Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Ứng dụng edmodo trong việc sửa lỗi bài viết tiếng anh cho sinh viên năm thứ II trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ỨNG DỤNG EDMODO
TRONG VIỆC SỬA LỖI BÀI VIỂT TIẾNG ANH
CHO SINH VIÊN NĂM II KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Mã số: SDP2016.01.05

Chủ nhiệm đề tài: GV. NGUYỄN BẢO TRÂM

Đồng Tháp, 12/2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ

ỨNG DỤNG EDMODO
TRONG VIỆC SỬA LỖI BÀI VIẾT TIẾNG ANH
CHO SINH VIÊN NĂM II, KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP

Xác nhận của Chủ tịch HĐ nghiệm thu
(ký, ghi rõ họ tên)



Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ tên)

Nguyễn Bảo Trâm

Đồng Tháp 12/2017



THƠNG TIN NGƯỜI PHỐI HỢP CHÍNH

Th.S Lê Huỳnh Thanh Huy
Giảng viên khoa Sư Phạm Ngoại Ngữ

i


MỤC LỤC
Trang
THƠNG TIN NGƯỜI PHỐI HỢP CHÍNH ............................................................i
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................. vi
DANH MỤC VIẾT TẮT ....................................................................................vii
MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI............................................ 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu của đề tài ................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ............................................................ 3

4.1.

Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 3

4.2.

Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 4

4.3.

Bối cảnh nghiên cứu ........................................................................ 4

4.4.

Các công cụ thu thập số liệu ............................................................ 4

4.5.

Quy trình thu thập số liệu ............................................................... 6

5. Những nghiên cứu trước đây ...................................................................... 6
6. Cấu trúc của đề tài...................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 Giới thiệu về trang mạng xã hội học tập Edmodo ............................................ 9
1.1.1. Edmodo là gì? ........................................................................................ 9
1.1.2. Các tính năng ưu việt của trang mạng xã hội học tập Edmodo ............... 9
1.1.3. Cấu trúc và từng thành phần chức năng trên trang mạng xã hội
Edmodo................................................................................................ 11
1.1.4. Cách thức, thao tác cơ bản khi sử dụng trang mạng xã hội học tập
Edmodo................................................................................................ 17

1.2 Hiệu quả của việc nhờ bạn sửa lỗi bài viết trong phát triển kỹ năng viết
cho sinh viên. ................................................................................................. 22
1.3 Tầm quan trọng của việc ứng dụng trang mạng Edmodo trong quá trình
sửa lỗi bài viết cho sinh viên. .............................................................................. 23

ii


Chương 2: ỨNG DỤNG TRANG MẠNG EDMODO TRONG SỬA LỖI
BÀI VIẾT CHO SINH VIÊN
2.1. Giai đoạn 1_ Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu ................................ 26

2.2. Giai đoạn 2_Giới thiệu Edmodo và hướng dẫn sinh viên đăng
ký tài khoản Edmodo .................................................................. 27
2.3. Giai đoạn 3_ Sử dụng Edmodo để sửa bài viết qua các bài học
trên lớp ....................................................................................... 29
2.4. Giai đoạn 4_ Thu thập kết quả từ quá trình dạy thực nghiệm ........ 31
Chương 3: KẾT QUẢ VẬN DỤNG TRANG MẠNG XÃ HỘI HỌC
TẬP EDMODO TRONG SỬA BÀI VIẾT TIẾNG ANH CỦA SINH
VIÊN NĂM II, KHOA SƯ PHẠM NGOẠI NGỮ, TRƯỜNG ĐẠI
HỌC ĐỒNG THÁP
3.1. Hiệu quả của việc ứng dụng Edmodo trong quá trình sửa lỗi bài viết
nhằm nâng cao kỹ năng viết cho sinh viên năm II khoa Sư Phạm Ngoại
Ngữ............................................................................................................ 34
3.2. Thái độ của sinh viên năm II khoa sư phạm Ngoại Ngữ đối với việc
sử dụng phần mềm Edmodo trong sửa lỗi bài viết...................................... 35
3.3. Những hiệu quả Edmodo mang lại cho người học qua việc trao đổi
sửa bài trên lớp online ................................................................................ 37
ĐỀ XUẤT VÀ KẾT LUẬN .............................................................................. 41
1. Đề xuất dựa trên kết quả nghiên cứu ........................................................ 41

2. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 42
3. Đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo ....................................................... 42
4. Kết luận ................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 44
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 46
1. Phiếu khảo sát 1 ....................................................................................... 46
2. Phiếu khảo sát 2 ....................................................................................... 49
3. Chủ đề bài kiểm tra viết ........................................................................... 53
4. Thang điểm chấm bài kiểm tra viết........................................................... 54
5. Các chủ đề bài viết cho phần sửa bài trên Edmodo ................................... 55
6. Bảng câu hỏi hướng dẫn sửa bài viết ........................................................ 56
7. Câu hỏi phỏng vấn ................................................................................... 57

iii


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu
Dựa trên cơ sở lý do chọn đè tài và phạm vi nghiên cứu, đề tài được thực
hiện để phục vụ hai mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm hiểu về thái độ của sinh viên trong việc ứng dụng trang mạng
Edmodo trong sửa lỗi bài viết tiếng Anh của sinh viên khoa
SPNN, Trường Đại học Đồng Tháp.
 Tìm hiểu về tính hiệu quả của việc ứng dụng trang mạng Edmodo
vào hoạt động sửa lỗi bài viết tiếng Anh cho sinh viên chuyên
ngữ năm thứ 2, trong việc nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho
sinh viên khoa SPNN, trường Đại học Đồng Tháp.
2. Nội dung chính
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài

Phần 2: Nghiên cứu ứng dụng
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Các kết quả nghiên cứu và bàn luận
3. Kết quả chính đạt được
 Edmodo giúp sinh viên chuyên ngành tiếng Anh nâng cao khả
năng viết tiếng Anh nhờ vào việc giúp nhau sửa bài viết theo cặp,
nhóm trên trang mạng xã hội học tập này.
 Hầu hết các đối tương nghiên cứu đều có thái độ tích cực với
việc sửa bài viết qua trang mạng. Các SV đều đồng ý rằng trang
mạng xã hội này thực sự giúp mình nâng cao kỹ năng viết, học
hỏi nhiều từ bạn bè về cách viết, cách dùng từ và sử dụng được
những cấu trúc đa dạng và phù hợp với nội dung bài luận.

iv


SUMMARY ON THE STUDY AND RESEARCH FINDINGS

1. Objectives
The study was conducted in order to serve two following objectives:
 To explore students’ attitudes of applying social network Edmodo to assist English-majored students at Dong Thap
university in their writing self-correction.
 To find out the effectiveness of applying social networks Edmodo
to help second-year- major students at Dong Thap university
correct their writing.
2. Major contents
The research consists of three parts:
Part 1: General information about the study
Part 2: Study

Chapter 1: Literature Review on Edmodo
Chapter 2: Research Methodology
Chapter 3: Research findings and discussion
3. Major findings
 Edmodo aids English-majored students enhance English major
students’ writing ability and support each other by peer writing
correction or group writing correction.
 Most of the research participants have positive attitudes towards
their writing correction through Edmodo. Participants agree that
this social network- Edmodo helps them not only increase their
writing skills but also share many effective methods of using
words, various structures and of performing the tasks effectively
in their essays.

v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tóm tắt các giai đoạn của quá trình hiện đề tài ........................... 6

Bảng 2: Thống kê mô tả của 2 bài kiểm tra trước và sau khi sử dụng
Edmodo trong sửa lỗi bài viết ............................................................. 31
Hình 1: Giao diện đăng nhập theo loại tài khoản .................................... 11
Hình 2: Chức năng chọn nhóm và đăng bài ............................................ 12
Hình 3: Hướng dẫn cách dùng thư viện .................................................. 13
Hình 4: Hướng dẫn cách giao bài tập trên Edmodo ................................ 14
Hình 5: Giới thiệu về cách thiết kế bài kiểm tra ..................................... 15
Hình 6: Giới thiệu chức năng Badges ..................................................... 15
Hình 7: Bảng điểm của các bài kiểm tra hiển thị trên Edmodo ............... 16

Hình 8: Hướng dẫn cách tạo phiếu khảo sát ........................................... 17
Hình 9: Cửa sổ màn hình khi GV tạo tài khoản ...................................... 18
Hình 10: Hướng dẫn GV cài đặt tài khoản ............................................. 18
Hình 11. Trang chủ trong tài khoản của GV ........................................... 19
Hình 12. Cách tạo nhóm, lớp trên trang Edmodo ................................... 19
Hình 13. Hướng dẫn cách tạo nhóm ....................................................... 20
Hình 14. Chức năng của việc tạo nhóm nhỏ trên Edmodo ...................... 20
Hình 15: Cách tạo tài khoản SV ............................................................. 21
Hình 16. Hồ sơ SV ................................................................................. 21
Hình 17. Giao diện trang chủ của tài khoản SV ...................................... 22

vi


DANH MỤC VIẾT TẮT
SV: Sinh viên
GV: Giảng viên
GDĐT: Giáo dục đào tạo

vii


MỞ ĐẦU. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trước sự phát triển của xã hội cùng với nhu cầu chuẩn hóa về
năng lực ngoại ngữ đối với giáo viên dạy tiếng Anh ở các bậc học từ tiểu học
đến đại học, cao đẳng, thì việc đào tạo sinh viên ra trường đạt chuẩn theo
khung năng lực 6 bậc của châu Âu, đã và đang được các nhà trường cũng như
Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm. Song song đó, với từng đặc thù riêng của
mỗi kỹ năng, đòi hỏi các giáo viên cũng như những nhà nghiên cứu ở các

trường có đào tạo sinh viên ngành sư phạm tiếng Anh phải tìm tịi, nghiên cứu
những phương pháp hữu hiệu để đào tạo cho sinh viên. Hơn thế nữa, từ thực tế
giảng dạy cho thấy kỹ năng viết là một kỹ năng chiếm khá nhiều thời gian của
sinh viên lẫn giáo viên trong quá trình học tập và giảng dạy do đặc thù của
mơn học địi hỏi người học và người dạy phải viết, đọc sản phẩm, nghiên cứu
chỉnh sửa và viết lại nhiều lần. Vì vậy việc nghiên cứu để tìm ra một biện pháp
tối ưu cho khó khăn này là vô cùng cấp thiết.
Như chúng ta đã biết, hiện nay với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công
nghệ trong cuộc sống nói chung và trong học tập và giảng dạy nói riêng, đã có
rất nhiều những phần mềm và trang mạng xã hội nhằm phục vụ nhu cầu giảng
dạy và học tập. Trong đó Edmodo là một trang mạng khá mới, cho phép người
dạy thực hiện nhiều chức năng lên lớp trực tuyến, tổ chức quản lý nhiều lớp
học khác nhau, cho phép người học được xem và tham khảo bài viết của bạn,
chỉnh sửa, giúp nhau cùng tiến bộ. Hơn thế nữa, so với các trang mạng xã hội
khác như Facebook, Zalo, v.v… thì nếu như những trang mạng này phổ biến
và phục vụ cho giao tiếp, kết nối bạn bè và mang tính cộng đồng nhiều, là nơi
để giải trí, trao đổi thơng tin, chia sẽ về quan điểm trong cuộc sống thì trang
mạng Edmodo lại nghiêng về phục vụ cho giáo dục hơn, nếu sử dụng trong
giảng dạy thì mang tính trang trọng hơn, phù hợp với mơi trường giáo dục hơn.
Ngồi ra, Edmodo cịn cho phép người dạy quản lý được việc giao bài tập, sinh
1


viên nộp bài online và tham khảo những bài viết của bạn học khi được giáo
viên cho phép. Với những tính năng trên, Edmodo hiện tại đang được đưa vào
mơi trường giảng dạy với nhiều mục đích khác nhau, đáp ứng được nhu cầu
dạy và học trong thời buổi tiếp cận với công nghệ và phương tiện kỹ thuật.
Mặt khác, đối với vị thế của khoa sư phạm ngoại ngữ trường Đại học
Đồng Tháp là một khoa đã và đang đào tạo sinh viên Ngoại ngữ ngành sư
phạm thì đề tài mang lại ý nghĩa quan trọng cho việc đào tạo, bồi dưỡng sinh

viên, là nguồn tài liệu cho các em tham khảo trong việc học tập và giảng dạy
sau này từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, góp phần khẳng định
được vị thế của trường Đại học Đồng Tháp trong và ngoài khu vực.
Dựa trên nhu cầu thực tiễn và cấp thiết như đã phân tích, chủ nhiệm đề
nhận thấy việc thực hiện đề tài này, ứng dụng Edmodo trong việc sửa lỗi bài
viết cho sinh viên, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy môn viết, rút ngắn thời
gian đọc và sửa bài viết và quản lý tốt hơn quá trình rèn luyện của sinh viên, là
vô cùng cấp thiết và mang lại ý nghĩa to lớn cho công tác giáo giáo dục và đào
tạo nguồn nhân lực của khoa sư phạm ngoại ngữ nói riêng và của trường Đại
học Đồng Tháp nói chung.
2. Mục tiêu và vấn đề nghiên cứu của đề tài
Dựa trên cơ sở lý do chọn đề tài và phạm vi nghiên cứu, đề tài được thực
hiện để phục vụ hai mục tiêu nghiên cứu:
 Tìm hiểu về thái độ của sinh viên trong việc ứng dụng trang mạng
Edmodo trong sửa lỗi bài viết tiếng Anh của sinh viên khoa SPNN,
Trường Đại học Đồng Tháp.
 Tìm hiểu về tính hiệu quả của việc ứng dụng trang mạng Edmodo vào
hoạt động sửa lỗi bài viết tiếng Anh cho sinh viên chuyên ngữ năm thứ II,
trong việc nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh cho sinh viên khoa SPNN,
trường Đại học Đồng Tháp
2


3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Ứng dụng Edmodo trong việc sửa lỗi bài viết tiếng Anh cho sinh
viên năm thứ II trường Đại học Đồng Tháp” được thực hiện nhằm ứng dụng
một trang mạng xã hội học tập có tên là Edmodo vào việc tổ chức cho sinh
viên sửa bài viết của nhau theo cặp, nhóm khi học học phần Viết 3. Đề tài này
tìm hiểu ba nội dung chính là (1) tính hiệu quả của việc sử dụng trang mạng xã
hội học tập Edmodo trong việc nâng cao khả năng viết của sinh viên chuyên

ngữ thông qua việc sửa lỗi bài viết của sinh viên; (2) thái độ tiếp nhận của
người học đối với việc sử dụng trang mạng Edmodo để sửa bài viết cho bạn
cũng được nghiên cứu ; (3) đề tài cũng nghiên cứu tìm ra những tiến bộ cụ thể
về kỹ năng viết của sinh viên trong quá trình sửa bài viết cho bạn thông qua
trang mạng Edmodo. Kết quả nghiên cứu được sử dụng để đề ra một giải pháp
phù hợp giúp cho việc dạy và học môn Viết được dễ dàng và thuận lợi hơn đặc
biệt là phần sửa bài, một giai đoạn quan trọng trong việc phát triển kỹ năng viết
cho người học góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Viết.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
1. Sinh viên năm II Khoa SPNN, Trường ĐHĐT có thái độ như thế nào
đối với việc ứng dụng trang mạng Edmodo trong quá trình sửa lỗi bài
viết tiếng Anh?
2. Trang mang Edmodo có giúp sinh viên năm II khoa SPNN, Trường
ĐHĐT nâng cao kỹ năng viết tiếng Anh hay khơng?
3. Q trình ứng dụng trang mạng Edmodo trong sửa lỗi bài viết Tiếng
Anh mang lại cho sinh viên năm II, khoa SPNN, Trường ĐHĐT những
hiệu quả gì trong việc học kỹ năng viết tiếng Anh?

3


4.2. Đối tượng nghiên cứu
Việc nghiên cứu sẽ tiến hành thực nghiệm trên một nhóm đối tượng
gồm 35 sinh viên năm thứ II ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn Ngữ Anh,
khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp khi đang theo học học
phần Viết 3 của chương trình đào tạo Sư phạm tiếng Anh và Ngơn ngữ Anh
của Khoa.
4.3. Bối cảnh nghiên cứu
Như đã đề cập ở phần đối tượng nghiên cứu, đề tài này được thực hiện

trên 01 lớp sinh viên đăng ký học chung với nhau trong lớp học phần viết 3 do
khoa Sư phạm Ngoại ngữ quản lý dạy học trong học kỳ 1 năm học 2015 –
2016. Giờ học được tiến hành vận dụng trang mạng xã hội học tập Ednodo
trong việc tổ chức sửa bài viết cho SV. Vì là nghiên cứu ứng dụng một phương
pháp vào quá trình dạy học nên bối cảnh nghiên cứu là trong lớp học được nhà
trường bố trí theo thời khóa biểu. Tuy nhiên vì nghiên cứu có sử dụng trang
mạng xã hội nên ngồi bối cảnh trong lớp, nghiên cứu còn được thực hiện trên
một lớp học ảo được thiết lập trên mạng online tại các phịng máy tính của
trường Đại học Đồng Tháp và trên máy tính cá nhân, điện thoại của SV và GV
khi việc sửa bài được tiến hành online bên ngoài phạm vi lớp học.
4.4. Các công cụ thu thập số liệu
4.4.1. Phiếu điều tra - khảo sát
Trước khi tiến hành thực nghiệm, 35 sinh viên sẽ được phát phiếu khảo
sát về thái độ cũng như kinh nghiệm sử dụng các phần mềm, trang mạng trong
việc học viết tiếng Anh.
Sau khi kết thúc giai đoạn dạy thực nghiệm, cũng như kết thúc khoá
học, một phiếu khảo sát thứ 2 được phát cho sinh viên nhằm tìm hiểu về thái
độ của sinh viên trong việc sử dụng Edmodo vào sửa lỗi bài viết, qua đó tìm
hiểu về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sử dụng Edmodo.
4


4.4.2. Bài kiểm tra Viết
SV sẽ được làm 1 bài kiểm tra, viết về một chủ đề cụ thể nhằm đánh giá
kỹ năng viết của của các em trước khi tiến hành thực nghiệm.
Kết thúc 4 đơn vị bài học, sinh viên được làm lại 1 bài kiểm tra viết để
đo kỹ năng viết của SV sau thời gian sử dụng trang mạng Edmodo khi tổ chức
sửa bài viết của các em theo từng đơn vị bài học.
4.4.3. Quan sát lớp học
Theo chương trình, giáo viên sẽ giới thiệu và hướng dẫn SV cách sử

dụng trang mạng Edmodo và nêu yêu cầu của khóa học về việc sẽ ứng dụng
Edmodo trong việc sửa lỗi bài viết theo từng đơn vị bài học. Theo đó, SV sẽ
phải nộp bài viết online trên Edmodo được giáo viên đứng lớp quản lý. Sau đó,
giáo viên sẽ cho tất cả các thành viên của lớp xem bài của nhau nhờ việc kết
hợp giữ Edmodo và Google drive và quy định mỗi sinh viên sẽ phải đọc và ghi
lời nhận xét cũng như sửa bài cho bài viết của các thành viên khác trong nhóm
nhỏ. Đồng thời sinh viên có thể trao đổi, thảo luận với các bạn và giáo viên về
cách sửa lỗi, nhận xét thông qua Edmodo. Sau thời gian quy định sinh viên sẽ
xem lại lời nhận xét của các bạn và chỉnh sửa nộp lại cho giáo viên lần 2.
Trình tự này được lặp lại trong 4 đơn vị bài học.
Trong q trình thực nghiệm, tồn bộ q trình trên được GV quan sát, theo
dõi, và ghi nhận tiến trình phát triển kỹ năng của nhóm đối tượng cụ thể là
quan sát về thái độ học tập, sự tiến bộ trong cách viết, dùng từ, cấu trúc câu,
diễn đạt.
4.4.4. Phỏng vấn
10 trong số 35 sinh viên sẽ được phỏng vấn trực tiếp nhằm tìm hiểu rõ
hơn về tính hiệu quả của Edmodo khi được ứng dụng trong sửa lỗi bài viết
tiếng Anh.

5


4.5. Quy trình thu thập số liệu
Quá trình nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện trong 3 tháng tương
ứng với 15 tuần học mơn Viết 3 theo chương trình học kỳ 1 của sinh viên năm
II ngành Sư phạm tiếng Anh và Ngôn ngữ Anh.
Theo thiết kế của chủ nhiệm đề tài, quá trình thực nghiệm được diễn ra
trong 4 giai đoạn chính như sau:



Nội dung

Hoạt động cụ thể

Giai

Tìm hiểu đối tượng nghiên

-

Sinh viên làm bảng câu hỏi.

đoạn 1

cứu về khả năng, kinh nghiệm

-

Sinh viên làm 1 bài kiểm tra

và quan điểm về việc sử dụng

viết (Pre-test)

trang mạng, phần mềm trong
sửa lỗi bài viết tiếng Anh.
Giai

Giới thiệu Edmodo và hướng


Hướng dẫn từng bước, luyện tập

đoạn 2

dẫn sinh viên đăng ký tài

thử nghiệm trực tiếp các thao tác

khoản Edmodo.

cần thiết trên máy tính.

Giai

Sử dụng Edmodo để sửa bài

-

đoạn 3

viết qua các bài học trên lớp.

GV dạy trên lớp theo đơn vị
bài học.

-

GV giao bài tập trên Edmodo,
chia nhóm nhỏ theo từng đơn
vị bài học.


-

SV nộp bài, copy bài bài vào
link cho trước, tiến hành sửa
lỗi.

-

GV quan sát, quá trình sửa
bài, tham gia ý kiến khi cần
thiết.

Giai

Thu thập kết quả từ quá trình
6

-

SV làm kiểm tra viết.


đoạn 4

dạy thực nghiệm.

-

SV trả lời bảng câu hỏi.


-

SV trả lời phỏng vấn.

5. Những nghiên cứu trước đây
Hiện tại cũng có rất nhiều bài viết nghiên cứu về những ứng dụng của
các phần mềm, trang mạng trong dạy và sửa lỗi bài viết cho sinh viên cụ thể
như sau
Hedgcock and Lefkowitz (1992) đã nghiên cứu thực nghiệm trên 1
nhóm trên 30 sinh viên, được tổ chức sửa bài viết tiếng Anh theo cặp, 1 nhóm
sinh viên khác tổ chức theo hình thức giáo viên sửa lỗi. Sau thời gian thực
nghiệm, cả 2 nhóm đều có sự tiến bộ. Tuy nhiên nhóm 1 _sửa lỗi theo cặp_ thì
ngữ pháp khơng tăng nhưng tăng về nội dung, ý tưởng, cách sắp xếp, từ vựng
cịn nhóm 2_giáo viên sửa lỗi_ thì ngược lại tiến bộ về ngữ pháp.
Theo Florez Estrada (1995), trong nghiên cứu của mình, 1 nhóm sinh
viên sẽ trao đổi qua email hoặc nói chuyện trực tiếp qua mạng internet với một
nhóm người nói tiếng Anh bản xứ, một nhóm làm bài trau đổi qua bài viết với
giáo viên. Khi so sánh kết quả từ hai nhóm cho thấy rằng nhóm sinh viên được
trao đổi trục tuyến qua mạng sử dụng từ ngữ và cấu trúc ngữ pháp đúng hơn
nhóm sinh viên chỉ trao đổi qua bài viết với giáo viên. Điều này trước đó cũng
được Itzes (1940) kiểm chứng khi ông cho sinh viên của mình trau đổi với bạn
trong lớp qua Edmodo hoặc facebook theo chủ đề nhất định và mang lại hiệu
quả cao kể cả đố với các sinh viên học kém trong lớp.
Phùng Văn Huy (2010) đã có một bài báo cáo tổng quan lại các đường
hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là cách
tiếp cận theo thuyết văn hóa-xã hội (sociocultrual theory) để xây dựng cộng
đồng thực hành tiếng (Vygotsky, 1981); đồng thời chia sẻ những ứng dụng cụ
thể của mạng xã hội học tập Edmodo vào hoạt động dạy bốn kỹ năng thực


7


hành tiếng nghe, nói, đọc, viết và phương pháp khuyến khích, quản lý sinh viên
tự học qua mơ hình học tập kết hợp (blended learning/flipped classroom).
Từ những nhiên cứu trên, cùng với bản thân chủ nhiệm đề tài cũng đã
từng thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về việc sửa lỗi theo cặp nhóm. Chủ
nhiệm đề tài đánh giá cao tính ưu việt của việc sửa lỗi theo cặp. Trên xu thế
phát triển về công nghệ, một số trang mạng được thiết kế nhằm phục vụ giáo
dục và đã được kiểm chứng theo từng két quả nghiên cứu. Tuy nhiên, việc sử
dụng Edmodo trong sửa lỗi bài viết tiếng Anh vẫn chưa được sử dụng rộng rãi,
điều này đã thôi thúc chủ nhiệm đề tài tiến hành thực hiền đề tài này nhằm góp
phần phong phú thêm tính năng của Edmodo và hỗ trợ tốt hơn công tác giáo
dục được tốt hơn.
6. Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung nghiên cứu và
phần kết luận.
Phần mở đầu nêu những nội dung chính của bài nghiên cứu, bao gồm
các nội dung như: lý do chọn đề tài, phạm vi nghiên cứu của đề tài, các câu hỏi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, tầm quan trọng của đề tài và cấu trúc của
đề tài.
Phần nội dung là phần chính của nghiên cứu, bao gồm 3 chương.
Chương I nêu lên tổng quan về PPHTDA nhằm làm cơ sở lý luận cho việc thực
hiện đề tài. Chương II nêu chi tiết phương pháp nghiên cứu được áp dụng khi
thực hiện đề tài. Chương III giới thiệu những kết quả nghiên cứu tìm được và
những bàn luận về kết quả nghiên cứu.
Phần kết luận bao gồm nội dung tóm lược các kết quả nghiên cứu cũng
như những đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo.

8



CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Giới thiệu về trang mạng xã hội học tập Edmodo
1.1.1. Edmodo là gì?
Edmodo là mạng xã hội học tập lớn nhất trên thế giới được phát triển
từ năm 2008 bởi Nic Borg - Jeff O'Hara - Crystal Hutter, hiện nay đã có hơn
63,000,000 người dùng (giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên và phụ
huynh) đến từ các quốc gia khác nhau, chủ yếu tập trung ở Mỹ và các quốc gia
nói tiếng Anh. Quan điểm của những người sáng lập và phát triển Edmodo là
tập trung xây dựng nền tảng công nghệ qua đó giảng viên, giáo viên muốn sử
dụng thay vì phải sử dụng. Do hai người phát triển ứng dụng đều là giảng viên
nên những tiện ích của Edmodo đều mang tính giáo dục rất cao.
Năm 2013, Edmodo được xếp hạng thứ 29 trong tổng số 100 trang web
hỗ trợ học tập tốt nhất do trung tâm C4LPT (Anh Quốc) công bố dựa trên ý
kiến bình chọn của hơn 500 chuyên gia đến từ 48 quốc gia trên thế giới năm
2015, Noodle vinh danh Edmodo là 1 trong 32 công cụ giáo dục trực tuyến
sáng tạo nhất. Giao diện Edmodo hỗ trợ cho nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ứng
dụng trên điện thoại của Edmodo cũng được tải rất nhiều trên chợ trực tuyến
của Google (Play store), của Apple (App store) và Microsoft (Windows store)
nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ở mọi nơi, mọi lúc.
1.1.2. Các tính năng ưu việt của trang mạng xã hội học tập Edmodo
1.1.2.1. Chia sẻ tài nguyên không giới hạn:
Hiện nay, một trong những trở ngại lớn nhất đối với GV là làm thế nào
để chuyển tài nguyên, tài liệu học tập cho HSSV một cách nhanh nhất và tiết
kiệm chi phí nhất. Phương cách mà GV hay làm là gửi bài qua email hoặc tải
tài liệu lên các nền tảng ứng dụng khác nhau như dropbox, mediafire, onedrive.
Với cách này thì khó để quản lý tài nguyên đó một cách hệ thống, khoa học.
Tuy nhiên, khi sử dụng ứng dụng Edmodo, GV và HSSV có thể giải quyết
9



được những khó khăn đã đề cập.
Ngồi ra, GV và SV có thể chia sẻ đồng thời nhiều tài nguyên với các
định dạng khác nhau cùng một lúc khi giao bài tập, yêu cầu HSSV tự học thêm
ở nhà hay gửi bài cho các em đọc tài liệu, xem video bài giảng trước mỗi bài
học.
Hơn nữa, GV và SV cũng có thể theo dõi về các lĩnh vực khác nhau như
giảng dạy tiếng Anh, công nghệ dạy học, đổi mới sáng tạo. Đồng thời tạo ra
một cộng đồng học tập, chia sẻ thông tin giống như Facebook page.
Không giống như việc chia sẻ trên Facebook, Edmodo thiết kế các ứng
dụng bổ sung giúp GV quản lý nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả thơng
qua việc sử dụng các tính năng như “tags”, “library”, “folders” và ngay cả việc
tạo ra các khóa học giống như trên nền tảng moodle hay những nền tảng dạy
học trực tuyến khác.
1.1.2.2. Cộng tác hiệu quả:
Edmodo là mạng xã hội được thiết kế dành riêng cho lĩnh vực giáo dục,
do vậy hoạt động cộng tác, giao tiếp giữa GV với SV và giữa SV với SV được
hỗ trợ tối đa.
Lớp học Edmodo: Chúng ta có thể tạo các lớp/nhóm giúp cán bộ GV và
SV chia sẻ tài nguyên, các ý tưởng về hoạt động dạy và học.
Nhóm Edmodo nhỏ: Trong các lớp/nhóm học, chúng ta có thể tạo ra
các nhóm nhỏ hơn giúp cho việc thảo luận, chia sẻ trong từng nhóm nhỏ được
dễ dàng hơn qua đó chỉ GV và SV nhóm đó có thể truy cập thông tin.
Cộng đồng: Bên cạnh việc tạo nhóm, chúng ta cịn có thể tạo một mạng
lưới rộng hơn cho từng khoa hoặc từng trường để chia sẻ kinh nghiệm, ứng
dụng Edmodo cho phép mã nhúng đa dạng từ các ứng dụng khác như
voicethread giúp GV có thể dạy nói, chia sẻ video trên TED hay Youtube để bổ
sung nội dung học tập trên lớp, hay chia sẻ các bài giảng powerpoint cho SV
để xem mà không được tải về phát tán cho các mục đích khác.


10


Một trong những điểm nổi bật khác của Edmodo là khả năng tích hợp
với Google Drive giúp quản lý, chia sẻ tài liệu và cộng tác với nhau dễ dàng
hơn bao giờ hết. GV có thể dạy viết và sửa bài viết mà không cần tải các tập tin
về máy, thay vào đó yêu cầu sinh viên làm trên ứng dụng Google và nộp bài
qua mạng.
1.1.3. Cấu trúc và từng thành phần chức năng trên trang mạng xã hội
Edmodo
Để sử dụng Emodo, người dùng chỉ cần tạo một tài khoản miễn phí
nhanh chóng với địa chỉ email, mật khẩu cùng với các thông tin khác. Bạn sẽ
lựa chọn tư cách người dùng là Giảng viên, Sinh viên hay Phụ huynh. Mỗi tư
cách người dùng sẽ mang đến các quyền và cách thức sử dụng khác nhau trong
Edmodo. Ví dụ như: khi lựa chọn tư cách giảng viên, bạn có thể tạo lớp học,
nhóm, mơn học, chia sẻ, giao bài, kiểm tra đánh giá, quản lý điểm. Với tài
khoản sinh viên, bạn có thể chia sẻ, nhận bài, tham gia kiểm tra, xem điểm.

Hình 1: Giao diện đăng nhập theo loại tài khoản
Giao diện và tính năng của Edmodo tương đối giống với Facebook,
Edmodo cho phép giảng viên kiểm soát lớp học rất dễ dàng, giúp giảng viên và
sinh viên cùng chia sẻ ý tưởng, tập tin, bài tập... Giảng viên tạo lớp/nhóm, sắp

11


xếp theo các cấp trình độ; cho phép hoặc khơng cho phép sinh viên tham gia
vào các lớp/nhóm và dễ dàng quản lý trong một trang quản trị duy nhất.
1.1.3.1. Notes hoặc Posts

Trong mỗi bài đăng (Notes hoặc Posts), giảng viên có thể đính kèm
file, chia sẻ link từ web, thêm các văn bản, tài liệu từ trong thư viện với các tài
liệu dưới nhiều định dạng khác nhau như Word, PDF, MP3, MP4, .wmv, .mov,
PPT, excel, .gif, .jpeg…, hoặc nhúng thêm các ứng dụng trên nền flash như:
Prezi, Voicethread, Slideshare, các trò chơi, Google forms, YouTube videos…
Chỉ cần nhập tên vào ơ tìm kiếm và chọn thêm tại mục Type the name of a
group,..., Edmodo cho phép giảng viên tạo bản tin, chia sẻ cho nhiều lớp/nhóm
hay từng sinh viên cùng lúc. Nhờ đó, hoạt động cộng tác giữa giảng viên với
sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên được hỗ trợ tối đa và hiệu quả.

Hình 2: Chức năng chọn nhóm và đăng bài
1.1.3.2. Chức năng thư viện và lưu trữ thơng tin
Tính năng vượt trội của Edmodo phải kể tới là Library (thư viện lưu trữ
trực tuyến), Edmodo hỗ trợ lưu trữ phân loại tài liêu theo Folder, lưu trữ dưới
12


dạng nhúng liên kết (link hoặc embed URL), đặc biệt khả năng kết nối và hiển
thị trực tiếp trên site với hai tài khoản đám mây như OneDrive, Google Drive.
Do đó, người dùng có thể quản lý, lưu trữ và chia sẻ tài nguyên không giới hạn.
Tương tự như Facebook, mỗi người dùng cũng sẽ có một URL trỏ tới trang cá
nhân giúp giảng viên và sinh viên có thể dễ dàng kết nối với nhau.

Hình 3: Hướng dẫn cách dùng thư viện
1.1.3.3. Chức năng giao bài tập (Assignments)
Một trong những tính năng phát huy tính tích cực trong hoạt động dạy
học đó là giao bài (Assignments). Giảng viên có thể giao bài rất dễ dàng, đồng
thời có thể gửi đính kèm cho người học các tệp tài liệu, tài nguyên từ Library,
chia sẻ link từ các trang web… để yêu cầu người học hoàn thành bài tập. Với
chức năng Assignments, giảng viên có thể qui định thời gian nộp bài, nếu quá

hạn hệ thống sẽ khóa chức năng nộp bài, và người học không thể gửi bài nữa.
Như vậy, giảng viên có thể thống kê được số sinh viên hồn thành đúng thời
hạn, khơng nộp bài, đồng thời tiến hành chấm, đánh giá và bổ sung tự động
vào sổ điểm (Gradebook) trên Edmodo. Tất cả hoạt động này diễn ra độc lập

13


cho mỗi sinh viên, đảm bảo tính riêng tư và tăng cường hoạt động trao đổi
trong dạy học.

Hình 4: Hướng dẫn cách giao bài tập trên Edmodo
1.1.3.4. Chức năng giao bài kiểm tra (Quizzes)
Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến Quizzes của Edmodo được cộng đồng
người sử dụng đánh giá rất cao. Edmodo hỗ trợ nhiều dạng câu hỏi khác nhau
như câu hỏi lựa chọn (Multiple Choice), đúng/sai (True/False), câu trả lời ngắn
(short answers), điền vào ô trống (Fill in the blank) và câu hỏi ghép nối
(Matching), đồng thời cho phép qui định thời gian hồn thành bài trắc nghiệm.
Q trình chấm điểm được thực hiện tự động ngoại trừ câu hỏi trả lời ngắn,
nên giảng viên có thể tiết kiệm được nhiều thời gian trong công tác kiểm tra
đánh giá.

14


Hình 5: Giới thiệu về cách thiết kế bài kiểm tra
1.1.3.5. Chức năng gán danh hiệu, khen thưởng (Badges)
Ngoài việc giảng viên cho điểm, nhận xét, đánh giá quá trình học tập,
quản lý điểm kết quả của sinh viên, Edmodo bổ sung thêm tính
năng Badges (Danh hiệu) trong Progress nhằm khuyến khích tinh thần học tập,

thể hiện sự ghi nhận tiến bộ, nỗ lực của sinh viên, giảng viên có thể truy tặng
kết quả đó của sinh viên bằng các biểu trưng danh hiệu được Edmodo thiết kế
sẵn.

Hình 6: Giới thiệu chức năng Badges
15


×