Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Chùa Tháp - Đền Trần ở tỉnh Nam Định: Phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.96 MB, 113 trang )

CHÙA ĐỆ Tứ

Thuộc khu dân cư Đệ Tứ, phường Lộc Hạ, thành phố Nam
Định.
Chùa Đệ Tứ có tên tự là “Đại Thánh Qn” được xây dựng
ở phía tây bắc thơn Đệ Tứ, cách trung tâm thành phố Nam
Định khoảng 2km vế phía đơng.
Từ khu di tích lịch sử - văn hoá đền Trần - chùa Tháp theo
quốc lộ 10 qua cầu Vĩnh Giang đến ngã tư Cửa Kho rẽ trái
khoảng 200m là đến chùa Đệ Tứ. Đây là một ngôi chùa xây
dựng trên nền móng cung Đệ Tứ thuộc hành cung Thiên
Trường được các vua Trần xây dựng vào thế kỷ XIII dành cho
các vương phi, cơng chúa, hồng thân quốc thích nghỉ ngơi.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết; “Chùa Đại Thánh Quán ở
xã Đệ Tứ, huyện Mỹ Lộc là hành cung thứ tư (Đệ Tứ hành
cung) do nhà Trần xây dựng. Sau dân sở tại dùng chữ Đệ Tứ
làm tên xã, lại dựng chùa ở đấy”...
Chùa thờ phật, thờ Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và
tướng quân Phạm Ngũ Lão là những danh tướng, danh thần nổi
tiếng có công trong 3 cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông.
Câu đối ghi lại địa danh Đệ Tứ thuộc hành cung thiên
Trường xưa:

109


“Đệ Tứ, dữ Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, đ ế vương cung hiển
tích.
Trang Ngoại, cập Trang Thượng, Trang Trung, Trang Hạ
cung hậu điện dữ linh ”
Tạm dịch:


“Đệ Tứ cùng Đệ Nhất, Đệ Nhì, Đệ Tam cung của đế vương
cịn rõ dấu
Trang Ngoại vói Trang Thượng, Trang Trung, Trang Hạ đất
xưa cơng hầu vẫn cịn thiêng” .
Đệ Tứ cũng khá thuận tiện về giao thông đường thủy và
đường bộ, dấu vết dịng sơng cổ ở hai phía đơng, tây làng có
thể thơng sang Vĩnh Giang hoặc thơng sang sơng Vị Hồng.
Vết tích của một con đường đi bộ từ các thơn Đệ Nhất, Đệ
Nhì, Phương Bơng thuộc xã Mỹ Trung chạy sang đây và dấu
vết của con đường “Chúa Ngự” đền Trần đi sang vẫn còn rất
rõ.
Dấu vết thời Trần ở Đệ Tứ khá rõ nét với trung tâm là khu
vực chùa
Đại Thánh qn. Đây là nơi có phế tích cung điện thời
Trần như nội dung câu đối ở chùa đã ghi:
“Địa hoán Trần cung vạn cổ danh lam lưu thắng tích
Di đà bảo hiệu, thập phương chư hiệu tất xưng danh ”
Tạm dịch;
(Hàng vạn năm cịn thắng tích trên đất cung điện thời Trần
Bảo hiệu chốn phật đường của thập phương chính là đây)
Tại khu vực chùa có nơi gọi là “Ao Kho” với truyền thuyết
là nơi kho tàng của nhà Trần, rồi đình Đim là nơi nhân dân tìm
110


thấy những mảng thóc cháy, Nền Quán là nơi đã phát hiện
thấy một con sóc đá thời Trần, một số đầu rồng, đầu chim
phượng, mơ hình tháp đất nung...
Phía nam chùa có khá nhiều đá chân tảng chạm bơng hoa
sen nở rộ, cịn cả đơi sóc đá là tác phẩm điêu khắc cơng phu

của thời Trần. Phía bắc chùa là cánh đồng mang tên “Thượng
Viên” tức là Vườn Trên, phía đơng chùa là khu vực ao có
nhiều đá hộc, và loại đá cuội khó tìm với nhiều mảnh gạch,
mảnh gốm cổ. Rồi trên cánh đồng “Viên VT’ tức là đuôi vườn
ở phía nam chùa với các khu “Cồn Xăng”, “Mả Nghệ” còn
vương lại trên và trong lòng đất, những bao nung là phương
tiện để bảo vệ đổ gốm, khi nung trong lị. Những hịn đá chân
tảng có chạm hoa sen, nhiều mảnh gốm cổ thời Trần, nhiều
mảnh ngói... có thể đây là nơi sản xuất vật liệu và làm gốm
phục vụ cho sinh hoạt của hoàng thành.
Trên cơ sở địa thế cũng như dấu vết thời Trần, ở Đệ Tứ
tháng 12 năm 1975 Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam và Ty văn
hóa Nam Hà đã tiến hành đào hố thám sát tại sân chùa, đã đào
trúng những viên gạch hoa lát thành hàng như một sân gạch
hoa cổ, kết quả này đã dẫn đến quyết định khai quật khảo cổ
học tại khu chùa này để nghiên cứu di tích thời Trần.
Đợt khai quật này tiến hành từ ngày 23 - 1 - 1976 đến ngày
18 - 3 - 1976.
Hố khai quật hoạch định tại sân chùa Đệ Tứ và má ngồi
cổng phía nam chùa. Diện tích khai quật là phía nam chùa.
Ngồi ra cịn đào một hố thám sát 2m X Im trong phạm vi
chùa.
Kết quả khai quật như sau:
111


Dưới độ sâu từ 0,5m đến l,lm do lớp đất dầy mỏng khác
nhau, ngoài lớp đất canh tác, lớp mảnh gạch ngói hiện đại,
dưới đó là lớp chứa đựng nhiều hiện vật của phế tích như mảnh
gạch, ngói, mảnh lá đề, mảnh đầu rồng, đầu chim phượng đất

nung. Đặc biệt đã tìm thấy cơng trình kiến trúc;
- Lớp gạch vỉa như bó thềm nhà.
- Lớp gạch mỏng như đá kê chân cột
- Ba mảng sân lát bằng gạch vng có hoa văn và lát bằng
gạch vng trơn, kích cỡ, họa tiết có khác nhau.
*Nghiên cứu p h ế tích này, có th ể xác định n h ư sau:
Đây là phế tích của cơng trình kiến trúc cổ, được xây dựng
chếch bắc 15 độ. Từ ngồi vào trong có các hạng mục cơng
trình:
+ Sân mặt trên lát bằng gạch vng có cạnh là 34cm, loại
gạch hoa này màu sắc đỏ tươi, họa tiết là những hoa dây cách
điệu.
+ Tiếp đó là một nền nhà hình vng.
+ Sau nền nhà này là sân giữa, sân này lát gạch vng có
cạnh lớn hơn 30 cm. Họa tiết trang trí là hoa cúc, đường triện
chạy xung quanh, loại họa tiết này công phu hơn, bề thế hơn.
+ Tiếp đến là một nền nhà hình chữ nhật, rồi đến sân sau
lát bằng gạch vng trơn, chỉ lẫn vào ít viên gạch vng có
hoa văn.
Điều lưu tâm ở đây là hai sân gạch hoa, tuy hai sân này
khơng cịn đầy đủ, nhưng với mảng lớn rất đẹp, được lát theo
kiểu chéo góc đặc biệt, khác hẳn với lối lát bình thường. Kỹ
thuật nung gạch rất chín, màu sắc đỏ tươi, chất liệu mịn màng,
112


họa tiết phong phú, đường nét mềm mại, tinh tế... thể hiộn tài
nghệ đồng thời thể hiện giá trị, tầm vóc của sân rồng từ đó mà
suy ra sự kỳ cơng của cung điện.
Các nền nhà đều có nhánh thơng sang hai bên, nhánh đó có

lẽ là nhà cầu, nối cơng trình phụ với cung điện chính. Ngói lọp
ở đây là ngói mũi hài nhưng có cả hai loại là mũi hài đcm và
mũi hài kép. Cạnh đó cịn có những hiện vật trang trí trên bờ
nóc bờ chẩy là những hình chim phượng, hình rồng, hình lá đề
có lưỡng long chầu nguyệt gắn trên ngói nóc cong cong đủ
biết sự kiến tạo cung điện về phần mái như thế nào.
Ngồi ra phế tích cịn một số hiện vật gốm vỡ như bát đĩa,
men ngọc, men trắng, men lưcm, cách làm và họa tiết cầu kỳ
đẹp đẽ cũng minh chứng cho trình độ chế tác cũng như sự
hồnh tráng của cung điện xưa.
Chùa Độ Tứ là một di tích khảo cổ học giúp cho viộc
nghiên cứu các cung điộn phủ đệ thời Trần.
Cơng trình kiến trúc chùa hiộn nay được xây dựng trên một
khu đất cao ráo rộng 3000m^ thiết kế kiểu nội công ngoại quốc
gồm: Bái đường 5 gian 2 chái, tam bảo 4 gian và thượng điện 3
gian.
Bái đường 5 gian, bộ khung làm bằng gỗ lim, 6 bộ vì kèo
gia cơng theo phong cách chồng rường giá chiêng, bẩy tiền
bẩy hậu. Tại đây, trên các cấu kiện kiến trúc đều soi chỉ tạo
dáng má chai và trang trí hoạ tiết lá lật. Để mở rộng khơng
gian nơi thờ cúng, toà tiền đường trốn một hàng cột cái. Theo
nội dung dịng chữ Hán khắc trên Thượng lương thì cơng trình
được trùng tu vào năm Thành Thái 18 (1906).
113


Tam bảo 4 gian xây quay dọc nối mái với tiền đường và
thượng điộn. Bộ khung cơng trình làm bằng gỗ lim kiểu bốn
hàng chân cột, vì kèo kiểu chổng rường bẩy kẻ. Tại các nghé
kẻ có chạm lá lật cơng phu.

Tồ thượng điện 3 gian xây dựng đon giản kiểu thu hồi bít
đốc mái lợp ngói nam, vì kèo q giang bằng gỗ lim.
Ngồi cơng trình chính tổng thể chùa Đệ Tứ cịn có các
hạng mục như Nhà thờ tổ, nhà khách tăng phòng, phủ mẫu,
hành lang và hệ thống tường bao tạo thành kiểu chữ quốc khép
kín.
+ Cơng trình phủ thờ mẫu xây hìiứi chữ điiưi gồm: Tiền
đường 3 gian, hậu cung 2 gian. Bộ khung tiền đường làm bằng gỗ
lim vì kèo chồng rường bẩy tiền bẩy hậu. Toà hậu cung 2 gian
khung lim bốn hàng chân cột vì kèo mê cốn.
Tất cả các hạng mục cơng trình kiến trúc của chùa tuy đã
được trùng tu tơn tạo nhiều lần, lần gần đây nhất năm 2006 2007 rứiưng vẫn giữ được phong cách kiến ưúc truyền thống:
Bộ khung bằng gỗ lim, mái lợp ngói nam, phần nền lát gạch
Bát Tràng. Hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim được làm theo kiểu
thượng song hạ bản đặt trên ngưỡng bằng gỗ có chân quay.
Trước cách mạng tháng 8, hàng năm từ ngày 20 đến ngày
22 tháng 8 hàng năm đình chùa Đệ Tứ tổ chức lễ hội. Trong
hội có tổ chức đua thuyền. Trong những năm gần đây chùa Đệ
Tứ tổ chức lễ hội từ 15 đến 20 tháng 8 như lễ hội ở đền Trần chùa Tháp, phưcmg Lộc Vượng, đền Bảo Lộc xã Mỹ Phúc...
Theo thống kê, hiện nay chùa Đệ Tứ còn giữ:
- Câu đối: 06
114


- Đại tự; 13
- Bia đá: 06 (niên hiệu Tự Đức 34 (1881), Thành Thái 13
(1901), bia Duy Tân 10 (1916), Khải Định 4 (1919), Khải
Định 7 (1922).
- Chuông: 01, niên hiệu Tự Đức 20 (1876)
- Tượng thờ: 28

Quần thể di tích văn hố thời Trần đang được Nhà nước tập
trung đầu tư tôn tạo mở rộng đường giao thông và cải tạo cảnh
quan mơi trường. Tương lai di tích chùa Đệ Tứ sẽ có nhà trưng
bày cổ vật thời Trần đã tìm thấy ở đây. Sân lát gạch hoa trước
sân chùa cũng sẽ được khai quật lại và làm nhà che mưa che
nắng để phục vụ đón khách tham quan. Do vậy chùa Độ Tứ sẽ
có nhiều điều kiện thuận lợi để phát huy các giá trị lịch sử văn hố trong quần thể di tích Trần ở Nam Định.

115


Phần I I
M Ộ T S ố DI T ÍC H TH Ờ CÁC VUA TRẦN
VÀ CÁC VỊ DANH TƯỚNG, DANH THẦN N ổ l TIẾN G

Đ ÌN H B Á I

Thuộc thôn Bái, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
Đình Bái nằm trong một khn viên chật hẹp, canh hồ
Truyền Thống, thuộc phường Lộc Vượng.
Từ đường Trần Hưng Đạo theo đường vành đai hồ Truyền
Thống khoảng 300m là tới di tích.
Đình Bái thờ tướng Lư Cao Mang (1248 - 1328). ồ n g là
một trong những vị tướng giỏi dưód quyền của Hưng Đạo Đại
vương Trần Quốc Tuấn, đã có nhiều cơng lao trong cuộc
kháng chiến chống Ngun - Mông lần thứ 2 (1285). Làng Bái
xưa là nơi tướng Lư Cao Mang chiêu mộ dân binh, huy động
vật lực lập phịng tuyến bảo vệ hành cung Thiên Trường và
hồng tộc nhà Trần.
Quy mơ kiến trúc đình Bái hiện nay rất nhỏ, dựng kiểu chữ

đinh gồm 2 toà: Tiền đường và cung cấm. Toà tiền đường 3
gian, bộ khung bằng gỗ lim bốn hàng chân cột, vì kèo chồng
rường câu đầu kẻ truyền. Phần hiên di tích đổ mái bằng, trên
116


hiên đắp trang trí hoạ tiết lưỡng long chầu nguyột. Cung cấm 2
gian làm kiểu tiền đao hậu đốc, mái lợp ngói nam.
Theo thống kê, đình Bái cịn lưu giữ được:
- Câu đối: 02
- Đại tự: 01
- Tượng thờ: 06
- ĐỒ thờ khác: 24
Một năm di tích có 2 ngày lễ. Mồng 3 tháng 3 là lễ Mẫu.
Ngày 10 tháng 11 là ngày kỵ thành hoàng Lư Cao Mang.
Cả 2 ngày lễ diễn ra với quy mô nhỏ, dân làng tổ chức dâng
hưomg, tế lễ.

117


CHÙA CẢ
Số 174 Hàn Thuyên, phường Vỵ Xuyên, thành phố Nam
Định.
Từ trung tâm thành phố Nam Định (quảng trường 3 - 2 ) theo
đường Hùng Vương khoảng 300m, rẽ phải theo đường Hàn
Thun khoảng 700m là tód di tích.
Theo “Thành Nam xưa” của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Lý
thì tại chùa có một quả chng niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 thời
Mạc Phúc Nguyên (1553) có ghi lại lịch sử hình thành ngơi

chùa như sau: Chùa trước đây xây dựng ở phố Bến Ngự, đến
thời Mạc Đăng Chính (1530 - 1539) nước sơng Vị Hồng dâng
cao, bờ sơng bị lở, có người họ Trần ở đất làng Vị Hồng đã
chuyển ngơi chùa về một khoảng đất rộng ở vị trí hiện nay.
Theo nội dung văn bia hiên dựng tại tam bảo thì chùa có
tên chữ là “Thánh Ân tự” , được xây dựng từ thời Trần, là nơi
tu hành của một số hồng phi, cơng chúa thời Trần.
Hiện nay chùa thờ Riật và là trụ sở của Giáo hội Phật giáo
tỉnh Nam Định.
Chùa trước đây kiến trúc theo kiểu chữ đinh, mặt quay về
phía Tây. Đến thời Nguyễn chùa được trùng tu lại theo kiểu
tiền chữ nhất hậu chữ đinh: Bái đường 5 gian, Trung đường 7
gian, tam bảo 5 gian. Ngồi ra chùa cịn có một số hạng mục:
Nhà tổ 5 gian, hành lang mỗi bên 8 gian.
118


Chùa hiện nay đã được xây mới hoàn toàn với chất liệu bê tông
cốt thép theo kiểu chữ đinh hai tầng tám mái. Theo thống kê, chùa
Cả hiện còn lưu giữ được:
- Câu đối: 03
- Đại tự: 04
- Tượng thờ: 07
- Đồ thờ khác: văn bia 26, khánh đồng 01, chuông đồng 02.
Lễ hội truyền thống: Chùa tổ chức theo các ngày lễ trọng
của Phật giáo trong năm Ngày lễ Phật đản (1 5 -4 ), ngày lễ Vu
Lan (15 - 7) và các ngày sóc (mồng 1), ngày vọng (ngày 15)
hàng tháng.

119



CHÙA CÔI SƠN
(Chùa Đệ Tam)

Từ thành phố Nam Định theo đường Trần Thái Tông đến
cầu Viềng xã Mỹ Phúc (5 km), đến đây rẽ trái theo đường trục
xã khoảng 500m, tiếp tục rẽ phải qua cánh đổng lúa 200m là
tới di tích.
Chùa Đệ Tam nằm ở phía tây bắc thơn Độ Tam xã Mỹ
Phúc, huyện Mỹ Lộc giữa cánh đồng, xa khu dân cư. Địa điểm
xây dựng chùa liên quan đến cung Độ Tam thuộc hành cung
Thiên Trường xưa của nhà Trần.
Chùa thờ Phật. Tương truyền, dưới thời Trần, chùa là nơi
tiếp nhận và nuôi dưỡng con em của các binh sĩ tử trận trong
kháng chống quân xâm lược Nguyên - Mơng nên có tên gọi là
Cồi Sơn tự.
Tổng thể cơng trình kiến trúc của chùa gồm nhiều hạng
mục phân bổ như sau: Chùa chính, nhà tổ, phủ mẫu, nhà
khách. Các hạng mục trên được xây dựng trên một khuôn viên
rộng.
Chùa chính xây kiểu chữ đinh gồm: Tiền đường và tam
bảo. 5 gian tiền đường xây cuốn vòm, trước hiên tiền đường là
gác chuông xây 2 tầng 8 mái. Tam bảo 2 gian, bộ khung bằng
bê tông kiểu bốn hàng cột, mái bê tơng gắn ngói nam.
120


Phủ mẫu xây kiểu chữ đinh quay về hướng đông gồm: Tiền
đường 3 gian bộ vì bằng gỗ lim kiểu quá giang kèo cầu. Cung

cấm 1 gian xây cuốn vòm, mái gắn ngói nam.
Nhà tổ xây quay hướng tây nam kiểu chữ đinh: Gồm tiền
đường 3 gian và hiên đổ mái bằng, cung cấm 3 gian xây cuốn.
Nhà khách 5 gian, 3 gian giữa vì kèo q giang bằng bê
tơng, 2 gian bên đổ mái bằng, hiên tây.
Theo thống kê, Chùa Đệ Tam còn lưu giữ được: 02 câu đối;
02 bức đại tự; 19 pho tượng thờ; 02 quả chuông (1 có niên hiệu
Bảo Đại 17 (1942), 1 chng mới).
Lễ hội truyền thống và các sinh hoạt văn hoá dân gian tại
di tích:
Tổ chức theo các ngày lễ trọng của Phật giáo trong năm:
Ngày lễ Phật đản là (15 - 4), ngày lễ Vu Lan (15 - 7) và các
ngày sóc (mồng 1), ngày vọng (15 hàng tháng), nhà chùa và
nhân dân tổ chức cúng âm hồn binh sĩ nhà Trần đã tử trận.

121


ĐÌNH CẢ
(Đình Chạ, đinh Đệ Nhất)
Đình Cả nằm trên địa bàn thôn Đệ Nhất, xã Mỹ Trung,
huyện Mỹ Lộc, địa điểm xây dựng cung Đệ Nhất thuộc hành
cung Thiên Trường xưa của nhà Trần. Do vậy trong tương lai
di tích đình Cả sẽ cùng vói các di tích: Đền Trần, chùa Tháp,
đền Bảo Lộc, chùa Đệ Tứ tạo thành một quần thể tham quan
du lịch, góp phần phát huy giá trị lịch sử, giáo dục truyền
thống của địa phương.
Từ thành phố Nam Định đi theo đường Trần Thái Tông
(đường 38A cũ) lên chợ Viềng xã Mỹ Phúc (5 km). Đến đây rẽ
phải theo đường liên xã về cầu Bơi, sau đó rẽ trái khoảng

300m là tói di tích.
Đình Cả thờ Dũng Dược đại vương, ô n g là vị tướng có
cơng phị giúp Hùng Duệ vương đánh giặc, giữ nước. Sau khi
ông mất, nhân dân địa phương đã xây dựng đền thờ ngay trên
khu đất lúc sinh thời ông cùng gia đình sinh sống và lập
nghiệp để tri ân cơng đức.
Đặc biệt, đình Cả cịn là nơi phối thờ Long Khánh đại
vương, Uy Linh đại vương. Theo ngọc phả và truyền thuyết địa
phương thì Long Khánh đại vương tên thật là Phạm Ngộ ngưịi
huyện Giáp Sơn (Hải Dương), ơ n g đã cùng anh trai là Phạm
Mại theo giúp nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc kháng
122


chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, từng được cử giữ
chức Đồng tri thượng thư Tả ti sự. Khi nhận nhiệm vụ chỉ huy
đạo qn bảo vệ phía đơng hành cung Thiên Trường, Phạm
Ngộ đã tuyển chọn hai con trai của ông Dương Thành ở trang
Đệ Nhất làm tướng tả, hữu trơng nom việc qn, ơ n g cịn cho
lập ba đồn binh tạo thế chân vạc trấn giữ vùng đất phía bắc
phủ Thiên Trường, giúp nhân dân Đệ Nhất và các làng xã lân
cận xây dựng cuộc sống bình yên, no ấm.
Những năm cuối đời, Thượng tướng Phạm Ngộ và hai vị
tướng họ Dương về sống tại trang Đệ Nhất. Sau khi ba ông
mất, nhân dân địa phương cho lập ba ngơi đình: Đình Tây thờ
Thượng tướng Phạm Ngộ (duệ hiệu là Long Khánh đại vương),
đình Đơng và đình Trần thờ hai vị tướng họ Dương (duệ hiệu
là: Vĩnh Hựu đại vương và Uy linh đại vương). Sau này do thời
gian và chiến tranh tàn phá, ba ngôi đình này đều đã khơng
cịn nên nhân dân Đệ Nhất đã rước bài vị, tượng ba ông về

phối thờ tại đình Cả,
Cơng trình kiến trúc của đình Cả gồm 3 toà làm theo kiểu
tiền chữ nhất hậu chữ đinh.
Toà tiền đường có 5 gian khung lim kiểu bốn hàng chân C Ộ L
Hệ thống vì kiểu chồng rường. Cơng trình được tu sửa lớn vào năm
Thành Thái tứ niên (1892). Mặc dù qua nhiều lần tu sửa nhưng
hên các cấu kiện kiến trúc gỗ của cơng trình vẫn cịn bảo lưu
nhiều giá trị nghệ thuật thời Hậu Lê thế kỷ x v n - x v in .
Toà trung đường gồm 5 gian bộ khung bằng gỗ lim bốn
hàng chân cột, hệ thống vì kèo gia cơng kiểu chồng rường bẩy
tiền, bẩy hậu. Tồ trung đường được trùng tu tơn tạo năm
123


Thành Thái 11 (1899). Trên các cấu kiện kiến trúc của cơng
trình đều được chạm khắc các đề tài “Lá lật”, “lá hoả” cơng
phu.
Cung cấm đình Cả xây quay dọc giao mái vói tồ trung
đường, và chia thành hai cung, cung ngồi 3 gian, cung trong 2
gian. Bộ khung cơng trình làm kiểu chồng rường, bốn hàng
chân cột. Đây là hạng mục kiến trúc còn giữ nhiều mảng chạm
khắc mang đậm dấu ấn văn hố thế kỷ XVIII góp phần khẳng
định giá trị nghệ thuật cho tổng thổ cơng trình kiến trúc.
Tượng Dũng Dược đại vương đặt tại khám giữa, gian chính
tẩm được làm bằng gỗ, khám cao l,90m, tỷ lệ cân đối dáng vẻ
oai phong. Các họa tiết trên mũ, áo, đai rồng cầu kỳ với các đề
tài long chầu, phượng múa, sóng nước hoa chanh... Tượng đặt
trong long ngai cao l,3m tạo dáng chắc khoẻ với các mảng
chạm mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn (thế kỷ X IX ).
Hai khám thờ hai bên đặt tượng Long Khánh đại vương

(tướng quân Phạm Ngộ) và Uy Linh đại vương. Hai pho tượng
này cao l,63m ngồi trên ngai rồng vói các hoạ tiết được chạm
khắc tinh xảo.
Hàng năm vào ngày kỵ của các vị thành hồng và cơng
chúa Quang Mỹ, nhân dân địa phương đều tổ chức tế lễ theo
nghi thức truyền thống.
Ngày 15 tháng 4 là dịp kỷ niệm ngày sinh của Thánh cả
Dũng Dược đại vương ra đời, làng mở hội trong 3 ngày: 14,
15, 16. Trong dịp này, phần lễ có nghi thức dâng dương, rước,
tế, phần hội có đánh cờ, kéo co, đấu vật, leo cầu kiều, bắt vịt,
đặc biệt có tổ chức hát chèo.
124


ĐÌNH ĐƠNG ĐỆ TAM
Từ thành phố Nam Định theo đưcfng Trần Thái Tông đến
cầu Viềng xã Mỹ Phúc (5 km), từ đây theo đường 38A đi Hữu
Bị khoảng 200m là tói di tích.
Đình nằm về phía đơng của thơn Đệ Tam, xã Mỹ Phúc,
huyện Mỹ Lộc nên gọi là đình Đông. Theo các nguồn sử liệu
vào thời Trần, Đệ Tam là một trong bốn cung điện được các
vua Trần xây dựng giành cho các vương phi, quý tộc sinh
sống. Do vậy địa điém xây dựng đình Đơng cũng nằm trong
khu vực có liên quan đến cung Đệ Tam thuộc hành cung Thiên
Trường xưa của nhà Trần.
Hiện nay, di tích đình Đơng nằm ở vị trí có nhiều di tích đã
xếp hạng như: Đền - chùa Lựu Phố nơi thờ Thái sư Trần Thủ
Độ, đình Cả Độ Nhất, chùa Đệ Nhất (xã Mỹ Trung) nơi thờ
các danh tướng của nhà Trần. Đình Đơng Đệ Tam nằm sát
đường 38A đi Lý Nhân - Hà Nam có nhiều điều kiện để phát

huy giá trị.
Căn cứ vào ngọc phả, sắc phong lưu giữ tại di tích, đình
Đơng Đệ Tam thờ Sứ qn Trần Lãm (Trần Minh Công) và
tướng Trần Dũng Lược (hiệu là Dũng Lược đại vương), người
con của quê hương Đệ Tam. Việc thờ tự tại di tích xuất phát từ
ý tri ân công đức tới Sứ quân Trần Lãm cùng với tướng Trần
Dũng Lược đã về đất Đệ Tam xưa chiêu mộ dân binh, huy
động sức ngưòi, sức của theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12
sứ quân, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước ở thế kỷ X.
125


Địa điểm xây dựng đền nằm trong cung Đệ Tam thuộc
hành cung Thiên Trường xưa. Hiện nay tại di tích còn lưu giữ
được một số hiện vật như: Đầu rồng đất nung, gạch, ngói ...
mang phong cách nghệ thuật thời Trần.
Đình được xây dựng theo kiểu tiền chữ nhất hậu chữ đinh,
mặt quay về hướng nam trong một khuôn viên rộng, kề sát
đường 38A đi Hữu Bị.
Tồ tiền đường có kết cấu ba gian 2 chái, bộ khung bằng bê
tông kiểu kèo cầu quá giang, mái gắn ngói nam, nền lát gạch
đỏ 30 X 30cm. Cơng trình vừa được dân làng phục dựng lại
trên cơ sở dấu vết kiến trúc trước đây.
Trung đường 3 giần bộ khung bằng gỗ lim, vì kèo quá
giang cánh ác, nền lát gạch đỏ. Tại đây, trên tăm ván bưng của
gian giữa cịn có mảng chạm hoạ tiết tứ linh mang phong cách
nghệ thuật thòi Hậu Lê thế kỷ XVIII.
Cung cấm 1 gian bộ khung bằng gỗ lim, vì kèo chồng
rường.
Theo thống kê, đền Đơng Đệ Tam còn lưu giữ được: 05

câu đối; một bức đại tự; 03 đạo sắc phong (Niên hiệu: Tự Đức
33 (1880), Khải Định 2 (1917), Khải Định 9 (1924)); pho
tượng thờ Trần Minh Công với đặc điểm mất một tay).
Đặc biệt tại đình cịn lưu giữ được viên ngói nóc kiểu lá đề
bằng đất nung mang phong cách độc đáo của thời Trần.
Hàng năm vào ngày 9, 10 tháng 4 âm lịch, dân làng tổ
chức lễ dâng hương, tế tưởng nhớ cơng lao của Trần Minh
Cơng. Trước đây, có tổ chức rước kiệu và một số trò chơi dân
gian như: Đánh vật, chọi gà, đánh cờ ...
Ngày 9 tháng 9, dân làng tổ chức lễ kỵ hậu tưởng nhớ
công đức của người bỏ tiền của xây dựng, tu sửa ngôi đình
này.
126


ĐÌNH ĐỔNG MAI
Đình Đồng Mai nằm ở đầu thơn Đồng Mai xã Mỹ Thắng,
huyện Mỹ Lộc gần đường đê Á Họd. Đình Đồng Mai là địa
điểm có lịch sử xây dựng liên quan đến các danh tướng của
nhà Trần.
Từ thành phố Nam Định theo đường Trần Thái Tông đến
ngã ba đền Trần (3km), rẽ trái qua chùa Tháp, sau đó rẽ phải
lên dốc Lốc (l,5km ). Đến đây rẽ trái theo đê Ất Hợi khoảng
500m, đến dốc Mai rẽ trái theo đường vào thơn khoảng 400m
là tới di tích.
Di tích đình Đồng Mai và địa bàn thơn Đồng Mai xưa
có liên quan khá mật thiết đến cuộc đời và công tích của tướng
Lư Cao Mang (1248 - 1328). ơ n g là tuỳ tướng thân cận của
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc TuỂùi, lập được nhiều cơng
trạng đối vói đất nước.

Trong cuốn “Ngọc phả Cao Mang Đại Vương công thần
tướng thòi Trần” viết bằng chữ Hán, hiện còn lưu giữ tại đình
Đồng Mai ghi rõ: Cao Mang sinh ngày 15 tháng 2 năm Kỷ
Dậu (1248), là con ông Lư Thuỷ Châu và bà Hàn Thi Xuân,
quê ở xã Cự Xá, huyện Đông Triều (Quảng Ninh).
Ngay từ năm lên 6 tuổi Lư Cao Mang đã được cha mẹ tìm
thầy giỏi cho học nên đã sớm trưcmg thành một người văn võ
toàn tài. Năm Cao Mang 18 tuổi, ông được quan phủ Trần Thì
127


Kiến tiến cử vào chức Chu Tào tuỳ vận sứ. Sau đó, ơng được
Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chọn làm nha tướng, tuỳ
tướng cận thần. Dưới trướng của Quốc công Tiết chế Hưng
Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, ông đã cùng với các tướng
Yết Kiêu, Dã Tượng, Nguyên Địa Lô chuẩn bị tốt cho cuộc
kháng chiến chống đế quốc Nguyên Mông dành thắng lợi.
Năm 1269, Lư Cao Mang đã từng chỉ huy đoàn sứ bộ Lê
Đà, Đinh Củng Viên sang nước Ngun bàn việc biên giới.
Ơng cịn chỉ huy bảo vệ các đoàn sứ bộ sang Nguyên vào các
năm 1272, 1275. Cả ba lần sang Nguyên, ông đều bảo vệ an
tồn cho sứ bộ. Lư cao Mang cịn giúp Chiêu Văn Vương Trần
Nhật Duật lên đạo Đà Giang để dẹp nội loạn và giúp Trần Thì
Kiến giữ gìn bình an ở phủ Thiên Trường.
Năm Tân Tỵ (1281) Cao Mang lấy vợ ngưctì xã Như Thức
(nay là xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc), tên là Lê Thị Th. Sau
đó ơng được Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn chọn làm tuỳ
tướng thân cận. Từ đó, Hưng Đạo vương đi đâu đều có ơng đi
theo như việc tiếp đón sứ Ngun, điều hành quân đội ở các lộ
Hải Đông, chống giặc ở Gia Lâm, Trường Yên cũng như bảo

vệ Thượng hoàng nhà Trần khi rút lui cũng như việc phản
công..., việc nào ông cũng lập được nhiều công lớn.
Giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ
ba, Lư Cao Mang trực tiếp điều quân tại Yên Hưng, phản công
địch giành nhiều thắng lợi. ơ n g cịn cùng vói Trần Địa Lô,
Nguyễn Chế Nghĩa dưới sự chỉ huy của Phạm Ngũ Lão đánh
giặc ở Bạch Đằng, trấn trị các vùng xung yếu như Lạng Sơn,

128


Chi Lăng; giúp Vưcfng triều Trần tổ chức kháng chiến tự vệ
giành thắng lợi và giữ gìn bình yên trong đất nước.
Trong thời gian làm quan và sinh sống tại phủ Thiên
Trường, Lư Cao Mang có nhiều đóng góp với vưcmg triều Trần
và quê hương. Đối với nhân dân Đồng Mai, Như Thức (xã Mỹ
Thắng - Mỹ Lộc), ông khuyến khích nhân dân phát triển sản
xuất, làm thuỷ lợi, tạo điều kiện cho dân xây đền - chùa, giữ
gìn thuần phong mỹ tục nơi làng quê. Sau khi ông mất, nhân
dân địa phương đã lập đền thờ ông tại khu cư dinh cũ của gia
đình ơng ở làng Đồng Mai để phụng sự.
Truyền thuyết ở Đồng Mai và các làng xã quanh đó có
nhắc tới khu dinh trong, dinh ngồi rộng trên 2 mẫu (tại cánh
đồng thôn Đồng Mai hiện nay) là nền nhà của tướng Lư Cao
Mang. Tại đây, nhân dân địa phương đã phát hiện thấy nhiều
mảnh sành, gạch, gốm, chân tảng đá, đầu rồng, đất nung thời
Trần. Đây có thể là những phế tích của cơng trình kiến trúc cổ
thời Trần, giúp cho việc nghiên cứu về thời Trần và q hương
nhà Trần tồn diện hơn.
Đình Đồng Mai nằm chung với cơng trình chùa trên khu

đất rộng với diện tích 2.235m^. Di tích làm kiểu chữ đinh gồm
tiền đường 5 gian, cung cấm 2 gian.
Theo dòng chữ Hán khắc trên thượng lương thì tiền đường
được trùng tu vào năm Thành Thái 6 (1894). Bộ khung cơng
trình làm bằng gỗ lim kiéu bốn hàng cột, hệ thống vì kèo gia
công kiểu thượng chồng rường, hạ kẻ truyền, bẩy tiền, bẩy
hậu. Trên các đầu xà, bẩy và các con rưcfng chạm hoạ tiết mai
hoá long, lá lật đường nét mềm mại.
129


Toà cung cấm 2 gian, bộ khung làm kiểu quá giang kèo
cầu, mái lợp ngói nam. Ban thờ chính giữa đặt ngai và bài vị
thờ tướng Lư Cao Mang.
Bên cạnh đình cịn có cơng trình chùa, phủ mẫu có mặt bằng
hình chữ đinh gồm: 7 cơng trình vói 18 gian lớn nhỏ tạo thành thế
khép kứi bảo vệ cơng trình.
Theo thống kê, đình Đồng Mai hiện cịn lưu giữ được 03
câu đối; 02 bức đại tự; 65 đồ thờ. Đặc biệt tại di tích cịn lưu
giữ được bản thần tích viết vào năm Thành Thái 2 (1890), nội
dung ca ngợi công đức của tướng Lư Cao Mang.
Hàng năm tại di tích diễn ra những kỳ lễ hội sau:
- 15 tháng 2 và 12 tháng 12 âm lịch, nhân dân địa phương
tổ chức lễ kỷ niệm ngày sinh và ngày mất của thành hoàng Lư
Cao Mang.
- Ngày 9 tháng 3 tổ chức tế thần trong dịp này thường tổ chức
trong 2 ngày. Ngồi việc tế lễ cịn có rước nước từ sơng Châu về
đình để tế lễ cầu may,
- Ngày 5 tháng 5 tổ chức lễ thượng điền. Ngày 25 tháng 10
lễ hạ điền.


130


ĐỂN HẬU BỔI
(Đền Thái Sư)
Đền Hậu Bồi tọa lạc trên khu đất cao ở cánh đồng “Vườn
Nhiên” Thuộc thôn Hậu Bổi Đông, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ
Lộc, trước mặt là dịng sơng Vĩnh và khu di tích lịch sử - văn
hố đền Trần - chùa Tháp. Do vậy, di tích đền Hậu Bồi hiện
nay nằm trong khu vực có nhiều điều kiện để phát triển tiềm
năng văn hoá du lịch trong quần thể di tích Trần ở Nam Định.
Từ thành phố Nam Định, theo đường Trần Thái Tông, đến
cầu đá Vĩnh Giang rẽ trái theo quốc lộ 10 khoảng 500m, sau
đó rẽ phải qua chùa Phổ Minh, đến cầu Bùi rẽ phải theo đường
trục xã khoảng lOOm là tới di tích.
Đền Hậu Bồi thờ Thượng Tướng Thái sư Chiêu Minh đại
vương Trần Quang Khải (1240 - 1294) và vợ ông là Phụng
Dương công chúa (1244 - 1291). Hậu Bổi cũng là một vùng
đất có liên quan mật thiết đến cuộc đcd và sự nghiệp của Thái
sư và phu nhân.
Sách “Thái vi quốc tế ngọc ký” - phần ngọc phả nhà Trần
cho biết: “Sau gia Miễu thì khu Lộc Quý dành cho Trung Vũ
đại vương Thủ Độ, khu Thiên Bồi (Hậu Bồi) dành cho Chiêu
Minh đại vương Trần Quang Khải, khu Bảo Lộc dành cho
Hưng Đạo vương Quốc Tuấn. Tất cả đều đặt dân tạo lệ, ấp
thang mộc”. Như vậy, ngoài khu vực Thái ấp Độc Lập (Cao
131



Đài - Mỹ Thành), khu vực Thiên Bồi (Hậu Bồi - Mỹ Phúc)
cũng có thể coi là đất thang mộc mà vua Trần ban cấp cho
Thái sư Trần Quang Khải và phu nhân. Nhưng có thổ, việc ban
cấp đất ở vị trí sát hành cung Thiên Trường cho các quý tộc
quan lại cao cấp còn mang những ý nghĩa khác.
Chúng ta biết rằng, thái ấp Độc Lập (Mỹ Thành - Mỹ Lộc)
của Thái sư Trần Quang Khải cách hành cung Thiên Trường
(Lộc Vượng - thành phố Nam Định) khoảng 10 km về phía
nam. Tư liệu lịch sử và truyền thuyết địa phương cho biết, vì là
người nắm giữ cương vị trọng thần trong triều nên Thái sư
Trần Quang Khải thường xun khơng có mặt tại Độc Lập.
Người chủ nhân thực sự cai quản và quán xuyến mọi công việc
nơi thái ấp là Phụng Dương công chúa. Mỗi khi Thái sư Trần
Quang Khải và các quan lại cao cấp khác tới hành cung Thiên
Trường yết kiến Thái thượng hoàng và vua để bàn việc nước
cần phải có nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Vì vậy rất có thé Thái
sư đã lập tư diiưi tại đất Thiên Bồi (Hậu Bổi) để ở mỗi khi hội
triều. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thuyết địa
phương. Các cụ cao niên trong làng Hậu Bổi cịn truyền lại,
noi dựng đền chính là tư dinh của Thượng tướng Thái sư Chiêu
Minh đại vương Trần Quang Khải. Và hướng của ngơi đền
cũng trùng vód hướng của ngơi nhà xưa kia Thái sư đã chọn
trông về cung Trùng Quang, Trùng Hoa để bày tỏ lịng trung
hiếu của mình đối với vua cha và vương triều Trần.
Cơng trình kiến trúc đền Hậu Bồi được xây dựng theo kiểu
chữ nhị gồm 2 toà: Tiền đường và cung cấm. Toà tiền đường 5
gian 2 chái, dài 15,7m, mái lợp ngói nam. Bộ khung cơng trình
132



làm bằng gỗ lim theo kiểu 4 hàng chân, vì nóc kiểu chồng
rường giá chiêng, vì nách kiểu kẻ trường bẩy tiền, bẩy hậu.
Hiện nay trên thượng lương của tiền đường ghi dòng chữ:
“Duy Tân thập bát niên thập nhất nguyệt”, có nghĩa thượng
lương cơng trình đặt vào tháng 11 năm 1914. Như vậy, tiền
đường ngôi đền đã được tu sửa vào năm 1914.
Cung cấm xây trên nền đất cao trội hơn tiền đường 30cm
nối mái với tiền đường.
Bộ khung thiết kế kiểu kèo cầu trốn cột, riêng phần hiên
tạo dáng mê cốn bẩy tiền. Trên các tâừn ván mê của gian giữa
chạm kiểu triện tàu lá dắt, hai gian bên chạm hoạ tiết phượng
hàm thư.
Theo thống kê, đền Hậu Bồi còn lưu giữ được 02 bức đại
tự; 12 đạo Sắc phong (Từ niên hiệu: Thiệu Trị 6 (1846) đến
niên hiệu Duy Tân 9 (1924). Đồ thờ khác: 62 trong đó tiêu
biểu nhất là tượng thờ Thái sư Chiêu Minh đại vương Trần
Quang Khải và Phụng Dương công chúa...
Hàng năm tại di tích diễn ra các^kỳ lễ hội;
- Lễ khai ấn 14, 15 tháng giêng, dân làng tổ chức lễ rước
sang đền Trần để cùng tham gia lễ hội.
- Ngày 3 tháng 7, ngày 22 tháng 3 âm lịch là ngày kỵ giỗ
của Thái sư Trần Quang Khải và công chúa Phụng Dương, tại
đền Hậu Bồi, nhân dân địa phương tổ chức linh đình để tưởng
nhớ cơng lao của các vị thần. Ngồi nghi thức, dâng hương,
rước, cịn có nhiều hoạt động văn hoá, văn nghệ như: Hát chèo,
múa “Bài bông” tương truyền do Thái sư sáng tác mừng đất
nước thoát khỏi nạn ngoại xâm.
133



×