Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập lớn 11183644

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.07 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊ
-------o0o-------

BÀI TẬP
LỚN
Đề tài: Phân tích câu nói “Nước độc lập mà người dân khơng được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì, người
dân chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của hai chữ độc lập khi họ được ăn
no mặc đủ” của Hồ Chí Minh và liên hệ thực tiễn.

Sinh viên: Lê Như Ngọc
Mã sinh viên: 11183644
Lớp: Tư tưởng Hồ Chí Minh (219)_9

HÀ NỘI – 04/2020

MỤC LỤC


I.
Lời mở đầu
II.
Nội dung phân tích
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập tự do và hạnh phúc của nhân dân
1.1. Con đường đi đến độc lập tự do
1.2. Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của
hạnh phúc tự do
1.3. Hạnh phúc tự do là giá trị của độc lập dân tộc
1.4. Tiểu kết
2. Liên hệ Việt Nam ngày nay


3. Kết luận


LỜI MỞ ĐẦU
Với một dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và giữ
nước, hai từ độc lập là thiêng liêng biết chừng nào với mỗi người Việt Nam.
Chúng ta đã có những giây phút lịch sử huy hồng vào ngày 02/09/1945, khi
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa với khẳng định đanh thép: “Nước Việt Nam có quyền hưởng
tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ
vững quyền tự do, độc lập ấy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định cho chúng
ta thấy, tự do độc lập của dân tộc là xứng đáng, là linh thiêng. Và người cịn nói
rõ ràng hơn nữa về trách nhiệm của Nhà nước, của Chính phủ sau khi có độc lập
trong “Thư gửi Ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng” đăng trên Báo
Cứu quốc, số 69, ngày 17/10/1945: “Nước độc lập mà người dân khơng được
hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì, người dân chỉ có
thể hiểu được ý nghĩa của hai chữ độc lập khi họ được ăn no mặc đủ”.
Tự do của bảy mươi lăm năm trước khi nước ta giành được độc lập và tự
do của thời đại bây giờ có lẽ đã khác nhau ít nhiều. Thế nhưng, một điều ln
khơng đổi là tự do độc lập của một đất nước phải hướng tới hạnh phúc, ấm no
của nhân dân. Ngày nay, nhân dân được trao quyền và bảo vệ thông qua một
bản Hiến pháp xác định rõ quyền và lợi ích của nhân dân. Nhân dân được đi bầu
cử để lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước, được
thể hiện quyền công dân cũng như nghĩa vụ cơng dân của bản thân. Đó là hạnh
phúc, ấm no của nhân dân, là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra. Một
điểm hết sức nhất quán và luôn hiện hữu trong các tác phẩm của Người đó là về
xây dựng một Nhà nước của dân, do dân và vì dân, khi mà ở đó, lợi ích của
nhân dân ln được ưu tiên: “việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm, việc gì
có hại cho dân thì phải hết sức tránh”.



Hạnh phúc, tự do của nhân dân mới chính là mục đích cuối cùng, là mục
tiêu hướng tới trong tư tưởng của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ của Đảng, của
Nhà nước. Trong bài viết này, em xin được trình bày quan điểm của mình về
một câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện luận điểm trên: “Nước độc lập
mà người dân không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có
nghĩa lí gì, người dân chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của hai chữ độc lập khi họ
được ăn no mặc đủ”.
Bài viết vẫn cịn thiếu xót, em mong nhận được sự góp ý, sửa chữa từ
thầy!


NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập - tự do
Như đã biết, C. Mác bàn về đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản, Lenin bàn
về đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và tìm con đường giải phóng giai cấp ở
các nước tư bản. Dựa trên những điều ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự vận
dụng sáng tạo để bàn về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và đấu tranh
giải phóng các dân tộc thuộc địa. Người nhận thức được rằng, vấn đề của dân
tộc Việt Nam đó là vấn đề thuộc địa, vấn đề chống chủ nghĩa thực dân, giành
độc lập dân tộc và xây dựng đất nước độc lập.
1.1.

Con đường đi đến độc lập tự do

Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, nhân dân lầm than đọa đày, Bác ln
có tinh thần u nước và ý chí tìm tự do cho dân tộc. Tuy được tiếp xúc từ sớm
với những nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… nhưng
Người khơng đồng tình với cách làm của họ. Do đó, năm 1911, người thanh

niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước. Bơn ba nhiều năm, tìm
hiểu về các cuộc cách mạng lớn trên thế giới, cho đến khi tiếp xúc với Luận
cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, Người mới thốt lên rằng:
“Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con
đường giải phóng chúng ta!”. Và đó chính là con đường giải phóng dân tộc Việt
Nam: “con đường cách mạng vơ sản, giành độc lập dân tộc”. Có thể nói, cách
mạng giải phóng dân tộc là tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách
mạng xã hội chủ nghĩa là sự khẳng định của thành quả cách mạng của giải
phóng dân tộc. Đối với các nước thuộc địa, giải phóng dân tộc thành cơng sẽ
mang đến độc lập tự do cho đất nước, và từ đó tiến lên xây dựng xã hội chủ
nghĩa.
Độc lập dân tộc đồng nghĩa với dân tộc đó có quyền tự quyết dân tộc,
quyền lựa chọn chế độ chính trị - kinh tế - xã hội. Cùng với đó, quyền làm chủ


của nhân dân cũng được đảm bảo, nhân dân phải có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc và tự do phát triển bản thân. Để đảm bảo điều đó, con đường mà Người
lựa chọn là đi lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng một xã hội công bằng – dân chủ văn minh!
1.2.Độc lập dân tộc theo con đường cách mạng vô sản là tiền đề của hạnh phúc
tự do
“Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” là dòng tiêu ngữ của nước ta, tuy đơn
giản nhưng nó thể hiện mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng và tồn
dân Việt Nam nói chung. Với một đất nước thuộc địa như Việt Nam, giành được
độc lập dân tộc là một bước ngoặt lịch sử lớn, nhưng để bước ngoặt đó thực sự
có ý nghĩa và xứng đáng với những mất mát, hy sinh mà nhân dân ta bỏ ra, thì
nhân dân phải được hưởng hạnh phúc tự do. Nếu điều đó khơng được thực hiện
thì độc lập chẳng có nghĩa lí gì.
Độc lập dân tộc là điều mà bất kì dân tộc nào đều mong muốn và sẵn sàng
đấu tranh vì nó. Trong suốt chiều dài lịch sử thế giới, chúng ta đã được chứng
kiến biết bao nhiêu cuộc đấu tranh vì dân tộc, vì độc lập và tự do của chính dân

tộc đó. Đó là sức mạnh vơ cùng. Và khi tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh,
chúng ta nhận thấy độc lập dân tộc trong mắt Người là tự do của nhân dân. Điều
đó được chứng minh qua việc Người nhiệt liệt ủng hộ cho Cánh mạng tháng
Mười Nga. Kết hợp giữa việc tìm hiểu về các cuộc cách mạng lớn, tìm hiểu về
nhân dân các nước thuộc địa với lí luận của Quốc tế Cộng sản, đặc biệt là Luận
cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin, con đường giải phóng dân tộc
của nhân dân ta được khái quát bởi bốn chữ: cách mạng vô sản. Người yêu cầu
được tuyên truyền rộng rãi ở các nước thuộc địa: “Chỉ có chủ nghĩa cộng sản
mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc và nguồn
gốc sự tự do, bình đẳng, bác ái, đồn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi
người và vì mọi người, niềm vui, hịa bình, hạnh phúc”.


Có thể nói, hạnh phúc, tự do của nhân dân đã trở thành thước đo giá trị
của độc lập dân tộc. Người tin rằng đi lên xã hội chủ nghĩa tạo ra cơ hội để mọi
người được phát triển và thể hiện bản thân: “đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”. Nhân dân được làm việc và hưởng thành quả
xứng đáng với việc làm của mình. Mọi người thốt cảnh bần hàn, nghèo khó,
được sống cuộc sống của chính mình, ấm no và hạnh phúc. Có thể thấy, với Chủ
tịch Hồ Chí Minh, tự do và hạnh phúc đó là được hưởng đầy đủ đời sống vật
chất và tinh thần mà chủ nghĩa xã hội đem lại. Đó chính là tính nhân văn cao cả
và tính cách mạng triệt để của Người.
1.3.Hạnh phúc tự do là giá trị của độc lập dân tộc
Trong Tuyên ngơn độc lập tháng 09/1945, Bác đã từng nói: “Nước Việt
Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc
lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Thế nhưng, nếu chỉ có
độc lập tự do mà chưa có ấm no hạnh phúc cho nhân dân thì đó là độc lập kiểu
cũ, là độc lập mà khơng có ý nghĩa. Do đó, có thể nói hạnh phúc tự do là giá trị
của độc lập dân tộc, là thước đo chính xác và thực tế nhất.

Với tư tưởng làm sao để nhân dân thốt khỏi bần cùng, mọi người có cuộc
sống ấm no, khơng cịn lạc hậu, hủ tục và tạo ra xã hội cơng bằng, bình đẳng,
Người đã chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ việc giành độc lập
theo con đường cách mạng vô sản đã là một phần khẳng định chủ nghĩa xã hội
trong chặng đường phát triển phía trước của đất nước ta. Trong hồn cảnh lịch
sử khi đó, từ một nước thuộc địa, bị áp bức bóc lột thậm tệ, nền nơng nghiệp lạc
hậu, công nghiệp và khoa học kĩ thuật gần như không phát triển, nước ta đã tiến
thẳng lên xã hội chủ nghĩa bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa. Người quan niệm
rằng, chủ nghĩa xã hội là cơ hội để mỗi người dân được phát triển bản thân và
tạo ra cuộc sống tốt hơn. Đó là tư tưởng cốt lõi, là cống hiến quý giá của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cho sự phát triển dài lâu của Đảng và của đất nước ta.


Bác khẳng định “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là
chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một
nước đều là phân công làm đầy tớ cho dân”, bởi chủ nghĩa xã hội là thành quả
đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng cầm quyền và dân làm
chủ. Do đó, nhân dân phải là mục tiêu, là động lực để phát triển. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã sớm phát hiện ra giá trị của chủ nghĩa xã hội. Đó là: chủ nghĩa xã
hội là thước đo giá trị của độc lập dân tộc, đồng thời tạo ra sức mạnh để bảo vệ
vững chắc độc lập dân tộc và tự bảo vệ chính mình.
Tự do là tự chủ đất nước, là con người được làm chính mình và là nhiệm
vụ của Đảng, của Nhà nước: làm cho ai ai cũng có tự do, tự do cho mọi người
và cho cả đất nước. Đó cũng chính là niềm hạnh phúc trọn vẹn trong tư tưởng
mà Người hướng tới. Tuy nhiên, trong thực tế, người nghèo, người khốn khổ
trong xã hội còn nhiều, tức là nhân dân vẫn “còn thiếu” hạnh phúc. Vậy nên, cả
đất nước cần chung tay góp phần tạo nên những giá trị hạnh phúc. Học tập và
làm theo tấm gương của Bác, Đảng ta vẫn là chỗ dựa vững chắc, nhận được sự
tin tưởng và ủng hộ của nhân dân, là người đầy tớ trung thành của nhân dân,
cùng kiến tạo hạnh phúc cho đất nước.

1.4.

Tiểu kết

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm thấy câu trả lời cho vấn đề giải phóng dân
tộc nói riêng và vấn đề giải phóng xã hội, giải phóng con người nói chung qua
chủ nghĩa xã hội. Độc lập gắn liền chủ nghĩa xã hội là tư tưởng xuyên suốt của
Người, đặt nền móng cho việc giải phóng dân tộc và giải phóng quyền con
người, đảm bảo nhân quyền và dân chủ trong thời kì phát triển đầy khó khăn
của đất nước. Bác đã nêu lên tư tưởng đầy đúng đắn: cách mạng là sự nghiệp
của dân, do dân và vì dân. Cách mạng thành công dẫn tới việc xây dựng một
nhà nước kiểu mới, ở đó những quyền tự do, dân chủ và bình đẳng giữa các tầng
lớp nhân dân được đảm bảo và càng những tầng lớp nghèo khổ nhất, không ý
thức được quyền con người của bản thân cũng được quan tâm.


Để tạo ra tự do hạnh phúc không chỉ là việc riêng của Đảng và Nhà nước,
đó là việc chung của toàn dân tộc, từ những việc cụ thể như đùm bọc lẫn nhau,
phát huy truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam… và hơn hết là yêu
nước, yêu đồng bào, yêu những hy sinh của bậc cha ông cho nền tự do hạnh
phúc ngày hôm nay. Là một người sinh viên trách nhiệm ấy lại càng to lớn với
câu nói của Bác: “Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”. Phát
triển và hồn thiện bản thân để có đủ khả năng góp công sức đưa Việt Nam phát
triển cùng thế giới là trọng trách nặng nề nhưng vô cùng vinh dự của tầng lớp
sinh viên Việt.
2. Liên hệ Việt Nam ngày nay
Trong suốt những năm xây dựng đất nước, Bác luôn chú trọng đến việc
mang tri thức đến cho mọi người dân, để “ai cũng được học hành”. Đó là hành

động đúng đắn mang tầm thời đại và lâu dài, tạo điều kiện để dân tộc Việt Nam
được làm chủ bản thân và làm chủ xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh
mẽ như hiện nay, dân tộc nào khơng ý thức tự phát triển và hội nhập sẽ bị tụt
hậu, không theo kịp xu thế phát triển như vũ bão của thế giới. Nhìn vào những
thành tựu về kinh tế - chính trị - xã hội mà nước ta đạt nước, chúng ta cần kính
cẩn nghiêng mình trước tầm nhìn sáng suốt của Bác từ đầu những thập kỉ của
thế kỉ XX.
Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường, có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích
phát triển nền kinh tế là hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh
tế để xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cao và nâng cao đời sống nhân dân.


Trong 30 năm đã qua, sự phát triển của Việt Nam được đánh giá là rất
đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế năm 1986 tạo cơ hội cho kinh tế phát triển
nhanh chóng, đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và mức thu nhập này đang tăng
dần theo thời gian. Từ năm 2002 đến năm 2018, hơn 45 triệu người đã thoát
nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống dưới 6%; GDP đầu người
tăng khoảng 2,5 lần, đạt ngưỡng 3000 USD năm 2019. Tăng trưởng GDP theo
dự báo ở mức cao, tỉ lệ lạm phát giữ ở mức ổn định (hơn hoặc bằng 4% trong
nhiều năm gần đây), cán cân thương mại ổn định và được hỗ trợ bằng nguồn
vốn FDI lên tới gần 18 tỉ USD trong năm 2019 (24% tổng vốn đầu tư cho nền
kinh tế) là những điểm sáng trong kinh tế của nước ta.
Cơ cấu dân số và xã hội của nước ta có sự thay đổi đáng kể qua những
năm gần đây. Dân số Việt Nam năm 1986 xấp xỉ 60 triệu người thì đến tháng
04/2019 đã đạt 96,2 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và được dự báo sẽ
còn tăng lên mức 120 triệu người vào năm 2050. Sự phát triển nhanh chóng về
dân số đem lại cơ hội để phát triển nhưng cũng có nhiều thách thức. Dễ dàng

thấy, thị trường Việt Nam trở thành thị trường tiềm năng cho cả nhà đầu tư trong
và ngồi nước (chỉ cần cung cấp hàng hóa cho 1% dân số Việt Nam người đó sẽ
trở thành triệu phú). Đông dân cũng đồng nghĩa với lực lượng lao động nước ta
dồi dào, tạo điều kiện cho phân cơng lao động xã hội. Chúng ta có đủ số lượng
lao động để phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, bảo đảm nền kinh
tế đa dạng hóa. Tuy nhiên những thách thức từ dân số của Việt Nam là rất lớn,
đáng kể như các vấn đề về việc làm, môi trường sống, khan hiếm tài nguyên và
tệ nạn xã hội. Việt Nam vẫn đang ở thời kì dân số vàng, là thời kì thuận lợi cho
việc tiết kiệm và đầu tư cũng như phát triển mọi mặt. Tuy nhiên điều đáng quan
tâm là xu hướng già hóa dân số cũng đang phát triển nhanh chóng. Hiện nay xấp
xỉ 70% dân số có độ tuổi dưới 35 nhưng tầng lớp trung lưu cũng đang hình
thành và chiếm 13% dân số (tỉ lệ này dự báo tăng lên 26% vào năm 2026). Điều


này tạo ra thách thức lớn trong vấn đề an sinh xã hội để có thể đáp ứng các nhu
cầu của xã hội già hóa dân số với tốc độ nhanh trong khi còn nhiều người vẫn
còn nghèo, cận nghèo.
Một điểm đáng tự hào của Việt Nam đó là chỉ số Vốn con người (HCI)
xếp hạng khá cao: 48/157 quốc gia và vùng lãnh thổ trên Thế giới; đứng thứ hai
ở ASEAN sau Singapore. Việt Nam là nước có chỉ số HCI cao nhất trong các
quốc gia có thu nhập trung bình, tuy nhiên khoảng cách giữa các địa phương
cịn lớn, trình độ lực lượng lao động của nước ta còn chưa cao, cần được nâng
cao để phát huy năng lực sản xuất hiệu quả.
Thêm vào đó, sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng ở
nước ta trong nhiều năm qua góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội đi lên theo
chiều hướng tích cực. Nguồn lực phát triển cơ sở hạ tầng ngày càng lớn và đa
dạng. Nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng luôn được sự quan tâm chu đáo của
Đảng và Nhà nước. Theo ước tính của World Bank (Ngân hàng Thế giới), nhu
cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong tương lai sẽ lên tới xấp xỉ 25 tỷ
USD mỗi năm. Cơ cấu nguồn vốn được mở rộng với sự tham gia chủ đạo của

chính phủ, bên cạnh đó là sự đóng góp của doanh nghiệp và nhân dân. Nhiều
hình thức đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đã được xem xét và triển khai như các
dự án giao thơng theo hình thức BOT, BTO… Nhờ có sự đầu tư lớn, cơ sở hạ
tầng nước ta đã phần nào đáp ứng được yêu cầu phát triển chung của đất nước,
góp phần bảo đảm tốc độ tăng trưởng. Ngoài ra, nâng cao cơ sở hạ tầng đã góp
phần kết nối các lĩnh vực, vùng miền khác nhau trong cả nước, nâng cao đời
sống tinh thần của nhân dân, tạo điều kiện để cả xã hội cùng phát triển.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội ở nước ta thì vấn đề
môi trường đang xuống cấp do những tác động tiêu cực của tốc độ phát triển
nhanh. Tổng năng lượng tiêu thụ của nước ta tăng gấp ba lần trong mười năm
qua, nhu cầu tăng cao trong khi năng suất chưa theo kịp. Vấn đề cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên đã và đang nhận được sự quan tâm lớn của cả xã hội khi các


ngành khai thác than, cát, thủy sản, gỗ… đều chưa có kế hoạch cụ thể để khai
thác bền vững và hiệu quả hơn. Thêm vào đó, là một nước có đường bờ biển
dài, sự biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu đi đã và đang tạo ra những ảnh
hưởng lớn đến cuộc sống của người dân, đặc biệt là những gia đình có hồn
cảnh khó khăn.
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được những tác động tiêu cực của tăng
trưởng đối với môi trường và xã hội Việt Nam. Những chính sách thích hợp
được đưa ra sẽ góp phần giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách
hiệu quả, tạo cơ hội cho tăng trưởng bền vững như: Nghị quyết số 24 NQ/TW
(năm 2013), Nghị quyết số 08/ NQ-CP (năm 2014); các chương trình, hội nghị
trong và ngồi nước cũng được nước ta tích cực tổ chức và tham gia… Những
việc làm trên góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm chủ động ứng phó,
phịng tránh thiên tai, hướng tới phát triển bền vững, sử dụng tài ngun hiệu
quả và hợp lí. Sự ứng phó chủ động và tích cực sẽ giảm bớt những thách thức về
lương thực, nghèo đói… trong tương lai.
3. Kết luận

Qua q trình tìm hiểu câu nói của Bác: “Nước độc lập mà người dân
không được hưởng hạnh phúc tự do thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lí gì, người
dân chỉ có thể hiểu được ý nghĩa của hai chữ độc lập khi họ được ăn no mặc
đủ”, ta đã hiểu thêm về một tư tưởng đi trước thời đại của Người. Độc lập tự do
là quyền của mọi con người, mọi dân tộc và hạnh phúc ấm no là điều quý giá
nhất mà nó mang lại. Cách hiểu của Bác như như kim chỉ nam cho những người
cán bộ lãnh đạo – những người đầy tớ của nhân dân, có thể ln nhìn thấy và
nhìn rõ mục tiêu hướng tới. Trong mỗi hành động, quyết định của Đảng viên,
cán bộ sẽ luôn lấy dân làm gốc, lấy hạnh phúc của dân làm đích đến. Có như
vậy, Đảng và Nhà nước mới ln nhận được sự tín nhiệm và tin yêu của nhân
dân.


Hiện nay nước ta đang trong thời kì hịa bình và tiến hành xây dựng đất
nước đi lên Chủ nghĩa xã hội, nhưng các lực lượng thù địch luôn ra sức phá hoại
chế độ và hệ thống chính trị của nước ta bằng nhiều biện pháp khác nhau.
Chúng ta cần có thái độ cảnh giác và ln sẵn sàng chung sức đồng lòng cùng
với Đảng và Nhà nước xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn. Ở
đó, tư tưởng và lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng để
chúng ta noi theo, học tập và rèn luyện.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia sự thật
2. Trang web />3. Trang web />4. Trang web />5. Trang web />


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×