Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Tải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11 (Đề 2) - Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 11 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.49 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 11</b>



<b>I. Đọc hiểu văn bản (3đ):</b>


Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:


<i>Một mai, một cuốc, một cần câu,</i>
<i>Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.</i>
<i>Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,</i>


<i>Người khơn, người đến chốn lao xao.</i>
<i>Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,</i>
<i>Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.</i>
<i>Rượu đến bóng cây ta hãy uống,</i>
<i>Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.</i>


(Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)


<b>Câu 1 (0,5đ): Nêu những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả?</b>


<b>Câu 2 (1đ): Nêu nét đặc sắc nghệ thuật của hai câu thơ:</b>


<i>Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,</i>


<i>Người khôn, người đến chốn lao xao</i>


<b>Câu 3 (1,5đ): Qua bài thơ, anh/chị hiểu thế nào về cách sống của tác giả? Từ đó rút</b>
ra bài học gì cho bản thân?


<b>II. Làm văn (7đ):</b>



<b>Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: “Trăm hay không bằng tay quen”.</b>


<b>Câu 2 (5đ): Phân tích vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu” của</b>
Nguyễn Khuyến.


<b>Đáp án Đề thi giữa học kì I năm 2020 mơn Văn 11</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Những chi tiết miêu tả cuộc sống của tác giả: một mai, một cuốc, một cần câu, thơ
thẩn, sống ở nơi vắng vẻ, ăn uống đạm bạc (thu ăn măng trúc, đông ăn giá), xuân
tắm hồ sen hạ tắm ao, uống rượu dưới bóng cây và coi thường vinh hoa phú quý.


<b>Câu 2 (1đ):</b>


Nét nghệ thuật đặc sắc: đối lập: (ta - người, dại - khôn, vắng vẻ - lao xao).


Tác dụng: nhấn mạnh sự an nhàn, mặc kệ sự đời, mặc kệ người đời cho là dại để
tác giả sống một cuộc sống của mình.


<b>Câu 3 (1,5đ): </b>


Cách sống của tác giả: an nhàn, đạm bạc nhưng bình n khơng bon chen, vướng
bận sự đời.


Điều học tập được: không nên tranh giành, đấu đá nhau, bon chen trong xã hội mà
cố gắng sống một cuộc sống bình yên, thanh thản, tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của
cuộc sống.


<b>II. Làm văn (7đ):</b>
<b>Câu 1 (2đ): </b>



<i><b>Dàn ý Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen</b></i>


<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ Trăm hay không bằng tay quen.


<b>2. Thân bài</b>


<i>a. Giải thích</i>


“Trăm hay”: những kiến thức, điều hay lẽ phải trong sách vở, lí thuyết mà con
người được học trên ghế nhà trường.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

→ Những kiến thức trong sách vở, trên lí thuyết tuy hay ho, đẹp đẽ nhưng khơng
thể so bì với những kinh nghiệm từng trải, bài học thực tế của cuộc sống → đề cao
vai trò của việc học hỏi, làm việc ở thực tiễn cuộc sống.


<i>b. Phân tích</i>


Thực tế và lí thuyết có rất nhiều nhiều điều khác xa nhau. Người chưa có kinh
nghiệm làm việc sẽ khơng xử lí được những trường hợp khẩn cấp không lường
trước.


Thực tế cuộc sống những nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển những người đã có
kinh nghiệm làm việc chứ không quá quan tâm đến bằng cấp đại học.


Rất nhiều bạn sinh viên ra trường được bằng giỏi nhưng lại không kiếm được một
công việc như ý muốn vì thiếu đi kinh nghiệm thực tế và kĩ năng mềm.


<i>c. Chứng minh</i>



Kể ra những dẫn chứng hoặc những tình huống tiêu biểu về “Trăm hay khơng bằng
tay quen”.


(Lưu ý: Dẫn chứng tiêu biểu được nhiều người biết đến).


<i>d. Phản biện</i>


Lí thuyết và thực hành có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau: Lí thuyết giúp
cho thực hành hiệu quả cao, tạo cho thực hành có kĩ năng, kĩ xảo hơn, tránh được
những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Rút ngắn được thời gian mà hiệu quả vẫn cao.


<b>3. Kết bài</b>


Khái quát lại vấn đề và rút ra bài học liên hệ bản thân.


<b>Câu 2:</b>


<i><b>Dàn ý phân tích vẻ đẹp bức tranh mùa thu trong bài “Câu cá mùa thu”</b></i>


<b>1. Mở bài</b>


Giới thiệu tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<i>a. Hai câu đề</i>


“Ao”: hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân.


Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng
mùa thu: làn nước mát lạnh và trong veo.



Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh là hình ảnh
chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở
nên “bé tẻo teo”.


<i>b. Hai câu thực</i>


Làn gió thổi lăn tăn sóng trên mặt nước. “Hơi gợn tí” làm cho bức tranh tuy động
nhưng vẫn tĩnh. Tiếng sóng nước nhỏ bé ti li gợn gợn gợi cảm giác thanh bình.


Hình ảnh chiếc lá vàng rụng khỏi cây và rơi xuống đất được miêu tả sinh động
“khẽ đưa vèo” vừa gợi sự mỏng manh yếu đuối của chiếc lá bị gió cuốn bay vừa
gợi âm thanh mùa thu - âm thanh của những chiếc lá rơi.


<i>c. Hai câu luận</i>


Bầu trời mùa thu: đám mây lơ lửng trên không trung tầng tầng lớp lớp nhưng vẫn
để lộ ra khoảng trời trong xanh → tạo bầu khơng khí dịu mát.


Quang cảnh xung quanh thi sĩ: con ngõ chạy quanh co nhưng vắng lặng không một
bóng người → khơng gian n tĩnh.


<i>d. Hai câu kết</i>


Trong bức tranh thiên nhiên mùa thu ấy là hình ảnh người thi sĩ thong dong buông
chiếc cần câu để câu cá mà không chút vướng bận nhưng đợi mãi không có con cá
nào cắn câu.


Hình ảnh đàn cá “đớp động dưới chân bèo”: tạo cảm giác thú vị. Người thi sĩ có
thể nhìn thấy con cá, nghe thấy tiếng động của nó nhưng khơng thể bắt được


chúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>e. Tổng kết</i>


Cách gieo vần độc đáo: vần “eo” thường được người ta cho rằng mang ý nghĩa
không tốt và không may mắn nhưng nhờ sự sáng tạo của mình, Nguyễn Khuyến đã
mang đến cho bạn đọc cái nhìn mới mẻ, sự tươi vui khi gieo vần này.


<b>3. Kết bài</b>


Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.




---Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tơi:


Soạn bài lớp 11
Văn mẫu lớp 11


Tóm tắt tác phẩm lớp 11


</div>

<!--links-->

×