Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ki thuat su dung loi noi tren lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.54 KB, 9 trang )

2. Kỹ thuật sử dụng lời nói trong lớp
- Những hình thức sử dụng lời nói trên lớp
+ Dùng lời để thông báo, trình bày chính thức. Lời nói dùng để thông
báo, trình bày mô tả, giải thích thông tin, tài liệu học tập, hướng dẫn,
yêu cầu, kiểm tra. Nó cũng là phương tiện để tổ chức chỉ đạo quá trình
học tập của học sinh và quan hệ dạy học trên lớp.
Sử dụng không chính thức: Giáo viên kết hợp lời nói với sự kết hợp của
các phương tiện khác: Đồ dùng trực quan, thí nghiệm, thực hành, kĩ
thuật nghe nhìn...thông qua sử dụng phiếu học tập, câu hỏi. Hoạt động
của hoạt động được khuyến khích trên lớp: Hỏi giáo viên, trả lời câu
hỏi, nhận định và đánh giá, thực nghiệm, nêu ý tưởng và giải pháp, tổng
kết những quan sát, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm...
Sử dụng vắn tắt: Giáo viên chỉ dùng lời nói để hỗ trợ các phương tiện
khác và hoạt động của học sinh khi cần, mỗi lần không quá 3 phút,
chẳng hạn: giải thích điều khó hiểu, hướng dẫn tiến hành thí nghiệm,
nhận xét, kiểm tra.
Hình thức dùng với mục đích chuyên biệt: Khuyến khích, tổ chức các
hoạt động của học sinh.
+ Khả năng sử dụng lời nói theo mô hình đa phương tiện
Kết hợp tất cả những hành động lời nói với nhau một cách hài hòa,
đúng lúc và hợp với tình huống.
Những hành động lời nói trên lớp của giáo viên sử dụng gồm: Thông
báo, trình bày, mô tả, giải thích, minh họa, hỏi, yêu cầu, kiểm tra, nhận
xét, chấp nhận.
Quy tắc kết hợp:
Thông báo: Dùng để nói rõ nhiệm vụ, yêu cầu học tập, kết quả kiểm
tra-đánh giá, xác định cụ thể các danh mục tài liệu học tập, công
việc...mà học sinh cần làm, quy định về tổ chức cách thức làm việc, nội
dung tài liệu hay hoạt động.
Kết hợp với việc yêu cầu học sinh tiếp thu và hiểu rõ thông báo, khi cần
phải giải thích những tình tiết quan trọng, phức tạp, khó hiểu.


Không dùng lời nói để thông báo liên tục và đơn điệu quá 5 phút. Khi
nội dung thông báo lớn thì phải kết hợp nội dung thông báo với những
hành động lời nói bổ trợ và chia nó ra thành những thành phần nhỏ hơn.
Mô tả dùng để tái tạo sự vật, hiện tượng, hoàn cảnh, trạng thái, nội
dung, phương thức của quá trình, hệ thống...hoặc làm rõ yêu cầu, chỉ thị
khi học sinh chưa hiểu đầy đủ.
Để mô tả sinh động cần chú ý ngữ nghĩa nếu phải dùng từ mà học sinh
chưa quen, nhấn mạnh những chi tiết quan trọng, diễn đạt biểu cảm, sắp
xếp các ý có logic.
Chú ý dựa vào kinh nghiệm ngôn ngữ của học sinh khi mô tả, so sánh
các chi tiết với từ ngữ quen thuộc và dễ hiểu đối với học sinh. Thời
lượng không quá 5 phút.
Giải thích dùng để làm sâu sắc thêm các thông báo và mô tả, các lập
luận, ý tưởng và chỉ dẫn, các sự kiện và bằng chứng mới hoặc những
thay đổi của chúng. Thời lượng không quá 5 phút.
Phải sử dụng các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa,
diễn dịch, quy nạp, phân loại, hệ thống hóa để làm rõ những chi tiết tìm
ẩn trong tài liệu hoặc sự vật.
Không lạm dụng giải thích vì sẽ làm giảm tính tích cực của học sinh.
Minh họa thường kéo theo so sánh, ví von, liệt kê...làm phong phú thêm
những gì đã mô tả, giải thích.
Cần động viên học sinh đưa ra các ví dụ, bằng chứng, thí nghiệm, so
sánh với mô hình của giáo viên.
Không sa đà biến nó thành cuộc săn lùng sự kiện, hiện tượng, xa rời
việc làm rõ bản chất và nội dung sự vật, khái niệm cần lĩnh hội.
Hỏi và yêu cầu: Hỏi có thể xen vào bất kì hành động nào của giáo viên
và điều tiết các hành động lời nói khác có tác dụng huy động sự tham
gia ý kiến, hoạt hóa kinh nghiệm và suy nghĩ của học sinh về suy nghĩ
và hành động của mình, tự đặt vấn đề và giải quyết vấn đề.
Yêu cần bằng lời dùng để giao nhiệm vụ. Vì vậy, yêu cầu càng ngắn

gọn, dứt khoát, tránh phong cách chỉ thị mệnh lệnh, mà nên đưa ra dưới
dạng câu hỏi, lời nhận xét, lời hướng dẫn, khuyên nhẹ nhàng.
Hướng dẫn: Hướng dẫn thực chất là kết hợp các dạng lời nói nhằm giúp
học sinh hiểu rõ nhiệm vụ, thực hiện được yêu cầu công việc, lĩnh hội
được nội dung bài học.
Các loại lời hướng dẫn:
Nói về nguyên tắc, cấu trúc công việc: Có mấy phần, chủ yếu là gì,
trình tự công việc.
Nói về phương thức hoạt động: gợi ý một số dữ kiện, cách tìm tư liệu
và thu thập dữ kiện, phương tiện và điều kiện học tập.
Chỉ bảo các thao tác mẫu, cách kiểm tra, quan sát, ghi chép, xử lí số
liệu và thao tác với các dụng cụ, đối tượng, đặc điểm hoạt động.
Kiểm tra: Chính là câu hỏi chẩn đoán, thăm dò mục đích chẩn đoán để
đánh giá tiếp diễn quá trình học tập và hiệu quả học tập qua từng bước
dạy học.
Lời nói kiểm tra có thể là lời nhận xét, chấp nhận, làm sáng tỏ yêu cầu.
Phối hợp các hình thức trên tạo ra các cảm giác đó không phải là kiểm
tra mà là những lời chỉ dẫn, cung cấp thông tin có ích cho học sinh học
tập.
Nhận xét: Bao gồm chỉ trích và tán dương hay đồng thời cả hai.
Không lạm dụng lời nhận xét để thỏa mãn tâm trạng và thái độ riêng
của giáo viên vì bất kì lí do gì.
Lời nói chấp nhận nghiêng về nghi thức giao tiếp thông thường. Khi
chấp nhận chủ động lời chấp nhận cần kết hợp với giải thích, minh họa;
khi chấp nhận đồng cảm, cần kết hợp với câu hỏi nhằm vào giá trị, lời
hướng dẫn và nhận xét phù hợp với tình huống
+ Kết hợp các hành động lời nói với các hành vi không lời và các
phương tiện dạy học khác.
Lời nói và bảng lớp, bảng vở ghi học sinh.
Kết hợp lời nói vào trình bày bảng: Ghi ý chính, tóm tắt, tốt nhất là theo

kiểu mô hình hóa, sơ đồ(sơ đồ cây, cột). Bảng cần chia thành 2, 3 cột.
Cột ghi những ý chính, thuật ngữ sự kiện... đang cần giải thích và làm
sáng tỏ; cột để vẽ sơ đồ, ghi ví dụ.
Cần ghi chính xác các thuật ngữ, tên người, địa danh, sách, tài liệu mà
học sinh phải dùng; các hướng dẫn hoạt động, chi tiết trong yêu cầu; các
luận cứ, luận điểm trong lời mô tả, giải thích...cần ghi theo trình tự, rành
mạch, đánh số thứ tự, dấu rõ ràng.
Đối với các khái niệm, tư tưởng, sự kiện khoa học thì kết hợp bảng và
lời nói là đặc biệt cần thiết.
Kết hợp hướng dẫn học sinh sử dụng bảng cá nhân, các dụng cụ học tập
khác để tham gia ý kiến, hành động vào việc làm sáng tỏ vấn đề học tập.
Lời nói, trung thành với SGK và tài liệu học tập song không quá lệ
thuộc vào văn bản. không nên trực tiếp xem SGK và tài liệu khi thông
báo, giải thích trước học sinh.
Cần tận dụng cơ hội để hướng dẫn học sinh làm việc với tài liệu, SGK
trước khi thông báo, giải thích...cần hướng dẫn học sinh tóm tắt thông
báo, mô tả sự kiện, giải thích lí thuyết theo cách riêng của mình khi đọc,
phân tích, khái quát những gì đã đọc.
Kết hợp lời nói mô tả giải thích với các PTTQ, đặc biệt khi hướng dẫn,
minh họa các chi tiết trừu tượng, phức tạp. Không cầu kỳ và tính kĩ
thuật cao khi dùng tài liệu minh họa mà cần chú yếu tính chất thực tế,
xác thực của chúng với tình huống học tập. Không lạm dụng trực quan.
Lời nói và phương tiện nghe nhìn.
Khi kết hợp với các phương tiên âm thanh cần hạn chế sử dụng lời nói,
vì nó gây nhiễu. Chỉ dùng lời để hướng dẫn, đặt câu hỏi nhằm giúp học
sinh quan sát thông tin đầy đủ, tập trung vào các chi tiết cốt yếu,...
Khi kết hợp với phương tiện hình ảnh, dùng lời để giải thích, đặt câu
hỏi, hướng dẫn quan sát, ghi chép những tư liệu quan trọng.
Khi sử dụng các phương tiện nghe nhìn đa năng càng hạn chế sử dụng
phương tiện lời nói, chỉ dùng để nêu câu hỏi, thông báo trình tự, quy

tắc, hướng dẫn, quan sát và ghi chép; nhận xét-chẩn đoán tiến trình quan
sát của học sinh.
Lời nói và các dụng cụ, thiết bị thực hành.
Dùng để thông báo nhiệm vu, nêu yêu cầu, hướng dẫn hoạt động, nhận
xét, kiểm tra tiến trình hoạt động của học sinh.
Trong những hình thức thảo luận kết hợp với tìm tòi thí nghiệm, dùng
lời để nêu câu hỏi, giải đáp, ứng xử tình huống, nhận xét câu trả lời,
hướng dẫn các hành động tham gia và quan sát, làm sáng tỏ và tổng kết
bài học.
Dùng để giải thích giúp học sinh làn quen, hiểu tính chất và cách sử
dụng các dụng cụ, thiết bị, các qui tắc an toàn, yêu cầu khi tổ chức công
việc.
Lời nói và việc sử dụng Computer.
Máy tính giúp giáo viên trình bày tài liệu, tổ chức hoạt động nhận thức,
luyện tập, kiểm tra...lời nói chủ yếu giúp định hướng quá trình suy nghĩ,
hành động của học sinh.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×