Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vđv đội tuyển bóng đá nam trường đại học đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1016.59 KB, 91 trang )

HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO
THƯỢNG HẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TDTT TP. HỒ CHÍ MINH
---
---

TRẦN MINH HÙNG

LỰA CHỌN MỘT SỐ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC
CHUYÊN MÔN CHO VẬN ĐỘNG VIÊN ĐỘI TUYỂN
BÓNG ĐÁ NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Chuyên ngành : Giáo dục thể chất
Mã ngành : 60-81-01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS-TS. TRỊNH TRUNG HIẾU

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2013


CAM ĐOAN
Đề tài “Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên
đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi cùng các cộng sự với sự hướng dẫn của PGS.TS Trịnh Trung Hiếu. Đề tài chưa được
công bố trên các hội thảo khoa học, trên các phương tiện thông tin và chưa được báo cáo
trước hội đồng khoa học các cấp. Các số liệu, các đánh giá, các cơng trình trong đề tài
được thực hiện nghiêm túc, trung thực, không thêm bớt, chỉnh sửa hay lấy số liệu từ cơng


trình nghiên cứu khác.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Người cam đoan

Trần Minh Hùng


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành đề tài tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
 PGS.TS Trịnh Trung Hiếu người trực tiếp hướng dẫn, góp ý cho tơi thực hiện
hoàn chỉnh đề tài
 Ban giám hiệu trường Đại học Đồng Tháp, Ban chủ nhiệm khoa Giáo dục
Thể Chất. Các phòng ban, trung tâm, thư viện thuộc trường Đại học Đồng
Tháp và trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
 Các cộng sự tại trường Đại học Đồng Tháp và trường Đại học Sư phạm Thể
dục Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh
 Các bạn sinh viên là vận động viên của đội tuyển bóng đá Nam trường Đại
học Đồng Tháp.
 Q thầy cơ trong khoa Giáo dục Thể chất trường Đại học Đồng Tháp. Ban
quản lý sân bóng đá trường Đại học Đồng Tháp, sân bóng đá tỉnh đội Đồng
Tháp, sân bóng Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch Đồng Tháp.
 Q thầy cô, Huấn luyện viên, Vận động viên tham gia thực hiện đánh giá
phiếu phỏng vấn các test, bài tập phát triển thể lực chuyên môn.
Tác giả

Trần Minh Hùng


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục bảng biểu
Danh mục các từ viết tắt
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………..…1
Lý do chọn đề tài……………………………………………………………………
Mục đích nghiên cứu………………………………………………………………..
Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………………
Giới hạn nghiên cứu của đề tài………………………………………………………
Cấu trúc của đề tài……………………………………………………………………5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

Sơ lược về lịch sử phát triển của mơn bóng đá………………………6

1.1.1.

Sơ lược lịch sử bóng đá Thế giới…………………………………….6

1.1.2.

Sơ lược lịch sử bóng đá Việt Nam…………………………………...8

1.1.3.

Sơ lược lịch sử bóng đá Đồng Tháp………………………………….9

1.2.

Đặc điểm, tính chất và ngun tắc huấn luyện bóng đá……………..11


1.2.1.

Đặc điểm của mơn bóng đá………………………………………… 11

1.2.1.1. Bóng đá là mơn thể thao có tính tập thể cao………………………...11
1.2.1.2. Bóng đá là mơn thể thao có tính chiến đấu cao……………………..11
1.2.1.3. Bóng đá là mơn thể thao có tính phức tạp…………………………...11
1.2.2.

Tính chất của mơn bóng đá………………………………………….12

1.2.2.1. Tính hệ thống………………………………………………………..12
1.2.2.2. Tính khoa học……………………………………………………….13
1.2.2.3. Tính chất tổng hợp…………………………………………………..13
1.2.2.4. Tính hiệu quả………………………………………………………..13
1.2.3.

Nguyên tắc trong huấn luyện bóng đá………………………………14


1.2.3.1 Nguyên tắc tăng lượng vận động ngày một lớn cho đến tối đa….…14
1.2.3.2 Nguyên tắc kết hợp chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn……..14
1.2.3.3 Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi………………....14
1.2.3.4 Nguyên tắc huấn luyện theo chu kỳ………………………………...15
1.3.

Đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi từ 18 đến 22………………………15

1.3.1.


Đặc điểm về tâm lý…………………………………………………16

1.3.2.

Đặc điểm về sinh lý…………………………………………………17

1.4.

Đặc điểm về tố chất thể lực chuyên môn trong bóng đá……………19

1.4.1.

Tố chất sức mạnh……………………………………………………19

1.4.2.

Tố chất sức nhanh…………………………………………………...21

1.4.3.

Tố chất sức bền……………………………………………………...22

1.4.4.

Tố chất mềm dẻo……………………………………………………23

1.4.5.

Tố chất khéo léo……………………………………………………..23


1.5.

Cơ sở thực tiễn về thể lực chuyên môn của sinh viên đội tuyển bóng

đá Nam Trường Đại học Đồng Tháp………………………………………………25
1.5.1.

Khái quát về Trường Đại học Đồng Tháp…………………………..25

1.5.2.

Thực trạng đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp…...27

1.5.2.1. Phong trào bóng đá tại trường Đại học Đồng Tháp…………………27
1.5.2.2. Công tác tuyển chọn vận động viên…………………………………28
1.5.3.

Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng

Tháp từ năm 2008 đến năm 2012………………………………………………28
1.6.

Phương pháp huấn luyện thể lực…………………………………….29

1.6.1.

Xu hướng huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá…………..29

1.6.2.


Phương pháp huấn luyện tố chất thể lực…………………………….31

1.6.3.

Cơ sở lý luận lựa chọn các test kiểm tra, đánh giá…………………..34

1.6.4.

Cơ sở lý luận lựa chọn các bài tập…………………………………..36

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1.

Phương pháp nghiên cứu……………………………………………41

2.1.1.

Phương pháp tham khảo tài liệu…………………………………….41


2.1.2.

Phương pháp phỏng vấn……………………………………….……41

2.1.3.

Phương pháp kiểm tra sư phạm……………………………….……41

2.1.4.


Phương pháp thống kê toán…………………………………………44

2.2.

Tổ chức nghiên cứu…………………………………………………45

2.2.1.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu…………………………………45

2.2.2.

Địa điểm nghiên cứu………………………………………………...45

2.2.3.

Kế hoach nghiên cứu..........................................................................45

2.2.3.1. Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị đến tháng 04/2012 .............................
2.2.3.2. Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2012 đến tháng 05/2012................................
2.2.3.3. Giai đoạn 3: Từ tháng 05/2012 đến tháng 11/2012................................
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1.

Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng đá nam

trường Đại học Đồng Tháp…………………………………………………..…….47
3.1.1.


Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng

Tháp từ năm 2008 đến năm 2012………………………………………….………47
3.1.2.

Hệ thống và lựa chọn test đánh giá thể lực chuyên môn cho đội tuyển

bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp………………………………………….48
3.1.2.1. Bước 1: Tổng hợp các test………………………………………….48
3.1.2.2. Bước 2: Phỏng vấn chuyên gia……………………………………..49
3.1.2.3. Bước 3: Kiểm tra độ tin cậy của test………………………………..51
3.1.3.

Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của các VĐV bóng đá Nam

của trường Đại học Đồng Tháp……………………………………………………52
3.2.

Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho đội tuyển

bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp……………………………………..54
3.2.1.

Tổng hợp và lựa chọn nội dung bài tập……………………………..54

3.2.2.

Đặc điểm các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho đội tuyển

bóng đá Nam vừa được lựa chọn………………………………………………58

3.2.3.

Kế hoạch huấn luyện………………………………………………...58

3.2.4.

Phương pháp kiểm tra – đánh giá…………………………………...60


3.3.

Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chun mơn đã được

lựa chọn cho đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp……………60
3.3.1.

Kết quả Thực nghiệm ở giai đoạn I………………………….……..61

3.3.2.

Kết quả Thực nghiệm ở giai đoạn II……………………………….62

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ……………………………………………………....66
KẾT LUẬN………………………………………………………………………66
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………67
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp

từ năm 2009 đến năm 2012 tại Đại hội thể thao khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long
Bảng 3.2. Bảng kết quả phỏng vấn các test đánh giá thể lực chun mơn của đội
tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 3.3. Bảng hệ số tin cậy các test đánh giá thể lực chun mơn của đội tuyển
bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 3.4. Bảng thành tích kiểm tra thực trạng về thể lực chuyên môn VĐV đội bóng
đá Nam của trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 3.5. Bảng so sánh giá trị trung bình các test thể lực chun mơn của VĐV
bóng đá nam của trường Đại học Đồng Tháp và VĐV bóng đá Nam của Trường ĐH Cần
Thơ.
Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn về việc lựa chọn bài tập huấn luyện thể lực chuyên
môn.
Bảng 3.7. Kế hoạch huấn luyện thể lực cho đội tuyển bóng đá Nam của trường Đại
học Đồng Tháp.
Bảng 3.8. Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn I đội
tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp.
Bảng 3.9. Kết quả kiểm tra các chỉ số về thể lực chuyên môn trong giai đoạn II đội
tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp
Bảng 3.10. Tổng hợp nhịp tăng trưởng về thể lực chuyên môn của đội tuyển bóng đá
nam trường Đại học Đồng Tháp qua 2 giai đoạn thực nghiệm huấn luyện.
Biểu đố 3.1.. Nhịp tăng trưởng của các test kiểm tra thể lực chuyên mơn của VĐV
đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp sau huấn luyện


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
HLV

:

Huấn luyện viên


VĐV

:

Vận động viên

ĐBSCL

:

Đồng Bằng Sông Cửu Long



:

Cao đẳng

ĐH

:

Đại học

TDTT

:

Thể dục thể thao


TNCS HCM :

Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

ĐHĐT

Đai học Đồng tháp

:

ĐHSP TDTT :

Đại học Sư phạm Thể dục Thể Thao

NXB

:

Nhà xuất bản

(s)

:

Giây

(m)

:


mét

(cm)

:

Xentimet


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP Cao Lãnh, ngày 07 tháng 12 năm 2012
Mẫu T.1.18. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP CƠ SỞ
Tên đề tài: “ Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho VĐV đội tuyển
bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp ”.
Mã số: TC02/2012
Chủ nhiệm đề tài: CN. Trần minh Hùng
Tel: 0903 845 996
E-mail:
Cơ quan chủ trì đề tài: Phịng QLKH&SĐH
Cơ quan và cá nhân phối hợp thực hiện:
Thời gian thực hiện: Từ tháng 04 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012
1. Mục tiêu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chun mơn của đội tuyển bóng đá
Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho đội tuyển

bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chun mơn đã
được lựa chọn cho đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
2. Nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế – xã hội, …)
Đề tài đã hệ thống được 7 test dùng để đánh giá kiểm tra thể lực chuyên môn
và lựa chọn 34 bài tập nhằm phát triển 5 tố chất thể lực chuyên môn theo các bước một
cách khoa học và đạt hiệu quả góp phần phát triển thể lực chuyên môn cho sinh viên Nam
và nâng cao thành tích thi đấu của đội bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp, đồng
thời cung cấp những thơng tin chính xác và cần thiết làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng kế hoạch và phương pháp huấn luyện sau này.
Chủ nhiệm đề tài


SUMMARY
Title: "Select some exercises fitness professional development for male athletes football
team Dong Thap University "
Code: TC02/2012
Project manager: CN. Tran Minh Hung
Tel: 0903 845 996

E-mail:

Responsible agencies subject: Department of Science and Management graduate
Duration: From September 04 2012 to December 2012
1. Objectives:
Objective 1: To evaluate the physical condition of male professional football

team Dong Thap University.
Objective 2: Selection of physical exercises developed for professional male
football team Dong Thap University.
Objective 3: To assess the effects of physical exercises to develop expertise
were selected for male football team Dong Thap University.
2. Main content:
Chapter 1: Rationale
Chapter 2: Methodology and research organizations
Chapter 3: Research Results
3. Main results achieved (science, application, training, socio-economic, etc.)
Subject has seven test system used to assess professional competency examination and
selection of 34 exercises to develop the 5 physical qualities professional follow the steps in a
scientific way and can effectively contribute to the development qualifications for male
students and enhance competition achievements of the men's football team the Dong Thap
University, and provide accurate information and necessary scientific basis for the planning
and the legal training in the future


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Sau hơn 1000 năm Văn hiến nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dần
khẳng định vị thế của mình đối với các nước trong khu vực và thế giới cả về Chính trị,
an ninh Quốc phịng, Kinh tế, Văn hóa và đặc biệt là Giáo dục và Đào tạo.
Thật vậy, Giáo dục và Đào tạo là cơ sở để phát huy nhân tố con người, trong đó
Giáo dục thể chất là một trong những mặt giáo dục nhằm mục đích giáo dục con người
phát triển tồn diện, giúp con người hồn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để
phục vụ đất nước, giữ vững và tăng cường an ninh quốc phòng.
Trong những năm gần đây, việc nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trong các
trường đại học luôn luôn được nhà nước quan tâm. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng
nhiều chủ trương chính sách, trong đó phải kể đến định hướng chiến lược phát triển

giáo dục đào tạo trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được nghị quyết
TW2, khóa VIII xác định: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu
nâng cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức và phong phú về
tinh thần.”
Thực trạng về công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học cịn thấp, lực
lượng cán bộ giảng dạy về bộ mơn giáo dục thể chất cịn thiếu và trình độ khơng đồng
đều, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy và tập luyện cịn khó khăn chưa
đáp ứng được nhu cầu tham gia học tập và rèn luyện thể dục thể thao của sinh viên, từ
đó làm cho phong trào ngoại khóa phát triển khơng mạnh. Chính vì thế mà Bộ Giáo
dục và Đào tạo không ngừng nghiên cứu cải tiến nội dung, đổi mới chương trình,
phương pháp giảng dạy ở các cấp học trong nhà trường.
Trong thời đại ngày nay, ngoài việc luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức
khỏe, các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã mạnh dạn đưa các
mơn thể thao (Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lơng, Bóng bàn, Bơi lội, Điền kinh, …) vào
trường học nhằm mục đích phát triển các mơn này đến các đối tượng là học sinh, sinh
viên. Để từ đó thơng qua các chương trình thi đấu Hội khỏe Phù Đổng hay các Giải
Sinh viên để có thể phát hiện ra những nhân tố mới đóng góp vào các đội tuyển quốc
gia tham gia các giải Sinh viên trong khu vực và thế giới.
Cũng như các mơn thể thao khác, Bóng đá là mơn thể thao được nhiều người u
thích, tập luyện bóng đá ngồi việc nâng cao sức khỏe, làm cho cơ thể cường tráng,
phát triển cân đối, thông qua việc tập luyện và thi đấu, bóng đá cịn giáo dục tính dũng


2
cảm, ngoan cường, tính đồng đội, tình u thương lẫn nhau, tình đồn kết hợp tác và
nhất là tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục mọi khó khăn mà mơn thể thao này
địi hỏi.
Bóng đá đã từng mang lại bao niềm vui, nỗi buồn cho biết bao người. Nhưng mặc
dù vậy, bóng đá vẫn ln mang lại những khoảnh khắc sảng khoái cho khán giả trên
sân vận động hay trước màn ảnh nhỏ trong một gia đình ấm cúng tràn đầy hạnh phúc.

Bóng đá đã đi sâu vào tâm tư, tình cảm, đi sâu vào cuộc sống của mỗi người dân Việt
Nam trên con đường đổi mới.
Trong những năm gần đây bóng đá Việt Nam đã khẳng định được vị thế trên đấu
trường Đông Nam Á và Châu Á, với hệ thống giải bóng đá V–League và hạng nhất
quốc gia đang dần được chuyên nghiệp hóa sau hơn mười năm, các câu lạc bộ tham
gia luôn chú trọng đến hệ thống đào tạo trẻ tạo nền móng cho thế hệ cầu thủ chất
lượng trong tương lai với những thành tích rất đáng khích lệ đó, dù chưa đạt được huy
chương cao nhất ở các kì Seagames (huy chương bạc Seagames 19, 21, huy chương
đồng Seagames 20, huy chương bạc tiger cup 98,… ) nhưng kết quả tại vòng chung kết
Giải vô địch Châu Á năm 2007, vô địch Đông Nam Á năm 2008 (AFF cup) sau khi
vượt qua Thái Lan hay vòng loại Olympic Bắc Kinh đã làm ấm lịng mỗi người dân
Việt Nam vốn có tình u sâu đậm môn thể thao “vua” này.[34]
Ngành Thể dục thể thao thông qua chiến lược phát triển đến năm 2020, phải đầu
tư tiền của, nhân tài để tuyển chọn, đào tạo hàng triệu thanh thiếu niên làm nền tảng,
làm cơ sở cho việc xây dựng một đội tuyển bóng đá quốc gia, đồng thời xứng đáng với
niềm tin, niềm hi vọng của Tổ quốc Việt Nam kính yêu.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ: “Đẩy mạnh các hoạt động
thể dục thể thao cả quy mô và chất lượng. Khuyến khích và tạo điều kiện tồn xã hội
tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sức khỏe
nhân dân, đối với vận mệnh của đất nước chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Mỗi một
dân tộc yếu ớt là làm cho cả nước yếu ớt đi một phần, mỗi một dân tộc khoẻ mạnh sẽ
làm cho cả nước mạnh khoẻ”. Vì vậy ngành thể dục thể thao cần quan tâm nhiều đến
giáo dục thể chất trong trường học, phong trào thể thao quần chúng và thể thao thành
tích cao mới xứng đáng với tư tưởng Hồ Chí Minh “Hỡi đồng bào cả nước, giữ gìn


3
dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng cần sức khoẻ mới thành
cơng”.

Phát triển mạnh thể thao quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh
niên, thiếu niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học. Mở rộng quá
trình chuyên nghiệp hóa thể thao thành tích cao. “Đổi mới và tăng cường hệ thống đào
tạo vận động viên trẻ…”
Hàng năm, ngồi những Giải Bóng đá do Liên đồn Bóng đá Việt Nam tổ chức
thì Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
Giải Bóng đá Sinh viên tồn quốc, nhằm mục đích tăng cường phong trào rèn luyện
thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Bên cạnh đó cịn có các giải bóng đá sinh viên cấp
khu vực nằm trong hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long hàng năm đều tổ chức Hội thao các Trường
Đại học, Cao Đẳng và TCCN về các mơn như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lơng, Bóng
bàn, Điền kinh .v.v…ngồi việc giúp cho sinh viên các trường được gặp gỡ giao lưu,
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau cịn nhằm mục đích đánh giá phong trào luyện tập, rèn
luyện ngoại khóa của các Trường. Trường Đại học Đồng Tháp là một thành viên của
Hội thao này và thành tích mà Trường đạt được hàng năm cũng rất đáng tự hào, ln
đứng trong top 5 tồn đồn.
Trong các mơn nhà trường tham gia thi đấu thì mơn bóng đá chưa đạt được kết
quả như mong muốn. Qua tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả không như mong
muốn từ những người có chun mơn như Huấn luyện viên, Giáo viên, Vận động viên
thì ngồi vấn đề kỹ thuật, cơ sở vật chất cịn hạn chế thì thể lực chính là ngun nhân
chính dẫn đến thành tích khơng tốt của đội bóng.
Đặc điểm của mơn bóng đá khá phức tạp, tính chất đối kháng cao nên địi hỏi các
cầu thủ bóng đá phải có kỹ thuật cùng với thể lực thật dồi dào. Đặc biệt trong bóng đá
hiện đại ngày nay trận đấu diễn ra rất quyết liệt và với tốc độ rất nhanh, các cầu thủ
phải thường xuyên va chạm với nhau trong các tình huống tranh chấp bóng, hầu như
các cầu thủ xuất sắc trên thế giới như: Maradona, Pele, Ronaldo, Messi, Kaka …ngoài
kỹ thuật điêu luyện thì thể lực cũng góp một phần khơng nhỏ vào thành công của họ.
Họ thường dành phần thắng trong những tình huống tranh chấp bóng tay đơi, có thể
dẫn bóng với tốc độ nhanh vượt qua vài ba cầu thủ rất dễ dàng, hay những cú sút cầu
môn mà đối phương rất khó khăn trong việc cản phá. Chính vì lẽ đó mà ơng Sam



4
Zanetti huấn luyện viên trưởng CLB Inter Milan nói rằng “Tất cả các đội bóng đều
ngang tài nhau, chính thể lực và quyết tâm là yếu tố quyết định”.
Qua thực tiễn quan sát các trận đấu của sinh viên trường tham gia giải bóng đá vơ
địch tỉnh Đồng Tháp hàng năm, hay giải bóng đá sinh viên khu vực Đồng bằng sơng
Cửu Long và đặc biệt là giải bóng đá sinh viên tồn quốc. Chúng tơi nhận thấy thể lực
chun mơn của các em sinh viên cịn yếu, thường thua trong những tình huống tranh
chấp tay đơi, những pha bóng cần đến sức mạnh, tốc độ hay những tình huống cần đến
sự khéo léo và mềm dẻo.
Là Giảng viên của trường Đại Học Đồng Tháp trực thuộc khoa Giáo Dục Thể
Chất chun ngành bóng đá, tơi được phân cơng huấn luyện đội bóng đá Nam của
trường, tham gia các giải bóng đá trong nhiều năm chưa đạt được kết quả như mong
muốn. Do bức xúc trước kết quả không tốt của đội bóng và hiện nay đang theo học lớp
Cao học Thượng Hải khóa 2 liên kết giữa trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao
Trung ương 2 và trường Đại học Thể dục Thể thao Thượng Hải, tôi mạnh dạn tiến
hành nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn một số bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho vận động viên
đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp”.
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao trình độ thể lực chun mơn cho đội
tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở
để cải thiện thành tích thi đấu của đội tuyển bóng đá nam trường Đại học Đồng Tháp,
nhằm góp phần nâng cao chất lượng huấn luyện, giảng dạy, học tập và là tài liệu tham
khảo cho những giảng viên trong công tác huấn luyện và giảng dạy sau này.
Để thực hiện mục đích trên, chúng tơi tiến hành giải quyết các mục tiêu cụ thể
sau:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của vận động viên đội tuyển
bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Mục tiêu 2: Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chun mơn cho vận động

viên đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.
Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn đã được
lựa chọn cho vận động viên đội tuyển bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp.


5
GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Với mong muốn cho đội bóng đá Nam trường Đại học Đồng Tháp đạt được
thành tích tốt hơn, trên cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn nghiên cứu, nếu đề tài lựa
chọn được các bài tập đạt hiệu quả sẽ góp phần phát triển thể lực chun mơn cho vận
động viên góp phần nâng cao thành tích thi đấu của đội bóng.
CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Phần mở đầu
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu
Phần kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


6
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Sơ lược về lịch sử phát triển của mơn bóng đá
1.1.1.

Sơ lược lịch sử bóng đá Thế giới

Qua hơn một trăm năm hình thành và phát triển, kể từ ngày ra đời (1863) thế giới
đã được chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của bóng đá. Sự phát triển diễn ra

cả về lượng và chất. Từ 7 thành viên đầu tiên của tổ chức bóng đá thế giới, đến ngày
nay FIFA đã trở thành gia đình bóng đá với trên 200 nước thành viên. Bóng đá ngày
nay có mặt và phát triển không ngừng ở khắp các châu lục. Từ những nước chậm phát
triển cịn nghèo đói của Châu Phi, Châu Á đến những nước giàu có với nền kinh tế và
khoa học hùng mạnh nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Châu Âu, nơi nào bóng đá cũng
được mọi tầng lớp trong xã hội đón nhận với sự quan tâm đặc biệt.
Phát triển mạnh mẽ, tầm ảnh hưởng rất lớn, bóng đá ngày nay, đã vượt ra ngồi
phạm vi của một mơn thể thao bình thường và trở thành một bộ phận khơng thể thiếu
của xã hội. Bóng đá là mơn thể thao có số lượng khán giả lớn nhất khơng chỉ so với
các mơn thể thao mà có thể so với bất cứ mơn nghệ thuật trình diễn nào khác. Khi mới
ra đời, bóng đá chỉ đơn thuần là một mơn thể thao giải trí. Theo thời gian bóng đá đã
phát triển, trở thành một hình thái hoạt động mang tính nghệ thuật cao, chiếm vị trí đặc
biệt trong đời sống xã hội và trở thành động lực góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Bóng đá đã là phương tiện hữu hiệu trong lĩnh vực kinh tế. Bóng đá cịn có một chức
năng rất lớn, đó là cầu nối giữa các dân tộc, các quốc gia. Bóng đá làm cho các dân tộc
xích lại gần nhau, là tiếng nói của hịa bình, hữu nghị giữa các dân tộc, cấp quốc gia
trên thế giới dù khác nhau về chính trị, tôn giáo hay màu da.
Trên con đường hơn một thế kỉ, bóng đá đã qua nhiều giai đoạn phát triển về chất
lượng để có một nền bóng đá hiện đại như ngày nay. Từ lối chơi bóng đá thường sơ
khai với những hoạt động ngẫu hứng, tự phát đến thứ bóng đá có tổ chức chặt chẽ
trong chiến thuật, phong phú và đa dạng, hoa mỹ trong kỹ thuật như ngày nay. Bóng
đá đã qua khơng ít giai đoạn thăng trằm và đã vượt qua nhiều “mặt trái” ít mang tính
tích cực.
Có thể coi bóng đá từ khi ra đời đến trước chiến tranh thế giới thứ I là giai đoạn
phát triển thứ nhất. Đó là giai đoạn của bóng đá đơn giản cả về chiến thuật và kỹ thuật.
Lối chơi chủ đạo của bóng đá giai đoạn này là theo khu vực, mà điển hình là sơ đồ
chiến thuật WM. Các cầu thủ ít di chuyển, ít va chạm. Với xu hướng thiên về biễu diễn


7

kĩ thuật nên có khả năng rất cao trong điều khiển trái bóng tại chỗ. Tính ngẫu hứng và
tự phát được đề cao làm giảm giá trị chiến thuật chặt chẽ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, vào những năm 50-60 bóng đá có bước tiến bộ
mới: tính kỹ chiến thuật được đề cao, cầu thủ thi đấu theo các tuyến rõ rệt đã làm tăng
tốc độ thi đấu và linh hoạt của cầu thủ được phát huy. Sơ đồ chiến thuật 4-2-4 và về
sau là 4-3-3 giúp cho lối chơi cân bằng giữa tấn cơng và phịng thủ. Cầu thủ di chuyển
nhiều hơn, mức độ va chạm và tốc độ thi đấu được đẩy lên cao. Nói cách khác, lối chơi
năng động hơn và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng có khơng ít xu hướng bóng đá
“phịng thủ bê tơng” làm giảm đi phần nào nét đẹp của bóng tấn cơng tích cực.[21]
Bóng đá tổng lực là “mũi đột phá” của sự phát triển bóng đá những năm 70-80.
Với ngun tắc lấy số đơng áp đảo trong phịng thủ và trong tấn công, các cầu thủ theo
tuyến hàng ngang tất cả tràn lên tấn công áp sát khung thành đối phương và cũng như
vậy ào ạt rút về bảo vệ khung thành nhà khi bị tấn cơng. Để có thể hoạt động được như
thế, cầu thủ phải có thể lực thật sung mãn và khả năng điều khiển bóng với tốc độ cao.
Ngồi ra, cầu thủ phải có khả năng cả ở vị trí tấn cơng lẫn vị trí phịng thủ. Số đội
bóng đạt được hiệu quả cao trong lối chơi này không nhiều, tiêu biểu là các đội Hà
Lan, Ba Lan và Đức, cũng đồng thời xuất hiện xu hướng bóng đá bạo lực và sự rối
loạn trong sơ đồ chiến thuật của những đội bóng ít thành cơng khi muốn chơi bóng đá
tổng lực nhưng chưa đủ điều kiện.
Vào những năm cuối của thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 bóng đá đã hướng phát triển
mới, lấy tinh thần của bóng đá tổng lực với mục đích tạo số đơng trong tấn cơng cũng
như trong phịng thủ nhưng lối chơi được thực hiện linh hoạt hơn và đa dạng hơn; tập
trung vào từng khu vực chọn lọc. Có thể gọi đây là lối chơi tổng lực linh hoạt với đội
hình ln biến đổi theo sơ đồ chủ đạo 4-4-2; 3-5-2.
Bóng đá chuyên nghiệp phát triển mạnh mẽ đã mang lại nhiều điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển bóng đá hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, bên cạnh tích cực cịn có cả
mặt trái, đó là tính thương mại đã chi phối quá mức cần thiết làm phần nào giảm đi
“tính tự chủ” của bóng đá.[1]



8
1.1.2.

Sơ lược lịch sử bóng đá Việt Nam

Bóng đá đã theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam vào khoảng năm 1896.
Đầu tiên, mơn bóng đá phát triển tại Nam Kỳ, sau đó lan ra Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Đó
là những dấu ấn đầu tiên của Lịch sử bóng đá Việt Nam.
Những người chơi bóng đầu tiên ở Sài Gịn là những cơng chức, thương gia hay
binh lính người Pháp. Sau đó, một số ít người Việt Nam cũng bắt đầu tham gia. Họ tập
hợp nhau lại thành câu lạc bộ, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais. Quả bóng bầu dục
xuất hiện lúc đầu sau được thay hẳn bằng bóng trịn, sân chơi là cơng viên thành phố,
cịn gọi là Jardin de la Ville, nay là sân Tao Đàn.
Năm 1905, đội bóng của chiến hạm Anh mang tên King Alfred ghé thăm Sài
Gòn, và đã đấu giao hữu với một đội gồm những cầu thủ người Pháp và Việt, đây là
trận bóng quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Năm 1906, E. Breton, một uỷ viên Pháp trong L'Union des Sociétés Francaises
des Sports Athlétiques đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, và trong vai trị hội
trưởng, ơng đã chấn chỉnh lại Cercle Sportif Saigonnais theo cách tổ chức của các câu
lạc bộ bóng đá bên Pháp. Nhiều người Việt nắm được luật và kỹ thuật bóng đá nên tự
lập đội bóng của mình. Hai đội bóng Việt Nam đầu tiên thành lập năm 1907 là Gia
Định Sport và Ngôi sao Xanh (Etoile Bleue). Về sau hợp nhất lại thành đội Ngôi sao
Gia Định. Trước năm 1920, đội Ngôi sao Gia Định đã thắng tất cả các đội bóng kể cả
đội Cercle Sportif Saigonnais của ơng Breton (1917), giành Cúp vơ địch.
Ngồi ra cịn có các đội như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte,
Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gị Vấp, Hiệp Hồ, Chợ Qn,
Phú Nhuận, Đồng Nai, Enfants de Troupe...; ở các tỉnh có các đội: Thủ Dầu Một, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Gị Cơng, Châu Đốc, Mỹ Tho, Sa Đéc...
Sân bãi cũng được phát triển thêm như sân Citadelle (tức sân Hoa Lư), sân
Renault (tức Sân vận động Thống Nhất); sân Fourières (ở Bà Chiểu, gần lăng Lê Văn

Duyệt), sân Mayer (góc đường Võ Thị Sáu - Trần Quốc Thảo), sân Marine (ở gần
Trung tâm Mắt thành phố Hồ Chí Minh)...
Sau đó, giới hâm mộ và những nhà dẫn dắt hợp tác thành lập một Tổng cuộc
Bóng Đá riêng cho người Việt. Lúc ấy đã có một Tổng cuộc Bóng Đá do người Pháp
chủ trì, nên việc hợp tác giữa hai Tổng cuộc không thể thực hiện


9
Giai đoạn 1925-1935, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng với 8 lần đăng
quang vơ địch.
Bóng đá xâm nhập Bắc Kỳ khoảng năm 1906-1907. tháng 2 năm 1912, Câu lạc
bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời, gồm các cầu thủ người Việt và một số
người Pháp như Menin, Megy, Bernard, Bonardi... Về phía quân đội Pháp có các đội
như Trung đồn Bộ binh Thuộc địa (Régiment d'Infanterie Coloniale, RIC), Ngôi Sao
Xanh (Étoile Bleue), Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì... Ngày 1 tháng 11 năm
1913, đội Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội đá với Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa, kết quả
đội bộ binh Pháp thắng 5-3.
Miền Trung Việt Nam có các đội như ASNA (Vinh); Sept (Huế); Touranne và
Faifo Cheminot của Nha Trang.
Thế chiến thứ hai và chiến tranh Việt - Pháp đã làm gián đoạn sự phát triển bóng
đá Việt Nam. Cho đến năm 1954, sau khi hiệp định Genève được ký kết, phong trào
bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại.
Tại miền Bắc Việt Nam đội bóng đá Thể Cơng của Qn đội Nhân dân Việt Nam
thành lập ngày 23 tháng 9 năm 1954, nhiều năm liền đoạt chức vô địch.
Năm 1960 Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được sự giúp đỡ của các
chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc, Đức... đã thi đấu ở các giải GANEFO (Indonesia,
1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).
Tại miền Nam Việt Nam, vào cuối thập kỷ 1950, đội bóng của Việt Nam Cộng
hịa đã trở thành 1 trong 4 cường quốc bóng trịn châu Á, khi lọt vào vịng chung kết
giải Vơ địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ, Trung Hoa (do Hồng Kơng đại

diện).
Trận cuối cùng của đội Việt Nam Cộng hịa là vào năm 1975, sau đó thì đội tuyển
thống nhất của 2 nước Việt Nam mãi đến năm 1991 mới bắt đầu tham gia đấu trường
quốc tế. Giải đấu quốc tế đầu tiên mà đội tuyển Việt Nam "thống nhất" tham gia thi
đấu được công nhận là SEA Games 1991 được tổ chức tại Manila.Trong trận đầu tiên
đội gặp đối thủ nước chủ nhà Philippines và đã hòa với tỉ số 2–2.[34]
1.1.3.

Sơ lược lịch sử bóng đá Đồng Tháp

Nhân dân Đồng Tháp có truyền thống yêu mến bóng đá, phong trào bóng đá lan
rộng khắp làng xã. Truyền thống ấy đã tạo nền vững chắc hình thành đội bóng đại diện
cho tỉnh, vang danh trong từng thời kỳ như: Sadec Sport, Hồng Ngự, Đồng Tiến, Đồng


10
Tháp. Thời kỳ nào bóng đá Đồng Tháp cũng sản sinh ra nhiều anh tài, được chọn làm
tuyển thủ Quốc gia, góp phần làm rạng danh bóng đá Nam kỳ và nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Theo sử sách Việt Nam, mơn bóng đá xuất hiện ở tỉnh Sa Đéc từ sau năm 1906,
khi ông E. Breton (người Pháp) đem luật bóng đá sang Việt Nam phổ biến, có một số
Câu lạc bộ đầu tiên ở Sài Gịn được phép hoạt động, trong đó đội Ngơi Sao Gia Định (
Sự hợp nhất củ hai đội Gia Định Sport và ngơi sao Xanh Etoile Bleue) là đội bóng
mạnh nhất. Từ năm 1925 đến năm 1935, Ngôi Sao Gia Định đoạt chức vô địch 8 lần
tại các giải đấu ở Sài Gịn. Thời ấy ngồi đội Ngơi Sao Gia Định cịn có các đội như:
Victoria sportive, Khánh hội sport, Tân Định sport, Gò Vấp, Hiệp Hòa, Phú Nhuận,
Đồng Nai…ở tỉnh cũng có các đội bóng trịn danh tiếng như: Thủ Dầu Một, Cần Thơ,
Sóc Trăng, Gị Cơng, Châu Đốc, Mỹ Tho, Sađéc…
Xin lấy móc lịch sử bóng đá Đồng Tháp năm 1944 – Năm mà cố tuyển thủ Nam
kỳ Cao Hồi Cúi trở về q hương, đảm nhận vai trị thủ quân cho đội Sa Đéc Sport,

năm mà đội bóng Sa Đéc Sport thắng đội bóng lừng danh Sài Gịn Gia Định với tỷ số
2 – 0 ngay tên sân Gia Định – để ghi lại sự thăng trầm của bóng đá Đồng Tháp trong
suốt 68 năm qua cho đến giải V-League 2012.
Với 68 năm thăng trầm cùng bóng đá, đó là một khoảng thời gian dài với biết bao
sự kiện, nhất là trên quê hương Đồng Tháp, một miền đất nơng nghiệp nghèo khó
nhưng người dân từ già đến trẻ, từ trai đến gái ai cũng có tình u nồng nàn, thủy
chung với trái bóng trịn. Chính ở tình yêu này đã sản sinh ra bao thế hệ tài năng như
Cao Hoài Cúi của thập niên 40, rồi đến Trần Văn Bạch, Nguyễn Văn Hảo, Phạm Văn
Chôm, Trần Văn Phúc…vang danh ở giải Cửu Long của thập niên 70. Thế hệ đàn em
kế tiếp là các danh thủ Anh Tuấn, Thái Học, Công Minh, Tấn Thành, Công Nhậm,
Công Lộc, Quốc Cường, Văn Hùng, Quang Hùng, Thanh Nhạc…đã gây nên cơn địa
chấn với hai lần đoạt cúp vô địch Quốc gia (89, 96), vô địch Cúp các đội mạnh các
tỉnh phía Nam năm 1991, lọt vào vịng 2 cúp C1 Châu Á năm 1997.
Như một mạch ngầm, Đồng Tháp ngày nay lại sản sinh ra hàng loạt gương mặt
trẻ đầy triển vọng, đang khẳng định mình tại các giải bóng đá Trẻ, V-league, hạng
nhất, hay đội tuyển Quốc gia như: Thanh Bình, Q Sửu, Văn Ngân, Văn Pho, Văn
Nghĩa, Việt Cường, Tấn Trường, Được Em, Văn Mộc, Phước Thạnh, Duy Khanh, Văn
Hậu, Thanh Hào, Thanh Hiền, Bửu Ngọc… với thành tích khá ấn tượng như: HCB


11
U13QG năm 2009, HCV U15QG năm 2007, 2009, HCB U15QG năm 2004, 2005, Vô
địch HKPĐ THCS năm 2010, HCB U17QG năm 2009, HCV U18QG năm 2003, HCB
U21QG năm 1998.
Những thế hệ cầu thủ Đồng Tháp không những đã nâng tầm bóng đá tỉnh nhà lên
một tầm cao mới sánh vai cùng các trung tâm bóng đá mạnh trên tồn quốc, mà cịn
góp phần khơng nhỏ cơng sức mình cho vinh quang của nền bóng đá Việt Nam trên
các đấu trường quốc tế.[33]
1.2. Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc huấn luyện bóng đá.
1.2.1.


Đặc điểm của mơn bóng đá

Bóng đá là mơn thể thao đối kháng cao trực tiếp, các tình huống trên sân rất đang
dạng và phức tạp đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu cao, sự phối hợp thông minh của cả
một tập thể, sự đa dạng vào phong phú, hấp dẫn của bóng đá được thể hiện 3 đặc điểm
lớn sau: tính tập thể, tính chiến đấu, tính phức tạp.
1.2.1.1.

Bóng đá là mơn thể thao có tính tập thể cao

Trận đấu bóng đá được tiến hành trên một sân rộng với hai đội, mỗi đội có
mười một cầu thủ. Trong một đội bóng các cá nhân cầu thủ rất quan trọng , một đội
bóng hay khơng thể thếu những cầu thủ xuất sắc. Tuy nhiên khơng có bất cứ cầu thủ
nào đủ sức vượt qua một không gian rộng lớn và sự cản phá quyết liệt của đối phương
để ghi bàn thắng. Điều đó địi hỏi các cầu thủ Phải biết chơi có tổ chức, biết phối hợp
chặt chẽ với nhau, hổ trợ cho nhau trong tấn cơng cũng như trong phịng thủ vì mục
đích chung của tồn đội là giành chiến thắng.
Với trình độ kĩ thuật cao như ngày nay. Do vậy tính tập thể trong thi đấu cũng địi
hỏi ngày càng cao, trong tấn cơng cũng như trong phịng thủ địi hỏi tồn đội phải
tham gia.Thực chất của việc nâng cao trình độ chiến thuật là nâng cao trình độ hiệp
đồng tổ chức tấn cơng và phịng thủ, nâng cao tính tập thể của bóng đá.
1.2.1.2.

Bóng đá là mơn thể thao có tính chiến đấu cao

Trong thi đấu đội nào cũng muốn giành chiến thắng. Vì vậy các đội bóng thường
sử dụng mọi biện pháp trong khuôn khổ luật cho phép để tiến hành tấn cơng cũng như
phịng thủ. Có thể nói trận đấu bóng đá là cuộc đấu ý chí, đấu trí, đấu lực, đấu về trình
độ kĩ chiến thuật giữa hai đội, cuộc đấu này lại được tiến hành trong thời gian dài với

sự đối kháng của các cầu thủ. Do đó có thể nói tính chiến đấu thể hiện trong trận đấu
rất cao, đội nào thể hiện sự vượt trội về mọi mặt mới có thể làm chủ trận đấu và giành


12
chiến thắng. Chính tính chiến đấu cao của bóng đá là một trong những yếu tố quan
trọng hấp dẫn mọi lứa tuổi.
1.2.1.3.

Bóng đá là mơn thể thao có tính phức tạp

Một đặc điểm rất đặc biệt của mơn bóng đá là cầu thủ khơng được dùng tay chơi
bóng(trừ thủ mơn trong khu vực cho phép)mà chủ yếu là dùng chân và các bộ phận
khác để điều khiển quả bóng. Hai đặc tính này đã nói lên phần nào đặc tính phức tạp
của bóng đá. Chân và các bộ phận khác của cơ thể (đầu, vai, ngực)là các bộ phận ít
linh hoạt, nhưng trong bóng đá khơng chỉ thực hiện các chức năng vốn có của nó mà
cịn được dùng để thực hiện nhiệm vụ vô cùng quan trọng là điều khiển trái bóng. Một
vật thể rất linh hoạt, với các yêu cầu đây là điều vô cùng phức tạp.
Sự đối kháng cao trong thi đấu cũng là một yếu tố tạo nên tính phức tạp, trong
q trình thực hiện các hoạt động luôn bị đối phương cản trở, tấn công
Trong thi đấu vơ vàn tình huống xảy ra mà cầu thủ giải quyết tức thời, mà trong
thực tế các tình huống đó diễn ra rất đa dạng và khơng hề lặp lại. Đây là đều vơ cùng
khó khăn và đồng thời cũng vơ cùng hấp dẫn của bóng đá.
Bóng đá ngày càng phát triển yêu cầu đối với cầu thủ ngày càng cao. Để đáp ứng
những u cầu đó thì trong mỗi cầu thủ phải biết vận dụng một cách linh hoạt, sáng
tạo và hợp lý các kĩ chiến thuật, cả trong tấn cơng cũng như trong phịng thủ ở trình độ
cao, trong nhịp độ cao của trận đấu.[5]
1.2.2.

Tính chất của mơn bóng đá


1.2.2.1.

Tính hệ thống

Ngày nay căn cứ vào quy luật phát dục và trưởng thành của con người và quy luật
“thời kỳ nhạy cảm” của các tố chất thể lực, người ta chia hệ thống huấn luyện thể lực
từ lứa tuổi nhi đồng đến người trưởng thành bao gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn từ 7-11 tuổi: là giai đoạn phát triển chủ yếu các năng lực có liên quan
đến việc hệ thống thần kinh (tốc độ phản ứng vận động), sức bền chung, khả năng phối
hợp vận động.
Giai đoạn 12-17 tuổi: thời kì phát triển tồn diện các tố chất thể lực, tập trung
phát triển sức mạnh tốc độ và sức bền chung. Trên cơ sở đó, từng bước kết hợp huấn
luyện tố chất thể lực mang đặc tính chun mơn của bóng đá.
Giai đoạn từ 18 tuổi trở lên: là thời kì huấn luyện chuyên sâu. Trên cơ sở phát
triển các tố chất sức mạnh, sức nhanh, sức bền, trọng tâm huấn luyện thể lực chuyển


13
dần sang thể lực chuyên môn. Ở vận động viên cấp cao, huấn luyện thể lực chun
mơn là chính.
Trong q trình huấn luyện nhiều năm, phải đảm bảo tính tuần tự của sự chuyển
tiếp các giai đoạn huấn luyện, tuyệt đối tránh nơn nóng áp đặt huấn luyện chun mơn
q sớm. Hậu quả của nó sẽ giới hạn thành tích và thu hẹp thời gian duy trì thành tích
thi đấu của vận động viên.
1.2.2.2.

Tính khoa học

Trong q trình huấn luyện thể lực cho vận động viên, việc áp dụng các thành tựu

mới về khoa học kĩ thuật sẽ làm tăng hiệu quả huấn luyện. Ngày nay, những kiến thức
khoa học về sinh lý học, sinh hóa học, sinh cơ học trong lĩnh vực thể dục thể thao
tương đối phong phú và hoàn chỉnh. Những tiến bộ kĩ thuật mới trong lĩnh vực điện tử
cho phép nâng cao hiệu quả đo lường thành tích và thu nhận thơng tin giúp cho việc
kiểm tra và điều chỉnh quá trình huấn luyện.
Việc huấn luyện luôn theo xu hướng tăng lượng vận động tới giới hạn, tăng
cường khả năng chịu đựng lượng vận động của vận động viên trong điều kiện thi đấu
căng thẳng. Vì vậy, việc vận dụng các biện pháp y học và phục hồi về mặt tâm lí trở
thành một khâu quan trọng trong q trình huấn luyện bóng đá nói chung và huấn
luyện thể lực nói riêng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình – Huấn luyện và giảng dạy bóng đa (1997):
Hiệu quả của việc vận dụng các biện pháp y học vào tâm lí sẽ cho phép tăng khả năng
chịu đựng lượng vận động của vận động viên từ 5-10%.
1.2.2.3.

Tính chất tổng hợp

Xu thế huấn luyện hiện nay của bóng đá đỉnh cao là huấn luyện đồng bộ các yếu
tố kĩ chiến thuật thể lực, tâm lý, trí tuệ. Vì vậy, trong công tác huấn luyện thể lực cần
sử dụng nhiều bài tập mang tính đối kháng cao, diễn ra với tốc độ nhanh, có kết hợp
với bóng. Các bài tập huấn luyện nhiều bóng, huấn luyện trong điều kiện gần giống
như thi đấu được sử dụng khá nhiều và phổ biến.
1.2.2.4.

Tính hiệu quả

Tính hiệu quả của huấn luyện thể lực còn được tăng cường nhờ áp dụng những
phương tiện, phương pháp huấn luyện hiện đại, phương pháp huấn luyện hiện đại,
phương pháp huấn luyện theo mơ hình hoặc sử dụng các thiết bị huấn luyện chuyên
sâu như: việc sử dụng điện não đồ trong huấn luyện sưc mạnh, khi huấn luyện, có thể



14
căn cứ đặc điểm dùng lực của mơn bóng đá và tình hình cụ thể của vận động viên
thơng qua điện não đồ … Mỗi lần, kết quả huấn luyện đều có thể lưu trữ vào điện não
đồ, giúp cho huấn luyện viên kiểm soát được diễn biến của quá trình huấn luyện.[2]
1.2.3.

Ngun tắc trong huấn luyện bóng đá

1.2.3.1

Ngun tắc tăng lượng vận động ngày một lớn cho đến tối đa

Khi huấn luyện thể lực tác động của bài tập các cơ quan vận chuyển và tiêu thụ
ôxy phải hoạt động nhiều hơn so với yêu cầu trong suốt các buổi tập hàng tuần và những
hoạt động thể lực bình thường. Cơ thể dần dần thích nghi với lượng vận động ngày một
tăng, sự hấp thu ôxy được cải thiện, mặt khác, tác dụng tập luyện sẽ được giảm dần khi
lượng vận động đã được tăng lên ở mức chỉ có tác dụng duy trì. Nếu muốn tăng trình độ
thể lực hơn nữa thì phải tăng lượng vận động lên cao hơn nữa.
Việc tập luyện có thể được tăng theo từng bước về thời gian luyện tập, cường độ
hoặc tần suất các bài tập. Nghĩa là có thể lập kế hoạch tập luyện theo các yếu tố thời
gian, cường độ số lần thực hiện bài tập. Điều tối quan trọng là huấn luyện phải có kế
hoạch và phải phù hợp với điều kiện tập luyện, khả năng thể lực của VĐV và thời gian
của mùa thi đấu. Điều này quan trọng khơng chỉ vì để có được hiệu quả tối ưu khi tập
luyện mà cịn tránh cho VĐV khơng bị tổn thương do tập luyện quá sức. Khi thực hiện
nguyên tắc này việc sử dụng các bài tập phải đảm bảo tác động chính và phụ.
Nhận thức được ảnh hưởng phụ là vơ cùng quan trọng vì những ảnh hưởng phụ
này thường tác động lên những chương trình tập luyện. Chính vì vậy, khi lên chương
trình và thời gian biểu luyện tập phải chú ý tới chúng

1.2.3.2

Nguyên tắc kết hợp chuẩn bị chung và chuẩn bị chuyên môn

Chuẩn bị thể lực chung được sử dụng phần lớn trong giai đoạn huấn luyện cơ bản
với những mục tiêu rõ ràng.
Chuẩn bị thể lực chuyên môn là phần không thể thiếu được và là hình thức luyện
tập chủ yếu trong các thời kỳ thi đấu.
Chuẩn bị chung là nền tảng bảo đảm cho phát triển kỹ năng vận động và năng lực
tâm lý, tinh thần cho VĐV chuẩn bị chuyên môn. Hai phần đó khơng thể tách rời nhau
trong tất cả các giai đoạn, chu kỳ huấn luyện của kế hoạch huấn luyện.
1.2.3.3

Nguyên tắc biến đổi lượng vận động và nghỉ ngơi

Đây là nguyên tắc phản ánh quy luật sinh lý, hồi phục cũng quan trọng như lượng
vận động trong quá trình thích nghi. Vì vậy, huấn luyện viên khơng chỉ chú ý đến


×