ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUẾ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN, 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ HUẾ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT RAU AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Mã số ngành: 8.62.01.15
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. KIỀU THỊ THU HƯƠNG
THÁI NGUYÊN, 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực, chưa từng được ai sử dụng trong bất kì cơng trình
nghiên cứu nào khác. Các thơng tin, trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Học viên
Nguyễn Thị Huế
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện đề tài tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp
đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Để có thể hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp “Thực trạng và giải
pháp phát triển sản xuất rau an tồn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Ngun”. Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào
tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong q trình học tập và hồn thành
luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Kiều Thị Thu
Hương đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài luận
văn tốt nghiệp này.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân vẫn chưa
có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên trong đề tài cịn nhiều thiếu xót, tơi rất
mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ để đề tài của tơi
được hồn thiện hơn.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2020
Học viên
Nguyễn Thị Huế
3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC .......................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................vii
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ...........................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề nghiên cứu................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn ................................. 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................. 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................... 3
4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 3
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI............................................ 5
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.1.1. Một số lý thuyết về sản xuất và sản xuất rau an toàn ............................. 5
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn......................................... 14
1.1.3. Hiệu quả kinh tế và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất rau
an toàn ............................................................................................................. 16
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.................. 18
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 23
1.2.1. Tình hình sản xuất rau an tồn ở một số địa phương hiện nay .............
23
Bắc Ninh.......................................................................................................... 23
1.2.2. Tình hình sản xuất rau an toàn một số nước trên thế giới .................... 25
1.3. Những hạn chế của sản xuất RAT ở nước ta hiện nay............................. 28
4
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................... 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Phú Bình ................................. 30
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...................................................................... 33
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 35
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 36
2.3.1. Chọn địa điểm nghiên cứu .................................................................... 36
2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu................................................................ 36
2.3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................ 37
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu............................................................................ 38
2.4.1. Chỉ tiêu định tính................................................................................... 38
2.4.2.Chỉ tiêu định lượng ................................................................................ 38
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................... 40
3.1. Thực trạng sản xuất rau và RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ............... 40
3.1.1. Thực trạng sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình.......................... 40
3.1.2. Thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ....................... 42
3.1.3.Thực trạng tiêu thụ RAT trên địa bàn huyện Phú Bình ......................... 44
3.1.4. Thực trạng sản xuất RAT của các hộ trên địa bàn các xã nghiên cứu.. 49
3.1.5. Thực trạng kinh doanh rau an toàn trên địa bàn huyện......................... 60
3.1.6. Nhu cầu sử dụng rau an toàn hiện nay của người dân trên địa bàn ...... 62
3.2. Phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển sản xuất rau an
tồn tại huyện Phú Bình .................................................................................. 65
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an tồn
trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên............................................. 70
3.3.1. Phương hướng phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ............................. 70
3.3.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT ........ 70
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75
5
1. Kết luận ....................................................................................................... 75
2. Kiến nghị ..................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 78
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi theo thông tư
50/2016/TT-BYT .............................................................................................. 8
Bảng 1.2: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi........ 12
Bảng 1.3: Ngưỡng giới hạn các vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi ............. 13
Bảng 3.1: Sản xuất rau tại huyện Phú Bình giai đoạn 2017 – 2019 ............... 40
Bảng 3.2: Cơ cấu mùa vụ trong sản xuất rau trên địa bàn huyện Phú Bình giai
đoạn 2017-2019............................................................................................... 41
Bảng 3.3: Tình hình sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú Bình
từ 2017-2019 ................................................................................................... 43
Bảng 3.4: Tình hình tiêu thụ RAT một số xã trên địa bàn huyện Phú Bình
năm 2019 ......................................................................................................... 45
Bảng 3.5: Giá một số loại RAT so với rau thông thường rên địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................... 47
Bảng 3.6. Mức tiêu thụ RAT trên địa bàn các xã nghiên cứu năm 2019........ 48
Bảng 3.7. Một số thông tin về hộ sản xuất RAT trên địa bàn......................... 49
Bảng 3.8: Mức độ sử dụng phân bón của các hộ dân trên địa bàn
nghiên cứu ....................................................................................................... 52
Bảng 3.9: Tình hình sử dụng thuốc BVTV các hộ dân trên địa bàn............... 54
Bảng 3.10. Điều kiện về cơ sở hạ tầng sản xuất của các hộ dân trên địa bàn 56
Bảng 3.11.Mức chi phí sản xuất giữa một số loại RAT và RTT .................... 57
trên 1 ha diện tích ............................................................................................ 57
Bảng 3.12: Hiệu quả sản xuất giữa rau an toàn và rau truyền thống trên đơn vị
1 ha................................................................................................................... 58
Bảng 3.13.Mức tiêu thụ một ngày tại cửa hàng bán lẻ RAT trên địa bàn ...... 60
Bảng 3.14: Mức tiêu thụ rau tại cửa hàng bán lẻ RAT của các nhóm
đối tượng ......................................................................................................... 61
Bảng 3.15: Mức tiêu thụ rau trung bình và tỷ lệ mua rau tại các địa điểm của
người dân trên địa bàn..................................................................................... 63
Bảng 3.16: Lý do người tiêu dùng khơng mua và sử dụng rau an tồn.......... 64
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
BVTV
: Bảo vệ thực vật
RAT
: Rau an toàn
ĐVT
: Đơn vị tính
HTX
: Hợp tác xã
NN
: Nơng
nghiệp
PTNT
: Phát triển nơng thơn
RTT
: Rau truyền thống
VSATTP
: Vệ sinh an toàn thực phẩm
UBND
: Uỷ ban nhân dân
CBKN
: Cán bộ khuyến nông
8
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên đề tài luận văn: Thực trạng và giải pháp phát triển rau an toàn
trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Ngun
Ngành: Kinh tế nơng nghiệp
Người thực hiện: Nguyễn Thị Huế
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ
rau an tồn trên địa bàn huyện thơng qua khảo sát, đánh giá sản xuất, tiêu thụ
rau an toàn trên địa bàn nghiên cứu, đề tài tập trung phân tích những yếu tố
thuận lợi, hạn chế, khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu
thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu, để từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát triển sản xuất rau an tồn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh
Thái Ngun.
Với 2 cơng cụ chính là phiếu điều tra đã xây dựng sẵn và phân tích
SWOT để thu thập số liệu theo các nội dung nghiên cứu đã đặt ra.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn
huyện Phú Bình vẫn cịn ở quy mơ nhỏ lẻ, chưa đồng bộ. Diện tích sản xuất
RAT cịn thấp, vùng sản xuất RAT tập trung chủ yếu ở một một số xã như
Dương Thành, Bảo Lý, Nhã Lộng, Tân Đức,... tuy nhiên diện tích khơng lớn.
Quy mơ sản xuất nhỏ lẻ, số lượng doanh nghiệp, đơn vị đầu tư và thu mua chế
biến tiêu thụ sản phẩm RAT còn hạn chế, các khâu sản xuất, sơ chế, chế biến
cịn thủ cơng, thiếu đồng bộ, nhất là khâu bảo quản nơng sản.
Trong sản xuất rau an tồn hiện nay đang gặp một số khó khăn, hạn
chế: Điều kiện về thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, gây khó khăn trong
gieo trồng và sản xuất rau. Mặt khác giá vật tư đầu vào cho sản xuất không ổn
định, luôn trong xu hướng tăng dần trong khi đầu ra của sản phẩm rau bấp
bênh, khơng ổn định. Cùng với đó là tình trạng thiếu hụt lao động nơng thơn
trẻ, khỏe do chuyển đi làm ăn xa và chuyển sang làm ngành nghề dịch vụ
9
khác có thu nhập cao hơn. Hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến
hết sức phức tạp, lây lan trên diện rộng gây khó khăn đối với việc lưu thơng
hàng hóa và thị trường một số loại hàng nơng sản, ảnh hưởng rất lớn đến sản
xuất của HTX, người dân sản xuất RAT nói riêng và người dân sản xuất nơng
nghiệp nói chung.
Để đẩy mạnh phát triển sản xuất rau an toàn cần thực hiện đồng bộ
một số giải pháp chủ yếu như: Xác định được các nhân tố chính ảnh hưởng
đến q trình phát triển và tiêu thụ RAT. Trong đó nhà nước giữ vai trị quan
trọng trong việc trợ giúp và khuyến khích ngành RAT phát triển thơng qua
các chủ trương và các chính sách cụ thể. Chính quyền huyện Phú Bình sớm
thống nhất quy trình sản xuất RAT trên địa bàn huyện, quy hoạch vùng sản
xuất RAT tập trung mới, lựa chọn những chủng loại rau canh tác phù hợp với
điều kiện tự nhiên của từng vùng, từ đó xây dựng những vùng sản xuất RAT
điển hình. Ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất
RAT, tăng cường đầu tư hạ tầng phục vụ các vùng sản xuất RAT tập trung
chuyên canh. Đẩy mạnh công tác hỗ trợ về mặt kỹ thuật trong việc phát triển
sản xuất và tiêu thụ RAT trong điều kiện hội nhập, đây là nội dung rất quan
trọng trong chiến lược phát triển ngành RAT. Đồng thời tăng cường công tác
khuyến nông, tiếp tục xây dựng hoàn thiện tổ chức mối quan hệ gắn kết chặt
chẽ giữa các khâu sản xuất và tiêu thụ RAT nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp
của ngành hàng RAT.
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Nước ta là một nước đang phát triển với nông nghiệp là ngành sản xuất
vật chất chính, với trên 80% dân số là làm nơng nghiệp, trong những năm
qua, Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách
thiết thực để phát triển ngành nông nghiệp.
Ngày nay, cuộc sống của con người gắn liền với rất nhiều sản phẩm từ
nông nghiệp. Trong đó, các sản phẩm như thịt, cá, trứng sữa, rau củ quả là
những sản phẩm vô cùng thiết yếu mà con người sử dụng mỗi ngày, ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử dụng. Bởi vậy yếu tố vệ sinh an
tồn thực phẩm ln là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay không chỉ
đối với người tiêu dùng mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Một trong những
sản phẩm thiết yếu đang được người tiêu dùng quan tâm về chất lượng đó là
sản phẩm rau xanh.
Rau xanh cung cấp cho con người rất nhiều loại vitamin có lợi đối với
cơ thể con người, cung cấp các yếu tố vi lượng cũng như các chất bảo vệ,
giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng. Các loại rau lá
màu xanh sẫm và các loại rau, quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A
giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng; chất sắt giúp chống thiếu máu, thiếu sắt, cơ
thể trẻ em tăng trưởng và phát triển tốt. Bởi vậy, nhu cầu sử dụng rau xanh an
toàn của người tiêu dùng đòi hỏi yêu cầu ngày một cao hơn cả về hình thức
lẫn chất lượng.
Hiện nay, các mặt hàng từ rau, củ quả được bày bán tràn lan trên thị
trường với nhiều mẫu mã, chủng loại, tuy nhiên việc đánh giá chất lượng sản
phẩm đó có an tồn đối với sức khỏe con người, có đạt tiêu chuẩn về
VSATTP hay khơng vẫn là vấn đề rất khó đánh giá đối với người tiêu dùng.
Vì vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần nhân rộng các mơ hình sản xuất rau
sạch, rau an tồn ngày một phát triển về quy mơ, số lượng và chất lượng,
cung cấp sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn VSATTP đối với người tiêu dùng.
Phú Bình là một huyện trung du thuộc tỉnh Thái Nguyên, người dân
trên địa bàn sinh sống chủ yếu là làm nông nghiệp. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc sử dụng rau sạch an tồn cũng như lợi ích kinh tế từ việc trồng
rau sạch mang lại. Những năm gần đây, huyện Phú Bình đã tập trung khuyến
khích thành lập mới các hợp tác xã nông nghiệp trên cơ sở phát huy thế mạnh
mỗi vùng, quan tâm định hướng tổ chức sản xuất, đặc biệt là xây dựng mơ
hình trồng rau củ quả VietGap. Sự hình thành và hoạt động hiệu quả của các
hợp tác xã này đang trở thành điểm tựa giúp người nông dân trên địa bàn
huyện phát triển kinh tế và vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh những kết quả đạt được, người trồng rau an toàn trên địa bàn
huyện vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ bao gồm cả yếu tố
khách quan và chủ quan trong việc sản xuất như điều kiện thời tiết khắc
nghiệt, khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm…
Xuất phát từ thực tế đó, tơi chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải
pháp phát triển sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái
Nguyên” để tìm ra giải pháp phát triển sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú
Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn
huyện thơng qua điều tra tình hình sản xuất rau của 90 hộ dân trồng rau trên
địa bàn huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
- Phân tích những yếu tố thuận lợi, hạn chế, khó khăn và thách thức ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn nghiên cứu.
- Đưa ra hướng giải quyết nhằm phát triển sản xuất RAT trên địa bàn
huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình sản xuất RAT hiện nay trên địa bàn huyện Phú Bình về diện
tích, năng suất, sản lượng.
- Những yếu tố thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến q trình sản xuất
RAT trên địa bàn huyện Phú Bình.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập các năm 2016, 2017,
2018. Số liệu sơ cấp được thu thập năm 2019.
- Về không gian: Thu thập số liệu trên tồn bộ huyện Phú Bình. Số liệu
sơ cấp thu thập theo phương pháp điều tra chọn mẫu.
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu sản xuất, thị
trường tiêu thụ rau an toàn so sánh với rau thông thường
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
- Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên
quan đến sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Từ việc nghiên cứu đề tài, thu thập
được các số liệu khoa học, từ đó đánh giá được cụ thể hiệu quả kinh tế từ các
mơ hình trồng rau an toàn trên địa bàn huyện.
- Qua việc nghiên cứu thực trạng sản xuất RAT trên địa bàn huyện Phú
Bình, tơi đánh giá được cụ thể hiệu quả kinh tế từ các mơ hình trồng rau an
tồn trên địa bàn huyện.
- Góp phần hồn thiện cơ sở lý luận về RAT, kết quả nghiên cứu từ đề
tài được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những người có nhu cầu nghiên
cứu về RAT, là căn cứ cơ sở giúp chính quyền huyện Phú Bình đề ra những
chiến lược phát triển sản xuất kinh tế mới trong tương lai.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Đánh giá khách quan các tác nhân tham gia vào sản xuất RAT, phân
tích lợi ích tài chính đối với các tác nhân.
- Giúp nhà sản xuất, doanh nghiệp, các cá nhân trong sản xuất RAT
tăng khả năng cải thiện mục tiêu cung cấp cho thị trường, người tiêu dùng các
sản phẩm RAT.
- Khép kín quy trình sản xuất RAT nhằm nâng cao chất lượng rau sạch
cũng như chất lượng của các mặt hàng nông sản trong nước, hướng tới xuất
khẩu sang các thị trường trong nước và quốc tế.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là căn cứ cơ sở, giúp cho các nhà
quản lý đánh giá được hiệu quả từ việc sản xuất RAT, từ đó đưa ra một số
giải pháp để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu còn tồn tại nhằm
phát triển sản xuất rau an toàn tại địa phương. Tác giả hy vọng rằng những
giải pháp mà đề tài đề xuất sẽ được ngành nơng nghiệp địa phương huyện Phú
Bình tham khảo, vận dụng và áp dụng vào thực tiễn chỉ đạo, quản lý sản xuất,
góp phần phát triển nơng nghiệp địa phương.
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Một số lý thuyết về sản xuất và sản xuất rau an toàn
1.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất: là một quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào để tạo ra sản
phẩm đầu ra. Nó là q trình tạo ra dịng của cải vật chất khơng có sẵn trong
tự nhiên nhưng lại rất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Đầu vào của sản xuất bao gồm nhiều yếu tố tác động lẫn nhau như sau:
Lao động, vốn, đất đai, máy móc và các tổ chức quản lý,…
Đầu ra là kết quả của quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào tạo ra sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Yếu tố đầu vào và đầu ra thể hiện quan hệ qua hàm sản xuất:
Q = F(X1, X2… Xn)
Trong đó:
Q là sản lượng sản xuất ra
X ( i=1,n) là yếu tố đầu vào
- Kênh phân phối sản phẩm: Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân
hay những cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia
vào q trình tạo ra dịng vận chuyển hàng hóa dịch vụ từ người sản xuất đến
người tiêu dùng hàng hóa của người sản xuất. Tất cả những người tham gia
vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh, các thành viên nằm
giữa người sản xuất và người tiêu dùng là những trung gian thương mại, các
thành viên này tham gia nhiều kênh phân phối và thực hiện các chức năng
khác nhau. Các loại kênh phân phối:
+ Kênh tiêu thụ trực tiếp: Đây là kênh tiêu thụ sản phẩm bằng cách
người sản xuất trực tiếp đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, không qua trung
gian.
+ Kênh tiêu thụ gián tiếp: Là kênh người sản xuất bán sản phẩm của
mình cho người tiêu dùng qua một hay một số trung gian, như người thu gom,
người bán buôn, bán lẻ. Tùy theo mức độ của một hay nhiều trung gian mà ta
có các kênh tiêu thụ: kênh 1, kênh 2, kênh 3 và kênh 4.
1.1.1.2.Khái niệm về rau an toàn
Rau an toàn là những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn
lá, thân, củ, hoa, quả, hạt, các loại nấm thực phẩm…) được sản xuất, thu
hoạch, sơ chế, bao gói, bảo quản theo quy trình kỹ thuật bảo đảm tồn dư về vi
sinh vật, hóa chất độc hại dưới mức giới hạn tối đa cho phép theo quy định.
Theo Bộ NN&PTNT: “Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả những
loại rau ăn củ, thân, lá, hoa, quả có chất lượng đúng với đặc tính giống của
chúng, hàm lượng các chất độc và mức độ ô nhiễm các sinh vật gây hại dưới
mức tiêu chuẩn cho phép, an toàn cho người tiêu dùng và mơi trường thì
được coi là rau đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gọi tắt là rau an toàn”.
Rau an toàn là rau khi sản xuất vẫn sử dụng phân hóa học và các chất
BVTV, song có giới hạn. Chất lượng rau sản xuất ra có các tiêu chuẩn về: dư
lượng thuốc BVTV; gốc nitrat và các yếu tố độc hại gây bệnh khác trong rau
nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe
cho người tiêu dùng.
- Rau an tồn là rau khơng có đất, cát, rác hoặc các chất bám vào thân,
lá, cành của rau.
- Rau an toàn là rau được thu hái, sử dụng đúng lúc rau có khả năng
cho năng suất, chất lượng cao nhất của từng đợt và từng lứa thu hái.
- Rau an toàn là rau tươi khơng chứa các tạp chất khác, có bao bì vệ
sinh sạch, bảo đảm đến người sử dụng ăn ngon, tươi và an tồn.
- Rau an tồn khơng chứa các dư lượng độc hại vượt quá ngưỡng cho
phép theo tiêu chuẩn vệ sinh y tế không bị nhiễm các hóa chất, thuốc BVTV,
hàm lượng nitrat, kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh khác.
Tóm lại: rau an tồn phải đảm bảo các u cầu sau:
- Không chứa dư lượng thuốc sâu quá mức cho phép.
- Không chứa lượng Nitrat quá mức cho phép.
- Khơng chứa các vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh cho người và gia
súc, gia cầm (kể cả ăn sống và nấu chín ngay khi ăn và cả một thời gian sau
khi ăn).
- Không tồn dư một số kim loại nặng như: thủy ngân (Hg), chì (Pb),…
quá ngưỡng cho phép.
Tiêu chuẩn rau an tồn
Hiện nay, các mặt hàng nơng sản trên thế giới và tại Việt Nam đều được định
hướng canh tác theo những tiêu chuẩn đảm bảo an toàn và chất lượng. Đây sẽ
là những tiêu chuẩn điển hình, giúp nâng cao chất lượng nơng sản cũng như
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt giúp tăng tính an tồn cho
nơng sản. Có hai tiêu chuẩn cho rau an tồn và rau sạch đó là:
*VietGAP: (Vietnamese Good Agricultural Practices)
Có nghĩa là Thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm
sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn ni.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân
sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất
lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người
tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Tiêu chuẩn VietGAP được tóm gọn trong bốn nhóm nội dung cơ bản
gồm: tiêu chuẩn về kỹ thuật sản phẩm, an toàn thực phẩm, môi trường làm
việc và truy xuất nguồn gốc.
*Global GAP:
Global GAP (Global Good Agricultural Practice) có nghĩa là thực hành
nơng nghiệp tốt toàn cầu. Tiêu chuẩn Global GAP với hơn 100 tiêu chí kiểm
sốt gần như tồn bộ các yếu tố trong canh tác hóa học như làm sạch nguồn
đất, nguồn nước; lựa chọn con/cây giống mạnh khỏe ít bệnh tật; sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép, ưu tiên chọn các loại
thuốc có nguồn gốc an toàn cho người sử dụng.
Tiêu chuẩn Global GAP cũng yêu cầu các nhà sản xuất phải thiết lập
một hệ thống kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm xuyên suốt bắt đầu từ
khâu sửa soạn nông trại canh tác đến khâu thu hoạch, chế biến và tồn trữ.
Người sản xuất phải tạo nhật ký canh tác đầy đủ (ghi chép lại tồn bộ q
trình sản xuất, bắt đầu từ khâu xuống giống đến khi thu hoạch và bảo quản)
để phòng ngừa khi xảy ra sự cố như là ngộ độc thực phẩm hay dư lượng hóa
chất vượt ngưỡng cho phép và có thể truy nguyên được nguồn gốc.
Bảng 1.1: Dư lượng thuốc BVTV tối đa cho phép trong rau tươi theo thông tư
50/2016/TT-BYT
Tên thuốc
Mức giới hạn
Tên thuốc
(mg/kg)
Mức giới hạn
(mg/kg)
Aldrin* & Dieldrin*
0,1
Methyl parathion
0,2
Carbaryl
5,0
Monocrothophos **
0,2
Diazinon
0,5 - 0,7
Phosalon
1,0
Dichlorvos **
0,5
Phosphamidon
0,2
Dimenthroat
0,5 - 1,0
Trichlorphon
0,5
Endosulfan **
2,0
Pirimiphos - Methyl
2,0
Endrin
0,02
Carbosulfan **
0,5
Fenitrothion
0,5
Cartap
0,2
Heptachlor *
0,05
Methamidophos **
1,0
Lindan *
0,5
Cypermethrin
1-2
Malathion
8,0
Permethrin
5,0
Methidathion
0,2
(Nguồn: Thơng tư 50/2016/-BYT)
Chú thích: *: Thuốc cấm sử dụng ở Việt Nam
** : Thuốc cấm sử dụng trên rau ở Việt Nam
Theo thông tư số 10/2020/TT-BNNPTNT ngày 9/9/2020 của Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn ban hành danh mục Danh mục thuốc bảo vệ
thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam trong đó: Thuốc trừ sâu 861 hoạt
chất với 1821 tên thương phẩm; Thuốc trừ bệnh: 587 hoạt chất với 1282 tên
thương phẩm; Thuốc trừ có: 241 hoạt chất với 702 tên thương phẩm; Thuốc
trừ chuột 8 hoạt chất với 26 tên thương phẩm; Thuốc điều hòa sinh trưởng: 54
hoạt chất với 157 tên thương phẩm; Chất dẫn dụ côn trùng: 8 hoạt chất với 8
tên thương phẩm; Thuốc trừ ốc: 31 hoạt chất với 151 tên thương phẩm.
*Tiêu chuẩn vùng sản xuất rau an toàn
- Vùng sản xuất rau phải có diện tích canh tác tập trung theo đơn vị
hành chính thơn, bản hoặc xã.
- Vị trí vùng canh tác: phải nằm trong vùng rau quy hoạch phát triển
rau an tồn của thành phố, thị xã, huyện khơng gần nơi bị ô nhiễm như khu
công nghiệp, bệnh viện, khu chứa rác thải, nghĩa trang,…
- Đất canh tác có tính lý hóa phù hợp với sự phát triển của cây rau,
thường xun được bón phân, duy trì độ phì của đất, có nguồn nước tưới sạch
khơng ơ nhiễm do sản xuất trước đây. Riêng các loại rau trồng ruộng nước:
như rau muống, rau nhút, sen thì khơng bị ơ nhiễm bởi nguồn nước.
- Nước tưới: nguồn nước tưới cho vùng rau khơng bị ơ nhiễm các loại
hóa chất và vi sinh vật gây hại, không dùng nước thải của sản xuất công
nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước ao tù tồn đọng chưa qua xử lý,…
- Các chỉ tiêu phân tích lý hóa chất, nguồn nước trong vùng phải đạt tiêu
chuẩn rau an toàn theo quyết định số 04/2007/QĐ-BNN ngày 19/1/2007 của Bộ
nông nghiệp và PTNT.
*Điều kiện kĩ thuật
- Tối thiểu 90% số hộ trồng rau đồng thuận sản xuất RAT phải được
tập huấn kỹ thuật về sản xuất RAT do Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến
nông tổ chức và cấp giấy chứng nhận, hộ hoặc các nhóm hộ phải cơ bản đồng
thuận sản xuất theo quy trình kỹ thuật RAT.
- Đảm bảo 95% diện tích trồng rau trong vùng thực hiện đúng quy trình
sản xuất RAT của Bộ NN&PTNT.
- Phải áp dụng phương pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao, ít độc hại cho con người và mơi trường.
- Giống: Chọn giống tốt, sạch mầm bệnh, khuyến khích sử dụng các
các giống mới có chất lượng và năng suất cao.
- Biện pháp canh tác: Thực hiện theo quy trình của Bộ NN&PTNT ban
hành, chú ý chế độ luân canh lúa- rau màu hoặc xen canh, luân canh giữa các
loại rau khác nhau để giảm lây lan sâu bệnh.
- Thuốc BVTV: Sử dụng khi thật sự cần thiết và luân phiên các loại
thuốc BVTV. Tuyệt đối không dùng các thuốc cấm và hạn chế sử dụng ở Việt
Nam đã được Bộ NN&PTNT ban hành. Khuyến khích sử dụng thuốc sinh
học, thuốc thảo mộc, thuốc có độ độc thấp, thuộc nhóm nhanh chóng phân
hủy ít ảnh hưởng đến các lồi sinh vật có ích trên đồng ruộng.
- Phân bón: Khơng sử dụng phân tươi, phân hữu cơ chưa ủ hoai. Tùy
từng loại rau mà số lượng, chủng loại phải cân đối, hợp lý và có thời gian
cách ly an tồn khi thu hoạch. Việc sử dụng phân đạm và các loại phân khác
đảm bảo không tạo ra dư lượng vượt quá ngưỡng cho phép theo quyết định số
04/2007/QĐ-BNN ngày 19/1/2007 của Bộ nông nghiệp và PTNT.
*Điều kiện sản xuất
- Vận động các hộ trồng rau trong vùng thành lập tổ sản xuất, có ban điều
hành do tập thể bầu ra để thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, tiếp thu chuyển
giao các tiến bộ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
- Trong thời gian 3 tháng sau khi tập huấn, Chi cục BVTV sẽ tiến hành kiểm
tra ngẫu nhiên các mẫu trên đồng ruộng và sau thu hoạch khi tất cả các mẫu
đạt tiêu chuẩn RAT sẽ đề nghị sở NN&PTNT ra quyết định công nhận vùng
RAT.
Biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để làm cho hàm lượng thuốc BVTV
trong rau thấp hơn mức cho phép là áp dụng các biện pháp phịng trừ tổng
hợp và sử dụng thuốc hố học một cách hợp lý nhất.
* Hàm lượng nitrat tồn dư trong rau (NO3-)
Nitrat (NO-3) là dạng chất đạm hiện diện trong cây rau, củ, quả. Nếu
chúng ta biết cách sử dụng lượng nitrat hợp lý (ít hoặc vừa đủ), nó sẽ giúp
cho cây rau có màu xanh; củ, quả đẹp mắt đồng thời không gây hại cho
sức khỏe con người.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO và cộng đồng Y tế Châu Âu (EC) giới
hạn lượng nitrat trong nước uống là 50mg/lít. Trẻ em thường xun uống
nước có hàm lượng nitrat cao hơn 45 mg/lít sẽ bị rối loạn trao đổi chất, giảm
khả năng kháng bệnh. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo hàm lượng nitrat
trong rau không vượt quá 300 mg/kg rau tươi.
* Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu trong rau tươi
Đặc tính của kim loại nặng là không thể tự phân huỷ được nên có sự
tích luỹ trong dây truyền thức ăn của hệ sinh thái. Các kim loại nặng như
asen, chì, thuỷ ngân,... nếu vượt quá cho phép cũng là những chất có hại cho
cơ thể, hạn chế sự phát triển của các tế bào và hoạt động của máu, gây thiếu
máu, biến động thân nhiệt, rối loạn tiêu hố,...
Ngun nhân chính làm hàm lượng kim loại nặng trong rau tăng chủ
yếu do trong thuốc BVTV và phân bón NPK có chứa một số kim loại nặng.
Trong quá trình tưới tiêu, các kim loại nặng này bị rửa trôi xuống ao hồ, sông
rạch, thâm nhập vào mạch nước ngầm và gây ô nhiễm nguồn nước tưới rau.
Mặt khác, nguồn nước thải của các thành phố và các khu công nghiệp chứa
nhiều kim loại nặng cũng được chuyển trực tiếp vào rau tươi.
Bảng 1.2: Ngưỡng giới hạn các kim loại nặng trong sản phẩm rau tươi
Mức giới hạn (mg/kg)
Kim loại nặng
Arsen (As)
1,0
Chì (Pb)
0,1
Cadmi (Cd)
0,05
Thuỷ ngân (Hg)
0,05
Antimon (Sb)
1,0
Methyl thủy ngân (MeHg)
0,0016
(Nguồn: Thông tư số 02/2011/TT-BYT)
Biện pháp khắc phục hiệu quả nhất là khuyến cáo tuyệt đối khơng sản
xuất rau ở khu vực có chất thải của các nhà máy, khu công nghiệp, các khu
vực đất đã bị ơ nhiễm do q trình sản xuất trước đó gây ra. Tuyệt đối khơng
sử dụng nước gần khu công nghiệp, các nhà máy để tưới.
* Mức độ ô nhiễm do sử dụng nước tưới không sạch
Các sản phẩm rau đều chứa một lượng nước rất lớn song nếu sử dụng
nguồn nước khơng sạch thì sẽ gây góp phần gây ơ nhiễm. Nước có thể gây ơ
nhiễm cho sản phẩm bằng hai cách:
- Các kim loại nặng có sẵn trong đất hay nguồn nước thải từ thành phố
khu cơng nghiệp được cây hấp thụ và tích luỹ dần vào sản phẩm trong quá
trình dinh dưỡng, hàm lượng chì (Pb), kẽm (Zn), thuỷ ngân (Hg), cadimi
(Cd),… được phép với hàm lượng thấp từ 0,03 - 10 mg/kg rau tươi song nhiều
loại nhất là rau ăn lá được tưới nước có nhiễm chất thải cơng nghiệp có hàm
lượng kim loại nặng cao nhất là Cd. Ngồi ra việc bón lân nhiều cũng làm
tăng hàm lượng Cd. Những sản phẩm khơng chỉ gây hại lúc sản phẩm tươi mà
cịn ảnh hưởng lớn trong công nghiệp đồ hộp.
- Các vùng trồng rau dùng phân tươi để tưới trực tiếp đó cũng là một
hình thức truyền tải mầm bệnh trứng giun và các vi sinh vật gây bệnh khác.
Các vi sinh vật gây bệnh nguy hiểm cho con người có thể kể đến vi khuẩn
E.coli gây bệnh đường ruột hay vi khuẩn samonella gây bệnh thương hàn.
Bảng 1.3: Ngưỡng giới hạn các vi sinh vật trong sản phẩm rau tươi
Nhóm thực phẩm
Loại vi sinh
Mức giới hạn (trong 1 g hay ml
vật
thực phẩm)
Rau quả tươi (hoặc Coliforms
10
đông lạnh)
E.coli
Giới hạn bởi GAP
S.aureus
Giới hạn bởi GAP
CL.perfringens Giới hạn bởi GAP
Salmonalla *
Không có
(Nguồn: Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Y tế)
*Tính trên 25g hoặc 25 ml đối với Salmonalla
1.1.1.3. Marketing trong kinh doanh rau an toàn
a, Khái niệm về marketing
Marketing là hình thức kinh doanh nhằm đạt mục tiêu của các doanh
nghiệp thông qua việc cung ứng vượt mức về các yêu cầu của khách hàng và
thực hiện tốt việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng hơn là chạy theo các
phương thức cạnh tranh.
b, Marketing trong kinh doanh rau an toàn
Chức năng của marketing trong kinh doanh rau an toàn là cung cấp, hấp
dẫn, thu hút và thỏa mãn mọi nhu cầu của người tiêu dùng rau an toàn ở mọi
thị trường, với mọi lứa tuổi.
Các sản phẩm rau an tồn là những hàng hóa bị giới hạn bởi hình thức
và thời gian bảo quản và sử dụng không được lâu, nhanh bị hư hỏng. Nên
Marketing tạo sự kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng về các loại
sản phẩm rau an toàn, các sản phẩm rau an toàn và các dịch vụ về rau từ
người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng được thông suốt, trật tự nhanh
chóng, đến đúng địa điểm, thời gian và người nhận với chi phí vận chuyển
trên mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn tỷ lệ rau an toàn hư hỏng, thu nhập mang
lại cao hơn.
1.1.2. Các biện pháp kỹ thuật sản xuất rau an toàn
Kỹ thuật thủy canh (kỹ thuật trồng rau trong dung dịch – Hydroponics).
- Hệ thống thủy canh tĩnh: Hệ thống này đã được áp dụng ở nhiều nơi
trên cả nước với quy mô khác nhau như tại trường Đại học và viện nghiên cứu
như trường Đại học Nông nghiệp I, Đại học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà
Nội), Viện nghiên cứu rau quả.
Vật chứa dung dịch là hộp xốp có kích thước khác nhau, có tác dụng
cách nhiệt, tránh ánh sáng cho bộ rễ. Giá thể để cây là trấu hun. Hộp trồng cây
được để trong nhà cách ly với côn trùng gây hại. Hệ thống này có ưu điểm là
khơng phải đầu tư chi phí thiết bị làm chuyển động dung dịch nên giá thành
thấp. Nhược điểm chính thường thiếu ơxi trong dung dịch và giảm độ pH gây
độc cho cây.
- Hệ thống thủy canh động: Là hệ thống mà quá trình cây trồng trong
dung dịch dinh dưỡng có chuyển động, chi phí cao hơn nhưng dung dịch
khơng thiếu ơxi. Các mơ hình trồng rau thủy canh được thực hiện tại các khu
nông nghiệp cao của Hà Nội, Hải Phòng, Viện nghiên cứu rau quả tại Mộc
Châu theo hướng thủy canh mở (Rtw) cho năng suất cà chua trên
100tấn/ha/vụ, ớt ngọt, dưa chuột đạt 60-80 tấn/ha/vụ. Sản xuất rau bằng kỹ
thuật thủy canh là một dạng ứng dụng công nghệ cao, phù hợp với sản xuất
nông nghiệp đô thị, nơi đất canh tác giảm dần, môi trường canh tác ô nhiễm
và thị trường yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Đây là loại hình canh tác đang
được nghiên cứu hoàn thiện trong điều kiện Việt Nam đang rất có triển vọng
trong tương lai.
Kỹ thuật trồng rau trong điều kiện có che chắn (nhà lưới, nhà nilon,
nhà màn, polyetylen phủ đất)