Tải bản đầy đủ (.docx) (149 trang)

Biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 huyện cái bè, tiền giang theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 149 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

TRỊNH THỊ THÚY QUYÊN

BIỆN PHÁP SỬA LỖI LIÊN KẾT CÂU TRONG DẠY
HỌC VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 HUYỆN
CÁI BÈ, TIỀN GIANG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Mã số: 8.14.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐỨC HÙNG

ĐỒNG THÁP - NĂM 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thiện luận văn, tơi đã nhận được
nhiều sự hỗ trợ, động viên, khuyến khích của các cấp lãnh đạo, các thầy cơ giáo, bạn
bè và đồng nghiệp.
Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến TS. Trần Đức Hùng
người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- Ban giám hiệu, các thầy cô giảng viên khoa Giáo dục của Trường Đại học

Đồng Tháp.


- Lãnh đạo, chuyên viên Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo

huyện Cái Bè và Ban giám hiệu cùng giáo viên các trường Tiểu học trong huyện.
Đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành luận văn.
Với sự hạn chế về thời gian nghiên cứu, chắc chắn bản luận văn sẽ khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô, bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày 29 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thúy Quyên


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì cơng trình nào
khác, nếu sai tơi hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Đồng Tháp, ngày 29 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Thúy Quyên


1

MỤC LỤC
Mở đầu

1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................................

2.

Lịch sử vấn đề nghiên cứu ..................................................................................

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................

5.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................

6.

Đóng góp của luận văn .....................................................................................

7.

Cấu trúc của luận văn .......................................................................................

Nội dung
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn .................................................................

1.1. Cơ sở lí luận ..................................................................................................
1.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ..........................................
1.1.2. Văn miêu tả và việc dạy học văn miêu tả ở lớp 5 ....................................
1.1.3. Liên kết câu và việc dạy liên kết câu cho học sinh lớp 5 .........................
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí và nhận thức của học sinh lớp 5 trong việc dạy học
vấn đề về liên kết câu ......................................................................................
1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................
1.2.1. Các dạng bài văn miêu tả có sử dụng phép liên kết câu ở lớp 5 ...............
1.2.2. Thực trạng của việc dạy và học phép liên kết câu
trong văn miêu tả ở huyện Cái Bè, Tiền Giang .................................................
1.2.3. Một số lỗi học sinh lớp 5 thường mắc phải khi sử dụng
phép liên kết câu ở huyện Cái Bè, Tiền Giang ...................................................
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dạy và học liên kết câu
trong văn miêu tả ..............................................................................................
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................


2

Chương 2. Biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả
theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 ..................................
2.1.

Nguyên tắc đề xuất các biện pháp sửa lỗi liên kết câu cho

học sinh lớp 5 .......................................................................................................
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ..........................................................
2.1.2. Nguyên tắc phù hợp với thực tiễn, đảm bảo tính vừa sức ........................
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đa dạng, phong phú .........................
2.1.4. Nguyên tắc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh ........

2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, khả thi .............................................
2.2.

Các biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả lớp 5

theo định hướng phát triển năng lực ......................................................................
2.2.1. Nhận diện các phép liên kết câu trong bài văn miêu tả ............................
2.2.2. Hướng dẫn học sinh tự phát hiện lỗi sai và sửa lỗi liên kết câu
trong bài viết ........................................................................................................
2.2.3. Phối hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực ..........................
2.2.4. Xây dựng hệ thống bài tập luyện thực hành liên kết câu .........................
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm .....................................................................
3.1.

Mục đích thực nghiệm ..........................................................................

3.2.

Nội dung thực nghiệm ..........................................................................

3.3.

Đối tượng thực nghiệm .........................................................................

3.4.

Địa bàn thực nghiệm .............................................................................

3.5.


Phương pháp thực nghiệm ....................................................................

3.6.

Tổ chức thực nghiệm ............................................................................

3.6.1. Quy trình thực nghiệm ..........................................................................
3.6.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................
3.7.

Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm ..........................................

3.7.1. Đánh giá kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh về việc vận dụng
liên kết câu vào bài văn miêu tả ..........................................................................


3

3.7.2. Đánh giá kết quả khả năng khắc phục lỗi của học sinh ..........................
3.7.3. Đánh giá mức độ hứng thú học tập của học sinh về các biện pháp
sửa lỗi liên kết câu ..............................................................................................
Tiểu kết chương 3 ...............................................................................................
KẾT LUẬN........................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................
DANH MỤC BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN...............................
PHỤ LỤC


4


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Kí hiệu
1

CHT

2

CT

3

ĐHPTNL

4

ĐC

5

GV

6

HT

7


HTT

8

HS

9

LKC

10

NL

11

PC

12

SGK

13

SL

14

T


15

TLV

16

TN

17

TV

18

TL

19

Tr


5

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các bài học về liên kết câu trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5..................... 36
Bảng 1.2. Phép liên kết câu được vận dụng trong chương trình Tập làm văn lớp 5. . .37
Bảng 1.3. Các dạng bài văn miêu tả trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5........................40
Bảng 1.4. Địa điểm, số lượng giáo viên tham gia khảo sát............................................... 42

Bảng 1.5. Khả năng sử dụng các phép liên kết câu vào bài văn miêu tả
của học sinh

43

Bảng 1.6. Năng lực nhận biết các phép liên kết câu của học sinh................................... 46
Bảng 1.7. Năng lực sử dụng các phép liên kết câu vào viết văn miêu tả.......................46
Bảng 1.8. Một số lỗi học sinh thường mắc phải về các phép liên kết câu.....................47
Bảng 3.1. Các lớp thực nghiệm và đối chứng.................................................................... 109
Bảng 3.2. Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh về các phép liên kết câu
trong bài học........................................................................................................... 111
Bảng 3.3. Tỉ lệ % kết quả thực nghiệm của các lớp thực nghiệm so với
lớp đối chứng.......................................................................................................... 112
Bảng 3.4. Kết quả kĩ năng khắc phục lỗi và kĩ năng vận dụng các phép liên kết câu
vào viết văn miêu tả của học sinh...................................................................... 114
Bảng 3.5. Tỉ lệ % kết quả của các lớp đối chứng so với lớp thực nghiệm về kĩ năng
khắc phục lỗi và kĩ năng vận dụng các phép liên kết vào viết văn miêu tả
của học sinh............................................................................................................ 114
Bảng 3.6. Mức độ hứng thú học tập của học sinh về các biện pháp sửa lỗi
liên kết câu.............................................................................................................. 116


6

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1. Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh về các phép liên kết câu.............113
Biểu đồ 3.2. Kĩ năng khắc phục lỗi và vận dụng các phép liên kết vào viết văn miêu
tả của học sinh115
Biểu đồ 3.3. Mức độ hứng thú của học sinh khi sử dụng các biện pháp sửa lỗi

liên kết câu

116


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Phân môn Tập làm văn chính là rèn cho học sinh khả năng sản sinh ngơn
bản, giúp học sinh có những hiểu biết và có kĩ năng sáng tạo văn bản (nói, viết) theo
nhiều loại phong cách khác nhau, góp phần bổ sung kiến thức, rèn luyện tư duy và
hình thành nhân cách cho học sinh. Nó đóng vai trị đặc biệt quan trọng vì đây là
phân mơn sử dụng và hồn thiện một cách tổng hợp các kiến thức, kĩ năng của các
phân mơn: Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu. Trong đó, bài văn
miêu tả cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém vì khi học văn miêu tả học sinh sẽ
có thêm điều kiện để phát triển tư duy, tình cảm, năng lực quan sát, trí tưởng tượng,
óc sáng tạo đặc biệt là khả năng sử dụng ngơn ngữ tiếng mẹ đẻ được hồn thiện.
1.2. Để viết được một bài văn hay, đặc biệt là bài văn miêu tả, bên cạnh việc
học sinh phải khéo léo trong cách lựa chọn từ ngữ, cách dùng từ, cách viết câu, cách
diễn đạt, sử dụng kết hợp các biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hốn dụ,
… thì việc sử dụng các phương tiện liên kết câu cũng đóng vai trị rất quan trọng. Bởi
vì, chúng được xem như cầu nối gắn kết các ý trong câu, gắn kết câu với câu, câu với
đoạn văn, đoạn văn với đoạn văn lại với nhau nhằm tạo ra bài văn miêu tả sinh động,
hấp dẫn, thu hút người đọc, người nghe. Ngoài ra, việc giúp học sinh phát triển năng
lực sử dụng các phương tiện liên kết câu trong bài văn miêu tả cũng góp phần đổi
mới cách viết, tăng tính sáng tạo, mới mẻ cho bài văn.
1.3. Qua thực tế tìm hiểu về cách sử dụng các phép liên kết câu vào các bài
văn miêu tả của học sinh lớp 5, Trường Tiểu học Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang, chúng tôi nhận thấy kĩ năng sử dụng phép liên kết câu của các em còn hạn chế

nên các đoạn văn, bài văn thường rời rạc chưa có sự gắn kết; hay các câu, các đoạn
đứng cạnh nhau nhưng chỉ liên kết về hình thức cịn nội dung thì khơng; chưa có
năng lực nhận diện và sửa lỗi khi sử dụng phép liên kết trong bài viết không phù hợp.
Giáo viên chưa nêu rõ ràng các lỗi học sinh thường mắc phải cũng


8

như cách sửa lỗi về liên kết câu mà chỉ nhận xét một cách chung chung. Vì vậy, việc
đề ra các biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5
huyện Cái Bè, Tiền Giang theo định hướng phát triển năng lực là rất cần thiết. Nó
khơng chỉ góp phần thay đổi cách nhìn nhận của giáo viên về tầm quan trọng của việc
sử dụng các phép liên kết câu mà thông qua đó, học sinh sẽ tự nhận biết và tìm cách
khắc phục lỗi sai của bản thân từ đó bài văn của các em sẽ hấp dẫn và sinh động hơn.
Từ những lí do trên, chúng tơi quyết định chọn đề tài nghiên cứu của luận
văn là “Biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp
5 huyện Cái Bè, Tiền Giang theo định hướng phát triển năng lực”.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Những cơng trình nghiên cứu về liên kết trong văn bản
Cho đến thời điểm hiện tại thì việc nghiên cứu về tính liên kết trong văn bản
đã nhận được sự quan tâm từ nhiều nhà nghiên cứu như: Trần Ngọc Thêm, Diệp
Quang Ban, Phan Mậu Cảnh, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị Ly Kha, Nguyễn Thiện
Giáp,...
Trần Ngọc Thêm (1985) trong cơng trình nghiên cứu của mình về Hệ thống
liên kết văn bản tiếng Việt, tác giả đã đề cập đến vấn đề tính hệ thống liên kết của văn
bản trong Tiếng Việt. Và đây cũng là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu về
ngôn ngữ học văn bản, nó mở đường cho hàng loạt cơng trình nghiên cứu khác về
ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam, nó thúc đẩy tích cực việc đưa mơn ngữ pháp văn
bản vào chương trình giảng dạy Tiếng Việt ở trường phổ thông cơ sở như hiện nay.
Trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề về

tính liên kết, đơn vị liên kết và phương thức liên kết giữa các phát ngôn. Khơng dừng
lại ở đó, tác giả đã nêu lên được vai trị quan trọng của việc sử dụng tính liên kết
trong văn bản, theo tác giả: “Tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác
dụng biến một chuỗi câu trở thành văn bản ... Tính liên kết có khả năng rất lớn. Nó có
thể làm cho một chuỗi câu khơng liên quan gì với nhau trở thành một bộ phận của
văn bản bằng cách thêm câu thứ n+1 cho nó. Khi đó lập tức cả chuỗi


9

câu hỗn độn kia bỗng nhiên cựa quậy và trở nên một bộ phận hợp nhất của văn bản”
[42; tr.19].
Diệp Quang Ban (2002) với Giao tiếp văn bản, mạch lạc, liên kết, đoạn văn,
tác giả cũng đã đề cập đến tính liên kết trong văn bản mà cụ thể là tác giả đã đề cập
đến tên và phương thức liên kết trong Tiếng Việt. Theo ông “Liên kết là thứ quan hệ
ngữ nghĩa giữa hai yếu tố ngôn ngữ mà muốn hiểu nghĩa cụ thể của yếu tố này thì
phải tham khảo nghĩa của yếu tố kia, trên cơ sở đó, hai câu chứa chúng liên kết được
với nhau” [6; tr.212]. Tác giả đã đưa ra được năm phép liên kết chủ yếu đó là: phép
quy chiếu, phép thê, phép tỉnh lược, phép nối và phép liên kết từ vựng và trong từng
phép liên kết ấy lại bao hàm các phép liên kết nhỏ. Tác giả đã đi sâu vào việc phân
tích các phép liên kết mà cụ thể là ông đã diễn giải nội dung của từng phép liên kết
một cách thật cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra các ví dụ minh họa giúp
cho người học dễ hiểu và vận dụng các phép liên kết đạt hiệu quả.
Phan Mậu Cảnh (2008) trong công trình nghiên cứu về Lý thuyết và thực hành
văn bản tiếng Việt [11], tác giả đã dành sự quan tâm đặc biệt đến những vấn đề liên
quan đến văn bản. Nội dung của giáo trình xoay quanh hai trục chính: Thứ nhất là
cung cấp một số tri thức cơ bản về mặt lí thuyết văn bản và thứ hai là coi trọng việc
thực hành kĩ năng phân tích và tạo lập văn bản. Ngoài ra, tác giả cũng đã đề cập và đi
sâu vào đặc trưng về tính liên kết trên hai phương diện là liên kết nội dung và liên kết
hình thức.

Nguyễn Thị Ly Kha (2015) trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng đã nhấn mạnh vai
trò của liên kết “Liên kết là điều kiện quan trọng không thể thiếu để chuỗi câu trở
thành văn bản” [18; tr.265]. Cũng giống như Phan Mậu Cảnh, tác giả Nguyễn Thị Ly
Kha cũng đã chỉ rõ các phương diện liên kết bao gồm liên kết nội dung và liên kết
hình thức. Ngồi ra cịn có các kiểu liên kết là liên kết tiếp giáp và liên kết bắc cầu.
Tác giả còn dành sự ưu ái đặc biệt đến vấn đề liên kết câu, tác giả đã chỉ ra cho người
đọc thấy để liên kết câu thì cần phải có các phương tiện liên kết đó là ngữ âm, từ
vựng và ngữ pháp. Bên cạnh đó cũng khơng thể bỏ qua một nhân tố quan trọng khác
đó là các phương thức liên kết: Phương thức lặp, phương thức thế,


10

phương thức tỉnh lược, phương thức liên tưởng, phương thức nghịch đối (phương
thức đối), phương thức nối và phương thức tuyến tính (phương thức trật tự).
2.2. Những cơng trình nghiên cứu về Tập làm văn và liên kết câu trong
phân môn Tập làm văn
Tập làm văn luôn là phân môn nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
cứu như: Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Báu-Nguyễn Quang Minh-Trần Ngọc Thêm,
Đặng Mạnh Thường, Lê Anh Xuân, Trần Mạnh Hưởng, Lê Phương Nga, Nguyễn Thị
Ly Kha, Lã Thị Bắc Lý-Phan Thị Hồng Xuân-Nguyễn Thị Thu Nga,...
Nguyễn Trí (1999) trong Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu
học [47] đã nói lên tầm quan trọng của việc dạy học văn miêu tả trong trường Tiểu
học. Ơng cịn nêu rõ đặc điểm của văn miêu tả cũng như phân loại các kiểu bài văn
miêu tả ở Tiểu học. Và mỗi kiểu bài văn miêu tả thì sẽ có những nét đặc trưng riêng
nên tác giả cũng đã chỉ ra được các phương pháp dạy văn miêu tả phù hợp với từng
kiểu bài để mang lại hiệu quả cao.
Trần Mạnh Hưởng (chủ biên, 2006) với cơng trình Hướng dẫn dạy tập làm
văn lớp 5 phù hợp với trình độ học sinh [14] căn cứ vào trình độ, sự hiểu biết cũng
như điều kiện học tập của từng đối tượng học sinh mà tác giả đã đưa ra cách thức

hướng dẫn phù hợp. Đối với học sinh yếu, kém thì các tác giả đưa ra cách hướng dẫn
bằng những câu hỏi gợi ý, thay đổi cách diễn đạt của câu hỏi hoặc chia nhỏ câu hỏi
(giảm độ khó) hoặc sử dụng phiếu bài tập có cung cấp một phần đáp án để các em lựa
chọn. Cịn học sinh khá, giỏi thì chỉ đưa ra câu hỏi bổ trợ, hình thức tổ chức làm bài
tập địi hỏi tính độc lập và sáng tạo.
Lê Anh Xn (2006) với cơng trình nghiên cứu về việc Rèn kĩ năng Tập làm
văn cho học sinh lớp 5 theo chương trình tiểu học mới [51] đã xoay quanh vấn đề rèn
luyện kĩ năng làm các kểu bài văn miêu tả như: tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật,
tả con vật thông qua các yêu cầu là tìm hiểu bài, lập dàn ý, dựng đoạn mở bài, kết bài,
viết đoạn văn, viết bài văn. Ngoài ra, tác giả cịn nêu ra cách hướng dẫn tìm hiểu các
bài văn, hướng dẫn cách làm và thực hành viết các đề văn trong sách giáo khoa theo
thứ tự từng tuần, từng bài cụ thể.


11

Đặng Mạnh Thường (2008) trong Luyện Tập làm văn 5 [44] đã đề cập đến
cách dạy và học cho từng bài tập làm văn theo từng tuần cụ thể. Bên cạnh đó, tác giả
cịn nêu ra cách thức hướng dẫn học sinh làm từng bài tập trong sách giáo khoa một
cách cụ thể, rõ ràng. Tác giả còn cung cấp một số đoạn văn, bài văn liên quan đến
từng loại bài bài để học sinh có thể dựa vào đó mà suy nghĩ và sáng tạo ra các đoạn
văn, bài văn hấp dẫn, sinh động.
Nguyễn Thị Ly Kha (2014) với Ngữ pháp văn bản và luyện tập làm văn [17],
thay vì tác giả tách bạch từng nội dung như là: 1. Ngữ pháp văn bản; 2. Ứng dụng của
văn bản trong luyện tập làm văn. Tác giả lại sắp xếp theo thứ tự các mục là Giản yếu
về ngữ pháp văn bản, Văn bản, Đoạn văn, Liên kết trong văn bản để người đọc dễ
dàng nhận thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa nội dung và ứng dụng nội dung vào thực
tiễn: Văn bản và luyện viết các loại văn bản; Đoạn văn và luyện viết các loại đoạn
văn; Liên kết trong văn bản và luyện tập liên kết câu, liên kết đoạn. Qua các sắp xếp
theo một trật tự khoa học và lôgic như thế, chúng ta dễ dàng nhận thấy tác giả đã đề

cập đến liên kết văn bản và hướng dẫn cách luyện viết văn miêu tả khá chi tiết, nó là
cơ sở để giáo viên biết cách hướng dẫn học sinh viết câu, đoạn có sử dụng các phép
liên kết.
Lã Thị Bắc Lý, Phan Thị Hồng Xn, Nguyễn Thị Thu Nga (2015) với cơng
trình nghiên cứu Giáo trình tiếng Việt và tiếng Việt thực hành đã nêu lên tầm quan
trọng của câu trong văn bản “Câu là đơn vị cấu tạo nên văn bản. Trong văn bản, các
câu khơng thể ở tình trạng cơ lập, rời rạc mà luôn luôn cần liên kết với nhau. Nếu
từng câu đúng về ngữ pháp, ngữ nghĩa và cả dấu câu nhưng các câu khơng liên kết
với nhau thì văn bản tạo ra khơng có ý nghĩa” [21; tr.116]. Sau đó, các tác giả đã chỉ
ra các lỗi về câu mà học sinh thường hay mắc phải, đồng thời cũng đã xây dựng cho
học sinh hệ thống bài tập về phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu và các bài tập về
phát hiện và chữa lỗi câu sai thành câu đúng.
Gần đây, Quách Ngọc Phú (2016) trong luận văn thạc sĩ Xây dựng hệ thống
bài tập rèn kĩ năng liên kết câu, liên kết đoạn trong dạy học tập làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 4 và 5 [32], tác giả đã xây dựng thành công hệ thống bài tập về


12

liên kết câu, liên kết đoạn trong dạy học tập làm văn miêu tả. Đồng thời, mỗi dạng
bài tập tác giả đã hướng dẫn cách sử dụng cũng như cách thức làm bài tập một cách
cụ thể và rõ ràng.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến phân mơn Tập làm
văn nói chung, các loại lỗi câu và các phép liên kết câu trong phân mơn Tập làm văn
nói riêng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đó chưa đề cập đến các biện pháp sửa
lỗi liên kết câu trong phân môn Tập làm văn nói chung và biện pháp sửa lỗi liên kết
câu trong văn miêu tả nói riêng. Mặc dù vậy, kết quả của những cơng trình nghiên
cứu đó lại là căn cứ, là nền tảng vững chắc về mặt lý luận để cho chúng tơi tiếp tục
thực hiện nghiên cứu của mình về “Biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn
miêu tả cho học sinh lớp 5 huyện Cái Bè, Tiền Giang theo định hướng phát triển năng

lực”.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả cho học sinh
lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết về liên kết câu làm cơ sở lí luận cho vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu nội dung dạy học về liên kết câu và thực trạng của việc dạy học các

vấn đề liên kết câu ở lớp 5.
- Đề xuất biện pháp sửa lỗi trong dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo

định hướng phát triển năng lực.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả khi của vấn đề nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học
văn miêu tả cho học sinh lớp 5 huyện Cái Bè, Tiền Giang theo định hướng phát triển
năng lực.


13

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy
học văn miêu tả cho học sinh lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực và thực
nghiệm sư phạm ở Trường Tiểu học Tân Thanh, A Thị Trấn Cái Bè, Ngô Văn Nhạc
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các phương pháp như sau:
5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Sử dụng phương pháp này để nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo
khoa Tiếng việt lớp 5; tài liệu bồi dưỡng giáo viên, các tài liệu khác có liên quan; các
cơng trình nghiên cứu khoa học;... để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.
5.2. Phương pháp quan sát
Nghiên cứu bài viết của học sinh, dự giờ một số tiết dạy của các giáo viên
khác nhằm tìm hiểu tình hình vận dụng các phép liên kết câu của học sinh và cách
hướng dẫn học sinh sửa lỗi liên kết câu trong các bài văn miêu tả lớp 5.
5.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp này để phỏng vấn giáo viên và học sinh nhằm nắm bắt
tình hình thực tế về việc vận dụng cũng như cách sửa lỗi liên kết câu trong quá trình
dạy và học các bài văn miêu tả lớp 5.
5.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Thông qua phiếu khảo sát giáo viên về việc dạy phép liên kết câu trong văn
miêu tả lớp 5 để biết được trình độ nhận thức và tình hình dạy học về liên kết câu ở
trường tiểu học hiện nay như thế nào. Nghiên cứu các bài viết thực hành của học sinh
nhằm tạo cơ sở cho việc phát hiện các lỗi về liên kết câu để đề xuất các biện pháp sửa
lỗi sao cho phù hợp và mang tính thiết thực cao.
5.5. Phương pháp phân tích, thống kê
Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu điều tra, khảo sát và rút ra
nhận xét làm cơ sở cho phần đánh giá kết quả khảo sát.


14

5.6. Phương pháp thực nghiệm
Tiến hành dạy thực nghiệm ở các lớp, rút ra nhận xét, kiểm chứng kết quả
nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn

- Đề tài sẽ giúp cho giáo viên nâng cao chất lượng dạy học, có một cách dạy

tốt hơn và đạt hiệu quả cao.
- Giúp học sinh phát triển kĩ năng viết văn miêu tả có sử dụng các phép liên

kết một cách khoa học và hợp lí.
- Luận văn cịn là tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh ở các trường

tiểu học.
7. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính
của luận văn bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Biện pháp sửa lỗi liên kết câu trong dạy học văn miêu tả theo định
hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm


15

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
1.1.1.1. Năng lực
a. Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm về năng lực
(NL) như sau:
Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem NL là

“một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều nguồn lực”.
Tài liệu hội thảo chương trình (CT) giáo dục phổ thông tổng thể trong CT
giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp NL vào phạm trù hoạt động
và giải thích: “NL là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính
cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí… để thực hiện một loại công việc trong
một bối cảnh nhất định”.
Từ điển Bách khoa Việt Nam: “NL là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ
thông thạo – tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn – một hay một
số dạng hoạt động nào đó”.
Nhìn chung, những nhận định trên đây đều bắt nguồn từ góc nhìn chun mơn
và quan niệm chủ quan của người viết. Nhưng tất cả chúng ta cũng phải thừa nhận
rằng NL chỉ được hình thành khi chúng ta áp dụng kiến thức vào các tình huống thực
tế và giải quyết chúng một cách hiệu cao.
Từ những nhận định trên, chúng tôi khái quát như sau: Năng lực là sự tổ hợp
những thuộc tính tâm lí độc đáo của mỗi cá nhân nhằm giải quyết cách tình huống có
vấn đề, đáp ứng được những yêu cầu của một hoạt động nhất định và đảm bảo cho
hoạt động đó đạt kết quả cao.
b. Đặc trưng và cấu trúc của năng lực
- Đặc trưng


16

+ NL cá nhân được bộc lộ ở hoạt động (hành động, công việc) nhằm đáp ứng

những yêu cầu cụ thể trong bối cảnh (điều kiện) cụ thể.
+ NL gắn liền với tính “hiệu quả”, “thành cơng” hoặc “chất lượng cao” của

hoạt động.
Nói các khác, có thể hiểu NL là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển

nhờ tố chất sẵn có và q trình học tập và rèn luyện, cho phép con người thực hiện
thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều
kiện cụ thể.
- Cấu trúc của năng lực có thể phân thành 2 loại sau:
+ NL chung: Là NL cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việc

bình thường trong xã hội như: Khả năng hành động độc lập thành công; khả năng sử
dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức; khả năng hành động thành cơng các
nhóm xã hội khơng đồng nhất.
+ NL chuyên biệt: Là NL được hình thành và phát triển thông qua một lĩnh

vực, môn học cụ thể nào đó.
1.1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (ĐHPTNL) khơng phải chỉ chú
ý tích cực hố học sinh (HS) về hoạt động trí tuệ mà cịn chú ý rèn luyện NL giải

quyết vấn đề gắn với những tình huống xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Tăng cường việc học tập
trong nhóm, đổi mới quan hệ thầy – trị theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng
nhằm phát triển NL xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kĩ năng riêng lẻ
của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát
triển NL giải quyết các vấn đề phức hợp khác.
Khác với CT định hướng nội dung, CT dạy học theo ĐHPTNL tập trung vào
việc mơ tả chất lượng đầu ra, có thể coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy
học. Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều
khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của HS.


17


Theo mục tiêu của CT giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho
HS 3 năng lực chung và 7 năng lực riêng (NL chuyên môn).
NL chung: NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
NL chuyên: NL ngơn ngữ, NL tính tốn, NL tìm hiểu tự nhiên và xã hội, NL
công nghệ, NL tin học, NL thẩm mĩ, NL thể chất.
Bên cạnh việc hình thành, phát triển các NL cốt lõi, CT giáo dục phổ thơng
cịn góp phần phát hiện, bồi dưỡng NL đặc biệt (năng khiếu) của HS.
- Về phương pháp
Phương pháp có lẽ là thứ mà chương trình mới cần phải thay đổi nhiều nhất.
Đối với chương trình cũ thì giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của
quá trình dạy học. Học sinh sẽ tiếp thu một cách thụ động kiến thức theo một chiều.
Ở chương trình mới thì giáo viên chủ yếu là người tổ chức, định hướng các nhiệm vụ

học tập cho học sinh, hỗ trợ học sinh tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức một cách
khắc sâu nhất. Chú trọng vào khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp, khả
năng thể hiện bản thân, năng khiếu trước mọi người,...; Chú trọng vào việc sử dụng
các quan điểm và phương pháp dạy học tích cực, thí nghiệm, thực hành và nhất là
phương pháp trải nghiệm.
- Về hình thức
Chương trình cũ chủ yếu dạy học lí thuyết trên lớp cho học sinh thơng qua lời
giảng của giáo viên và lấy giáo viên làm trung tâm của q trình dạy học. Cịn ở
chương trình phát triển năng lực người học thì hình thức tổ chức học tập đa dạng, chú
ý đến các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo
nhằm chiếm lấy tri thức và rèn luyện kĩ năng sống của bản thân; Một phần đối với
người giáo viên cần đạt ở chương tình này là trình độ cơng nghệ thông tin trong việc
dạy học và cả trong việc tuyên truyền trực quan truyền thông.
- Về đánh giá kết quả người học
Phần quan trọng nhất trong quá trình học tập của mỗi học sinh chính là phần
đánh giá kết quả. Việc gì cũng vậy, mọi người khi đánh giá một em học sinh có tốt



18

hay khơng đều nhìn vào kết quả. Nếu ở chương trình cũ học sinh được đánh giá ở các
bài thi cuối năm để đánh giá tồn bộ q trình học tập thì ngày nay sự đánh giá được
tính trên cả quá trình học tập và rèn luyện của người học. Chú trọng hơn về khả năng
giải quyết tình huống thực tiễn dựa vào kiến thức đã học.
1.1.2. Văn miêu tả và việc dạy học văn miêu tả ở lớp 5
1.1.2.1. Văn miêu tả
a. Khái niệm
Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Miêu tả là dùng một phương tiện ngôn ngữ
hoặc dùng một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung
được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người” [31; tr.91].
Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi
bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được đối
tượng ấy” [TV4-T1, tr.140].
Văn miêu tả đã vẽ ra những bức tranh thật đầy màu sắc bởi ngôn ngữ sinh động và
cụ thể khiến cho người đọc, người nghe tưởng như những hình ảnh về con người, sự vật,
sự việc đang hiện hữu trước mắt mình. Tuy nhiên, những hình ảnh về cánh đồng, dịng
sơng, một con vật… do văn miêu tả tạo nên không phải là bức ảnh chụp lại, sao chép lại
một cách vụng về. Mà nó là sự kết tinh của những nhận xét tinh tế, những rung động sâu
sắc mà người viết đã thu lượm được khi quan sát cuộc sống thực tế.

Tóm lại, chúng ta có thể hiểu: Miêu tả là việc sử dụng ngơn ngữ văn chương
sinh động, giàu hình ảnh, làm hiện ra trước mắt người đọc, người nghe một bức tranh
cụ thể về một đối tượng (đồ vật, cây cối, con người…) nào đó, đã làm cho chúng ta
chú ý, ấn tượng và cảm xúc sâu sắc về nó.
b. Đặc điểm của văn miêu tả
b.1. Văn miêu tả mang tính thơng báo, thẩm mĩ, chứa đựng tình cảm của

người viết
Văn miêu tả là một loại văn giàu sự sáng tạo, đặc biệt là sự dồi dào về hình
ảnh và cảm xúc. Cùng một đối tượng quan sát nhưng giữa hai người sẽ có sự nhìn
nhận, cách cảm nhận, ý nghĩ và cảm xúc khác nhau. Vì vậy, văn miêu tả sẽ mang đậm
dấu ấn cá nhân, cảm xúc chủ quan của người viết. Khơng có một bài văn miêu


19

tả nào được viết ra với một mục đích là miêu tả đơn thuần mà đó là sự nhìn nhận một
cách tỉ mỉ để đưa ra những nhận định vô cùng tinh tế về sự vật, hiện tượng. Và thông
qua những nhận định ấy, chúng ta có thể cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc,
những thơng điệp ý nghĩa và vô cùng cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm đến cho
người nghe, người đọc.
Ví dụ: Cuộc sống quê tơi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tơi chiếc chổi cọ để
quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy
mùa sau. Chị tơi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều
chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om,
ăn vừa béo vừa bùi. Q tơi có câu hát: “Dù ai đi ngược về xuôi, Cơm nắm lá cọ là
người sông Thao”. Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ q mình.
(Trích Rừng cọ q tơi - Nguyễn Thái Vận) Văn miêu tả khơng chỉ có mục đích thơng
báo mà cịn mang trong mình tính thẩm mĩ rất cao. Thẩm mĩ ở đây khơng đơn giản
chỉ là nói về cái đẹp bản chất bên
ngoài của đối tượng được miêu tả mà nó cịn hướng cho người đọc có cái nhìn đến
những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó là sự hịa mình vào thiên nhiên, hịa mình vào
cộng đồng, phải biết hướng tới những suy nghĩ lạc quan, tích cực. Từ đó, mọi người
sẽ ln vui vẻ và thêm yêu cuộc sống xung quanh nhiều hơn.
Ví dụ: Từ làng, Thủy đi tắt qua đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát
lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh
vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa

ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé
của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải
sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng
trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây
xanh tươi của thành phố.
(Theo Lưu Quang Vũ, TV5 – T1, tr.14)
b.2. Văn miêu tả mang tính sinh động, tạo hình


20

Tính sinh động, tạo hình là đặc điểm quan trọng của văn miêu tả. Vì miêu tả là
cả một nghệ thuật, nó khơng q tỉ mỉ hay cầu kì mà là sự tinh tế trong cách diễn đạt,
cách dùng từ. Miêu tả nhưng khơng có nghĩa là tả càng nhiều càng tốt, tả một cách
dài dịng mà nó phải là sự quan sát, tìm hiểu thật chính xác, nắm cho được cái hồn,
cái dáng vẻ đặc biệt của từng đối tượng (con người, cây cối, cảnh vật,…) định tả, rồi
dùng ngôn ngữ của cá nhân để vẽ và tô điểm thêm cho nó để nó hiện lên thật sinh
động và hấp dẫn trước mắt người đọc, người nghe, gợi cho người ta có cùng suy
nghĩ, cảm nhận với mình.
Ví dụ: Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe.
Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như
những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc
lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu
lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có
gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng
xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giịn. Quanh đó, con gà, con
chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy
chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù
phú, đầm ấm lạ lùng.
(TV5 – T1, tr.10)

Một bài văn được coi là sinh động, tạo hình khi các sự vật, cây cối, con
người,… miêu tả trong đó hiện lên qua từng câu chữ, từng dịng như trong cuộc sống
thực, tưởng như có thể cầm nắm, nhìn thấy được, thậm chí là chạm tay vào được.
Ví dụ: Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm. Gió đưa hương thơm ngát như hương
cau, hương bưởi tỏa khắp khu vườn. Hoa đậu từng chùm, màu tím ngát. Cánh hoa
như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy li ti giữa những cánh hoa.
Mỗi cuống hoa ra một trái. Nhìn trái sầu riêng lủng lẳng dưới cành trông giống
những tổ kiến. Mùa trái rộ vào dạo tháng tư, tháng năm ta.
(TV4 – T2, tr.34)


21

Sự sinh động, tạo hình trong văn miêu tả cịn thể hiện ở cái mới, cái riêng
trong mỗi tác phẩm, nó giúp cho tác giả làm nên một phong cách riêng, bản chất
riêng khơng thể nhầm lẫn với bất kì ai.
Ví dụ: Khi cùng nhìn lên một bầu trời đầy sao nhưng cách miêu tả của các nhà
văn lại khác nhau hồn tồn:
Huy – gơ miêu tả: Nó như một cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt bỏ qn lại
một cái liềm con là vành trăng non.
Ga – ga – rin thì tả: Là những hạt thóc giống mới mà loài người vừa gieo vào
vũ trụ.
Mai – a – cốp – xki lại cho rằng: Những ngôi sao kia như giọt nước mắt của
người da đen.
b.3. Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh
Để viết được một bài văn miêu tả hay, người ta thường chú ý vào cách sử dụng
ngơn ngữ miêu tả. Vì chỉ có ngơn ngữ miêu tả mới có khả năng diễn tả cảm xúc của
người viết một cách chân thực, vẽ được sinh động, tạo hình cho đối tượng miêu tả.
Do đó, ngôn ngữ miêu tả bao giờ cũng là sự phong phú và đa dạng của các động từ,
các tính từ chỉ màu sắc, chỉ tính chất,…có tác dụng gợi tả, gợi cảm, đan xen vào nhau

tạo thành một chùm sáng lung linh trong văn miêu tả. Bên cạnh đó, các biện pháp tu
từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ,…cũng được sử dụng thường xuyên trong
các bài văn miêu tả, làm tăng thêm sức sống, sự sinh động, hấp dẫn cho bài văn. Vì
vậy, ngơn ngữ miêu tả ln tỏa sáng trong lịng người đọc, nó gợi lên trong lịng họ
những cảm xúc, tình cảm, những ấn tượng, từ đó họ như được cảm nhận trực tiếp
cảnh vât, hình ảnh đang diễn ra trước mắt mình.
Ví dụ: Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xơ đuổi nhau trên cao. Nền
trời xanh vời vợi. Con chim sơn ca cất lên tiếng hót tự do, tha thiết đến nỗi khiến
người ta phải ao ước giá mà mình có một đơi cánh. Trải khắp cánh đồng là nắng
chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đòng và
hương sen.
(Theo Đỗ Chu, TV4 – T1, tr.102)


22

Có khi lại là một đoạn văn giàu cảm xúc, thể hiện tình cảm của tác giả đối với
vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước. Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác giả của “Ai đã đặt tên
cho dịng sơng”, chắc phải u q và am hiểu dịng sơng Hương lắm, ơng mới có thể
quan sát sự thay đổi về màu sắc của nó một cách tinh tường “sớm xanh, trưa vàng,
chều tím”.
Ví dụ: Từ Tuần về đây, sơng Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn,
vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên xanh thắm,
và từ đó nó trơi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao
đột khởi như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lưu Bảo mà từ đó, người ta ln ln nhìn thấy
dịng sơng mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con
thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền
trời tây – nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường
miêu tả.
(Trích Ai đã đặt tên cho dịng sơng, Hồng Phủ Ngọc Tường)

b.4. Văn miêu tả có tính chân thật
Một bài văn miêu tả muốn có thể dễ dàng chạm đến cảm xúc, cũng như đi sâu
vào lịng người thì địi hỏi bài văn ấy phải có tính chân thật. Bởi lẽ, tính chân thật mới
là cơng cụ hiệu quả nhất để người đọc có thể cảm nhận bài văn một cách tự nhiên và
sâu sắc. Tố Hữu từng viết: “Văn chương là sự sáng tạo, là tưởng tượng nhưng đừng
có nói dối, đừng có bịa đặt những điều mình khơng nghĩ, khơng cảm thấy chân thật”.
Muốn miêu tả đúng, miêu tả hay trước hết cần miêu tả chân thật. Chân thật ở
đây là chân thật trong quan sát và sự thể hiện những điều quan sát ấy, ngồi ra cịn là
sự chân thật trong cách nghĩ, cách cảm của người viết.
Ví dụ: Cà Mau là đất mưa dông. Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều
mưa. Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó. Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà.
Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn. Trong mưa thường nổi cơn dông.
Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái
đất phập phều và lắm gió, dơng như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với


×