Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo dục môi trường cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.99 KB, 8 trang )



7
CHƯƠNG I: GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CỘNG ĐỒNG

I.1. Khái niệm và đặc điểm cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
a. Khái niệm
Cộng đồng là những nhóm người được tập hợp dưới nhiều hình thức khác nhau như theo
lứa tuổi, nghề nghiệp (Hội nghề nghiệp, câu lạc bộ…), huyết thống (Dòng họ), khu vực đòa
lý (Thôn, xóm…), tổ chức đoàn thể (Hội phụ nữ, phụ lão, thanh niên…) hay theo sở thích
(Câu lạc bộ…).
Tuy nhiên, trong cuốn sách này, khái niệm cộng đồng được xem xét ở một quy mô hẹp hơn, đó
là cộng đồng ở các Khu bảo tồn thiên nhiên*. Đây là một đơn vò cấp đòa phương bao gồm các
cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp vào cuộc sống hàng ngày của một
xã hội ở các Khu bảo tồn thiên nhiên (vùng lõi và vùng đệm). Nói cách khác, cộng đồng tại
các Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm các cá nhân, gia đình sinh sống ở khu vực đó cùng với
hệ thống tự quản như già làng, trưởng thôn, bản và bao gồm cả Đảng, chính quyền đòa phương,
các tổ chức đoàn thể chính trò xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên. Các
thành phần này có liên hệ mật thiết với nhau để tạo thành một xã hội tương đối ổn đònh.
b. Một số đặc điểm của cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia
Cộng đồng đòa phương ở các Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam có đặc
điểm riêng biệt sau:
- Có lòch sử hình thành và phát triển lâu dài tại đòa phương, từ trước khi Khu bảo tồn
thiên nhiên được thành lập.
- Điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu và phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên
sẵn có trong các Khu bảo tồn thiên nhiên như săn bắt động vật hoang dã, thu lượm
các sản phẩm của rừng, đốt nương làm rẫy. Những hoạt động đó là một mối đe doạ
trực tiếp đến đa dạng sinh học của các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) của người dân đòa phương thường kém
hiệu quả do phương thức canh tác lạc hậu (đốt nương làm rẫy) và do chưa được tiếp
cận với các kỹ thuật canh tác và chăn nuôi có hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, cuộc sống


của họ còn rất nhiều khó khăn.
- Đa số những người dân đòa phương sinh sống tại các Khu bảo tồn thiên nhiên là
những dân tộc thiểu số hoặc những cộng đồng có những đặc trưng riêng về văn hóa,
xã hội, khá độc lập với môi trường bên ngoài. Do đó, văn hoá truyền thống của họ rất
phong phú và đa dạng, cần được gìn giữ, bảo vệ.
- Trình độ văn hoá của người dân đòa phương còn rất thấp, nhận thức của họ về bảo
tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, do đó khó khăn cho quá trình
giáo dục nâng cao nhận thức.
- Bộ máy quản lý cũng như đội ngũ cán bộ đòa phương còn có những hạn chế. Trong cộng đồng,
hương ước và quy ước có ảnh hưởng rất lớn. Sự ảnh hưởng lẫn nhau và tác động qua lại giữa các
thành phần trong cộng đồng rất chặt chẽ nên có thể nói đây là một cộng đồng rất nhạy cảm.


* Cộng đồng nhân dân đang sống ở trong và xung quanh khu bảo tồn.



8

I.2. Khái niệm giáo dục môi trường

“Giáo dục môi trường là một quá trình tạo dựng cho con người những nhận thức và mối
quan tâm đối với môi trường và các vấn đề môi trường, sao cho mỗi người đều có đầy đủ
kiến thức, thái độ, ý thức và kỹ năng để có thể hoạt động một cách độc lập, hoặc phối
hợp, nhằm tìm ra giải pháp cho những vấn đề môi trường của hiện tại và ngăn chặn những
vấn đề nảy sinh trong tương lai” (Hội nghò Liên chính phủ lần thứ nhất về giáo dục môi
trường tại Tbilisi, Grudia - 1977).
Giáo dục môi trường tập trung vào năm mục tiêu sau:
 Kiến thức: cung cấp cho các cá nhân
và cộng đồng những kiến thức cũng

như sự hiểu biết cơ bản về môi trường
và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau
giữa con người và môi trường.
 Nhận thức: thúc đẩy các cá nhân, cộng
đồng và xã hội tạo dựng nhận thức và
sự nhạy cảm đối với môi trường cũng
như các vấn đề môi trường.
 Thái độ: khuyến khích các cá nhân,
cộng đồng xã hội tôn trọng và quan
tâm tới tầm quan trọng của môi trường,
thúc giục họ tham gia tích cựcø vào việc
cải thiện và bảo vệ môi trường.
 Kỹ năng: cung cấp các kỹ năng trong
việc xác đònh, dự đoán, ngăn ngừa và
giải quyết các vấn đề môi trường.
 Sự tham gia: cung cấp cho các cá nhân và cộng đồng xã hội cơ hội tham gia tích cực
trong việc giải quyết các vấn đề môi trường cũng như đưa ra các quyết đòng môi trường
đúng đắn.
Có ba cách tiếp cận giáo dục môi trường phổ biến:
) Giáo dục về môi trường: cung cấp cho người học những hiểu biết về hệ thống tự nhiên
và hoạt động của nó; những tác động của con người tới môi trường.
) Giáo dục trong môi trường: sử dụng môi trường như một giáo cụ hay một phòng thí
nghiệm tự nhiên nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường. Điều này giúp
phát triển các quan điểm về giá trò và hình thành những thái độ tích cực.
GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG LÀ MỘT QUÁ TRÌNH
NHẰM ĐẠT ĐƯC CÁC MỤC ĐÍCH SAU:
9 Tăng cường nhận thức đầy đủ và sự quan
tâm đến các mối quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau về kinh tế, xã hội, chính trò và sinh
thái tại các khu vực thành thò cũng như nông

thôn.
9 Cung cấp cho mọi người những kiến thức,
quan điểm về giá trò, thái độ, ý thức và các
kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện
môi trường.
9 Tạo ra các mô hình về hành vi bảo vệ môi
trường cho các cá nhân, cộng đồng và toàn
xã hội.
(UNESCO, 1977)


9
) Giáo dục vì môi trường: xây dựng ý thức và sự quan tâm sâu sắc đến môi trường sống của
con người, đồng thời tăng cường trách nhiệm của con người trong việc chăm sóc và bảo vệ
môi trường. Mục tiêu của cách tiếp cận này là tạo dựng thái độ và kiến thức nhằm tác
động vào mọi người khiến họ đồng loạt hành động nhằm mang lại lợi ích cho trái đất.
Trên thực tế, chúng ta cần kết hợp cả ba cách tiếp cận này để tạo ra một phương pháp tiếp
cận toàn diện, cho phép các cá nhân và cộng đồng có được những kiến thức, quan điểm về
giá trò, thái độ, ý thức và kỹ năng cần thiết nhằm bảo vệ và cải thiện môi trường.
Giáo dục môi trường chính quy và không chính quy:
) Giáo dục môi trường chính quy: liên quan đến việc giáo dục bắt buộc hoặc không bắt buộc
tại các trường phổ thông, cao đẳng hoặc các bậc giáo dục cao hơn.
) Giáo dục môi trường không chính quy: liên quan đến các hoạt động ngoại khoá hoặc
hoạt động nhóm như các hoạt động tại các trung tâm giáo dục môi trường, các trung
tâm nghiên cứu thực đòa. Khi chưa có một chiến lược quốc gia về lồng ghép giáo dục môi
trường vào chương trình giáo dục chính qui, giáo dục môi trường có thể đưa vào trường học
thông qua các câu lạc bộ bảo tồn và các hoạt động ngoại khoá. Các tổ chức xã hội không
thuộc trường học và các câu lạc bộ là nơi phù hợp để lồng ghép giáo dục môi trường.
I.3. Sự cần thiết phải giáo dục môi trường cho cộng đồng đòa phương các Khu bảo tồn
thiên nhiên

Cuộc sống của cộng đồng đòa phương còn rất nhiều khó khăn và phụ thuộc trực tiếp vào
nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong vùng. Các hoạt động chính của công đồng dân cư
có tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm:
- Hoạt động săn bắt và buôn bán các loài động vật hoang dã luôn là mối đe dọa lớn nhất
tới hoạt động bảo tồn tại các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên (các loại hải sản, gỗ, lâm sản ngoài gỗ,
khoáng sản) của người dân tàn phá cảnh quan và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ
sinh thái của các Khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động đốt nương làm rẫy, khai hoang, canh tác nông nghiệp không bền vững, chăn
thả gia súc và xây dựng cơ sở hạ tầng... cũng có những tác động rất xấu đến các Khu
bảo tồn thiên nhiên.
- Hoạt động sinh sống và kinh doanh (đặc biệt là hoạt động kinh doanh du lòch ồ ạt và tự
phát) đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường (chủ yếu là vấn đề rác thải và ô nhiễm
nước thải) ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động bảo tồn và bảo vệ môi trường tại các Khu
bảo tồn thiên nhiên.
Có thể thấy rằng người dân đòa phương và môi trường có mối quan hệ khăng khít với nhau.
Môi trường chỉ có thể được bảo vệ thông qua việc thay đổi phương thức sử dụng nguồn tài
nguyên thiên nhiên cũng như nâng cao sự hiểu biết về môi trường của cộng đồng đòa
phương. Do vậy, chúng ta cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục môi trường để thay đổi về


10

mặt nhận thức, thái độ và hành vi của người dân đòa phương đối với môi trường, từ đó giảm
sức ép lên nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, việc thu hút sự tham gia của người
dân đòa phương sẽ góp phần nâng cao chất lượng của công tác bảo tồn, đồng thời sẽ tạo cơ
hội tăng nguồn thu nhập và giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống người dân.
I.4. Những khó khăn khi tiến hành giáo dục môi trường cho cộng đồng
Cộng đồng đòa phương tại các Khu bảo tồn thiên nhiên sinh sống rải rác trong vùng lõi hoặc
vùng đệm với những đặc điểm về văn hoá riêng, do đó việc tiếp cận giáo dục môi trường

của họ gặp nhiều khó khăn. Những khó khăn chính bao gồm:
- Người dân đòa phương thường sống rải rác và bận với những hoạt động sinh kế, do
vậy rất khó tiếp cận và tổ chức các lớp học hay các chương trình tập huấn về giáo
dục môi trường.
- Khi tiến hành các hoạt động giáo dục môi trường cho cộng đồng tại các Khu bảo tồn
thiên nhiên, thường là thiếu giáo viên, thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn và
các công cụ hỗ trợ (thiết bò, văn phòng phẩm, sách, tài liệu…)
- Hoạt động giáo dục môi trường tại các Khu bảo tồn thiên nhiên chủ yếu dựa vào sự tài
trợ của các dự án. Vì vậy, khi dự án kết thúc thì các hoạt động này cũng bò ngừng theo.
- Trình độ văn hoá của cộng đồng còn thấp nên khả năng tiếp thu kiến thức chậm,
khi thực hiện công tác giáo dục môi trường cần phải có phương pháp tiếp cận phù
hợp và hiệu quả.
- Rào cản về ngôn ngữ là một khó khăn rất lớn khi tiến hành giáo dục môi trường cho
cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng dân tộc thiểu số sống ở vùng sâu vùng xa.
Điều đó đòi hỏi những người thực hiện công tác giáo dục môi trường phải không ngừng
tìm hiểu và học hỏi ngôn ngữ và văn hoá đòa phương.
I.5. Các hình thức tiếp cận giáo dục, truyền thông môi trường cho cộng đồng
Việc nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi cho cộng đồng đòa phương là một quá
trình lâu dài, cần thực hiện theo từng giai đoạn và bằng nhiều biện pháp tiếp cận khác nhau
để đạt được hiệu quả. Dưới đây là một số hình thức giáo dục - truyền thông môi trường hiệu
quả được sử dụng trong tiếp cận với cộng đồng đòa phương, bao gồm:
- Phổ biến các thông tin về môi trường, Khu bảo tồn thiên nhiên qua các phương tiện
thông tin đại chúng (đài phát thanh đòa phương, đài truyền thanh, truyền hình, báo
tường, bảng tin ở những nơi công cộng). Khi sử dụng phương tiện thông tin đại chúng,
cần lưu ý:
• Số lần lặp lại thông tin trong một chương trình hay chiến dòch truyền
thông môi trường.
• Tính thích hợp của thông điệp với cộng đồng đòa phương (về văn hoá,
ngôn ngữ...).



11
• Thời điểm sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, chẳng hạn nếu sử dụng
phương tiện nghe- nhìn thì nên vào thời gian thích hợp trong ngày.
• Làm thế nào để các phương tiện thông tin đại chúng chấp nhận đưa tin hay các
thông cáo báo chí cho chương trình hay chiến dòch phương tiện thông tin, đặc
biệt đối với những vùng có sử dụng tiếng dân tộc ít người.
- Tổ chức các buổi thuyết trình về các vấn đề môi trường và bảo tồn có sử dụng các thiết
bò nghe, nhìn (chiếu slide, chiếu phim và video).
- Giao tiếp với cá nhân và các nhóm nhỏ. Phổ biến các thông tin bảo tồn hoặc thông tin
về Khu bảo tồn thiên nhiên trong các buổi họp thường kỳ của các tổ chức trong cộng
đồng như Hội phụ nữ, Hội nông dân.
- Tổ chức các cuộc thi, biểu diễn ca nhạc, múa rối, kòch, kể chuyện về chủ đề bảo tồn
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục môi trường nhân dòp diễn ra các sự kiện đặc biệt như lễ
hội, ngày môi trường thế giới...
- Sử dụng các phương tiện hướng ra cộng đồng như áp phích, áo phông, mũ, lòch,
tem thư.
- Thành lập và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ bảo tồn trong cộng đồng dân cư.
- Sử dụng phương pháp truyền miệng, tức là sử dụng chính sự giao tiếp của các thành viên
trong cộng đồng với nhau để thực hiện hoạt động giáo dục môi trường. Với phương pháp
này, nên chú trọng bồi dưỡng kiến thức cho những người quan trọng trong cộng đồng như:
những người lãnh đạo, những người làm công tác xã hội (Hội Phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn
thanh niên), các cụ già và đào tạo họ thành các tuyên truyền viên trong cộng đồng.
1.6. Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm.
Trong việc dạy và học, rất nhiều cách tiếp cận khác nhau đã được áp dụng. Tuy nhiên, gần
đây một cách tiếp cận đã được rất nhiều người biết đến và được coi là một mô hình của sự
thành công:
Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm. Đây là một mô hình dạy và học cho phép người
học lựa chọn việc học nhằm phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh của họ.

Cách tiếp cận lấy người học làm trung tâm:
Cơ sở lý thuyết của mô hình này là: người học có khả năng học tốt nhất không chỉ thông qua
việc tiếp nhận kiến thức mà còn thông qua việc diễn giải những kiến thức đó; học tập thông
qua quá trình khám phá; người học tự quyết đònh tốc độ học tập của mình. Người dạy có vai
trò hướng dẫn và huấn luyện hỗ trợ người học trong quá trình học tập cũng như tạo dựng
kinh nghiệm; giúp họ tiếp thu kiến thức mới và phát triển kỹ năng mới. Nói cách khác, lý do
học tập của người học là những kinh nghiệm của bản thân họ như: các nhu cầu cơ bản, động
cơ cá nhân, những kinh nghiệm trong quá khứ, kiến thức cơ bản, sở thích và khả năng sáng

×