3. Kỹ thuật sử dụng câu hỏi
3.1. Ý nghĩa
Trên lớp, sự giao tiếp thầy-trò diễn ra theo sơ đồ: kiến tạo→ hỏi→
đáp→ phản ứng.
Kiến tạo: giáo viên cung cấp thông tin định hướng, giới thiệu chủ đề.
Hỏi: Giáo viên nêu câu hỏi.
Đáp: Học sinh trả lời câu hỏi.
Phản ứng: Giáo viên tỏ thái độ trước câu trả lời của học sinh. Sau khi
nhận xét, bổ sung câu trả lời của học sinh giáo viên gợi ra vấn để mới,
đặt câu hỏi và chu kỳ cứ thế tiếp diễn.
3.2. Câu hỏi trong phương pháp vấn đáp.
- Căn cứ vào mục đích sư phạm người ta phân biệt câu hỏi gợi mở, câu
hỏi củng cố, câu hỏi ôn tập, hệ thống hóa tri thức; câu hỏi kiểm tra.
- Căn cứ vào các loại tính chất của hoạt động nhận thức của học sinh,
người ta phân biệt:
+ Câu hỏi tái hiện: Đòi hỏi học sinh nhớ lại tri thức, trả lời dựa trên sự
tái hiện, không cần suy luận.
+ Câu hỏi giải thích minh họa: Làm sáng tỏ một đề tài, giáo viên nêu
hệ thống câu hỏi và những ví dụ minh họa để họa sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
+ Câu hỏi phát hiện: Hệ thống câu hỏi nhằm phát hiện vấn đề, đặt và
giải quyết vấn đề, buộc học sinh luôn cố gắng trí tuệ, tự lực tìm lời giải
đáp.
Vấn đáp phát hiện là phương pháp đang cần sử dụng rộng rãi để đổi
mới phương pháp dạy học.
3.3. Các trình độ câu hỏi về nhận thức
Câu hỏi là kiểu câu nghi vấn, có mục đích tìm hiểu, làm rõ sự kiện hay
sự vật nhất định, đòi hỏi cung cấp, giải thích, nhận xét, đánh giá thông
tin về sự vật, sự mô tả, phân tích, so sánh có liên quan đến bản thân sự
vật dưới hình thức trả lời, đáp lại.
Vì có mục đích nên câu hỏi luôn có tính định hướng. Các chủ đề tiếp
nhận câu hỏi bao giờ cũng được thu hút chú ý và nảy sinh tâm thế,
hướng vào sự kiện hay những liên hệ nhất định có quan hệ đến mục
đích và nội dung câu hỏi.
Có nhiều cách phân loại câu hỏi dựa vào các căn cứ khác nhau.
- Căn cứ vào mục đích và chức năng có thể chia câu hỏi thành ba loại:
+ Loại câu hỏi hướng dẫn, gồm cả chức năng chỉ đạo, tổ chức, điều
chỉnh, hỗ trợ, các hoạt động của người học.
+ Loại câu hỏi chẩn đoán, gồm cả thăm dò, tìm hiểu, khảo sát, thẩm
định, kiểm tra quá trình và thực trạng việc học tập.
+ Loại câu hỏi động viên, khuyến khích để tạo ra và duy trì môi trường
quan hệ tích cực, thuận lợi trong dạy học.
- Căn cứ vào chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu, năng lực, nhận thức,
có 2 loại:
+ Loại câu hỏi yêu cầu thấp, chỉ đòi hỏi yêu cầu tái hiện các tri thức, sự
kiện, nhớ và trình bày đúng hệt SGK, hoặc như trong bài giảng của giáo
viên. Loại thứ nhất thường được dùng khi học sinh sắp được giới thiệu
tài liệu mới có liên quan với tri thức đã học; học sinh đang luyện tập,
thực hành, ôn tập những điều đã học.
+ Loại câu hỏi có yêu cầu cao, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng
hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa, vận dụng tri thức. Loại thứ hai thường
được sử dụng trong các trường hợp: học sinh đã có thông tin cơ bản,
giáo viên muốn sử dụng các thông tin ấy trong các tình huống phức tạp
hơn; học sinh đang tham gia giải quyết vấn đề, học sinh đang bị cún hút
vào cuộc thảo luận sôi nổi và sáng tạo.
- Căn cứ vào tính chất và hình thức câu hỏi có các loại: câu hỏi trả lời
ngắn, câu hỏi nhiều lựa chọn, câu điền khuyết, câu ghép đôi.
- Trong SGK các loại câu hỏi trên được dùng để hướng dẫn học sinh
nghiên cứu bài mới, củng cố tri thức đã học, kiểm tra việc lĩnh hội tri
thức, kĩ năng...
3.4. Tổ chức hoạt động của học sinh trong phương pháp vấn đáp.
* Có ba phương án.
+ Giáo viên đặt những câu hỏi nhỏ, riêng lẻ, chỉ định từng học sinh trả
lời: mỗi học sinh trả lời một câu, tổ hợp các câu trả lời là nguồn thông
tin cho cả lớp.
+ Giáo viên nêu một câu hỏi tương đối lớn, kèm theo những gợi ý liên
quan đến câu hỏi. Giáo viên để học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi bộ
phạn của câu hỏi lớn, người sau bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời của
người trước. Tổ hợp các câu trả lời đủ để giải đáp câu hỏi lớn.
+ Giáo viên nêu câu hỏi chính kèm theo gợi ý cho học sinh thảo luận,
đặt cho nhau những câu hỏi phụ để tìm lời giải đáp. Câu hỏi chính chứa
đựng yếu tố kích thích(một nghịch lý, một vấn đề có nhiều giải pháp lựa
chọn...). Phương án này áp dụng cho thảo luận
* Qui trình trả lời câu hỏi.
Để trả lời câu hỏi học sinh cần thực hiện các thao tác theo trình tự sau:
- Đọc câu hỏi, xác định nội dung và yêu cầu của câu hỏi.
- Xác định nguồn thông tin cần sử dụng, khai thác để trả lời câu
hỏi(trong văn bản, hình vẽ, bảng...; thông tin được trình bày trong bài
hay ở các bài đã học)
- Khai thác, xử lý thông tin từ nguồn đã xác định, rút ra kết luận cần
thiết.
- Hình thành câu trả lời(có thể là nghĩ thầm trong óc, nói hoặc viết ra)
- Kiểm tra lại câu trả lời.
* Sử dụng câu hỏi trong bài lên lớp.
- Chuẩn bị câu hỏi trong bài soạn.
Tùy đặc điểm, trình độ học sinh, phương pháp lựa chọn mà quyết định
số lượng và chất lượng câu hỏi,
Mỗi bài học cần có một số câu hỏi chốt nhằm vào mục đích nhận thức
xác định, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ
tùy theo diễn tiến của tiết học.
Những đặc điểm sau đây cần chú ý:
Đặt câu hỏi khớp với những điểm chính trong nội dung bài học.
Chú ý tỉ lệ câu hỏi về sự kiện và câu hỏi yêu cầu cao về nhận thức.
Hiện 60% câu hỏi của giáo viên thuộc loại câu hỏi sự kiện: 20% có giá
trị về nhận thức.
Quan tâm đến trình tự logic của câu hỏi.
Kiểm tra lại xem câu hỏi có phù hợp với trình độ học sinh, có đủ rõ,
chính xác không.
+ Nêu câu hỏi.
Nêu câu hỏi cho cả lớp, để một thời gian thích hợp rồi mới chỉ định cho
học sinh trả lời. Nếu để 3-5 giây chất lượng câu trả lời sẽ nâng cao rõ rệt
Đảm bảo cho mọi học sinh có cơ hội bình đẳng tiếp nhận câu hỏi và
tham gia trả lời. Tránh để nam > nữ, khá> kém. Cần bao quát lớp, huy
động mọi đối tượng tham gia.
+ Phản ứng trước câu trả lời của học sinh.
Chăm chú nghe, nếu cần thì đặt thêm câu hỏi phụ, trách để lãng phí thời
gian; bình tĩnh lắng nghe; động viên, khuyến khích học sinh; chú ý uốn
nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh.
+Những câu nhận xét của giáo viên câu trả lời của học sinh như sau
thì tốt:
Mang tính chất đặc thù, sát với khía cạnh năng lực của mỗi học sinh mà
giáo viên muốn khuyến khích phát triển.
Tập trung vào năng lực của học sinh chứ không hướng vào nhân cách,
phê phán có tính xây dựng chứ không công kích.
Chỉ rõ hướng phấn đấu tiến lên của học sinh. Chỉ rõ chỗ sai, cách sửa
chữa.
Tạo không khí trong lớp chấp nhận có thể sai sót để học sinh không lo
sợ khi trả lời, học sinh kém không mặc cảm.
Khuyến khích, động viên sự cố gắng của học sinh.
Giáo viên nên trân trọng những tiến bộ của học sinh, không lạm dụng
lợi khen.
* Giáo viên tự đánh giá nâng cao năng lực sử dụng câu hỏi.
+ Phiếu kiểm tra kĩ năng câu hỏi.
Kĩ năng Ví dụ ghi nhận được
1. Chỉ nêu câu hỏi một lần
2. Chờ một phút cho học sinh suy
nghĩ rồi mới chỉ định học sinh trả lời
3. Chấp nhận trả lời của học sinh mà
không nhắc
4. Đánh giá câu trả lời của học sinh.
5. Sử dụng câu trả lời của học sinh
để xây dựng bài học.
6. Không cho phép học sinh trả lời
đồng thanh.