các tỉnh BG TNB đã tác động đến vấn đề chính trị - xã
hội vùng BG với Campuchia như thế nào.
- “Dân tộc Khmer Nam bộ” (năm 2010) của Phan An là một công trình có giá
trị bởi vì ngồi sự kế thừa các tư liệu quý của những nhà nghiên cứu trước đây để lại,
tác giả còn bổ sung thêm những tư liệu sống động thu thập được trong nhiều chuyến
khảo sát điền dã trong vùng người Khmer sinh sống của tác giả và đồng nghiệp trong
35 năm qua. Tác giả miêu tả bức tranh tộc người, đời sống VH vật chất và tinh thần
của người Khmer phong phú, đa dạng, đặc trưng. Nhưng vấn đề quan hệ tộc người
trên lĩnh vực kinh tế chưa được khai thác sâu.
Ngồi ra, luận án cịn tham khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan trên
các tạp chí Dân tộc học, các kỷ yếu Hội thảo…
Tóm lại, các cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án khá nhiều.
Các cơng trình nghiên cứu trên đã góp phần làm rõ đặc điểm lịch sử và VH tộc người
Khmer ở Nam Bộ nói chung, ở các tỉnh BG TNB nói riêng, góp phần làm cơ sở khoa
học cho việc nghiên cứu luận án. Giúp cho q trình thực hiện luận án này có hệ

thống hơn, là cơ sở lý giải cho mối quan hệ tộc người Khmer ở các tỉnh TNB hiện
nay. Nhưng các vấn đề mới chỉ được gợi mở, mang tính miêu tả với những nhận
định sơ bộ khái quát, chưa thật sự đầy đủ cơ sở khoa học để phân tích kỹ lưỡng, sâu
sắc. Chưa đi sâu nghiên cứu mối quan hệ tộc người Khmer vùng BG các tỉnh TNB.
Chúng ta cần có một cơng trình nghiên cứu chun sâu, sát thực tế địa
phương. Luận án sẽ tham khảo, kế thừa những kết quả nghiên cứu trên, đồng thời
tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề được nêu ra trong phạm vi nghiên cứu
đã được trình bày ở mục 4.2 của phần mở đầu.
1.2. Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết nghiên cứu
1.2.1.1. Lý thuyết về tộc người
Từ khá sớm, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học đã xuất hiện khái
niệm tộc người, nhưng chưa trở thành một thuật ngữ ở cấp quốc gia. Đến giữa thế
kỷ XIX, ở Bỉ thuật ngữ tộc người mới được sử dụng để xác định thành phần dân tộc

7


của đất nước này. Sau đó, nhiều quốc gia khác cũng thực hiện hoạt động này như:
Mĩ (1856), Phổ (1864), Hy Lạp (1865), Áo – Hung (1867), Nga (1862), Ấn Độ
(1871), Miến Điện (1871), đến năm 1872 các tiêu chí xác định tộc người được bàn
đến trong một Hội thảo quốc tế tổ chức tại Nga.
Khi xem xét những đặc trưng của một tộc người, các học giả Dân tộc học
đều có quan điểm riêng của mình. Những năm đầu thập niên 50, 60 của thế kỷ XX,
nhiều cơng trình nghiên cứu ở Mĩ về các tiêu chí xác định tộc người đã chỉ ra các
tiêu chí về: văn hóa, ngơn ngữ, tổ chức chính trị, lãnh thổ hoặc sự tương đồng về
mặt sinh học, cùng chia sẻ những giá trị văn hóa cơ bản, có một khu vực của giao
tiếp và tương tác, có mối quan hệ thành viên đặc trưng và được xác định bởi các
cộng đồng khác. Nhưng những tiêu chí này lại đồng nhất chủng tộc với nền văn
hóa, ngơn ngữ, xã hội, làm hạn chế tính đa dạng vốn có của mối quan hệ tộc người

luôn chịu tác động bởi yếu tố lịch sử, địa lý và tính linh hoạt, sáng tạo có chọn lọc
của các cộng đồng người.
Học giả Charles R. Keyes cho rằng, tộc người cần phải được nhìn nhận từ một
nhóm có quan hệ nguồn gốc mà thành viên của nó chứng tỏ mối quan hệ này thơng
qua các thuộc tính văn hóa mà họ cùng chia sẻ và dựa trên các yếu tố văn hóa, sinh
học của cộng đồng tộc người [115]. Trong khi học giả Leach cho rằng yếu tố quan
trọng nhất là yếu tố văn hóa, cịn học giả Webber lại đề cao yếu tố sinh học [118].
Đặc biệt là định nghĩa về dân tộc của Stalin đã có ảnh hưởng lớn đến quan
điểm của các nhà Dân tộc học Xơ Viết. Ơng cho rằng dân tộc là một cộng đồng
người ổn định, hình thành qua một quá trình phát triển lịch sử, cùng chung một
ngôn ngữ, lãnh thổ, đời sống kinh tế…[123]. Học giả Tokarev quan niệm về tộc
người là một cộng đồng người dựa trên một hay nhiều mối gắn kết xã hội như:
chung nguồn gốc, ngôn ngữ, lãnh thổ, sự liên kết nhà nước, mối quan hệ kinh tế,
đặc trưng văn hóa, tơn giáo. Nhưng quan niệm này giả thuyết rằng chỉ có các đặc
điểm chung về ngôn ngữ, tôn giáo, kinh tế quyết định sự tồn tại của tộc người. Học
giả Gumilev cho rằng quá trình hình thành tộc người là kết quả thích ứng ban đầu
của một cộng đồng đối với điều kiện sinh thái bản địa và quá trình hình thành gen

8


tộc người chỉ diễn ra ở những nơi mà điều kiện sinh thái thích hợp với nó, quan
niệm này chỉ xem tộc người và lịch sử tộc người dưới gốc độ sinh học.
Đến thập niên 60, 70 của thế kỷ XX, các cơng trình nghiên cứu về lịch sử tộc
người và văn hóa truyền thống của các tộc người được công bố nhiều hơn. Sau thập
niên 70, các vấn đề của quan hệ dân tộc, đô thị, nông thôn, kinh tế, xã hội và văn
hóa…được quan tâm nghiên cứu. Dân tộc học đã tiếp thu những thành tựu lý thuyết
và phương pháp mới của Nhân học và các ngành khoa học liên ngành.
Từ các phân tích trên cho thấy: có ba yếu tố thường được xem là những chỉ
báo về thành phần tộc người gồm ngôn ngữ, đặc điểm văn hóa và ý thức tự giác tộc

người. Tuy nhiên, phải có quan điểm nhận thức tồn diện, đầy đủ trong việc phân
tích các chỉ báo xác định thành phần tộc người. Tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho
rằng: không thể nào chỉ lấy ngôn ngữ để làm cơ sở cho việc xác định thành phần
dân tộc [108]. Cùng quan điểm đó, Khổng Diễn nhận định: trong tất cả các đặc
trưng tộc người thì ngơn ngữ là quan trọng nhất song, nó khơng phải là tiêu chí duy
nhất, vì hiện nay trên thế giới có những dân tộc nói hai, ba thứ tiếng và ngược lại,
nhiều dân tộc lại chỉ nói cùng một thứ tiếng [32].
Trong khi đó, ý thức tộc người thể hiện sự tự khẳng định của các thành viên
trong cộng đồng tộc người qua quá trình phát triển tộc người. Đó là q trình lưu
giữ, phát huy những giá trị chính trị, đạo đức mang tính bản sắc của tộc người.
Nhưng việc xác định thành phần dân tộc dựa vào ý thức tự giác tộc người mang tính
chủ quan. Bởi vì, khi một tộc người cộng cư với các cộng đồng người khác, qua yếu
tố hôn nhân ngoại tộc đã làm cho việc xác định một cá nhân thuộc về tộc người nào
khơng được rạch rịi, lâu bền, đặc biệt là khi có liên quan đến chế độ, chính sách
quyền lợi cho một tộc người cộng cư, cá nhân sẽ tự tự nhận báo về thành phần tộc
người của mình theo cách có lợi nhất cho bản thân. Cũng có trường hợp một người
thuộc một tộc người cùng lúc có hai ý thức tự giác về thành phần tộc người của
mình, vì nhà nước và bản thân họ xác định tộc danh của họ trên giấy tờ nhưng vẫn ý
thức mình là một thành viên của tộc người khác. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử
quy định, các nhà nghiên cứu dân tộc học Việt Nam đã đặt tiêu chí tự giác dân tộc

9


lên trên tiêu chí về đặc điểm văn hóa tộc người. Nhiều tác giả cho rằng, so với tất cả
các tiêu chí khác, ý thức tự giác tộc người là tiêu chí đáng tin cậy nhất [37]. Phan
Hữu Dật khẳng định trong ba tiêu chí xác định thành phần dân tộc, tiêu chí quan
trọng nhất, có tính chất cốt lõi, có ý nghĩa quyết định là ý thức tự giác dân tộc [28].
Khổng Diễn cũng cho đây là tiêu chí cực kỳ quan trọng, suy cho cùng lại là cái
quyết định để xác định thành phần dân tộc [32].

Văn hóa tộc người phản ánh và thể hiện một cách sống động tồn bộ cuộc
sống tộc người. Mỗi tộc người có những đặc điểm riêng biệt về văn hóa, tạo nên
bản sắc văn hóa tộc người. Theo tác giả Bế Viết Đẳng, chính những đặc điểm văn
hóa của một cộng đồng, chứ khơng phải văn hóa của họ nói chung, là cái làm cho
họ khác với những cộng đồng khác [34]. Theo thời gian và các yếu tố tác động, các
nội dung văn hóa có thể thay đổi, chuyển đổi nhưng vẫn giữ được những đặc trưng
văn hóa tộc người.
Qua tiếp xúc tộc người về mọi phương diện, văn hóa của các tộc người bị
biến đổi. Sự biến đổi này có thể làm cho văn hóa các tộc người phát triển phong phú
thêm, nhưng cũng có thể bị mai một. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu, tiếp xúc,
nhiều tộc người khơng cịn giữ những đặc điểm văn hóa riêng của mình nên chúng
ta khơng nên chỉ dựa vào các đặc trưng sinh hoạt văn hóa mà xác định thành phần
tộc người.
Từ các phân tích về tiêu chí xác định thành phần tộc người trên cho thấy, dù
sao thì ý thức tộc người có ý nghĩa rất sâu sắc và mạnh mẽ, chi phối đời sống vật
chất và tinh thần của các thành viên trong cộng đồng. Khi có dấu hiệu thay đổi về ý
thức tự giác của tộc người thì sẽ xuất hiện dấu hiệu thay đổi thành phần tộc người.
Thực tế cho thấy, việc giữ gìn tộc người trước hết là giữ gìn tộc danh và ý thức về
tộc người.
Ở Việt Nam, khái niệm tộc người cũng xuất hiện khá sớm từ thời phong kiến
nhưng chỉ được sử dụng cho các cộng đồng người khác, không phải là người Kinh.
Hoạt động xác định thành phần tộc người ở nước ta diễn ra chậm hơn 100 năm so

10


với thế giới. Đến năm 1979 Tổng cục thống kê mới công bố danh mục các thành
phần dân tộc ở Việt Nam.
Trong thực tiễn cũng như khoa học, “Dân tộc” và “Tộc người” là hai khái niệm
hoàn toàn khác nhau. Trong khi “Dân tộc” phải là một cộng đồng chính trị, bao gồm

cư dân của một quốc gia có chung một nhà nước, một chính phủ, có luật pháp thống
nhất,…thì “Tộc người” là cộng đồng người, không nhất thiết phải cư trú trên cùng
lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự quản lý điều hành của một chính phủ với
những đạo luật chung thống nhất.
Ở Việt Nam, hai khái niệm “Dân tộc” và “Tộc người” song song tồn tại. Khái
niệm “Dân tộc” được dùng ở cấp độ quốc gia để chỉ Dân tộc Việt Nam bao gồm tất
cả những người là công dân Việt Nam, sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam và Việt
kiều ở nước ngoài. Bên cạnh đó, “Dân tộc” cũng được dùng để chỉ các cộng đồng
tộc người cụ thể như dân tộc Khmer, dân tộc Chăm, dân tộc Tày, dân tộc Việt
(Kinh), dân tộc Mảng, dân tộc Sán Dìu,…
“Tộc người”, theo tác giả Phan Hữu Dật: Tộc người là một cộng đồng người
được hình thành trong lịch sử, mang ba tiêu chuẩn chủ yếu sau đây: cùng chung
tiếng nói; cùng có chung một ý thức tự giác tộc người biểu hiện ở tên tự gọi chung;
có những yếu tố văn hóa thống nhất [28].
Việc xác định “Tộc người” hay “Dân tộc”, GS. Đặng Nghiêm Vạn cho rằng
“thường dựa trên những tiêu chí giống nhau. Có điều nếu tiêu chí quan trọng đối với
dân tộc là lãnh thổ, là nhà nước (thiết chế chính trị), thì quan trọng đối với một tộc
người, một nhóm địa phương lại là văn hóa, là ý thức tự giác tộc người” [108, tr.48].
Như vậy, khi ta xem xét cụm từ “dân tộc Việt Nam” nghĩa là ta đang bàn đến
một cộng đồng quốc gia được xác định bởi một lãnh thổ gắn liền với một thể chế
chính trị - xã hội nhất định, tương ứng với thuật ngữ “nation”. Trong luận án này,
chúng tôi xem xét cụm từ “dân tộc Khmer” đồng nghĩa với việc ta đang bàn đến
một cộng đồng mang tính tộc người cụ thể. Các thành viên trong cộng đồng tộc
người này có chung một hệ ngơn ngữ (Môn –Khmer), cùng sinh sống với nhau
trong một không gian tương đối (đôi khi chung một lãnh thổ hoặc những vùng lãnh
11


thổ khác nhau, kể cả ở những quốc gia khác biệt nhau bởi đường BG), có chung
những đặc trưng VH tiêu biểu (có thể có một số yếu tố VH đã thay đổi do hoàn

cảnh, do tiếp biến VH….). Hơn hết, đó là một ý thức tự giác tộc người (các thành
viên tự thừa nhận bản thân mình, con cháu trong gia đình, dịng họ mình thuộc tộc
người Khmer), tương ứng với thuật ngữ “ethnie”. Trong trường hợp này, tộc người
ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố chính trị - xã hội.
1.2.1.2. Lý thuyết về quá trình tộc người và xu thế tộc người
“Quá trình tộc người” là quá trình vận động, biến đổi của một cộng đồng tộc
người trong những điều kiện lịch sử cụ thể, được thể hiện qua các mặt về trình độ
sản xuất, tổ chức xã hội và đời sống văn hố. Đó là một quá trình diễn ra lâu dài,
dưới tác động của các yếu tố tự nhiên và xã hội. Quá trình tộc người và quan hệ tộc
người tác động lẫn nhau, có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Quá trình này không phải
bất biến mà sẽ thay đổi tùy vào từng giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào các yếu tố chủ
quan và khách quan.
Các cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong nước, nhận định kết quả của
quá trình tộc người có thể đi theo các chiều hướng, xu thế sau:
- Xu thế liên hợp (cố kết, hòa hợp, đồng hóa): Trong đó nổi trội là biểu
hiện sự cố kết, hịa hợp tộc người. Đó là các cơng trình nghiên cứu của tác giả
Nguyễn Văn Huy, Bế Viết Đẳng, Phạm Quang Hoan, Phan Hữu Dật, Lâm Bá
Nam,..Sự cố kết diễn ra giữa các nhóm trong một tộc người và giữa các tộc người
với nhau. Các cộng đồng tộc người hịa hợp với nhau, xích lại gần nhau để cùng
phát triển. Các tộc người tự nguyện cố kết và bình đẳng với nhau. Họ chia sẻ, học
tập nền VH lẫn nhau để làm giàu cho VH tộc người mình, đồng thời tạo ra những
giá trị chung nhất cho cộng đồng các tộc người trong một quốc gia thống nhất. Còn
hiện tượng đồng hóa cũng xuất hiện ở một vài tộc người tộc thiểu số có số lượng
dân rất ít, hiện tượng này diễn ra một cách tự nhiên do các yếu tố VH của các tộc
người cùng cộng cư mạnh mẽ hơn, vượt trội hơn.
Tuy nhiên, xu thế cố kết, hịa hợp khơng làm mất đi giá trị VH truyền thống
của các tộc người, không làm phai nhạt sắc thái của từng tộc người mà nó góp phần
12



bảo tồn, gìn giữ, phát huy những tinh hoa, bản sắc và làm giàu thêm VH của mỗi
tộc người. Qua đó, ý thức tự giác của tộc người được củng cố và nâng cao hơn.
- Xu thế phân ly: Một số tác giả như Phan Hữu Dật, Khổng Diễn, Đinh
Thanh Dự, Vương Duy Quang, Nguyễn Văn Thắng (Chủ biên), Phan Xuân Biên
phân tích mối quan hệ này theo xu hướng phân ly do ý thức tộc người hoặc do tác
động của tôn giáo hoặc do tác động của lực lượng bên ngoài, của các thế lực thù địch.
Ngoài ra, xu thế này xuất hiện khi có sự thức tỉnh của ý thức tộc người và
hạn chế trong việc quản lý của nhà cầm quyền cùng với sự can thiệp của lực lượng
bên ngồi (nếu có) để tách ra thành các bộ phận tộc người hoặc thành lập quốc gia
riêng lẻ của tộc người đó. Xu thế này diễn ra ở những nơi có sự áp bức, khơng cơng
bằng nên họ vùng dậy giành lấy sự tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình. Xu
hướng này được biểu hiện trong phong trào giải phóng dân tộc thành sức mạnh
chống chủ nghĩa đế quốc và chính sách của chủ nghĩa thực dân mới dưới mọi hình
thức. Xu hướng này cũng biểu hiện trong cuộc đấu tranh của các dân tộc nhỏ bé
đang là nạn nhân của sự kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, đang bị coi là đối tượng
của chính sách đồng hố cưỡng bức ở nhiều nước tư bản.
1.2.1.3. Quan hệ tộc người và quan hệ tộc người xuyên BG
Theo các tác giả Phạm Quang Hoan và Nguyễn Hồng Dương quan hệ tộc
người ở nước ta hiện nay chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ: giữa toàn bộ các tộc
người với quốc gia - Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Giữa tộc người đa số và
các tộc người thiểu số; Giữa các tộc người thiểu số với nhau ở trong và ngoài nước;
đồng thời cũng tồn tại mối quan hệ nội tộc người, gồm: quan hệ nội tộc người trong
nước và quan hệ với những người đồng tộc và thân tộc ở nước ngoài [47].
Theo tác giả Nguyễn Văn Huy, Phan Hữu Dật, quan hệ dân tộc được hiểu là
quan hệ giữa các nhóm trong một dân tộc hay giữa các dân tộc trong vùng, thể hiện
chủ yếu qua quan hệ về ngôn ngữ và văn hóa; hoặc quan hệ dân tộc được gắn với
quá trình tộc người.
Như vậy, quan hệ tộc người là quan hệ giữa cộng đồng tộc người với Quốc gia
- Tổ quốc mà họ cư trú hiện tại hoặc trước đây (trong trường hợp nơi sinh ra khác với
13



nơi sinh sống), với tộc người khác trong một quốc gia đa tộc người, cũng như quan
hệ giữa các thành viên trong nội bộ một tộc người. Đây là mối quan hệ tổng hợp,
đang xen trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, VH của tộc người...Quan hệ tộc
người bao hàm cả sự giao lưu, giao tiếp và tác động lẫn nhau giữa các tộc người và
giữa các thành viên trong một tộc người, đồng thời chịu sự tác động bởi chính sách
dân tộc của nhà nước.
Theo tác giả Trần Quang Nhiếp trong quyển Phát triển quan hệ dân tộc ở
Việt Nam hiện nay nhận định: Ở một quốc gia dân tộc đa tộc người như Việt Nam,
quan hệ dân tộc là môi trường tồn tại của các tộc người khác nhau, là tổng hòa
những mối liên hệ giữa các tộc người tồn tại và phát triển bình thường [68]. Trong
quan hệ tộc người cũng bao hàm các mối quan hệ: tộc người với quốc gia dân tộc,
quan hệ nội tộc, quan hệ ngoại tộc (với tộc người đa số và các tộc người thiểu số
khác) trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và VH. Mối quan hệ tộc người mang tính đa
dạng, đa chiều, chịu sự tác động của lịch sử, chính trị, địa lý…
“Quan hệ tộc người xuyên BG”: Trong lịch sử hình thành, tồn tại và phát
triển của tộc người đã có sự chuyển biến từ mối quan hệ đơn giản giữa các thành
viên trong cùng một tộc người đến mối quan hệ phức tạp dần giữa các nhóm tộc
người khác nhau về nhân chủng, giao thoa về VH sống trên một lãnh thổ rộng lớn
gọi là quốc gia. Thậm chí cả mối quan hệ tộc người xuyên BG, xuyên quốc gia.
Một tộc người có thể sinh sống ở hai hay nhiều quốc gia, những cộng đồng
người này sống ở hai hay nhiều quốc gia khác nhau gọi là “đồng tộc”. Họ vẫn giữ
mối liên lạc qua lại trên nhiều lĩnh vực thì mối quan hệ đó gọi là quan hệ tộc người
xuyên quốc gia. “Đồng tộc” là một khái niệm chỉ những người, nhóm người có chung
các tiêu chí xác định thành phần tộc người như: VH, ngôn ngữ, ý thức tự giác tộc
người. Rộng hơn, họ là những người có chung nguồn gốc, lịch sử hình thành, có
chung tổ tiên, nguồn cội xa xưa. Những người được gọi là đồng tộc khi được xác
định, được gọi chung một tộc danh (tên gọi tộc người). Ví dụ như người Việt ở Việt
Nam và người Việt ở các nước khác, người H’mông ở các nước khác và người

14


H’mông ở Việt Nam, người Khmer ở Việt Nam và người Khmer ở Campuchia, đó là
những người đồng tộc.
Yếu tố đồng tộc không chịu sự tác động của BG hay lãnh thổ quốc gia. Khi đã
xác định được các tiêu chí chung của một tộc người thì cho dù họ có sinh sống ở
đâu thì cũng là người đồng tộc với nhau. Vì vậy, vấn đề đồng tộc khơng cịn giới
hạn trong phạm vi một tỉnh, một vùng, một quốc gia mà đã vượt ra phạm vi quốc tế.
Từ đó hình thành khái niệm về đồng tộc xuyên BG, xuyên quốc gia.
Tình cảm đối với người đồng tộc là cơ sở để củng cố ý thức tộc người và cố
kết cộng đồng tộc người là những người đồng tộc. Cho nên, trong những hồn cảnh
nhất định, những tộc người có ý thức về đồng tộc vượt trội hơn ý thức về quốc gia.
Đây là điều đặc biệt quan tâm đối với các cấp lãnh đạo trong một quốc gia đa tộc
người, càng quan trọng hơn nếu các tộc người này có đồng tộc chiếm số đơng ở
ngay nước láng giềng.
Trải dài đất nước hình chữ S Việt Nam, tất cả phía lưng (tức phía Tây) của
hình chữ S đều tiếp giáp với các quốc gia mà ở đó đa số người đồng tộc là chủ thể
của các quốc gia láng giềng trong khi người đồng tộc ở Việt Nam là các tộc người
thiểu số. Điều đó có nghĩa là Việt Nam rất cần quan tâm đến vấn đề đồng tộc, nhất
là đồng tộc xuyên BG, xuyên quốc gia.
Cũng giống như quan hệ xã hội và quan hệ dân tộc, quan hệ tộc người là mối
quan hệ phức tạp, nhạy cảm, chịu tác động bởi nhiều yếu tố, có ảnh hưởng đến sự
phát triển và ổn định kinh tế, xã hội, VH của đất nước. Do đó, giai cấp lãnh đạo
quốc gia cần có những chính sách dân tộc thích hợp, có quan điểm và đề ra đường
lối giải quyết vấn đề tộc người một cách đúng đắn. Từ đó, thiết lập mối quan hệ
bình đẳng, hữu nghị, đồn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các tộc người.
Trong cộng đồng quốc đa dân tộc Việt Nam, việc xác định mối quan hệ tộc
người có ý nghĩa củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân cũng như thừa
nhận lịch sử hình thành và phát triển của các tộc người mang ý nghĩa khoa học. Đặc

biệt với tộc người Khmer KV BG TNB cần nghiên cứu nghiêm túc, chân thực các
mối quan hệ đan xen như: Quan hệ tộc người Khmer với quốc gia – Tổ quốc Việt
15


×