Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Day hoc va hoc tot van ban nhat dung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.18 KB, 20 trang )

Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
PHẦN A: MỞ ĐẦU
I/ Lí do chọn đề tài:
Lần đầu tiên văn bản nhật dụng được đưa vào chương
trình Ngữ Văn- Trung học cơ sở. So với các loại văn bản
khác thì đây là một khái niệm mới mẻ đối với cả
người dạy lẫn người học. Bởi vậy muốn có tư liệu để
dạy tốt văn bản nhật dụng là một điều khó khăn.
Mục tiêu cần đạt được:
• Về kiến thức:
Giúp giáo viên và học sinh:
-

Hiểu thế nào là văn bản nhật dụng.

-

Đặc trưng thể loại văn bản nhật dụng.

-

Nắm được một số phương pháp khi dạy và học văn
bản nhật dụng.

-

Tích hợp môi trường trong văn bản nhật dụng.

• Về kó năng:
Giúp giáo viên và học sinh:


-

Rèn kó năng khi nhận diện được văn bản nhật
dụng trong sách giáo khoa và trên các phương tiện
thông tin đại chúng.

• Về thái độ:
Có thái độ ứng xử đúng đắn trong việc tiếp thu nội
dung văn bản nhật dụng .
II/ Đối tượng nghiên cứu:
“ Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – Phân môn
Văn lớp 8”
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

1


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
III/ Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 83 và lớp 85 – Trường THCS Thị Trấn Gò
Dầu.
IV/ Phương pháp nghiên cứu:
Giáo viên nghiên cứu tài liệu chuyên môn phục vụ cho
việc giảng dạy Ngữ văn Trung học cơ sở.

Người thực hiện: Hồ Thị Gái


*

2


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8

PHẦN B: NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận:
Phân môn Văn trong phân phối chương trình Ngữ văn 8
gồm 43 tiết mà văn bản nhật dụng chỉ chiếm 5 tiết.
Tuy nhiên việc giảng dạy và học văn bản nhật dụng là
một vấn đề cũng không phải là dễ. Vì chương trình
Ngữ văn hiện nay được học theo hướng tích hợp ngang và
tích hợp theo chiều dọc. Giáo viên phải thực hiện một
trong hai quan điểm tích hợp trên ở tiết học trong cả quá
trình lên lớp trên cơ sở phải xác định các phương pháp
chủ đạo. Vậy trong rất nhiều phương pháp, giáo viên
cần chọn phương pháp nào để hỗ trợ đắc lực trong việc
dạy phân môn Văn nói chung và văn bản nhật dụng
nói riêng mà vẫn thực hiện đúng giảng dạy theo quan
điểm tích hợp của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
II. Cơ sở thực tiễn:
Văn bản nhật dụng là một văn bản tổng hợp của
nhiều thể loại. Trong thời đại ngày nay việc dạy và học
văn bản nhật dụng rất cần thiết vì nội dung rất đa
dạng và phong phú.
Để giảng dạy cho phù hợp với năng lực tiếp thu tri thức
của học sinh lớp 8 về các vấn đề mà văn bản nhật

dụng đề cập đến, giáo viên cần phải có một phương
pháp phù hợp với đặc trưng của thể loại, giúp các em
có thể học tốt hơn về nội dung và nghệ thuật của
văn bản thuyết minh.
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

3


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
1/ ĐỊNH NGHĨA VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
- Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ
thể loại, hoặc chỉ kiểu văn bản. Nói đến “ Văn bản
nhật dụng” trước hết là nói đến tính chất của nội dung
văn bản. Đó là những bài viết có nội dung gần gũi,
bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người
và cộng đồng trong xã hội hiện đại như thiên nhiên ,
môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma
túy… Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể
loại cũng như các kiểu văn bản
VD: “ Chúng ta đang ở đâu?Hôm nay ngày 8-8-1986, hơn
50.000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành
tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghóa là mỗi người,
không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn
thuốc nổ : Tất cả chỗ đó nổ tung lên sẽ làm biến
hết thảy, không phải là một lần mà mười hai lần sự

sống trên trái đất . Nguy cơ ghê gớm đó đè nặng lên
chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể
tiêu diệt tất cả các hành tinh xoay quanh mặt trời ,
cộng thêm 4 hành tinh nữa. Và phá hủy thế cân bằng
của hệ mặt trời .”
( Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - G.G.Mác-Két)
-> Đây là một Văn bản nhật dụng
Khi đọc một văn bản nhật dụng học sinh dễ dàng nhận
ra được sự khác nhau giữa văn bản nhật dụng với các
văn bản khác.
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

4


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Tóm lại nói đến văn bản nhật dụng là nói đến khái
niệm thể loại mà không chỉ kiểu văn bản. Chỉ đề
cập đến chức năng, đề tài , tính cập nhật.
Như vậy Văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả
các kiểu văn bản, thể loại như: Hành chính , nghị luận,
tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, truyện ngắn ,
bút ký, thư từ, hồi kí, thông báo , xã luận và kết hợp
các phương thức khác…
2/ DẠY VÀ HỌC TỐT VĂN BẢN NHẬT DỤNG LỚP 8:
Muốn dạy và học tốt Văn bản nhật dụng là vấn đề
không khó cũng không dễ. Cái khó ở đây thể hiện

ở chỗ: Là một thể loại mới đưa vào học ở chương trình
Trung Học Cơ Sở, tài liệu tham khảo quá hiếm , bản
thân mỗi giáo viên muốn tìm tư liệu, đề tài, bài viết
để giảng dạy tốt hơn nhưng quá khó khăn
Vì nội dung của văn bản nhật dụng đề cập đến những
vấn đề cấp thiết , thời sự. Giáo viên có thể cập nhật
thông tin để giảng dạy.
* GIÚP GIÁO VIÊN DẠY TỐT:
- Để giáo viên có định hướng đúng đắn khi hướng dẫn
học sinh học văn bản nhật dụng bản thân giáo viên
cần chuẩn bị chu đáo và đầy đu ûtư liệu, tham khảo,
giáo án có hoạt động của thầy và trò chi tiết, rõ
ràng.
- Giáo Viên cần nắm vững các kiểu văn bản để phân
tích khái niệm văn bản nhật dụng
- Đối với văn bản nhật dụng có đề tài rộng : Giáo
viên cần đọc kó chú thích ,biết liên hệ với thực tế
5
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
cuộc sống . Biết liên hệ với các môn học khác. Căn
cứ vào hình thức và phương thức biểu đạt khi phân tích
nội dung, đưa ra những nhận xét đánh giá của bản
thân
Tuy nhiên cần vận dụng phương pháp nào để phù hợp

cho việc giảng dạy. Đặc biệt là văn bản nhật dụng vì
mỗi phân môn chỉ có thể sử dụng những phương pháp
đặc trưng.
Đối với phân môn Tập làm văn và Tiếng Việt cần sử
dụng phương pháp: Rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn
ngữ, vấn đáp, gợi mở, thảo luận…
Phân môn văn

có những phương pháp sau: Đọc sáng

tạo, dùng lời có nghệ thuật, vấn đáp,gợi mở, trực
quan, thảo luận…
Muốn áp dụng các phương pháp phù hợp cho từng phân
môn. Bản thân giáo viên cần rèn luyện các kó năng
như:
-

Kó năng lập và điều chỉnh kế hoạch dạy học

-

Kó năng tổ chức các hoạt động dạy học

-

Kó năng thiết kế bài học ( soạn giáo án)

-

Kó năng sử dụng các phương tiện kó thuật vào dạy

học

-

Kó năng vận dụng sáng tạo, linh hoạt nội dung và
phương pháp giáo dục cho từng đối tượng và thực
tế vùng miền

-

Kó năng thiết lập các mối quan hệ trong dạy học

-

Kó năng kiểm tra, đánh giá chất lương học tập của

học sinh
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

6


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Khi đã rèn luyện được những kó năng cơ bản trên. Giáo
viên sẽ vận dụng có sáng tạo các phương pháp dạy
học tích cực vào việc dạy học văn bản nhật dụng
3/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VĂN BẢN NHẬT DỤNG:

a) Phương pháp đọc sáng tạo:
Ở Tiểu học, nhà trường đã tổ chức 2 hình thức đọc
chủ yếu: Đọc thành tiếng và đọc – hiểu. Nhưng với
học sinh Trung học cơ sở, ngoài hình thức đọc thành
tiếng và đọc - hiểu trên lớp, cần nhấn mạnh tự đọc
cá nhân ngoài lớp học, bởi chỉ có hoạt động đó
học sinh mới có khả năng tạo ra được tưởng tượng,
hướng nội và tự do ở mức độ cao nhất.
Trong việc dạy đọc tác phẩm văn học, nên hết sức chú
ý đến vai trò của tưởng tượng. Bởi một người có kó
năng đọc tốt nhưng thiếu chủ động, thiếu nhạy cảm,
không suy luận, tưởng tượng cũng có thể thất bại và
ngược lại.
Người thầy giỏi là người biết tổ chức lớp học , giúp
học sinh tạo tâm thế cho hoạt động học cũng như nhận
thức và rèn luyện kó năng đọc.
Giáo viên cần hướng dẫn học sinh xác định thể loại
và đặc trưng thể loại của tác phẩm văn học . Bởi vì
tác phẩm chỉ tồn tại trong thể loại và mang những đặc
trưng thể loại. Đây là một trong những tri thức quan
trọng nhất của tri thức dạy học văn học.
Tuy nhiên việc định hướng và xác định thể loại của
văn bản nhật dụng là khó khăn vì văn bản nhật dụng
như thể nói không phải là một khái niệm chỉ thể loại.
7
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*



Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Ở văn bản nhật dụng có thể sử dụng tất cả các
kiểu văn bản và thể loại. Cho nên việc đọc văn bản
nhật dụng đòi hỏi người học sinh phải vận dụng hết kó
năng và kiến thức của các phân môn khác để đọc –
hiểu văn bản nhật dụng và ngược lại.
VD: Văn bản “ Bài toán dân số” -> Học sinh phải sử
dụng hai cách đọc của hai thể loại: Tự sự và thuyết minh.
Văn bản “ Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000”
và văn bản “ Ôân dịch, thuốc lá” ->Học sinh phải đọc
theo giọng thuyết minh .
Tóm lại , khi đọc văn bản nhật dụng trước tiên giáo
viên và học sinh cần phải đọc đúng thể loại. Sau đó
đọc kó các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề,
kèm theo giọng đọc kết hợp với tưởng tượng để có ý
kiến, quan niệm riêng có thể đề xuất giải pháp khi
bước đầu tiếp cận với nội dung văn bản nhật dụng.
b) Phương pháp dùng lời có nghệ thuật :
“ Dùng lời có nghệ thuật” là phương pháp dặc trưng
tiêu biểu của môn học Ngữ Văn nói chung và phân
môn văn bản nói riêng
Dùng lới có nghệ thuật thể hiện được tài năng của
người giáo viên khi tiếp cận với tác phẩm , khi đứng
trước học sinh. Ngôn

ngữ của người giáo viên phải

chuẩn mực , kiến thức phải bám sát nội dung trọng
tâm của bài học.

Dùng lời có nghệ thuật là một phương pháp mới đưa
vào giảng dạy từ năm học 2008-2009. Tuy nhiên, bản
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

8


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
thân của phương pháp này đã được vận dụng khá
nhiều vào trong phân môn văn bản .
Giáo viên sử dụng phương pháp này từ khâu đọc –hiểu
tác phẩm đến những câu hỏi được đặt ra dành cho học
sinh, phải là những câu hỏi chính xác về mặt nội dung
lẫn ngôn ngữ được vận dụng.
c) Phương pháp diễn giảng:
Diễn giảng trong giờ học Ngữ văn là hình thức dạy học
truyền thống . Người giáo viên khi thuyết trình thông
báo – tái hiện, phân tích bài giảng văn học mạch tư duy
không bị gián đoạn, dễ bộc lộ cảm xúc. Ngôn ngữ
liền mạch của người thầy có khả năng làm tăng sự
gợi cảm cho tác phẩm văn học , tạo hấp dẫn cho người
nghe .Song học sinh sẽ không chuẩn bị hoặc chuẩn bị
bài sơ sài. Thầy giảng, trò thụ động nghe, ghi chép.
Thầy nói nhiều trò ít được trả lời.
Vì vậy , chúng ta cần áp dụng phương pháp này cho phù
hợp với nội dung bài học mà không phải vỡ phương
pháp dạy học tích cực hiện nay, một lời bình giảng đúng

chổ , đúng nơi, sẽ giúp cho học sinh lẫn giáo viên càng
thêm hứng thú hơn trong tiết học .
VD: Văn bản “ Ôân dịch, thuốc lá”
Giáo viên có thể bình giảng: “ Thật ra, tác hại của
thuốc lá không dễ nhận ra như tác hại của rượu, ma
túy. Nhưng đó là cái hại, sự nguy hiểm thâm nhập rất
từ từ : Mỗi ngày một ít , mỗi lần hút một tí . Có người
đưa ra hình ảnh so sánh thú vị và không kém phần
khủng khiếp : Mỗi lần chúng ta hút hết một điếu
9
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
thuốc là chúng ta đã tự cắt ngắn đi một đoạn đời ta .
Mỗi lần hút một hơi thuốc sâu vào phổi , ta không
ngờ rằng tự mình lại góp phần giảm tuổi thọ của chính
mình một phút!”
d) Phương pháp trực quan:
Phương pháp trực quan được sử dụng khá nhiều trong dạy
học văn. Trước đây việc dạy học có sử dụng phương
pháp trực quan không được xem trọng cho rằng học sinh
không phát triển năng lực liên tưởng, tưởng tượng. Tuy
nhiên đối với giờ học văn bản, sử dụng phương pháp
trực quan phù hợp sẽ giúp cho việc tiếp thu kiến thức
văn học được sâu sắc hơn
Đặc biệt, đối với văn bản nhật dụng dạy học có sử

dụng phương pháp trực quan là chủ đạo cho tiết dạy . Đó
la mộtø trong các phương pháp giúp học sinh có ấn
tượng mạnh đối với nội dung mà văn bản đề cập đến
* Tác dụng của tranh ảnh trong sách giáo khoa
Ngữ văn :
- Là một trong các phương tiện góp phần thực hiện mục
tiêu yêu cầu dạy học Ngữ văn.
- Nhận thức qua hình ảnh trực quan
- Gợi liên tưởng
- Tạo cảm hứng thẩm mó –hứng thú
VD: Văn bản “ Thông tin về ngày Trái đất năm 2000”
Giáo viên có thể cho học sinh xem những bức tranh minh
họa cho tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường
và sức khỏe con người
Văn bản : “ Bài toán dân số”
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

10


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Tranh minh họa cho tác hại của việc gia tăng dân số đối
với môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển
kinh tế xã hội
Văn bản: “ Ôân dịch, thuốc lá”
Tranh ảnh minh họa cho tác hại của thuốc lá đối với
sức khỏe gồm: những bức ảnh của những người bị

bệnh ung thư phổi, tắt động mạch, nhồi máu cơ tim.
* Những yêu cầu khi sử dụng tranh, ảnh:
- Nghiên cứu, nhận xét về chất lượng,giá trị của
trực quan trước khi sử dụng.
- Định hướng khai thác nội dung nào.
- Sử dụng vào thời điểm nào trong quá trình dạy học.
- Mở rộng thêm trực quan ngoài sách giáo khoa để
tăng cường yếu tố thực tiễn.
- Quan sát, mô tả và liên tưởng; phát hiện; phân tích
tổng hợp.
- Ở những mức độ khác nhau, không sử dụng tranh,
ảnh một cách hình thức hời hợt, làm như vậy sẽ mất
đi thời gian và phản tác dụng.
Trên đây là 4 phương pháp cơ bản để giảng dạy văn
bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng đạt
hiệu quả.
Bên cạnh đó, giáo viên còn sử dụng kết hợp thêm
một số phương pháp khác như: vấn đáp, gợi mở, thảo
luận…Những phương pháp này được dạy ở tất cả các
phân môn, giáo viên đã nắm vững để áp dụng vào
từng phân môn cho phù hợp.
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

11


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8

4/ GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TRONG VĂN BẢN NHẬT
DỤNG:
Theo các nhà nghiên cứu không có cái gọi là phương
pháp tích hợp nội dung Giáo dục bảo vệ môi trường
trong môn Ngữ văn. Như vậy sẽ không chính xác về
thuật ngữ.
Mặt khác , khi dạy Ngữ văn, các phương pháp đã được
xác định cho từng phân môn là những phương pháp
được tổng kết , bổ sung và hoàn thiện trong những năm
đổi mới gần đây . Muốn đảm bảo được đặc trưng môn
học, chúng ta chỉ có thể áp dụng các phương pháp đó.
Tuy nhiên, khi áp dụng các phương pháp cho dạy Ngữ
văn trong các Văn bản nhật dụng .Chúng ta cần nắm
vững một số cách thức để vận dụng tích hợp nội dung
giáo dục bảo vệ môi trường sao cho hiệu quả.
Dưới đây sẽ là một số ví dụ, Văn bản nhật dụng về
cách thức tích hợp môi trường.
Văn bản: “ Bài toán dân số “
- Về văn bản này, cần có liên hệ giữa sự gia tăng
dân số và môi trường. Giáo viên đưa ra số liệu về sự
gia tăng dân số của Thế Giới và Việt Nam .
Những ảnh hưởng của gia tăng dân số đối với tài
nguyên và môi trường
Văn bản: “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000”
Giáo viên cần cho học sinh thấy rằng những kiến thức
để kết thúc văn bản đã đạt yêu cầu nhưng cần thêm
đoạn kết để tích hợp vấn đề môi trường cho học sinh
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


12


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
-

Thứ nhất là nhấn mạnh việc quan tâm đến trái
đất hơn nữa

-

Thứ hai là kêu gọi bảo vệ trái đất. Trước những
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gia tăng (Không
chỉ là bao bì ni lông, mà còn là nước thải không
xử lí của các nhà máy , khu công nghiệp , khí thảy
của xe máy , ô tô , khí đốt thảy ra từ các lò nung
gạch , nung vôi, làm gốm)

-

Thứ ba là làm những việc thiết thực , cụ thể , đơn
giản: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. Đây
là cách làm rất hay của Thế Giới ( Tương tự như “
Một ngày không hút thuốc lá “) để nhắc nhở và
giáo dục .
Văn bản: “ Ôn dịch thuốc lá”

Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận để học sinh tự do bày

tỏ ý nghó của mình về tình hình hút thuốc lá hiện nay
ở thế giới , trong nước và trong gia đình – Giáo viên nên
hướng vào việc tuyên truyền chống hút thuốc lá ,
khuyên người thân hạn chế rồi bỏ thuốc lá không coi
việc hút thuốc lá là biểu hiện sành điệu , quý phái .
* GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT VĂN BẢN NHẬT DỤNG:
Phương pháp dạy học tích cực chỉ có ý nghóa khi người
học là tác nhân tự nguyện, tích cực , có ý thức về
việc học tập của chính mình. Người học – chủ thể hoạt
động , tự mình tìm ra kiến thức thông qua hành động
của chính mình . Người học tự thể hiện mình và hợp tác
với giáo viên .
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

13


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Giáo viên dù có là một chuyên gia về việc dạy học ,
dù có là người tổ chức và hướng dẫn học sinh học
tập thật tốt nhưng bản thân học sinh không có sự ý
thức để tự giác lónh hội tri thức thì việc lên lớp của
giáo cũng không mang lại kết quả như mong muốn .
Vì vậy, muốn lónh hội được kiến thức văn bản nhật
dụng, học sinh cần phải có ý thức tự học, có ý thức
tiếp thu sự truyền dẫn của giáo viên
Bên cạnh đó, học sinh cần nắm vững đặc điểm thể

loại như: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết
minh …Vì nói đến văn bản nhật dụng là nói đến sự
kết hợp của nhiều thể loại và kiểu văn bản với nhiều
phương thức biểu đạt khác nhau , học sinh cần phải xem
tranh, ảnh , nghe, và xem các chương trình thời sự, khoa
học trên tivi, đài và các sách báo hàng ngày . Vì nội
dung văn bản nhật dụng là đề cập đến những vấn đề
mang tính chất thời sự nóng bỏng. Tìm thêm các văn
bản nhật dụng trên các phương tiện thông tin để đọc
và học văn bản nhật dụng tốt hơn .
Tóm lại , muốn học tốt văn bản nhật dụng mỗi học sinh
cần có phương pháp học tập đúng đắn, mà việc tự học
là quan trọng nhất , thể hiện ớ việc đọc văn bản sáng
tạo, soạn bài ở nhà dựa vào vở bài tập. Để trong quá
trình dạy học trên lớp thầy hướng dẫn, tổ chức , trò
sẽ tìm kiếm kiến thức . Thầy nêu vấn đề, trò thảo
luận phát hiện kiến thức mới . Thầy hỏi, trò trả lời
có quan điểm riêng. Như vậy mối quan hệ giữa thầy và
trò trong việc truyền thụ và lónh hội nội dung văn bản
14
Người thực hiện: Hồ Thị Gaùi

*


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có mối
quan hệ chặt chẽ không thể tách rời . Trò sẽ là chủ
thể của hoạt động học . Là đối tượng của hoạt động

dạy và là sản phẩm của giáo dục sao này – đó là
chiến lược phát triển giáo dục từ năm 2001-2010.
Trên đây là toàn bộ nội dung , để dạy và học tốt văn
bản nhật dụng 8. Đây là kiểu văn bản chỉ đưa vào
trong chương trình Ngữ văn Trung Học Cơ Sở cách đây vài
năm. Loại văn bản có nội dung và phạm vi gần gũi
trong đời sống hiện nay của nhân loại
-

Văn bản nhật dụng đưa vào chương trình từ lớp
6:Với các bài viết về di tích lịch sử văn hóa , danh
lam thắng cảnh , thiên nhiên và con người gồm

-

Lớp 7: Các vấn đề về trẻ em, vai trò của phụ
nữ , nghề nghiệp văn hóa giáo dục Việt Nam .

-

Lớp 8: Các vấn đề về môi trường , dân số, bài
trừ tệ nạn thuốc lá , ma túy, về tương lai của Thế
Giới và Việt Nam .

-

Lớp 9: Về danh nhân Việt Nam và thế giới , quyền
sống và bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh , sinh
thái , hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc
.Tổng cộng của 4 khối lớp là 23 tiết . Tuy dung

lượng dành cho văn bản nhật dụng không nhiều
nhưng nội dung lại rất thiết thực và phù hợp với
nhu cầu tiếp thu tri thức của học sinh ở từng khối
lớp.

Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của
văn bản nhật dụng . Điều đó đòi hỏi lúc học văn bản
15
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
nhật dụng , nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn cuộc
sống . Và ngược lại thực tiễn cuộc sống cũng phản ánh
không nhỏ trong nội dung văn bản nhật dụng . Điều đó
giúp học sinh có cái tổng quan hơn về xã hội ở hiện
tại và tương lai như thế nào để có giải pháp và đề
xuất đúng đắn cho từng nội dung mà văn bản nhật
dụng đề cập đến để làm sao chúng ta được sống trong
một môi trường thật sự tốt nhất về mọi mặt.
Hai chữ “Nhật dụng” đã bao hàm được tính thời sự, tính
cập nhật của nó trong đời sống.
Đưa Văn bản nhật dụng vào nhà trường là cung cấp cho
học sinh một kiểu văn bản thông dụng phù hợp với nhu
cầu sống hiện nay của con người, giúp học sinh có thái
độ học tập tích cực, tư duy, tự tin ,mạnh dạn hơn trước
những vấn đề đã đặt ra trong văn bản để sống có

giá trị hơn trong cuộc sống này.
• Kết quả khảo sát:
Học sinh lớp 83, 85

Trường Trung học cơ sở Thị Trấn Gò

Dầu
+ Kết quả trước khi áp dụng đề tài:
Lớp

Tổng
số
sinh

Tổng

học số

Tỉ lệ

học

Tổng
số

Tỉ lệ

học

sinh đạt


sinh chưa
18,6%
22%

83

43

35

81,4%

đạt
8

85

41

32

78%

9

+ Kết quả sau khi áp dụng đề tài ở Học kì I:
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


16


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
Lớp

Tổng

số

Điểm thi Học kì I

học sinh
83

43

Điểm trên 5
43

85

41

38

Điểm dưới 5
0

3

PHẦN C: KẾT LUẬN
* Bài học kinh nghiệm:
-

Văn bản nhật dụng là là một thể loại văn học
mới đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Trung học
cơ sở. Tài liệu nghiên cứu dành cho giáo viên còn
thiếu khá nhiều, do đó không tránh khỏi thiếu sót
khi nghiên cứu đề tài.

-

Học sinh còn bỡ ngỡ khi tiếp cận với một thể loại
văn học mới.

-

Sách giáo viên còn hướng dẫn chung chung, có
câu hỏi sách không hướng dẫn.

* Đánh giá ưu, khuyết điểm và hướng khắc phục
của giáo viên:
# Ưu điểm:

Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


17


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
-

Giáo viên soạn giảng theo phân phối chương trình
có kết hợp các phương pháp trong hoạt động dạy
và học.

-

Trong mỗi tiết dạy giáo viên đều sử dụng tốt các
phương tiện dạy học hỗ trợ.

-

Học sinh có hứng thú học, không nhàm chán mỗi
khi có tiết Văn nói chung Văn bản nhật dụng nói
riêng.

-

Giáo viên phân bố thời gian hợp lí khi chia nhóm
thảo luận, quản lí tốt khi học sinh thảo luận.

-

Học sinh có ý thức học tập tốt.


# Khuyết điểm:
-

Khi chia nhóm thảo luận, nhiều lúc giáo viên chưa
chú ý đến đối tượng là học sinh yếu kém.

-

Có nhiều lúc giáo viên còn sử dụng phương pháp
gợi mở và diễn giảng quá sâu.

-

Chương trình mới nên giáo viên còn thiếu kinh
nghiệm.

# Hướng khắc phục:
-

Soạn giáo án ít nhất 3 ngày. Nghiên cứu kó giáo
án và phương pháp.

-

Giáo viên đưa ra câu hỏi gợi mở ngắn gọn nhưng
chi tiết.

-


Giáo viên cần quan tâm đến đối tượng học sinh là
trung bình- yếu nên giảng chậm, bồi dưỡng thêm
kiến thức đã hỏng cho các em.

-

Giáo viên cần học hỏi kinh nghiệm từ đồng

nghiệp, dự giờ giáo viên đang giảng dạy ở tất cả
18
Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8
các khối lớp để nâng cao phương pháp, năng lực,
kó năng và tích lũy thêm tri thức cho bản thân.
* Hướng phổ biến, áp dụng đề tài:
- Văn bản nhật dụng học sinh được học ở tất cả các
khối lớp từ 6,7,8,9
* Hướng nghiên cứu tiếp đề tài:
Nghiên cứu, học tập, tích lũy tri thức là quá trình lâu
dài của người giáo viên. Nếu có điều kiện và khả
năng, tôi có thể nghiên cứu đề tài này theo một xu
hướng khác: đó là phương pháp giảng dạy văn bản
nhật dụng cho từng đối tượng học sinh từ giỏi , khá,
trung bình, yếu để phù hợp với năng lực cảm nhận tri
thức của các em. Giúp các em ngày càng yêu thích và

ham học Ngữ văn nói chung và Văn bản nhật dụng nói
riêng.
Trên đây là nội dung nghiên cứu những nội dung cơ
bản để giáo viên lẫn học sinh giảng dạy và học tập
văn bản nhật dụng trong phân môn Văn.
Tôi nghó rằng đây là ý kiến cũng như kinh nghiệm của
riêng tôi có được sau 5 năm giảng dạy ở chương trình
lớp 8, ắt sẽ có nhiều thiếu sót. Tôi chân thành mong
đợi những đóng góp của Ban giám hiệu và Hội đồng
khoa học của ngành để góp phần vào sự nghiệp giáo
dục chung.

Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

19


Để dạy và học tốt văn bản nhật dụng – phân môn
Văn lớp 8

ø

Người thực hiện: Hồ Thị Gái

*

20




×