Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.42 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)</b>
Đọc văn bản sau và thực hiện theo u cầu:
Sáng nay tơi nhìn thấy em ở ngã tư. Đèn đỏ còn sáng và đồng hồ đang đếm
ngược. Ba mươi chín giây. Em đang vội, chiếc xe đạp điện màu đỏ cứ nhích
dần lên. Khơng chỉ mình em, nhiều người khác cũng vội. Những chiếc xe máy
cứ nhích dần, nhích dần lên…
Sống là khơng chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.
Tơi nhớ có hơm nào đó, em đã nói với tơi rằng đấy là một triết lý hay, ta phải
tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời
Nhưng em biết khơng, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ ý nghĩa của sự
chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một
phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ
xảy ra?
Đôi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự cơng
bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và
sự an tồn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm dăm phút nữa, vì
biết có bao nhiêu điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì
biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình u đích thực vì
biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn
thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…
Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy. Có
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)
<b>Câu 1. Trong văn bản, tác giả đã chỉ ra triết lí sống của những người ln ln</b>
vội, ln tranh thủ từng phút giây là gì? (0.5 điểm)
<b>Câu 2. Hãy xác định và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc trong văn bản</b>
trên. (0.5 điểm)
anh/chị hãy giải thích rõ quan điểm sống của tác giả qua câu nói trên. (1.0
điểm)
<b>Câu 4. Theo anh/chị, sống biết chờ đợi như quan điểm của tác giả trong bài</b>
viết sẽ đem lại những tác dụng gì? (1.0 điểm)
<b>II. LÀM VĂN (7.0 điểm)</b>
<b>Câu 1 (2.0 điểm)</b>
Hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:
“Điều quan trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc.”
<b>Câu 2 (5.0 điểm)</b>
Anh/ chị hãy viết bài văn cảm nhận bi kịch bị từ chối của hồn Trương Ba (trích
cảnh VII - Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ).
<b>Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn </b>
<b>Phần Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>
<b>I</b>
<b>ĐỌC HIỂU</b> <b>3,0</b>
1 <b>Triết lí sống của những người luôn luôn vội: Sống là</b><sub>không chờ đợi.</sub> 0.5
2
<b>Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc:</b>
- Nhấn mạnh ý nghĩa của sự chờ đợi. 0.5
3
<i>Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ</i>
<i>đợi là một phần của bài học cuộc đời</i>
<i>Quan điểm sống của tác giả qua câu nói trên: Chờ đợi</i>
<i>khơng đồng nghĩa với sự thụ động, chậm chạp (0.5) mà là</i>
<i>biểu hiện của sự kiên trì, chín chắn, nắm được qui luật</i>
<i>của cuộc sống, khơng nóng vội hay đốt cháy giai đoạn</i>
(0.5).
4
<b>Tác dụng của lối sống biết chờ đợi:</b>
- Khi đủ kiên nhẫn chờ đợi ta sẽ nhận ra được những điều
ý nghĩa, bất ngờ của cuộc sống.
- Biết chờ đợi sẽ có thêm cơ hội.
- Biết chờ đợi sẽ tăng khả năng thấu hiểu con người, qui
luật cuộc sống.
- Biết chờ đợi để khơng phải hối hận vì đã quá vội vàng
<i>trong phán xét, hành động. ...(Học sinh nêu 2 tác dụng)</i>
1.0
<b>II</b> <b>LÀM VĂN</b> <b>7.0</b>
<b>1 Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của</b>
<i>anh/chị về ý kiến: “Điều quan trọng không phải là sớm</i>
<i>hay muộn, mà là đúng lúc.”</i>
<b>2.0</b>
<i>a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách viết đoạn văn nghị luận.</i>
Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu lốt; khơng mắc lỗi chính
tả, dùng từ, ngữ pháp; bảo đảm dung lượng.
0.5
<i>b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo</i>
nhiều cách nhưng lí lẽ và
dẫn chứng phải hợp lí. Gợi ý những nội dung sau:
<b>- Nêu được vấn đề nghị luận và giải thích: Mọi sự vật,</b>
sự việc diễn ra đều có thời điểm riêng của nó, muốn sớm
hay muộn cũng không được, điều quan trọng là đúng thời
điểm, đúng lúc.(0.5)
<b>- Bàn luận (1.0):</b>
+ Mỗi sự vật, sự việc đều có thời điểm của riêng mình;
chưa đến thời điểm thích hợp thì sự vật khơng thể phát
triển, qua thời điểm thích hợp thì cũng chẳng thể tốt đẹp.
+ Khơng cần nhanh bởi có những việc dục tốc bất đạt,
cũng như rút bớt thời gian, kết quả bạn nhận được sẽ
khơng hồn hảo nhưng cũng đừng chậm bởi chậm quá là
bạn đã đánh mất thời gian và cơ hội.
+ Hoa đến thì mới có thể nở, cây trưởng thành mới đơm
hoa kết trái, kiến thức tích lũy đủ mới có thể vượt vũ
mơn…
+ Đúng thời điểm, đúng lúc, tất cả sẽ trở nên hoàn hảo và
ý nghĩa.
<i>Lưu ý:</i>
<i>-Bài viết sai hai lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt trừ 0,25đ,</i>
<i>quá nhiều lỗi trừ tối đa 0,5đ cho cả bài;</i>
<i>- Viết bài văn cho 1.0 điểm nếu đáp ứng đầy đủ các yêu</i>
<i>cầu về kĩ năng, kiến thức. - Viết chung chung khơng tập</i>
<i>trung vào vai trị: 0.75đ</i>
<i>- Trừ 0.25 nếu đoạn quá dài.</i>
<b>2</b>
<i><b>Bi kịch bị từ chối của hồn Trương Ba (trích cảnh VII </b></i>
<i>-Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Lưu Quang Vũ)</i> <b>5.0</b>
<i>a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm một bài văn nghị</i>
luận văn học kiểu bài phân tích một hình tượng nhân vật.
Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
<i><b>b. u cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về</b></i>
<i>Lưu Quang Vũ, tác phẩm “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”</i>
và nghệ thuật xây dựng nhân vật, tình huống kịch, thí sinh
có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng
cần nêu được vấn đề cơ bản sau:
<b>1. Nêu vấn đề nghị luận</b>
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
- Dẫn đề: bi kịch bị từ chối
0.5
<i>2. Cảm nhận bi kịch</i> 3.5
a. Nguyên nhân Trương Ba bị từ chối - Hồn Trương Ba
trú nhờ xác hàng thịt.
- Hồn Trương Ba tiêm nhiễm thói hư, tật xấu của xác
hàng thịt nên ngày càng trở nên tha hóa khiến người thân
không thể chấp nhận.
0.5
b. Các đối tượng từ chối Trương Ba - Vợ Trương Ba:
+ Kiên quyết bỏ nhà ra đi.
+ Ngun nhân: Ơng Trương Ba thay đổi đâu cịn là ông
Trương Ba làm vườn ngày xưa, ông trở nên vơ tâm (Ơng
bây giờ cịn biết đến ai nữa!). Bà ra đi cũng để ông được
thảnh thơi... với cô vợ người hàng thịt.
- Cái Gái (cháu nội)
+Phủ nhận tình thân: Tơi khơng phải là cháu của ơng!
Ơng nội tơi chết rồi.
+ Chỉ ra sự thô lỗ phũ phàng của ông Trương Ba bây giờ:
lúc chiết cây cam, lúc sửa cái diều.
- Chị con dâu:
+Hiểu, cảm thơng cho hồn cảnh của bố chồng: thương
thầy hơn xưa nữa, hiểu thầy khổ hơn xưa nhiều lắm.
+Khơng chấp nhận tình cảnh hiện tại: “... thầy một đổi
khác dần... không nhận ra thầy nữa”; chị con dâu day dứt,
đau khổ: “Con càng thương thầy, nhưng... Làm thế nào,
thầy ơi? ”; chị chỉ ra thực trạng gia đình: “Nhà ta như sắp
tan hoang ra cả…”
2.0
c. Thơng điệp
- Sống phải được là chính mình
- Phải đấu tranh chống lại nghịch cảnh, cái xấu, cái ác để
giữ lấy phần hồn thanh cao, đẹp đẽ.
- Sự sống là đáng q, nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa
khi đem lại hạnh phúc cho những người thân yêu.
0.5
- Giọng điệu nhân vật biến hóa đa dạng; có sự kết hợp
- Lời văn thấm đẫm cảm xúc, giàu chất thơ, chất trữ tình,
chất triết lí. - Giàu kịch tính.
<i>3. Khẳng định vấn đề</i> 0.5
<i>4. Bài viết có sáng tạo, có cảm xúc riêng</i> 0.5
Lưu ý:
- Cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ
năng và kiến thức.
- Phần 3, học sinh kể lại đầy đủ những nét chính nhưng
khơng nêu được dẫn chứng trực tiếp cho 1 điểm phần này;
những phần còn lại thiếu ý nào trừ điểm ý đó theo đáp án.
- Bài viết sai hai lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt trừ 0,25đ,
quá nhiều lỗi trừ tối đa 0,75đ cho cả bài; bố cục 3 phần
không rõ hoặc thân bài không chia nhiều đoạn: trừ 0.5đ