Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

luận văn thạc sĩ xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố vị thanh, tỉnh hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 177 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

HUỲNH VĂN CHÍ

XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH
PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN VĂN ĐỆ

ĐỒNG THÁP – NĂM 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin
đã được ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã được phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa vào
luận văn đúng quy định.
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực nếu sai tơi hồn chịu
trách nhiệm.
Tác giả luận văn

Huỳnh Văn Chí



ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, quý thầy cô Trường Đại học
Đồng Tháp, Phòng Sau Đại học Trường Đại học Đồng Tháp, đã giúp đỡ tơi trong qua
trình học tập và nghiên cứu làm luận văn. Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn
sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Văn Đệ, Hiệu trưởng Trường Đại học Đồng Tháp đã tận
tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tơi nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo cùng toàn thể quý cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên và cha mẹ học sinh các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh
Hậu Giang đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã động viên, giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi hy vọng luận văn này sẽ đóng góp tích cực vào việc xây dựng văn hóa nhà
trường ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu, song do khả năng và
kinh nghiệm của bản thân có hạn, nên luận văn khơng tránh khỏi những hạn chế và
thiếu sót. Vì vậy tơi rất mong được nhận sự góp ý chân thành giúp đỡ của Hội đồng
Khoa học để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đồng Tháp, ngày tháng 10 năm 2019
Tác giả

Huỳnh Văn Chí


iii
MỤC LỤC
Trang


LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ ii
MỤC LỤC.................................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN...........................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ......................................... ix
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu............................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................................ 4
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu................................................................................ 4
4. Giả thuyết khoa học.............................................................................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................................... 5
6. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................. 5
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 5
8. Đóng góp của luận văn........................................................................................................ 6
9. Cấu trúc của luận văn........................................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ
TRƯỜNG Ở TRƯỜNG MẦM NON.............................................................................. 8
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................................. 8
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài.................................................................... 8
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước...................................................................... 11
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài................................................................................ 17
1.2.1. Khái niệm quản lý............................................................................................. 17
1.2.2. Khái niệm quản lý nhà trường...................................................................... 19
1.2.3. Khái niệm văn hóa............................................................................................ 21
1.2.4. Khái niệm văn hóa nhà trường.................................................................... 23


iv
1.2.5. Xây dựng văn hóa nhà trường...................................................................... 25

1.3. Lý luận về văn hóa nhà trường của trường mầm non........................................ 26
1.3.1. Trường mầm non trong hệ thống giáo dục quốc dân...........................26
1.3.2. Vai trị và ảnh hưởng của văn hóa nhà trường ở trường mầm non27
1.3.3. Cấu trúc văn hóa nhà trường của trường mầm non............................ 29
1.3.4. Biểu hiện văn hóa nhà trường của trường mầm non...........................29
1.4. Lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non........................32
1.4.1. Sự cần thiết xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non.......32
1.4.2. Mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non.............33
1.4.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong xây dựng văn hóa nhà trường
ở trường mầm non......................................................................................................... 34
1.4.4. Nội dung và phương pháp xây dựng văn hóa nhà trường
ở trường mầm non........................................................................................................ 35
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường
ở trường mầm non.................................................................................................................... 42
1.5.1. Các yếu tố chủ quan......................................................................................... 42
1.5.2. Các yếu tố khách quan.................................................................................... 47
Tiểu kết chương 1.................................................................................................................. 49
Chương 2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VỊ THANH
TỈNH HẬU GIANG.............................................................................................................. 50
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa và giáo dục
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang................................................................................ 50
2.1.1. Điều kiện tự nhiên............................................................................................. 50
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................................ 52
2.1.3. Đặc điểm về văn hóa giáo dục..................................................................... 52
2.2. Mơ tả q trình điều tra, khảo sát.............................................................................. 56


v
2.2.1. Mục đích khảo sát............................................................................................. 56

2.2.2. Nội dung khảo sát.............................................................................................. 56
2.2.3. Đối tượng khảo sát (khách thể khảo sát).................................................. 56
2.2.4. Phương pháp khảo sát, công cụ khảo sát................................................. 57
2.2.5. Xử lý kết quả khảo sát...................................................................................... 57
2.3. Thực trạng về văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố
Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang................................................................................................... 58
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh về vai trị và

ảnh hưởng của văn hóa nhà trường........................................................................ 58
2.3.2. Cấu trúc văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang................................................................................................ 63
2.3.3. Biểu hiện văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang................................................................................................ 65
2.4. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang............................................................................................ 67
2.4.1. Đánh giá vai trò của hiệu trưởng về xây dựng văn hóa nhà trường ở

trường mầm non thành phố Vị Thanh.................................................................... 67
2.4.2. Đánh giá mục tiêu xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm non

thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang..................................................................... 69
2.4.3. Thực trạng nội dung và phương pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở

trường mầm non thành phố Vị Thanh.................................................................... 70
2.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở các

trường mầm non thành phố Vị Thanh.................................................................... 79
2.5. Đánh giá chung về thực trạng văn hóa nhà trường và hoạt động xây dựng
văn hóa nhà trường ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh........................... 81
2.5.1. Kết quả đạt được............................................................................................... 81

2.5.2. Hạn chế................................................................................................................. 82


vi
2.5.3. Nguyên nhân của kết quả và hạn chế........................................................ 83
Tiểu kết chương 2.................................................................................................................. 84
Chương 3. BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở
CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VỊ THANH,
TỈNH HẬU GIANG.............................................................................................................. 86
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường
mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang............................................................ 86
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của giáo dục mầm non...............86
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển..................................... 87
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn............................................................. 87
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi................................................................. 88
3.2. Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm non
thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.............................................................................. 88
3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh

về tầm quan trọng của văn hóa nhà trường ở trường mầm non..................88
3.2.2. Nâng cao năng lực lập kế hoạch của nhà trường cho đội ngũ cán bộ

quản lý ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh........................................ 90
3.2.3. Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà

trường ở các trường mầm non, thành phố Vị Thanh........................................ 97
3.2.4. Đẩy mạnh chức năng chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa
nhà trường...................................................................................................................... 103
3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch xây


dựng văn hóa nhà trường......................................................................................... 105
3.2.6. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế phối hợp với các lực lượng bên ngoài nhà

trường trong hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường................................. 110
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp............................................................................. 113
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm.................................................................................. 116


vii
3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm.......................................................................... 117
3.4.4. Đối tượng khảo nghiệm (khách thể khảo nghiệm).............................117
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm..................................................................................... 117
3.4.6. Mối tương quan giữa sự cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề

tài đề xuất....................................................................................................................... 120
Tiểu kết chương 3................................................................................................................ 123
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................................. 124
1. Kết luận................................................................................................................................ 124
1.1. Về cơ sở lý luận................................................................................................... 124
1.2. Về cơ sở thực tiễn............................................................................................... 125
1.3. Về biện pháp đề xuất......................................................................................... 126
2. Khuyến nghị....................................................................................................................... 127
2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hậu Giang.................................. 127
2.2. Đối với các trường mầm non.......................................................................... 128
2.3. Đối với chính quyền địa phương................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 129
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ...................................................... 133
PHỤ LỤC



viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH, S
STT

DANH MỤC CÁC BẢN
1

2

3


4

5

6

7

9

10

11
12

Bảng 2.1. Tổng quan về 10 trường mầm non
Thanh (năm 2018).

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

Bảng 2.3. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

Bảng 2.4. Nhận thức của CBQL, GV, CMHS
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV, CMHS
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện vai trò của Hiệu


dựng VHNT ở các trường mầm non thành ph

Bảng 2.7. Kết quả thực hiện các yêu cầu xây
các mầm non thành phố Vị Thanh.

Bảng 2.8. Thực trạng lập kế hoạch xây dựng
trường mầm non thành phố Vị Thanh.

Bảng 2.9. Thực trạng tổ chức thực hiện kế h
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

Bảng 2.10. Mức độ thực hiện chỉ đạo, lãnh đạ

xây dựng VHNT ở các trường mầm non thàn

Bảng 2.11. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thự


xây dựng VHNT ở các trường mầm non thàn
13

14

Bảng 2.12. Thực trạng quản lý các nguồn lự

dựng VHNT ở các trường mầm non thành ph

Bảng 2.13. Mức độ ảnh hưởng của các yếu t
VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

x

STT
15

16

17

STT
1

2
3
4

5

DANH MỤC CÁC BẢN

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về sự cần th
biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả
pháp quản lý.

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm g

thiết và tính khả thi của các biện pháp xây d


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Văn hóa nhà trường ở trường mầm
mơ hình tảng băng.

Hình 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dự
trường mầm non.

Bản đồ 2.1 Bản đồ hành chính thành phố Vị

Biểu đồ 2.2. Nhận thức của CBQL, GV, CM

VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị

Biều đồ 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng x


các trường mầm non thành phố Vị Thanh.
6
7

8

Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy nhà trường mầm
Sơ đồ 3.2. Mối quan hệ giữa các biện pháp
các trường mầm non thành phố Vị Thanh.

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ mối tương quan giữa s
thi của các biên pháp xây dựng VHNT.



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều xem việc xây dựng văn hóa

là nhiệm vụ rất cần thiết và quan trọng. Văn hóa là một trong bốn trụ cột để
phát triển bền vững đất nước, là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu,
động lực phát triển của đất nước, ngang hàng với chính trị, kinh tế, mơi
trường... Văn hóa giúp cho một quốc gia phát triển có hiệu quả và bền vững.
Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường nói riêng, văn
hóa ln tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó, văn hóa nhà trường là sự tổng
hịa tồn bộ sự phát triển của nhà trường từ hoạt động đào tạo, giáo dục, quản
lý nhân lực, người học, cơ sở vật chất, giao tiếp và ứng xử trong nhà trường,…
Xây dựng văn hóa nhà trường mầm non là xây dựng hoạt động giảng dạy,
chăm sóc giáo dục nhân cách người học phù hợp, hiệu quả; xây dựng cách thức
ứng xử văn minh, lịch sự, thân thiện trong nhà trường; xây dựng cơ sở vật chất
của nhà trường hiện đại, tiện dụng, an tồn, mơi trường khơng bị ơ nhiễm, cảnh
quang sạch đẹp. Một nhà trường mầm non có mơi trường văn hóa tốt là một
nhà trường chăm sóc ni dưỡng có chất lượng cao, có sự phát triển bền vững,
có uy tín trong cộng đồng và tồn xã hội. Việc chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng,
rèn luyện các phẩm chất và năng lực cho trẻ nhằm giúp trẻ phát triển nhân cách
một cách tồn diện là một q trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường
khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp. Vì thế,
chăm sóc, giáo dục nói chung và chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non nói riêng
ln ln địi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội và
nhất là đòi hỏi sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình, cộng đồng và
các tổ chức trong xã hội.



2
Việt Nam, vào những năm gần đây với sự phát triển nền kinh tế thị
trường, sự hội nhập quốc tế có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển của
nhà trường, song cũng có những tác động tiêu cực đến hoạt động giáo dục nhà
trường và văn hóa của nhà trường. Dư luận xã hội cũng như các phương tiện
truyền thông đã đưa ra một số biểu hiện của văn hóa nhà trường bị xuống cấp;
chất lượng chăm sóc và giáo dục trong các trường chưa đáp ứng được yêu cầu
phát triển của xã hội; đạo đức của một số học sinh, cán bộ giáo viên xuống cấp;
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân
tộc Việt Nam có phần suy giảm; thầy giáo được coi là biểu tượng thiêng liêng
cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách để học trò
học, noi theo thầy đã mất dần trong sũy nghĩ của mọi người. Nhiều hành vi
lệch chuẩn của học sinh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt như các hành vi cá
độ, nghiện hút, bạo lực học đường,… Một số nhà trường cơ sở vật chất bị
xuống cấp, lớp học, bàn ghế, khu nhà vệ sinh, bếp ăn,… không đảm bảo làm
giảm đi vẻ đẹp, mỹ quan của trường, điều kiện học tập của học sinh khơng
chưa đáp ứng u cầu,… Cịn về phía xã hội, khi mà cả xã hội tham gia vào
quá trình giáo dục thì đã bộc lộ khơng ít những mặt trái, ảnh hưởng khơng nhỏ
đến văn hóa. Cụ thể như, khi dư luận người dân bàn luận về một vấn đề nào đó
trong giáo dục thì đơi khi bàn luận một cách nóng vội dẫn đến tranh luận một
cách nảy lửa, thậm chí cịn “ném đá” thầy cơ một cách khơng thương tiếc. Điều
đó, đơi khi vơ tình sẽ hạ thấp uy tín và danh dự người thầy, hạ thấp giáo dục
xuống những cung bậc đáng lo ngại. Đồng thời, xuất phát từ giá trị nhân văn
của truyền thống “Tôn sư trọng đạo”, khơng ít phụ huynh đã lợi dụng, mua
chuộc thầy cơ để làm lợi cho con em mình, che giấu những khuyết điểm hay
xin điểm, tăng thêm thành tích cho con em mình...
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
đã chỉ rõ một số hạn chế của giáo dục hiện nay như: “… Phương pháp giáo dục,



3
việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Quản lý giáo
dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu
cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức
nghề nghiệp. Đầu tư cho giáo dục và đào tạo chưa hiệu quả. Chính sách, cơ chế
tài chính cho giáo dục và đào tạo chưa phù hợp. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn
thiếu và lạc hậu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn”. [13].
Văn hóa nhà trường ở nước ta hiện nay đang là một trong những tâm
điểm chú ý của dư luận, những bàn luận về vấn đề này ngày càng xuất hiện
nhiều trên các diễn đàn, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong đó,
những bàn luận về cơ sở vật chất các trường mầm non lạc hậu, xuống cấp của
các trường học trên cả nước và đặc biệt là các trường vùng sâu, vùng xa.
Những bàn luận về văn hóa ứng xử trong nhà trường của đội ngũ giáo viên
mầm non và phụ huynh cũng rất đáng báo động, tình trạng cơ bạo hành với trẻ
đã xảy ra, khiến dư luận và xã hội lo ngại. Hành vi bạo lực học đường diễn
biến phức tạp,… Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường đã trở thành
nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Thành phố Vị Thanh là trung tâm kinh tế, xã hội phát triển nhất ở tinh
Hậu Giang hiện nay. Thành phố Vị Thanh cũng được đánh giá là nơi phát triển
năng động, phát triển kinh tế thị trường sớm. Chính quyền và nhân dân trên địa
bàn sẽ phấn đấu đưa Vị Thanh trở thành đô thị loại II vào năm 2020 tới đây.
Thật sự phát huy vai trò vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã
hội, quốc phịng, an ninh của tỉnh Hậu Giang và là trung tâm giao lưu kinh tế
của tiểu vùng Tây sông Hậu, tiểu vùng Bắc bán đảo Cà Mau, đẩy nhanh tốc độ
phát triển đô thị Vị Thanh theo hướng xanh - sạch và văn minh, hiện đại mang
nét đặc trưng văn hóa của vùng sơng nước Tây Nam bộ. Do vậy, các


4

trường tại thành phố Vị Thanh, trong đó đặc biệt có các trường mầm non đã
tiếp thu được các giá trị văn hóa mới của các nền văn hóa khác nhau để xây
dựng văn hóa nhà trường riêng có của mình phù hợp với đặc thù của thành phố
loại II. Theo đó, sự phát triển nhanh, mạnh của thành phố Vị Thanh cũng có
những tác động tiêu cực tới VHNT.
Tình trạng học sinh chạy theo lối sống hành vi không đúng dẫn đến học
tập sút kém, tình trạng bạo lực học đường, tình trạng học sinh phạm pháp
(đánh nhau, trộm cướp…) xuất hiện và có xu hướng phát triển. Một số giáo
viên thiếu tâm huyết, có dấu hiệu vi phạm đức nghề nghiệp. Trước thực trạng
trên đòi hỏi các trường nói chung và các trường mầm non thành phố Vị Thanh
nói riêng phải chú ý, quan tâm đến đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục và
xây dựng VHNT. Xây dựng VHNT và quản lý vấn đề này đồng nghĩa với việc
loại bỏ các vấn đề tồn tại, tiêu cực, hạn chế, hướng tới nâng cao chất lượng
chăm sóc giáo dục, đào tạo tri thức và nhân cách cho người học.
Xuất phát từ những vấn đề trên, việc nghiên cứu xây dựng văn hóa của
các trường mầm non ở thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang có tính mới và
thực tiễn tốt. Do vậy, tác giả chọn đề tài: “Xây dựng văn hóa nhà trường ở
các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển VHNT ở các
trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang; đề tài đề xuất biện pháp
xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu
Xây dựng VHNT ở trường mầm non.


5
3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất được các biện pháp xây dựng VHNT đảm bảo tính khoa học
và phù hợp điều kiện thực tiễn thì sẽ khắc phục được hạn chế, bất cập đã và
đang tồn tại về xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện
cho trẻ mầm non.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về xây dựng VHNT trương mầm non.
Nghiên cứu thực trạng xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành
phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp xây dựng

VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Giới hạn đối tượng khảo sát: CBQL, GV, NV, CMHS, các trường mầm

non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
- Giới hạn về thời gian: Số liệu khảo sát được thu thập từ năm học 2015

-2016 đến năm học 2017-2018.
7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận


6

Nhóm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các
tài liệu, lý luận liên quan đến VHNT và xây dựng VHNT trường mầm non.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng các phiếu trưng cầu ý

kiến nhằm khảo sát ý kiến của các đối tượng khảo sát: CBQL, GV, CMHS về
nhận thức, thực trạng, sự cần thiết xây dựng VHNT;
- Phương pháp quan sát: Trực tiếp quan sát các hoạt động của CBQL,

GV, trẻ mầm non về xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị
Thanh, tỉnh Hậu Giang;
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả

xin ý kiến lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, các chuyên viên, về tình hình xây
dựng VHNT tại các trường mầm non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập qua
khảo sát.
8. Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng

VHNT ở trường mầm non.
- Về thực tiễn: Phác họa thực trạng hoạt động xây dựng VHNT và đề

xuất biện pháp xây dựng VHNT ở các trường mầm non thành phố Vị Thanh,
tỉnh Hậu Giang.
9. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3

chương:


7
Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng văn hóa nhà trường ở trường mầm
non.
Chương 2. Thực trạng xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm
non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Chương 3. Biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở các trường mầm
non thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.


8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG
Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Ngày nay, xây dựng VHNT là việc làm quan trọng hơn bao giờ hết bởi
các quốc gia đều chú trọng. Cuộc cải cách giáo dục dựa trên chuẩn, đang cố
gắng tổ chức lại nội dung, công tác giảng dạy và đánh giá. Song nếu khơng có
một nền VHNT để hỗ trợ cho những thay đổi cơ bản đó thì cuộc cải cách sẽ
khó có thể thành công.
Quản lý và xây dựng nhà trường với tiếp cận văn hóa, trên thế giới đã
có rất cơng trình nghiên cứu, được thể hiện ở những khía cạnh khác nhau và
làm cho các quan niệm về VHNT nhất là văn hóa trường mầm non được hiểu
hết sức phong phú.
Phát triển chiến lược con người của chính phủ Singapore phải nói đến
giáo dục mầm non. Người đứng đầu chương trình giáo dục tuổi thơ của Trường

Đại học Khoa học Xã hội Singapore (SUSS), Tiến sĩ Dora Chen cũng như các
nhà giáo dục mầm non Singapore cho rằng, việc chuẩn bị tốt cho trẻ những
năm đầu đời sẽ tạo nên những thành quả khác biệt trong tương lai của trẻ. Các
chuyên gia giáo dục Singapore muốn hướng giáo dục mầm non đạt mục tiêu
củng cố và phát triển sự toàn diện của trẻ; các chương trình sao cho xuyên suốt
đến bậc trung học, khơng chỉ trong nước mà cịn vươn ra cả bên ngoài
Singapore. Đồng thời, mong muốn những đứa trẻ của họ trong những năm mẫu
giáo được thưởng thức sự quan sát, trải nghiệm và khám phá thế giới. Giáo dục
trong những năm đầu được Singapore nhìn nhận khơng chỉ là một sự chuẩn bị
cho bậc học tiểu học, mà còn nhằm phát triển một đất nước tri thức.


9
Mơ hình giáo dục độc đáo phải nói đến giáo dục ở Phần Lan, một “nền
giáo dục hạnh phúc”. Đất nước này ưu tiên hàng đầu cho niềm vui trong học
tập từ giai đoạn đầu đời với mơ hình nhà trẻ “học vui vẻ” – một mơ hình giáo
dục độc đáo. Thạc sĩ Olli Kamunen – Hiệu trưởng trường mầm non thuộc Đại
học Quốc gia Helsinki nói: “giáo dục mầm non tại Phần Lan quan niệm một
đứa trẻ học tốt nhất khi chúng cảm thấy vui vẻ”. Nét nổi bật của VHNT ở
trường mầm non Phần Lan là tạo cho trẻ một khơng khí học tập, vui chơi thoải
mái và đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường, Phụ huynh
học sinh đóng vai trị quan trọng cho việc hình thành ý thức văn hóa của trẻ.
Giáo dục mầm non ở Hoa Kỳ ln có quan niệm “Nhà trẻ và trường mẫu
giáo là nơi trang bị hành trang tương lai cho các cháu. Lứa tuổi nhà trẻ và mẫu
giáo là trắng trong và tinh khiết. Bố mẹ và thầy cô giáo là những người đầu
tiên khắc họa cho tương lai cốt cách, nhân phẩm một con người tương lai ngay
từ điểm khởi đầu ấy”...Giảng viên Trường Lakeside ở Seattle, Washington, ông
Robert Fulghum nổi tiếng với quyển sách mang tên "All I really need to know,
I learned in kindergarten", có nghĩa là: "Tất cả những gì tơi thực sự cần biết, tôi
đã được học từ trong trường mẫu giáo".

Các trường mầm non ở Hoa Kỳ không bao giờ thiếu sách và đồ chơi.
Giáo viên dạy trẻ biết cách đánh vần, đọc những quyển sách nhỏ và đơn giản
để các cháu hiểu về khoa học đời sống, kỹ thuật, nghệ thuật... Ngồi ra các cơ
chỉ bảo cho các cháu kỹ năng biết bảo vệ bản thân, cách tự chăm sóc đảm bảo
vệ sinh sức khỏe. Các cháu sẽ được các giáo viên dạy sơ bộ đọc, viết, vẽ, làm
toán...Mary K. Rothbart, Tiến sĩ, Đại học Oregon, Hoa Kỳ cũng đã nghiên cứu
đưa ra bốn biện pháp cách ứng xử văn hóa giáo dục tính khí trẻ.
Nhật Bản là đất nước rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục,
là một trong những nước có nền giáo dục được đánh giá cao trên thế giới. Đất
nước Nhật Bản phát triển và người Nhật Bản được thế giới ngưỡng mộ với ý chí


10
kiên cường, khả năng chịu đựng khó khăn và tinh thần cố gắng khơng ngừng như
ngày nay phần lớn có gốc rễ từ nền giáo dục này. Có thể nói, chính do sự khác biệt
về giáo dục mà mỗi nước, mỗi dân tộc lại có một tính cách khác nhau, một sự phát
triển về nhận thức khác nhau. Người Nhật Bản luôn quan tâm giáo dục từ thời thơ
ấu và quan niệm đây là giai đoạn quan trọng đầu tiên trong sự phát triển con
người. Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của giáo
dục mầm non như về “hoạt động của các giáo viên ở nhà trẻ và mẫu giáo Nhật
Bản”, “tâm lý của trẻ em giai đoạn mầm non”. Lịch sử giáo dục Nhật Bản, đặc
trưng của giáo dục mầm non ở các nước châu Á và các nước đang phát triển…như
các cuốn “Trẻ em được dạy như thế nào ở Yochien (Megumi Yuki, Yushinkan,
1998)”, cuốn “Giáo dục tiền tiểu học ở châu Á (Ikeda Mitsuhiro và Yamada
Chiaki, Akiishi shoten, 2006)”, cuốn “Ba mối nguy hiểm của trẻ em (Tsuneyoshi
Ryoko, Keisoshobo, 2008)”, cuốn “Những người làm việc ở Hoikuen và Yochien
(Kimura Akiko, Perikan, 2012)”, cuốn “Giáo dục mầm non
ở các nước đang phát triển và hợp tác quốc tế (Hamano Takashi và Miwa

Chiaki, Toushindou, 2012)”,…

Ở Mỹ, cũng có một số tác phẩm đề cập đến đề tài về đặc trưng của giáo

dục mầm non Nhật Bản, trong đó nổi bật nhất là tác phẩm “Giáo dục Nhật Bản
nhìn từ thế giới” (Lawrence McDonald, Trung tâm thư viện Nhật Bản, 2006)
được xuất bản tại Nhật. Tuy nhiên, tác phẩm này chỉ dừng lại ở việc mô tả lại
các hoạt động ở nhà trẻ, mẫu giáo Nhật Bản, chứ chưa đi sâu phân tích các đặc
trưng và ngun nhân hình thành các đặc trưng đó.
Một số cơng trình nghiên cứu ở Hoa Kỳ của Cross, Bazon, Dennis và Isaac
(1989) tìm hiểu về năng lực văn hóa để nhằm khuyến khích sự hiểu biết về văn
hố, sự trao đổi về ngôn ngữ, sự phối hợp giữa các gia đình, các nhà chun mơn,
trẻ và cộng đồng. Sự phối hợp phải nâng cao kết quả học tập một cách bình đẳng
cho tất cả HS và đem lại sự gắn bó chặt chẽ, sự cung cấp các dịch vụ để thích ứng


11
với các vấn đề về chủng tộc, văn hoá, giới, địa vị, kinh tế và xã hội. Năng lực văn
hoá được coi là toàn bộ các hành vi, quan điểm và hành động đồng dạng trong
cùng một hệ thống, tổ chức, hay giữa các nhà chuyên môn và giúp cho hệ thống,
tổ chức hay nhóm nghề nghiệp đó hoạt động một cách có hiệu quả trong một mơi
trường đa văn hoá. (Cross và các đồng sự, 1989; Issaac và Benjamin, 1991).

1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Văn hóa nhà trường cũng thu hút được sự quan tâm lớn của các tác giả
Việt Nam. Những nghiên cứu ở Việt Nam tiếp cận vấn đề VHNT từ nhiều góc
độ khác nhau. Có thể nêu ra một số nghiên cứu sau:
Tác giả Phạm Minh Hạc (2009), đã tìm hiểu một số vấn đề lý luận về văn
hóa nhà trường. Nghiên cứu này đã xác định một số khái niệm công cụ như: học
đường, văn hóa học đường,... Học đường trong nghiên cứu này là không gian tiến
hành hoạt động dạy và học của thầy và trò. Học đường là nơi biến vốn học vấn
thành vốn văn hóa, biến tri thức và kỹ năng sống thành các giá trị nhân cách. Khái

niệm văn hóa học đường theo tác giả Phạm Minh Hạc xuất hiện đầu những năm
1990. Mục tiêu của văn hóa học đường là xây dựng một trường học lành mạnh.
Văn hóa học đường trong nghiên cứu này được định nghĩa là hệ các chuẩn mực,
giá trị giúp những người quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh có cách
thức suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp.

Nội dung của VHNT gồm: Làm cho các thành viên hiểu được mục tiêu
và giá trị của nhà trường; Chuẩn học các bộ môn; Làm cho mọi người học cam
kết có trách nhiệm học tập tốt; Xây dựng quan hệ hợp tác trong nhà trường;
Tạo điều kiện để các nhà giáo và cán bộ bám sát thực tiễn, chia sẻ kinh nghiệm
cho nhau; Các nhà giáo ln có ý thức rèn luyện nâng cao tay nghề, đổi mới
phương pháp giảng dạy. Tác giả cũng phân tích việc xây dựng văn hóa học
đường ở Việt Nam hiện nay:


12
- Chú ý đến điều kiện học tập, cơ sở vật chất của nhà trường. Cơ sở vật

chất của trường cịn nhiều khó khăn (trường lớp, sách giáo khoa). Để xây dựng
văn hóa học đường cần chú ý đến xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
- Xây dựng môi trường giáo dục trong nhà trường – một môi trường

giáo dục thân thiện gồm 6 nội dung: Kỷ cương, trung thực, khách quan, cơng
bằng, tình thương, khuyến khích sáng tạo hiệu quả.
- Xây dựng văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp trong nhà trường. Đó là

cách ứng xử văn minh, thân thiện, biết tôn trọng, quan tâm đến người khác.
Trong cơng trình nghiên cứu này tác giả Phạm Minh Hạc cũng chỉ ra
một số giá trị trong xây dựng VHNT. Các giá trị này trở thành chuẩn mực,
thước đo sự phấn đấu của người thầy, người học trong nhà trường. Tác giả có

dẫn chứng hệ giá trị của ngành giáo dục Singapore. Đó là:
- Sứ mệnh: Sứ mệnh nền giáo dục là phục vụ người học, cung cấp cho

người học một nền giáo dục toàn diện, cân đối, phát triển hết các tiềm năng, giáo
dục thế hệ trẻ thành cơng dân tốt, có ý thức với gia đình, xã hội và đất nước.
- Tầm nhìn: Xây dựng quốc gia học tập, góp phần xây đựng đất nước

lớn mạnh, thịnh vượng.
- Hệ giá trị: Chính trực – có tinh thần dũng cảm, đạo đức, thẳng thắn,

nói và làm đúng đắn; Con người – lấy con người làm tâm điểm, phát huy cái
tốt của con người; Học tập – đam mê học tập, lấy học tập làm đường đời; Chất
lượng – theo đuổi chất lượng [16].
Tác giả Thái Duy Tuyên (2009), đã phân tích tư tưởng của Hồ Chí Minh
về văn hóa học đường. Trong nghiên cứu này tác giả đã đưa ra khái niệm văn
hóa như là cơ sở để xác định nội hàm của VHNT. Văn hóa theo Thái Duy
Tuyên là những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, hệ kinh nghiệm của
lịch sử xã hội lồi người đã được hệ thống hóa qua nhiều thế kỷ và có thể


13
truyền lại cho các thế hệ sau. Văn hóa học đường là những giá trị, những kinh
nghiệm lịch sử của xã hội lồi người được tích lũy trong q trình xây dựng hệ
thống giáo dục quốc dân và quá trinh thành nhân cách. Theo tác giả VHNT
trong một số trường cụ thể biểu hiện qua các khía cạnh cụ thể sau: Hệ thống
giá trị, niềm tin, hoài bão, lý tưởng mà thầy trò ấp ủ và thử hiện. Tác giả đã
phân tích tư tưởng về văn hóa trường học của Hồ Chí Minh.[38].
Tác giả Vũ Dũng (2009), văn hóa học đường, vấn đề lý luận và thực
tiễn. Về lý luận, tác giả cho rằng văn hóa học đường là hành vi ứng xử của các
chủ thể tham gia hoạt động đào tạo trong nhà trường, là lối sống văn minh

trong trường học. Văn hóa học đường thể hiện ở một số khía cạnh sau:
- Ứng xử của người thầy với người học (Biết quan tâm đến người học,

hết lòng yêu thương người học; Biết tôn trọng người học, biết phát hiện ra
những ưu điểm và nhược của người học; gương mẫu trước học sinh); Ứng xử
của người học đối với người thầy (Kính trọng, u q thầy cơ; nhận thức và
thực hiện những điều chỉ bảo, dạy dỗ của thầy cô); Ứng xử giữa người lãnh
đạo nhà trường và giáo viên (chú ý đến năng lực của các cá nhân trong tập thể,
vị tha, độ lượng, công bằng, khách quan,…); Ứng xử giữa các đồng nghiệp
(tôn trọng, thân thiện, hợp tác,…).
- Có thể nói văn hóa học đường là xây dựng một môi trường sống văn

minh, lịch sự trong nhà trường – Một môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, đẹp có
thẩm mỹ,… Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số hạn chế về văn hóa học đường ở
nước ta hiện nay như: quan hệ thày – trò bị yếu tố vật chất chi phối, đạo lý tôn sư
trọng đạo suy giảm, tệ nạn xã hội, bạo lực trong học đường,… [10].

Tác giả Trần Quốc Thành (2009), lý giải về một số biểu hiện của văn
hóa học đường. Theo tác giả, VHNT gồm 2 phần lớn: Phần nổi là định hướng
phát triển của nhà trường, mục tiêu phát triển, các giá trị mà nhà trường theo
đuổi, khung cảnh của nhà trường (nhà, phòng học, phòng làm việc, cơ sơ vật


×