Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Đa dạn sinh học và sự cần thiết phải bảo vệ đa dạng sainh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.9 KB, 21 trang )



52

BÀI 3: ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ DA DẠNG SINH
HỌC
I. Kiến thức
1. Một số vấn đề chung liên quan đến Đa dạng sinh học
a. Khái niệm.
Đa dạng Sinh học là cụm từ xuất hiện từ khoảng ba thập niên nay, đã được các nhà bảo
tồn thiên nhiên, các nhà sinh hoc, các nhà tự nhiên học khác và các tổ chức quốc tế viết
nhiều và cũng đưa ra nhiều đònh nghóa khác nhau. Tuy nhiên, một đònh nghóa được các nhà
khoa học chấp nhận và thường sử dụng là đònh nghóa được nêu lên trong Hội nghò thượng
đỉnh về môi trường và phát triển tại Rio de Janeiro, Braxin 1992 như sau: “Đa dạng Sinh
học là sự biến đổi giữa các sinh vật ở tất cả mọi nguồn, bao gồm các hệ sinh thái trên
đất liền, trên biển và các hệ sinh thái dưới nước khác; sự đa dạng thể hiện trong từng
loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”.
Tóm lại, đa dạng sinh học có ba nội dung cơ bản:
- Đa dạng di truyền hay có thể gọi là đa dạng về gen
- Đa dạng loài
- Đa dạng hệ sinh thái
b. Một số thuật ngữ.
-Tài nguyên sinh vật: Bao gồm nguồn gen, các cơ thể sống hoặc các bộ phận của nó, quần
thể hoặc các hợp phần của quần thể đang được sử dụng vì nhu cầu của con người.
- Công nghệ sinh học: Là những ứng dụng công nghệ trong các hệ sinh thái, trong các cơ
thể sống mà từ đó được tạo ra hay mô- đi- phai các sản phẩm hoặc biến đổi vì mục đích
đặc biệt.
- Quốc gia có nguồn gen gốc: Là quốc gia chiếm giữ nguồn gen đó trong điều kiện bảo tồn
tại chỗ.
- Vật nuôi và cây trồng: Là các loài có quá trình tiến hóa do tác động của con người.
- Hệ sinh thái: Là đồng tổ hợp của một quần xã sinh vật với môi trường vật lý xung quanh


nơi mà quần xã tồn tại, trong đó các sinh vật. Môi trường tương tác với nhau để tạo nên chu
trình vật chất và sự chuyển hoá của năng lượng.
- Bảo tồn chuyển chỗ (ex -situ): Bảo tồn chuyển chỗ (ngoại vi) là việc bảo tồn một yếu tố cấu
thành của đa dạng sinh học ở ngoài vùng sống (sinh cảnh) tự nhiên của chúng.
- Vật liệu gen: Là tất cả các vật liệu của động vật, thực vật, vi khuẩn hoặc một yếu tố chứa
đựng tính di truyền.
- Nguồn gen: Là vật liệu di truyền đang sử dụng hoặc tiềm năng.


53
- Vùng sống (sinh cảnh): Là nơi hoặc một đòa điểm mà một cá thể hoặc một quần thể tự
nhiên được tìm thấy (cư trú).
-Bảo tồn tại chỗ (in-situ): Là sự bảo tồn các loài tại hệ sinh thái và sinh cảnh tự nhiên, duy
trì và khôi phục các quần thể của các loài trong môi trường tự nhiên xung quanh chúng, đối
với các loài thuần hóa hoặc nuôi trồng thì trong môi trường xung quanh mà ở đó chúng hình
thành những đặc điểm đặc trưng.
2. Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học?
a. Lý do đạo đức
Cơ sở đạo đức của bảo tồn thiên nhiên được nhấn mạnh tại Hiến chương thế giới vì thiên
nhiên do Đại Hội đồng Liên hợp quốc đưa ra, trong đó nêu rằng: “Mỗi một dạng của sự sống
là độc nhất, cần được tồn tại mà không kể tới giá trò đối với con người, và được sống hòa
hợp với các sinh vật khác, hành động của con người cần chòu sự hướng dẫn của một quy tắc
về đạo đức”.
Mọi sinh vật đều có quyền tồn tại, đó là điều không còn phải bàn cãi. Con người không có
quyền quyết đònh sự tồn vong của chúng. Các quá trình sinh thái duy trì sự thống nhất giữa
lớp sinh quyển và muôn loài. Cảnh quan và môi trường cần phải được duy trì như là một
trách nhiệm về đạo đức đối với tương lai.
b. Lý do sinh thái
Đa dạng sinh học cần phải được bảo tồn nhằm giữ cho hệ sinh quyển ở trạng thái cân bằng
và thực hiện được chức năng của nó. Theo lý thuyết chung về sinh thái thì không có một loài

sinh vật nào là không cần thiết cho sự duy trì các quá trình sinh thái cơ bản trên trái đất.
Mỗi một sinh vật, bao gồm cả con người, là một phần của thiên nhiên và có quan hệ với mọi
sinh vât khác.
Sự sống phụ thuộc vào quá trình hoạt động liên tục của thiên nhiên nhằm đảm bảo nguồn
cung cấp năng lượng và dinh dưỡng. Thí dụ sự phá hủy rừng trên diện rộng làm thay đổi chu
trình cacbon, dẫn tới tăng hàm lượng cacbon trong khí quyển. Điều này sẽ tác động lên khi
hậu toàn cầu và ngược lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng lên tính đa dạng sinh học và cuối
cùng lên con người.
c. Lý do kinh tế
Nhu cầu cuộc sống của con người như cơm ăn, nước uống, không khí để thở, nguyên vật liệu
để xây dựng, nhiên liệu để đun nấu, năng lượng,… đều do từ đa dạng sinh học mà có.
Một quốc gia có tính đa dạng sinh học thấp là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên
nhiên. Nguồn gen tự nhiên nghèo nàn không cho phép tạo nên những giống vật nuôi và cây
trồng có giá trò và có năng suất cao.
Một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao và được bảo vệ sẽ là một quốc gia có cảnh quan
đẹp, tạo điều kiện cho các hoạt động nghỉ dưỡng và du lòch sinh thái rất tốt. Đó là những
nguồn lợi to lớn thu được nhằm bổ sung cho ngân sách quốc gia, tạo nên nhiều việc làm cho
người dân bản đòa góp phần xóa đói giảm nghèo.


54

Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới phát triển có nền công nghiệp hiện đại. Xã
hội đó đáp ứng cao hơn cho nhu cầu cuộc sống của con người, nhưng xã hội đó cũng sản
sinh ra những chất độc hại gây ô nhiễm bầu khí quyển, đầu độc nguồn nước, làm khô cằn
đất trồng trọt, gây nên nhiều bệnh tật. Loài người đang phải đối đầu với một thách thức lớn
đó là lượng khí CO
2
trong khí quyển đã và đang tăng gây lên sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
làm nhiệt độ trung bình của trái đất tăng lên, băng tan ở hai cực, nước biển dâng cao đe dọa

sự tồn tại của nhiều quốc đảo và các quốc gia ven các đại dương. Hiện tượng trái đất ấm dần
lên còn là nguyên nhân gây ra hạn hán, bão, lũ lụt, sóng thần ở nhiều vùng trên trái đất.
Một trong những giải pháp mà loài người đang hướng tới để giải quyết vấn nạn trên là giảm
lượng khí phát thải vào bầu khí quyển, trong đó lượng khí CO
2
là đối tượng chính. Bảo vệ tốt
thảm thực vật hiện có trên trái đất và đẩy mạnh việc trồng thêm rừng sẽ góp phần đáng kể
làm giảm hàm lượng CO
2
trong khí quyển.
Nhận thức được mục tiêu cuối cùng là sử dụng một cách lâu bền tài nguyên thiên nhiên,
nhân loại cần phải cố gắng duy trì nguồn tài nguyên sinh học vô cùng q giá của mình.
d. Lý do vì những giá trò tiềm ẩn
Hiện nay con người mới chỉ biết khai thác, sử dụng một phần nhỏ tài nguyên sinh học của
trái đất, nhiều tiềm năng còn chưa biết đến. Những tiềm năng này sẽ có ý nghóa lớn đối với
loài người nếu được bảo vệ, phát hiện và khai thác.
Hiện nay mới chỉ có khoảng 5.000 loài thực vật bậc cao (khoảng 2% tổng số loài thực vật đã
được phát hiện) được nghiên cứu về khả năng sử dụng để làm thuốc. Như vậy, những lý do
này lý giải cho nỗ lực nhằm bảo tồn tính đa dạng sinh học.
3. Hiện trạng đa dạng sinh học ở Việt Nam
Đất nước Việt Nam có lãnh thổ trải dài trên 1650km theo hướng Bắc – Nam, từ 8 độ đến 23
độ vó bắc và độ cao so với mực nước biển từ 0m đến 3143 m trên đỉnh Hoàng Liên Sơn. Ba
phần tư diện tích lãnh thổ Việt Nam là đồi núi, còn lại là đồng bằng thuộc châu thổ sông
Hồng và sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển. Điều kiện đòa lý như vậy đã tạo nên sự
đa dạng của các chế độ khí hậu, thổ nhưỡng và đòa hình, dẫn đến sự đa đạng các hệ sinh
thái, đa dạng loài và đa dạng gen tức là đa dạng sinh học.
a. Đa dạng các hệ sinh thái
Sự đa dạng các hệ sinh thái ở Việt Nam có thể chia ra như sau:
+ Đa dạng các hệ sinh thái trên cạn: bao gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái trên núi đá
vôi, hệ sinh thái trên các đụn cát, hệ sinh thái trên các bãi bồi ven biển, hệ sinh thái gò

đồi, hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái đô thò. Trong hệ sinh thái rừng có: Rừng
thường xanh, rừng nửa thường xanh, rừng rụng lá.
Bảng 6: Số liệu diện tích rừng Việt Nam tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006
Loại rừng Tổng diện tích Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất
Đất có rừng 12.873.830ha 2.202.888 5.268.789 5.402.172
1-Rừng tự nhiên 10.410.141 3.086.935 4.599.900 3.723.305
2-Rừng trồng 2.463.709 115.953 668.889 1.678.867
+ Đa dạng các hệ sinh thái đất ngập nước:


55
Theo đònh nghóa được nêu trong công ước RAMSA, đất ngập nước là: “Các vùng đầm lầy,
than bùn hoặc vùng nước, bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có
nước chảy hay là nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, kể cả vùng biển với độ sâu
không quá 6m lúc triều thấp”.
Dựa theo bảng phân loại của công ước RAMSA thì ở Việt Nam có thể phân thành 39 kiểu đất
ngập nước, trong đó có 30 kiểu đất ngập nước tự nhiên (bao gồm 11 kiểu đất ngập nước ven biển,
19 kiểu đất ngập nước nội đòa) và 9 kiểu đất ngập nước nhân tạo.
+ Đa dạng các hệ sinh thái biển:
Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 1 triệu km
2
có tính đa dạng sinh học cao.
Các hệ sinh thái biển nuôi dưỡng trên 11 ngàn loài sinh vật, bao gồm 2500 loài cá biển
(trong đó có 130 loài có giá trò kinh tế cao), 225 loài tôm, hơn 500 loài thực vật phù du, hơn
700 loài động vật phù du, hơn 100 loài thực vật rừng ngập mặn, 15 loài cò biển và hơn 6000
loài động vật đáy không xương sống. Thêm vào đó, các hệ sinh thái biển còn chứa đựng 5
loài rùa biển, 15 loài rắn biển, 43 loài chim biển.
b. Đa dạng loài: Sự đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam dẫn đến sự đa dạng loài. Bảng số liệu
thống kê sau đây sẽ cho ta thấy rõ sự đa dạng đó:
Bảng 74: Thống kê số lượng loài có ở Việt Nam

Năm 1962, Trung tâm Quan trắc và Bảo tồn (WCMC) của IUCN đã đánh giá Việt Nam là
trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Việt Nam đồng thời cũng được xếp
hàng thứ tư của thế giới về số lượng các loài linh trưởng và là nơi cư trú của 5 trong số 25
loài linh trưởng nguy cấp nhất của thế giới. Việt Nam cũng được coi là trung tâm đặc hữu về
loài, là một trong 5 vùng chim đặc hữu (EBA) của thế giới do BirdLife International xác đònh,
có 12 vùng sinh thái trong 200 vùng sinh thái toàn cầu do WWF xác đònh, có 6 trung tâm
ĐD Thực vật do IUCN xác đònh. Việt Nam nằm trong điểm nóng Indo – Bơma, là một trong
những vùng đa dạng sinh học bò đe dọa nhất và giàu có nhất trên trái đất, do Tổ chưc Bảo
tồn quốc tế (IC) xác đònh.
Các lớp Số loài ở Việt Nam Số loài thống kê toàn cầu Tỷ lệ % VN/TC
Thực vật ở can Khoảng 13.766 220.000 6,3
Côn trùng 7.750 750.000 1,0
Cá 3.170 30.000 10,6
- Cá nước ngọt
670


- Cá biển
2.500

Bò sát 286 6.300 4,5
Lưỡng cư 162 4.184 3,8
Chim 840 9.400 9,3
Thú 310 4.000 7,7


56

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ở Việt Nam có 5 loài thú mới; có 13 chi, 222 loài,
và 30 taxon thực vật được mô tả là mới cho khoa học.

5 loài thú mới là:
1) Sao la (Pseudoryx nghetinhensis)
2) Mang lớn (Muntiacus vuquangensis)
3) Mang Trường Sơn (Muntiacus trươngsơnensis)
4) Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea)
5) Thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi)
c. Đa dạng gen
Việt Nam là một trong những trung tâm thuần dưỡng về loài của thế giới. Trong quá trình trồng
trọt và chăn nuôi, loài người đã tạo ra nhiều giống cây trồng và vật nuôi quý, có năng suất cao và
chất lượng tốt. Các giống cây trồng ở Việt Nam có trên 700 loài thuộc 79 họ, trong mỗi loài có
nhiều giống khác nhau. Ví dụ chỉ riêng loài lúa nước,ngày nay ở nước ta đã có hàng chục giống.
Riêng các loại vật nuôi cũng có sự đa dạng cao:
Bảng 8: Thống kê số lượng các giống vật nuôi ở Việt Nam
Loài Số giống Ghi chú
Lợn
20
Trong đó có 14 giống nội

21 nt …..5 …nt……

27
……. nt….. 3 …nt …..
Vòt
10 ……. nt ... 5 … nt …..
Ngan
7
……. nt … 3 … nt …..
Ngỗng
5
……. nt … 2 … nt


5
……. nt … 2 … nt …..
Trâu
3
……. nt … 2 … nt …..
Cừu
1
……. nt … 0 … nt …..
Thỏ
4
……. nt … 2 …nt …..
Ngựa
3
……. nt …2 … nt …..
4. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam
Có 5 nguyên nhân chính:
Thứ nhất: Khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên
Việt Nam được liệt vào nhóm các nước đang phát triển của thế giới. Sự phát triển phải dựa
trên nền tảng như cơ sở hạ tầng, năng lương, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, sản
phẩm hàng hóa để xuất khẩu,…Vì vậy, khai thác tài nguyên để phục vụ cho phát triển là khó
tránh khỏi sự phát sinh mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển
- Khai thác rừng là hình thức khai thác tài nguyên thiên nhiên đáng kể nhất ở nước ta. Trước
năm 1945, độ che phủ của thảm thựïc vật rừng Việt Nam là 43% diện tích lãnh thổ, đến đầu


57
những năm 90 của thế kỷ trước ,độ che phủ đó chỉ còn 28% . Từ năm 1992 đến 1996, các
tổ chức quốc doanh đã khai thác mỗi năm bình quân 1,5 triệu m3 gỗ, đó là chưa kể một số
lượng lớn lâm sản ngoài gỗ như song, mây, tre, nứa, dược liệu cũng được đưa ra khỏi rừng.

Khai thác rừng bất hợp pháp cũng là một nguy cơ làm suy thoái chất lượng rừng ở Việt Nam.
Hàng năm, khối lượng lâm sản được khai thác bằng con đường này gần bằng khối lượng lâm
sản khai thác hợp pháp. Các hệ sinh thái rừng là bộ phận quan trọng nhất trong các hệ sinh
thái tự nhiên ở Việt Nam. Rừng không chỉ là nơi cung cung cấp lâm sản, rừng còn là sinh
cảnh của nhiều loài, vì vậy tàn phá rừng là tàn phá sinh cảnh của nhiều loài, làm suy thoái
đa dạng sinh học nghiêm trọng
- Khai thác bừa bãi thủy hải sản bằng mọi phương tiện có thể chính là mối đe dọa to lớn đối
với đa dạng sinh học biển. Đánh bắt thủy sản bằng điện, bằng hóa chất, bằng các loại lưới
có mắt không đúng kích cỡ ở biển đồng nghóa với sự hủy diệt tài nguyên biển đang diễn ra ở
nhiều nơi trên lãnh hải nước ta. Đánh bắt bằng mìn, ngoài vệc hủy diệt các loài cá còn kéo
theo sự tàn phá các rạn san hô, các bãi cỏ biển. Đánh bắt bằng xung điện từ các bình điện
nhỏ đã hủy diệt tất cả các loài sống trong môi trường nước ngọt như ao hồ, khe suối, kênh,
mương và đồng ruộng.
Thứ hai: Sự chia cắt hệ sinh thái. Tại các quốc gia đang phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng
luôn được ưu tiên, vì vậy hàng loạt các con đường, nhà mấy thủy điện, đập nước được xây
dựng, tất cả các công trình này đã chia cắt hệ sinh thái một cách nghiêm trọng làm cho các
quần thể động vật bò phân ra từng nhóm nhỏ. Sự phân cắt này ngăn cản sự tiếp xúc lẫn
nhau của các nhóm động vật, vì vậy việc tăng đàn là rất khó khăn; Hơn thế nữa, đường sá
đã giúp cho thợ săn dễ tiếp cận các nhóm động vật hơn và dễ dàng săn bắt chúng; điều
nguy hiểm dễ thấy ở loài voi hơn là nhiều quần thể voi nhỏ lẻ, voi đực dã bò thợ săn bắn chết
để lấy ngà, những quần thể đó chắc chắn sẽ bò tuyệt diệt vì voi cái không thể sinh sản được.
Việc chia cắt hệ sinh thái dòng sông bằng các đập thủy điện đã ngăn cản những loài cá di
chuyển trong mùa sinh sản làm cho nhiều loài cá đứng trên bờ tuyệt diệt. Để khắc phục tình
trạng này, một số công trình thủy điện đã xây dựng đường di chuyển riêng cho cá.
Thứ ba: mất sinh cảnh tự nhiên. Việc tăng diện tích các loại cây trồng trong nông nghiệp đã
từng bước làm mất đi nhiều sinh cảnh tự nhiên. Các chương trình phát triển cây công nghiệp
như café, cao su, ca cao… đã làm cho hàng trăm ngàn ha rừng tự nhiên biến mất, nhiều loài
động vật không còn nơi cư trú. Xung đột voi – người là một hậu quả cụ thể của tình trạng đó.
Gia tăng diện tích đất nông nghiệp còn do áp lực của gia tăng dân số. Từ năm 1979 đến
năm 2004, dân số Việt Nam đã tăng hơn 1,5 lần từ 52,7 triệu người lên tới 81,6 triệu người,

dự báo sẽ tăng lên 118 triệu người vào năm 2050. Sự gia tăng dân số gắn liền với di cư có
tổ chức và kể cả di cư tự do trong nội vi đất nước. Tây Nguyên là vùng đất có tài nguyên
rừng rất giàu, đất đai màu mỡ; Tây Nguyên cũng là mục tiêu hướng tới của giòng người di cư
trong nước. Hiện tượng này đã gây tác động nghiêm trọng lên diện tích rừng vì nhu cầu gỗ
củi, đất canh tác, động vật hoang dã để làm thực phẩm, buôn bán nội đòa và xuất khẩu.
Thứ tư: Sự du nhập các giống cây trồng mới, đặc biệt là các giống lai có năng suất cao đã
làm suy giảm cả về diện tích canh tác và nguồn gen của các giống cây trồng bản đòa


58

Bảng 9: Thống kê sự suy giảm diện tích cây trồng và giống cây bản đòa
Loại cây trồng Suy giảm diện tích (%) Mất các giống bản đòa (%)
Lúa
50 80
Ngo, đậu
75 50
Cây lấy củ
75 20
Chè, cây có sợi
20 90
Cây ăn quả
50 70
Các loài vật nuôi cũng ở vào hoàn cảnh tương tự. Ví dụ, việc nhập nội tùy tiện ốc bươu vàng
đã để lại vấn nạn cho môi trường, việc khắc phục vấn nạn này cho đến nay vẫn là vấn đề
rất nan giải.
Thứ năm: Ô nhiễm môi trường. Nạn ô nhiễm môi trường cũng đóng góp đáng kể vào sự suy
thoái của sinh cảnh, làm cho tính đa dạng sinh học nối chung bò suy giảm. Thí dụ, ô nhiễm
không khí gây mưa axit làm chết rừng ở châu Âu; Selen tích tụ trong nước thoát ra các cánh
đồng đã hủy diệt và gây dò dạng ở các loài chim nước (Anderson, 1987): chất thải nông

nghiệp và công nghiệp đe dọa các hệ sinh thái trên đất liền và dưới nước. Nhận thức hiện
nay về môi trường của cộng đồng thế giới xuất phát từ chính những tác hại do nạn ô nhiễm
gây ra đối với loài chim.
5. Một số giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học
Nội dung cơ bản của bảo tồn đa dạng sinh học là bảo tồn loài. Bảo tồn loài được tiến hành theo
hai phương pháp: bảo tồn tại chỗ (in situ) hoặc bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) hoặc có thể kết
hợp cả hai trong một chương trình quản lý các loài hoang dã.
a. Bảo tồn nguyên vò (in-situ):
Bảo tồn nguyên vò là giải pháp nhằm mục đích bảo vệ các loài, sinh cảnh và các hệ sinh
thái trong điều kiện tự nhiên có ý nghóa rất quan trọng trong công tác bảo tồn đa dạng sinh
học. Thông thường bảo tồn nguyên vò được thực hiện bằng cách thành lập các khu bảo tồn
thiên nhiên. Vườn quốc gia Yellow Stone của Mỹ là khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên trên thế
giới, được thành lập năm 1872. Mục tiêu được thành lập để giữ nguyên vẹn trạng thái tự
nhiên vùng cao nguyên miệng núi lửa ở độ cao 2.400m và cứu vãn sự tiêu diệt của các loài
thú hoang dã như Bò rừng, Gấu đen, Gấu xám, Hươu, Hải ly...và hơn 200 loài chim như Thiên
nga mỏ rộng, Bồ nông, Đại bàng. Một số Vườn quốc gia ở Mỹ được hình thành chủ yếu để
bảo tồn hàng loạt sinh cảnh của động - thực vật hoang dã. ở Florida có Vườn quốc gia
Everglades rộng 4856 km2, là nơi sống của hàng loạt động vật từ loài chim cắt hiếm đến
loài cò thìa, cá sấu Alligator...
Việc bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới chỉ có thể thực hiện được thông qua việc gìn giữ
các cá thể sinh vật ở dạng hoang dã trong môi trường tự nhiên của chúng. Phương pháp này
duy trì được tiềm năng tiến hóa của cá thể sinh vật vì đã tạo điều kiện cho chúng tiếp tục
thích nghi với động thái của môi trường. Phương pháp này cũng cho phép sử dụng tài
nguyên thiên nhiên thông qua một chương trình quản lý thích hợp.


59
b. Bảo tồn chuyển vò (Ex- situ)
Bảo tồn chuyển vò bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các vi sinh vật ra khỏi
môi trường sống thiên nhiên của chúng. Mục đích của việc di dời này là để nhân giống, lưu

giữ, nhân nuôi vô tính hay cứu hộ trong trường hợp: (1) nơi sinh sống bò suy thoái hay huỷ
hoại không thể lưu giữ lâu hơn các loài nói trên, (2) dùng để làm vật liệu cho nghiên cứu,
thực nghiệm và phát triển sản phẩm mới, để nâng cao kiến thức cho cộng đồng. Bảo tồn
chuyển vò là bảo tồn các loài có nguy cơ bò tiêu diệt, loài quý hiếm, loài có giá trò kinh tế lớn
có nguy cơ đe doạ tuyệt chủng đến nơi mới, ngoài nơi sinh sống của chúng để nhân nuôi
trong điều kiện nhân tạo nhằm bảo tồn và phát triển. Trên thế giới hiện nay có khoảng 1500
vườn thực vật, đang lưu giữ và trồng trọt một lượng rất lớn các loài thực vật, ước chừng
khoảng 80.000 loài trong điều kiện nhân tạo. Đã có hơn 500 vườn báo cáo về sưu tập bảo
tồn và có hơn 100 vườn đã có ngân hàng hạt giống, có cơ sở hạ tầng để nuôi cấy mô. Đến
nay có khoảng 200 loài thực vật được đưa vào các chương trình phục hồi. Hàng năm có
khoảng 150 triệu người thăm quan các vườn thực vật, như vậy các vườn thực vật cũng đã có
vai trò rất quan trọng trong công tác giáo dục môi trường. Các chương trình nuôi trồng sinh
sản như nhân nuôi động vật tại các vườn động vật ngày càng phát triển. Hiện nay đã có
700.000 cá thể động vật thuộc khoảng 3.000 loài thú, chim, bò sát và ếch nhái được nuôi
trong hơn 800 vườn thú chuyên nghiệp trên thế giới. Nhiều vườn đã tổ chức nhân nuôi thành
công một số loài động vật nguy cấp và tham gia vào chương trình đưa trở lại môi trường
thiên nhiên. Như vậy, mối liên hệ gắn bó giữa bảo tồn chuyển vò với bảo tồn nguyên vò rất
bổ ích cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các vườn thú, vườn thực vật đóng vai trò bổ sung cho chương trình bảo tồn nội vi. Đặc biệt
chúng giữ vai trò quan trọng đối với những loài hoang dã mà số lượng quần thể của chúng
đã giảm mạnh. Các vườn này giữ vai trò dự trữ, là nguồn vật liệu phục vụ cho hoạt động đưa
sinh vật hoang dã trở lại với thiên nhiên và là nguồn giữ trữ vật liệu di truyền quan trọng cho
các chương trình cải tạo giống trong tương lai. Các vườn có thể lưu trữ hạt giống, phôi, trứng,
tinh trùng và gen bằng các kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, những kỹ thuật này rất tốn kém và
chỉ có thể áp dụng cho một số ít cá thể sinh vật. Vì vậy phương pháp bảo tồn ngoại vi
không thể là một giải pháp thay thế cho bảo tồn nội vi. Hơn nữa, các quần thể nhỏ bảo tồn
theo phương pháp ngoại vi sẽ chòu tác động của lai cận huyết, tỷ lệ suy thoái sẽ tăng lên,
dẫn đến tình trạng giảm sút tính đa dạng sinh học.
Trong bảo tồn đa dạng sinh học, cần ưu tiên các hoạt động bảo tồn tại chỗ; bảo tồn chuyển
chỗ chí là gải pháp tình thế, bắt buộc.

c. Thiết lập hệ thống khu bảo tồn.
Phương pháp tốt nhất để bảo tồn đa dạng sinh học là giành riêng những khu vực chỉ làm
chức năng bảo tồn sinh vật hoang dã cùng sinh cảnh của chúng, đó là việc xây dựng các
khu bảo tồn. Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã khuyến nghò các quốc gia nên
giành khoảng 10% diện tích lãnh thổ của quốc gia mình vào mục đích bảo tồn. Việt Nam đã
giành 2.202.888 ha tương đương 7% diện tích lãnh thổ của mình để sử dụng vào mục đích
bảo tồn. Đó là chưa kể diện tích các khu bảo tồn biển. Hệ thống khu bảo tồn phải được bố

×