Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.58 KB, 100 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1) Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Môi trường là một phần của cuộc sống, ảnh hưởng lớn đến q trình sinh
trưởng và phát triển của lồi người nói chung và sự phát triển phồn thịnh của
đất nước nói riêng. Bởi vậy, mơi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan
trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Ngày nay một
quốc gia, một khu vực không thể phát triển cường thịnh nếu không quan tâm
đến vấn đề bảo vệ môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững của
mình. Tuy nhiên, trong mấy thập kỷ qua, mơi trường tồn cầu và khu vực có
chiều hướng biến đổi phức tạp. Chất lượng khơng khí, nguồn nước, tài
ngun, hệ sinh thái... nhiều nơi ở mức báo động. Ô nhiễm môi trường và áp
lực với thiên nhiên đang diễn ra hàng ngày và ở nhiều quốc gia, khu vực và
toàn trái đất. Chính vì lẽ đó, các nước trên thế giới đã quan tâm nhiều hơn đến
vấn đề môi trường và tìm ra các giải pháp khắc phục.
Hiện nay, ở nước ta cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn
đề mơi trường nan giải, trong đó có vấn đề về quản lý CTNH. Tuy đây là một
lĩnh vực còn khá mới mẻ nhưng Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức được
điều đó, trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến
vấn đề xây dựng hệ thống pháp luật về bảo vệ mơi trường nói chung và quản
lý CTNH nói riêng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vấn đề quản lý nhà nước về CTNH ở nước ta gặp rất nhiều khó khăn,
phức tạp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề giải quyết hài hòa mâu
thuẫn giữa sự phát triển kinh tế và gìn giữ bảo vệ mơi trường cịn nhiều nan
giải. Làm sao để vừa phát triển kinh tế ổn định lại vừa bảo đảm môi trường
sống khơng bị đe dọa bởi khói bụi và ơ nhiễm. Đó là một bài tốn khó, mà
1


Đảng và Nhà nước ta đã và đang không ngừng nỗ lực tìm ra các giải pháp
khắc phục. Một trong những công cụ quan trọng trong việc bảo vệ môi trường


luôn được Đảng và Nhà nước ta coi trọng là hệ thống pháp luật về bảo vệ môi
trường. Định hướng xây dựng, hồn thiện pháp luật về mơi trường được coi là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế
bền vững, thực hiện tốt các cam kết quốc tế của Việt Nam. Bởi vậy, em chọn
đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý chất thải nguy hại
ở Việt Nam” là đề tài nghiên cứu khóa luận của mình, để có thể góp phần nhỏ
bé của mình vào việc xây dựng một cơ chế pháp luật hoàn chỉnh, đồng bộ,
phù hợp về lĩnh vực quản lý CTNH, nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho
công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay.
2) Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Hiện nay trên thế giới, pháp luật về quản lý CTNH là vấn đề đang được
giới khoa học, đặc biệt là giới khoa học pháp lý quan tâm. Ở Việt Nam cũng
có nhiều bài viết, các hội thảo, các dự án và các cơng trình nghiên cứu đề tài
liên quan như: Dự án TA2704-VIE năm 1998 của Cục Môi trường và Ngân
hàng phát triển Châu Á về “Chiến lược Quốc gia về quản lý CTNH ở Việt
Nam”; đề tài “Thống kê và dự báo chất thải rắn nguy hại về đề xuất quy
hoạch tổng thể các cơ sở xử lý chất thải rắn nguy hại trên địa bàn toàn quốc”
của Trung tâm tư vấn đầu tư nghiên cứu phát triển nông thôn Việt Nam, thuộc
Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam; các bài viết “Tình trạng
quản lý CTNH ở Việt Nam” – PGS.TS Đinh Văn Sâm – Tạp chí thơng tin mơi
trường số 2/1995; báo cáo “Tổng quan thể chế tổ chức và pháp lý về quản lý
chất thải độc hại ở Việt Nam” – Nguyễn Hồng Thao, Nguyễn Hoài – Hội thảo
chất thải độc hại, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường – 1997… Ngồi ra
cịn có các khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, các luận văn thạc sỹ luật học

2


cũng đã đề cập đến một vài khía cạnh với mức độ khác nhau về những vấn đề
liên quan đến đề tài khóa luận.

Tất cả các kết quản nghiên cứu của các cơng trình, dự án đã góp phần vào
việc xây dựng Quy chế quản lý CTNH đã được Nhà nước chính thức ban hành
vào tháng 7/1991. Tuy nhiên, trong việc triển khai thực hiện quy chế, bên cạnh
những kết quả khả quan đã đạt được vẫn còn tồn tại khơng ít những khó khăn,
bất cập khiến cho cơng tác thực hiện những quy định pháp luật về quản lý
CTNH chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
3) Đối tượng nghiên cứu:
Các quy định của pháp luật về môi trường hiện hành (Hệ thống văn bản
pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, Hệ thống Luật – Pháp lệnh
và Các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường…) về quản lý CTNH,
nhằm tìm ra những tồn tại bất cập, những điểm hạn chế để đưa ra phương
hướng, giải pháp hoàn thiện luật về quản lý CTNH.
4) Phạm vi nghiên cứu:
Là một bộ phận cấu thành nên pháp luật về Bảo vệ môi trường, nên quản
lý CTNH là một lĩnh vực khá rộng và phức tạp, nhưng nội dung chính mà
khóa luận đi sâu nghiên cứu là ở khía cạnh pháp lý về quản lý CTNH chứ
khơng đi nghiên cứu về các vấn đề có tính chất chun sâu về nghiệp vụ
chuyên môn trong lĩnh vực này như: phân loại CTNH, phương pháp, công
nghệ, thiết bị xử lý CTNH…
5) Phương pháp nghiên cứu
Để có được những nhận định đúng đắn, đánh giá, đề xuất mang tính
khách quan đề tài đã đứng trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chủ trương của Đảng. Quan điểm của Đảng,
Nhà nước ta về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là quan điểm phát triển bền vững
3


đất nước , đảm bảo quyền của người dân được sống trong môi trường trong
lành, xã hội ổn định. Đồng thời cịn vận dụng các phương pháp như: phân tích

tài liệu, thu thập tổng hợp thông tin, so sánh, thống kê, đối chiếu… để hồn
thiện luận văn này.
6) Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý CTNH, từ
đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý CTNH ở Việt Nam.
Để đạt được mục đích nói trên, khóa luận sẽ tập trung giải quyết các vấn
đề sau:
- Phân tích khái niệm CTNH và tác hại của CTNH trong đời sống cộng
đồng; đánh giá hiện trạng CTNH ở Việt Nam
- Phân tích khái niệm pháp luật về quản lý CTNH và vai trò của pháp
luật về quản lý CTNH; tìm hiểu pháp luật về quản lý CTNH của một số nước
trên thế giới.
- Phân tích và đánh giá hiện trạng pháp luật về quản lý CTNH
- Nêu các yêu cầu quan điểm và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về
quản lý CTNH ở Việt Nam.
7) Kết cấu khóa Luận
Khóa luận bao gồm những nội dung chính sau:
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI,
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
CHẤT THẢI NGUY HẠI.
Chương II: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI Ở VIỆT NAM.
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI.

PHẦN NỘI DUNG
4


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI,

QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT
THẢI NGUY HẠI
1.1. KHÁI QUÁT VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại
Ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống sinh hoạt của người
dân được nâng cao thì cũng là lúc chúng ta phải đối mặt với các vấn đề về
môi trường. Bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành một vấn đề sống cịn
của tồn nhân loại. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách,
đường lối để giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Tuy nhiên, vấn đề về
CTNH vẫn là một vấn đề nan giải, cần phải tìm ra các giải pháp kịp thời để
khắc phục. Để có thể ngăn chặn và giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường do CTNH
gây ra, chúng ta cần hiểu rõ CTNH là gì và có đặc tính như thế nào? Vậy,
CTNH là gì? Ở mỗi quốc gia, có các khái niệm về CTNH khác nhau.
Trên thế giới thuật ngữ “chất thải nguy hại” (Hazardous Waste) lần đầu
tiên xuất hiện vào thập niên 70 của thế kỷ trước tại các nước Âu – Mỹ, sau đó
mở rộng ra nhiều quốc gia khác. Sau một thời gian nghiên cứu phát triển, tùy
thuộc vào sự phát triển khoa học kỹ thuật và xã hội cũng như quan điểm của
mỗi quốc gia mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách hiểu khác nhau về
CTNH trong luật và trong các văn bản dưới luật. Một số khái niệm trên thế
giới như:
Theo chương trình mơi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP 1985): Ngồi
chất phóng xạ và chất thải y tế, CTNH là chất thải (dạng rắn, lỏng, bán rắn –
semisoid và các bình chứa khí) mà do hoạt động tính hóa học, độc tính, nổ, ăn
mịn, hoặc các đặc tính khác gây nguy hại hay có khả năng gây nguy hại đến

5


sức khỏe con người hoặc môi trường bởi chúng bản thân chúng hay khi được
tiếp xúc với các chất thải khác.

Philippin (khu vực ASEAN): CTNH là những chất có độc tính, ăn mịn,
gây kích thích, hoạt tính, có thể cháy, nổ gây nguy hiểm cho con người và
động vật. (Giáo trình Quản lý Chất thải nguy hại- nxb Xây dựng Hà Nội
2006)
Hoa Kỳ (được đề cập đến trong Đạo luật RCRA – Resource
Conservation and Recovery Act – 1976: Đạo luật về thu hồi và bảo tồn tài
nguyên): Chất thải (ở các dạng rắn, lỏng, bán rắn và các bình khí) có thể được
coi là CTNH khi: Nằm trong danh mục CTNH do Cục bảo vệ môi trường Hoa
Kỳ (EPA) đưa ra (gồm 4 danh sách); có một trong 4 đặc tính (khi phân tích do
EPA đưa ra gồm cháy – nổ, ăn mịn, phản ứng và độc tính; được chủ nguồn
thải (hay nhà sản xuất) tự công bố là CTNH.
Bên cạnh đó, CTNH cịn gồm các chất gây độc tính đối với con người ở
liều lượng nhỏ. Đối với các chất chưa có chứng minh của nghiên cứu dịch tễ
trên con người, thí nghiệm trên động vật cũng có thể được dùng để ước đốn
tác dụng độc tính của chúng lên con người.
Ở Việt Nam, khái niệm CTNH được đề cập lần đầu tiên trong Quy chế
quản lý CTNH ban hành kèm theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày
16/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quy chế quản lý CTNH
1999) tại khoản 2, Điều 3 như sau : “CTNH là chất thải có chứa các chất
hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ
nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác),
hoặc tương tác chất với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe
con người”.
Năm 2005, Luật bảo vệ môi trường được ban hành thay thế cho Luật
BVMT năm 1993 đưa ra khái niệm về CTNH tại khoản 11, Điều 3: “CTNH
6


là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây
nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác”. Theo đó, CTNH là chất

thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm,
gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
Khi đối chiếu khái niệm CTNH ở hai văn bản pháp luật trên, có thể dễ
dàng nhận thấy về mặt hình thức thì khái niệm CTNH trong Luật Bảo vệ môi
trường (2005) đã rút gọn đi rất nhiều về số lượng câu, chữ, cách diễn đạt cũng
rõ ràng hơn và súc tích hơn. Tuy nhiên, điều đó vẫn khơng làm giảm hay sai
lệch phần nội dung mà khái niệm muốn đề cập đến: CTNH là một loại chất
thải, có các đặc tính lý, hóa hoặc sinh học có thể gây nguy hại trực tiếp hay
gián tiếp khi tương tác với các chất khác.
Đặc điểm của chất thải nguy hại
Từ khái niệm ta có thể thấy CTNH bao gồm một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, về dạng thức tồn tại và nguồn gốc phát sinh CTNH:
CTNH là một loại chất thải cho nên nó có những đặc trưng của chất thải.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn,
lỏng, khí được thải ra từ nhà sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác” (Khoản 10 Điều 3, Luật BVMT 2005). Như vậy, một chất để
được coi là chất thải nói chung là phải đảm bảo các điều kiện cần và đủ như
sau: Thứ nhất, về dạng thức tồn tại, chất thải hải là vật chất ở thể rắn, lỏng,
khí và bị chủ sở hữu thải bỏ dù theo ý muốn chủ quan hoặc hoặc khách quan
(bị buộc phải thải bỏ); Thứ hai, về nguồn gốc phát sinh, chất thải có nguồn
gốc phát sinh từ các hoạt động của con người như sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác.
Thứ hai, về đặc tính gây nguy hại của CTNH. Chất thải được coi là
CTNH phải có một trong các yếu tố gây nguy hại sau:

7


- Yếu tố độc hại: CTNH chứa yếu tố độc hại là chất thải mà bản thân
chúng có chất độc hoặc chứa các thành phần mà khi tiếp xúc với các thành phần

khác của môi trường sẽ sản sinh ra khí độc, gây ơ nhiễm mơi trường.
- Chất phóng xạ: CTNH này thường được sản sinh ra từ nơi khai thác
chất phóng xạ, trung tâm nghiên cứu nguyên tử, các nhà máy điện nguyên tử,
các vụ thử hạt nhân, các cơ sở sử dụng đồng vị phóng xạ trong nơng nghiệp,
cơng nghiệp.
- Dễ cháy: CTNH ở dạng lỏng có nhiệt độ bắt cháy thấp hơn 60ºC; dạng rắn
có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát, hấp thụ độ ẩm, do thay đổi
hóa học tự phát trong các điều kiện bình thường; dạng khí nén có thể cháy.
- Dễ nổ: CTNH ở thể rắn hoặc lỏng có thể nổ do tiếp xúc với lửa hoặc do va
đập, có thể gây tổn thương da, bỏng, phá hủy cơng trình và thậm chí gây tử vong.
- Dễ ăn mòn: Các chất dễ ăn mòn là các chất thực hiện phản ứng oxy hóa
khử rất mạnh với các nguyên vật liệu kim loại hoặc chứa kim loại.
- Dễ lây nhiễm: Các chất thải có chứa vi khuẩn xấu hoạt động mạnh, nếu
không được bảo đảm thu gọn, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì khi gặp điều kiện
thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn này hoạt động la ra và rộng hơn.
Thứ ba, về mức độ ảnh hưởng đến môi trường sống:
CTNH là một dạng chất thải, bị thải bỏ vì khơng cịn giá trị sử dụng hoặc là
vị giá trị sử dụng bị giảm đi. Cho nên đã là chất thải thì đó là một nguy cơ lớn
cho môi trường sống trong lành. Đây lại là loại chất thải có chứa đặc tính gây
nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người như đã phân tích ở trên. Cho
nên, mức độ tác động xấu đến môi trường của CTNH là rất lớn và luôn là mối đe
dọa đối với tính mạng sức khỏe con người.
1.1.2. Phân loại chất thải nguy hại
Cũng như quan niệm về CTNH, việc phân loại CTNH trên thế giới hiện
nay cũng có rất nhiều cách tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, tìm hiểu. Có
nhiều tiêu chí để phân loại CTNH như: Phân loại theo nguồn thải đặc thù, phi

8



đặc thù; phân loại theo chất thải công nghiệp; phân loại theo loại nguy hại;
theo nhóm hóa học; theo thành phần hóa học ban đầu; theo tình trạng vật lý…
Theo cách phân loại của Chương trình của Liên Hợp Quốc (UNEP –
1985) thì CTNH được chia làm 9 nhóm: chất nổ; các chất khí nén, hóa lỏng
hay hịa tan có áp; các chất lỏng dễ cháy; các chất rắn dễ cháy, chất có khả
năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước sẽ sin ra khí dễ cháy; những tác
nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ; chất độc và chất gây nhiễm bệnh; những
chất phóng xạ; những chất ăn mòn; những chất khác. Cách phân loại này căn
cứ vào đặc tính nguy hại có trong chất thải, là cách nhằm đảm bảo tính thống
nhất về các thuật ngữ sử dụng, nhưng không dễ hiểu đối với những người
không có chun mơn.
Theo cách phân loại của Mỹ: US-EPA đã liệt kê danh mục hơn 450 chất thải
được xem là CTNH. Các CTNH được chia theo bốn danh mục F (CTNH
thuộc các nguồn không đặc trưng), K (CTNH từ nguồn đặc trưng), P và U
(chất thải và các hóa chất thương thẩm nguy hại). Cách phân loại này căn
cứ vào nguồn gốc phát sinh của chất thải.
Theo pháp luật hiện hành của Việt Nam, CTNH được phân loại theo
Danh mục CTNH ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 14/04/2011 về Quy định
về quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2011/TT-BTNMT).
Theo đó, CTNH tại Việt Nam được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc
dịng thải chính bao gồm 19 nhóm như: Chất thải từ ngành thăm dị, khai
thác, chế biến khống sản, dầu khí và than; chất thải từ các ngành sản
xuất hóa chấy vơ cơ; chất thải từ ngành nhiệt điện và các quá trình nhiệt
khác; chất thải từ ngành luyện kim…

9


1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người

Bảo vệ môi trường phát triển bền vững hiện nay đã trở thành vấn đề sống
cịn của tồn nhân loại. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của
người dân ngày càng được nâng cao thì lượng CTNH cũng tăng nhanh, điều
này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con
người.
- Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến môi trường:
Việc xả thải CTNH như hiện nay đã và đang làm cho môi trường bị ô
nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến con người và sinh vật trên trái đất.
Thứ nhất, việc xả thải CTNH gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn
nước. Hiện nay, việc xả thải ở các nhà máy, cơ sở sản xuất mà hầu hết đều
được đổ ra các con sông lân cận và theo lộ trình dịng chảy của một con sơng
lại khơng chỉ có các cơ sở sản xuất, nhà máy mà cịn có các hộ gia đình, bệnh
viện, tất nhiên là với số lượng nhiều. Hơn nữa, các cơ sở sản xuất, nhà máy,
các hộ gia đình, bệnh viện phần lớn khơng có một hệ thống xử lý rác thải (đặc
biệt CTNH) đảm bảo cho nên thường xả trực tiếp xuống các con sông. Khi xả
chất thải lại không được xử lý theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong
khi xả thải. Vì vậy, việc các cơ sở trực tiếp xả thải vào nguồn nước sẽ làm
nguồn nước tại các con sông bị ô nhiễm. Việc làm này sẽ làm ảnh hưởng
khơng nhỏ đến sinh vật như: tơm, cá, các lồi thủy sinh…sống trên sông.
Sự gây ô nhiễm trên các con sơng – nguồn nước mặt là có thể nhìn thấy
được, cịn sự gây ơ nhiễm nguồn nước ngầm thì lại trơng thấy từ hậu quả. Có
nhiều căn bệnh phát sinh từ việc sử dụng nguồn nước bị nhiễm độc từ CTNH
trong các hoạt động sản xuất công nghiệp hay việc chôn lấp CTNH nhưng
không đúng quy định làm cho chất độc hại có trong CTNH ngấm sâu vào lịng
đất làm cho nguồn nước ngầm của khu vực dân cư lân cận cũng bị nhiễm độc,
không sử dụng được.
10


Thứ hai, CTNH cũng là mối đe dọa đối với tài nguyên đất.CTNH là một

loại chất thải chứa các yếu tố độc hại một khi ngấm vào nguồn đất sẽ phá vỡ
cấu trúc đất và lớp màu mỡ của đất, làm đất nhiễm độc… không thể sử dụng
trong các hoạt động nông – lâm – ngư – nghiệp và gây ảnh hưởng lớn đến hệ
sinh vật trong đất như: các vi sinh vật; các lồi cơn trùng…
Thứ ba, sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến bầu khơng khí. Các loại khí
thải độc hại khi được xử lý không tốt, bị phát tán ra bầu khơng khí, độc tố
lan tỏa vào mơi trường làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí. Khơng khí ô
nhiễm chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các hiện tượng như: hiệu
ứng nhà kính…
- Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đến con người:
Việc xả rác thải từ các khu cơng nghiệp, bệnh viện chính là ngun nhân
phát sinh các căn bệnh hiểm nghèo ở con người. CTNH công nghiệp là loại
rác thải chứa chất nguy hại rất cao bởi nó có khả năng lưu giữ tính độc hại,
khơng tự mất đi, khơng tự phân hủy và có khả năng gây bệnh cho con người.
Rác thải y tế nguy hại lại là CTNH có tính lây nhiễm cao bởi trong chất thải y
tế từ các bệnh viện có chứa các vi trùng, vi rút và các mầm bệnh sinh học
khác có trong các xilanh, kim tiêm,…ln sẵn sàng xâm nhập vào cơ thể con
người bất cứ khi nào. Ví như ở xã Thạch Sơn, Lâm Thao – Phú Thọ. Theo
thống kê của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, tính từ năm 1991 đến cuối năm 2005, tại
xã Thạch Sơn có 304 người chết thì đã có tới 106 người (chiếm 34,86%) chết
do mắc bệnh ung thư. Nguyên nhân là do mơi trường khơng khí khu vực
Thạch Sơn bị ô nhiễm rất nghiêm trọng bởi các chất khí sulfur oxide (SO2,
SO3), chì (Pb), sulfur hydro (H2S), amoniac (NH3), acid hydro (HCl), hydro
florua (HF), nitrite kim loại (NO2). Hàm lượng các thông số trên đều vượt
quá tiêu chuẩn môi trường VN cho phép. Đó là một trong những trường hợp
điển hình về mức độ nguy hại của CTNH tới sức khỏe con người.
11


Sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng trong mơi trường bị ơ nhiễm

bởi: Thứ nhất, hoạt động chính để duy trì sự sống của con người là hơ hấp,
nếu con người hít thở phải độc tố có trong khơng khí thì dễ mắc bệnh liên
quan đến đường hơ hấp như: viêm phổi, viêm khí quản, các bệnh khác về
đường hô hấp… Thứ hai, khi con người sử dụng nguồn tài ngun đất, nước
bị ơ nhiễm có thể dẫn đến nguy cơ gây bệnh rất cao như: ung thư, nhiễm trùng
máu,… Các căn bệnh này lại rất khó chữa và cịn có thể để lại di chứng ở thế
hệ sau.
Mặt khác, hoạt động lao động, sản xuất, phát triển kinh tế trong đời sống
của con người cũng gặp phải khó khăn vì những ảnh hưởng của CTNH đối
với mơi trường đã phân tích ở trên. Ví dụ: vùng đất, nước bị ô nhiễm độc bởi
CTNH, con người sẽ không thể sinh sống, sản xuất, trồng trọt hay chăn nuôi
trên đó được.
1.1.4. Hiện trạng chất thải nguy hại ở Việt Nam:
Theo số liệu thống kê CTNH qua các năm ta có thể thấy được sự cảnh
báo một nguy cơ lớn cho môi trường và sức khỏe con người.
Cuối thập niên 90, số liệu thống kê của Cục bảo vệ môi trường thì tổng
lượng CTNH trên tồn quốc vào khoảng 141.464 tấn/năm, trong những năm
gần đây, chỉ tính riêng lượng CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm
con số này đã lên đến 226.376 tấn/năm, mỗi năm có khoảng 113.118 tấn
CTNH phát sinh tại 3 khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước. Và cũng theo
kết quả khảo sát của Tổng cục môi trường trong những năm gần đây, số lượng
CTNH phát sinh là 984.405 tấn/năm và khoảng 37.000 tấn hóa chất dùng
trong nơng nghiệp bị tịch thu đang được lưu giữ. Với lượng CTNH lớn như
vậy, nếu khơng quản lý chặt chẽ và xử lý an tồn sẽ gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.

12


Nguồn phát sinh chất thải lớn nhất là ở các cơ sở công nghiệp, bệnh viện

và các làng nghề. Các ngành cơng nghiệp nhẹ, hóa chất, luyện kim là các
ngành phát sinh nhiều nhất CTNH.
Thống kê của Tổng cục môi trường, tổng lượng chất thải rắn nguy hại
phát sinh hằng năm trên tồn quốc khoảng 160.000 tấn trong đó nguồn phát
sinh CTNH lớn nhất là sản xuất công nghiệp (80%) và hoạt động của bệnh
viện, cơ sở y tế (13%). Tuy nhiên trong tương lai lượng chất thải rắn nguy hại
ở Việt Nam ước tính sẽ tăng lên gấp 5 lần, đạt 846.000 tấn vào năm 2015 và
đạt 1.548.000 tấn vào năm 2020 (Số liệu dự báo của Bộ Xây dựng).
Bảng 1: Luợng CTNH phát sinh theo ngành
Ngành
Khối lượng (tấn)
Cồng nghiệp nhẹ
60000
Hóa chất
45000
Cơ khí luyện kim
26000
Y tế
10000
Từ chất thải sinh hoạt đô thị
5000
Chế biến thực phẩm
4000
Điện, điển tử
2000
Tổng cộng
152000
( Nguồn: Số liệu dự báo của Bộ xây dựng)
Từ số liệu thống kê cho thấy xét về khối lượng, các ngành cơng nghiệp
nhẹ, hóa chất về cơ khí luyện kim là ngành phát sinh nhiều CTNH nhất.

Ngành điện và điện tử phát sinh ít CTNH nhất. Tuy nhiên, hai chất thải này lại
có chứa những chất như PCB và kim loại nặng là những chất rất nguy hại tới
sức khỏe con người và môi trường.
Theo thống kê của Trung tâm nghiên cứu và Quy hoạch môi trường đô thị nông thôn (Bộ xây dựng), cho thấy, tổng lượng chất thải rắn nguy hại phát sinh
từ các làng nghề trên toàn quốc vào khoảng 2.800 tấn/ngày. Trong đó, các làng

13


nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều CTNH nhất, đặc biệt là các làng nghề tái chế
kim loại, đúc đồng (Báo cáo môi trường quốc gia 2008).
Theo số liệu điều tra thống kê của Cục Mơi trường thì tổng lượng CTNH
phát sinh mỗi năm tại ba vùng kinh tế trọng điểm khoảng 113188 tấn. Từ số liệu
thống kê trên cho thấy lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh tế phía
Nam lớn gấp 3 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh tế phía
Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng CTNH phát sinh ở khu vực trọng điểm kinh
tế miền Trung.
Bảng 2: CTNH phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm
Đơn vị
Khối lượng rác ( tấn/ năm)
Khu vực KTTĐ phía Bắc
28739
Hà Nội
24000
Hải Phịng
4620
Quảng Ninh
119
Khu vực KTTĐ miền Trung
4117

Đà nẵng
2257
Quảng Nam
1768
Quảng Ngãi
92
Khu vực KTTĐ Phía Nam
80332
TPHCM
44413
Đồng Nai
33976
Bà Rịa Vũng Tàu
1943
Tổng cộng
113188
( Nguồn: Số liệu điều tra thống kê của Cục Môi trường)
Cùng với CTNH phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, hiện nay
Việt nam cũng đang phải đối mặt với một vấn đề rất khó tháo gỡ, đó là quản
lý chất thải y tế nguy hại. Theo Khoản 2 Điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế
ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ
trưởng Bộ Y tế, chất thải y tế nguy hại là chất thải y tế chứa yếu tố nguy hại
cho sức khỏe con người và mơi trường như dễ lây nhiễm, gây độc, phóng xạ,
dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mịn hoặc có đặc tính nguy hại khác nếu những chất thải

14


này khơng được tiêu hủy hồn tồn. Nước ta có mạng lưới y tế khá dày đặc từ
Trung ương đến địa phương. Tính đến nay, trên tồn quốc hiện có 1.087 bệnh

viện, bao gồm 1.023 11 bệnh viện Nhà nước, 64 bệnh viện tư nhân với tổng
số hơn 140.000 giường bệnh. Ngồi ra cịn có khoảng hơn 10.000 trạm y tế
xã, hàng chục nghìn phịng khám tư nhân, cơ sở nghiên cứu, đào tạo, sản xuất
dược phẩm, sinh phẩm y tế. Theo kết quả điều tra gần đây, ttổng lượng chất
thải rắn phát sinh từ các cơ sở y tế khoảng 300 tấn/ngày, trong đó có khoảng
40 – 50 tấn/ngày là chất thải rắn y tế nguy hại. Chỉ tính riêng các cơ sở y tế
tuyến trung ương, khối lượng chất thải y tế phát sinh 19,8 tấn/ngày, trong đó
19,3% là chất thải y tế nguy hại. Cũng theo thống kê của Cục quản lý môi
trường y tế năm vừa qua thì lượng chất thải y tế nguy hại ở 79 cơ sở y tế theo
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg lên đến 7,7 tấn/ngày. Theo dự báo khối lượng
chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn cả nước năm 2015 là 50.071
kg/ngày, năm 2025 là 91.991 kg/ngày.
Một nguồn phát sinh CTNH nữa mà chúng ta không thể không kể đến,
đó là CTNH phát sinh trong hoạt động sinh hoạt mà chủ yếu do quá trình sử
dụng các phương tiện giao thông cơ giới của người dân. Theo kết quả thống
kê, năm 1999, Việt Nam có khoảng hơn 478.000 xe ô tô các loại và hơn 5,4
triệu xe máy. Đến năm 2012, lượng ơ tơ các loại có thể lên tới gần 1,3 triệu
chiếc và khoảng 9 triệu xe mô tô. Theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, số
lượng xe máy trung bình mỗi năm tăng từ 15 đến 18%. Do mức thu nhập bình
qn tính theo đầu người của Việt Nam còn thấp so với con số này ở các nước
trong khu vực và quá chênh lệch so với các cường quốc trên thế giới, nên ô tô
và xe máy ở Việt Nam tuy đa dạng về chủng loại nhưng hầu hết đã qua nhiều
năm sử dụng, tiêu thụ nhiều nhiên liệu và độc tố trong khí xả rất cao. Hiện
nay, ô tô và xe máy ở Việt Nam chủ yếu vẫn sử dụng xăng pha chì và chưa
được lắp đặt hệ thống trung hịa khí xả. So với các phương tiện giao thông
15


khác như: Tàu thủy, tàu hỏa, máy bay… thì ơ tô, xe máy sử dụng đến 65%
lượng nhiên liệu dùng cho hoạt động giao thơng. Do đó, lượng khí thải ô

nhiễm và độc hại từ những phương tiện giao thông cơ giới này rất cao.
Ngoài lượng CTNH phát sinh từ hoạt động cơng nghiệp, y tế, giao thơng,
cịn phải kể đến nguồn đáng kể sản sinh ra CTNH hiện nay, đó là thuốc bảo vệ
thực vật. Với số lượng lớn và ngày càng phong phú về chủng loại, giá cả, số
lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt Nam khoảng 6.500 đến
9.000 tấn/năm, chủ yếu là các loại thuốc có tính độc cao, dễ lây nhiễm và
chậm phân hủy trong môi trường. Theo điều tra thống kê của Cục Bảo vệ môi
trường trong năm 2000-2001, tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trên
phạm vi 61 tỉnh/thành phố là khoảng 3000 tấn, bao gồm: Thuốc bảo vệ thực
vật dạng lỏng: 97.374 lít; Thuốc bảo vệ thực vật dạng bột: 109.145 kg; các
bao bì chứa thuốcbảo vệ thực vật: 2.137.850 (hộp, chai, lọ…). Theo số liệu
thống kê mới nhất được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, nước ta cịn
khoảng 108 tấn hóa chất bảo vệ thực vật nguy hại và 55.000 m 3 đất nhiễm
hoặc lẫn các loại hóa chất này nằm rải rác ở 23 tỉnh, đặc biệt là ở Tuyên
Quang, Thái Nguyên… và khoảng 26 kho thuốc bảo vệ thực vật tồn đọng cần
xử lý kịp thời. Trong vòng 10 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nước ta sử
dụng khoảng gần 5.000 tấn chất hữu cơ diệt sâu bệnh, chuột và cỏ dại, trị giá
khoảng gần 50 triệu USD.
Những số liệu thống kê nêu trên cho thấy sự gia tăng nhanh chóng của
CTNH ở Việt Nam, song việc quản lý loại chất thải này ở nước ta hiện nay
còn khá hạn chế. Việt Nam có khoảng 240 đến 300 tấn CTNH từ các cơ sở
sản xuất ra môi trường mỗi ngày, trong khi khả năng xử lý chúng chỉ dừng lại
ở con số khiêm tốn khoảng 20 tấn/ngày. Do công nghệ xử lý CTNH đòi hỏi
rất nhiều yếu tố mà một quốc gia đang phát triển không thể đáp ứng đầy đủ
được nên chúng ta chủ yếu sử dụng công nghệ đơn giản để xử lý CTNH như:
16


thiêu đốt, chôn lấp hoặc thải bỏ trực tiếp vào môi trường. Những công nghệ
hiện đại cũng đã bắt đầu được sử dụng nhưng chưa phổ biến. Theo khuyến

cáo của WTO, Việt Nam cần nghiên cứu và triển khai áp dụng công nghệ
không đốt như: thiết bị hấp khử khuẩn, vi sóng thân thiện hơn với mơi trường.
Tuy nhiên, việc chuyển từ công nghệ thiêu đốt sang công nghệ khử khuẩn cần
có lộ trình vì u cầu đầu tư tài chính để xây dựng và lắp đặt là rất lớn. Hiện
nay, tại một số tỉnh thành lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng
Nai… đã bước đầu xây dựng những hệ thống xử lý chất thải rắn nguy hại,
chất thải y tế nguy hại. Điều đó cho thấy việc quản lý CTNH ngày càng được
chú trọng ở Việt Nam.Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu, bởi để đáp ứng
được nhu cầu của thực tiễn quản lý CTNH thì chúng ta cần phải nỗ lực hơn
rất nhiều.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.2.1. Khái niệm quản lý chất thải nguy hại
Theo thơng tư 12/2011/TT-BTNMT thì khái niệm quản lý CTNH như
sau: “Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm
thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển
và xử lý CTNH”. Từ khái niệm, cho thấy đây là phương thức quản lý từ khi
CTNH chưa phát sinh, khác so với quy định trong Quy chế quản lý CTNH
1999 việc quản lý CTNH được thực hiện từ khi CTNH được phát sinh và
giống so với quy định tại Thông tư 12/2006/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2006 hướng dẫn
điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số
quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là Thông tư 12/2006/TT-BTNMT), có thêm
hoạt động phân định, tái sử dụng trực tiếp và lưu giữ tạm thời. Từ đó cho thấy
điểm tiến bộ của quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT bởi phương thức
quản lý dọc theo đường ống là phù hợp với xu thế chung của thời đại mang lại

17


hiệu quả cao hơn so với phương thức quản lý ở cuối đường ống (địi hỏi

nguồn tài chính lớn, áp dụng các ứng dụng khoa học kỹ thuật cao,… nhưng
không mang lại hiệu quả cao bởi một khi CTNH phát sinh thì rất dễ phát tán
ra mơi trường và gây ô nhiễm).
Tuy nhiên, một hạn chế của khái niệm này là ra đời sau khái niệm của
Quy chế quản lý CTNH 1999 nhưng lại bỏ qua quản lý trong hoạt động quá
cảnh – là hoạt động diễn ra mạnh mẽ trong thời kỳ hội nhập. Quá cảnh được
hiểu là việc lưu giữ tạm thời ở một thời điểm nào đó nhưng có sự liên quan
giữa nhiều quốc gia hay vùng lãnh thổ. Trong khái niệm tại Thơng tư
12/2011/TT-BTNMT có nhắc đến khái niệm “lưu giữ tạm thời”. Vậy, lưu giữ
tạm thời ở đây có bao gồm cả hoạt động quá cảnh hay khơng? Nếu có tại sao
khơng quy định rõ ràng?
Ở Việt Nam, vì nhiều lý do khác nhau nên cách tiếp cận quản lý chất thải
chủ yếu vẫn là quản lý chất thải cuối đường ống. Đối với mỗi loại chất thải
khác nhau, căn cứ vào sự tác động của chất thải đó đối với mơi trường xung
quanh, pháp luật có các quy định khác nhau về quản lý chất thải. Do vậy, nằm
trong hoạt động quản lý chất thải nói chung tuy nhiên khái niệm quản lý
CTNH có điểm khác biệt so với khái niệm quản lý chất thải nói chung, thể
hiện ở chỗ, khái niệm quản lý CTNH đã cho thấy cách tiếp cận quản lý chất
thải dọc theo đường ống.
1.2.2. Đặc điểm quản lý chất thải nguy hại
- Về chủ thể quản lý: Trách nhiệm quản lý CTNH thuộc về cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền quản lý CTNH và các tổ chức, cá nhân có liên quan (như
chủ nguồn thải, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH). Các chủ thể ngoài phạm
vi, chức năng, nhiệm vụ chính trong hoạt động quản lý CTNH của mình cịn
có sự phối hợp với nhau trong việc đưa ra các chính sách, phương hướng bảo

18


vệ môi trường; thực hiện, giám sát, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật về quản lý CTNH; tuyên truyền, giáo dục ý thức cho nhân dân,…
- Về đối tượng quản lý: là các quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý
CTNH như: thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTNH. Vì tính nguy hại của
loại chất thải này cho nên hoạt động quản lý yêu cầu đầu tư tài chính lớn, ứng
dụng khoa học kỹ thuật cao, đội ngũ cán bộ có chuyên môn tham gia vào hoạt
động này.
- Về nội dung quản lý: là các hoạt động mà cơ quan Nhà nước về bảo vệ
môi trường và các tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện. Cụ thể: các cơ
quan Nhà nước có trách nhiệm xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý CTNH, thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời những sai
phạm…, các tổ chức có liên quan phải tiến hành nhưng hoạt động phân loại,
thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH …
- Về công cụ quản lý: việc quản lý CTNH có thể được thực hiện bằng
nhiều cơng cụ như: pháp luật, kinh tế, kỹ thuật,… Trong đó cơng cụ pháp luật
được coi là phương tiện hiệu quả hàng đầu trong công tác quản lý CTNH
thông qua các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống tiêu chuẩn lỹ thuật về
quản lý CTNH.
* Yêu cầu của quản lý chất thải nguy hại
Để thực hiện tốt công tác quản lý CTNH trước tiên chúng ta cần sử
dụng có hiệu quả cơng cụ luật pháp. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng
như áp dụng đồng bộ một cách hợp lý, linh hoạt các quy định của pháp luật
trên phạm vi cả nước có ý nghĩa vơ cùng to lớn, giúp cho các cơ quan, tổ
chức, cá nhân có được những định hướng cần thiết trong công tác quản lý
CTNH. Song song với việc hồn thiện hệ thống pháp luật thì việc nghiên
cứu, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong quản lý CTNH cũng đóng
một vai trị quan trọng. Chúng ta không thể quản lý CTNH tốt nếu chỉ sử
dụng các biện pháp thủ công với những phương tiện thô sơ mà cũng phải áp
dụng linh hoạt và thường xuyên đổi mới khoa học – công nghệ hiện đại để có
19



thể giảm thiểu tốt số lượng CTNH phát sinh (ví dụ: các phương tiện lưu giữ,
vận chuyển an toàn…) tiến tới xử lý, thải bỏ CTNH cũn tồn tại trong mơi
trường một cách an tồn thơng qua các quy trình đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật
để bảo vệ tốt môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, cũng cần chú
trọng tới việc thu hút các nguồn đầu tư tài chính từ tất cả các nguồn trong
nước và ngồi nước để tạo tiềm lực cho công tác quản lý CTNH, đây sẽ là
nguồn kinh phí chủ yếu để chúng ta xây dựng và thực hiện các chính sách,
phương án, các hoạt động bảo vệ môi trường cụ thể. Khi sử dụng các nguồn
kinh phí này cần tiến hành thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí và đề cao tính
hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ môi trường. Cần nhanh chóng phát hiện, xử
phạt đúng người, đúng tội và nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm pháp luật trong
bảo vệ mơi trường nói chung và trong quản lý CTNH nói riêng nhằm tuyên
truyền, giáo dục pháp luật bảo vệ môi trường, răn đe mọi hành vi vi phạm.
1.2.3. Thực tiễn pháp luật quản lý chất thải nguy hại một số quốc gia trên
thế giới:
Công tác quản lý CTNH là một vấn đề thời sự nóng hổi hiện đang được
cả thế giới quan tâm, bởi tất cả đều nhận thức được rằng: nếu khơng có các
biện pháp để quản lý CTNH một cách hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả
khơng thể lượng trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải
gánh chịu. Chính vì vậy, các quốc gia đều có đưa ra các quy định pháp luật cụ
thể về công tác quản lý CTNH để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại
của CTNH rất hiệu quả mà Việt Nam cần học hỏi để vận dụng vào công tác
quản lý của nước mình nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao nhất. Sau đây là
kinh nghiệm quản lý CTNH của một số quốc gia trên thế giới:
Cộng hòa Liên bang Đức: Trong vòng 20 năm trở lại đây, Cộng hòa
Liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải, có khoảng
2000 điều luật, quyết định, quy định về hành chính… với nội dung phân loại

20



các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước…về thu nhập, vận chuyển, xác
định biện pháp giải quyết chất thải. Ở mỗi lần thay đổi, sửa đổi luật thì các
quy định lại chặt chẽ và khắt khe hơn. Bên cạnh đó, Pháp luật của Cộng hịa
Liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới cơng nghệ và thiết bị, thực hiện
giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư công nghệ
mới hay thiết bị xử lý CTNH; đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân
nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này.
Ở Pháp, luật về chất thải rắn năm 1975 đã đưa ra những công cụ và cơ
chế để quản lý CTNH.Năm 1995, Bộ luật về tăng cường bảo vệ mơi trường
của Pháp đã xác định phụ phí đối với việc xử lý CTNH khi đưa vào cơ sở xử
lý, và tăng gấp đôi khi trữ trong bãi thải đặc biệt. Phụ phí này do Cục Mơi
trường và Quản lý năng lượng thu, sử dụng cho việc phục hồi và xử lý những
địa điểm ô nhiễm đã bị bỏ hoang.
Ở Thụy Điển, theo số liệu báo cáo của Hiệp hội quản lý chất thải Thụy
Điển, trong năm 2004, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt lên tới 4,17 triệu
tấn, tương tự như năm 2003. Trong đó, CTNH chiếm 0,6% tổng khối lượng
chất thải sinh hoạt được thu gom. CTNH cũng được xử lý, tiêu hủy hoặc được
tái chế sử dụng. Tháng 12/2003, Chính phủ Thụy Điển đã chỉ đạo Cơ quan
Bảo vệ Môi trường (EPA) lập “Kế hoạch chất thải quốc gia”. So với 10 năm
trước đây, công tác quản lý chất thải nói chung, và quản lý CTNH nói riêng ở
Thụy Điển đã làm cho việc sử dụng hiệu quả tài nguyên tăng lên nhiều và ít
gây tác động tới môi trường hơn.
Ở Philippin, trong việc xử lý chất thải cấm hoạt động thiêu đốt chất thải
đô thị, chất thải y tế, và CTNH, theo quy định của Đạo luật Khơng khí sạch
1999, RA8749.
Đối với Việt Nam, vấn đề quản lý CTNH đang còn là khá mới mẻ và chưa
thực sự có kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Việt Nam
21



đã có sự học hỏi kinh nghiệm và kinh nghiệm quản lý của các quốc gia trên thế
giới trong lĩnh vực quản lý CTNH như: hoàn thiện hệ thống pháp luật quản lý
CTNH, bắt đầu áp dụng phương pháp quản lý dọc theo đường ống CTNH,…
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần phải học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của các nước
trên thế giới nhiều hơn.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1.3.1. Khái niệm và sự phát triển của pháp luật quản lý chất thải
nguy hại tại Việt Nam.
Khái niệm pháp luật quản lý chất thải nguy hại
Trong số cơng cụ quản lý thì pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhất trong
công tác quản lý mơi trường nói chung và quản lý CTNH nói riêng.
Tại Việt Nam, nhà nước ta đã ban hành các văn bản luật quy định về
trách nhiệm, nghĩa vụ… của các chủ thể trong việc bảo vệ môi trường, trong
đó có các quy định về quản lý CTNH như: Luật bảo vệ môi trường, Các văn
bản hướng dẫn luật, Nghị định, Thơng tư, Quyết định, Chỉ thị… Ví dụ như:
Nghị định số 67 của Chính phủ ban hành ngày 13 tháng 06 năm 2003 về Phí
bảo vệ mơi trường đối với nước thải; Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính
phủ ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2007 về Phí bảo vệ môi trường đối với
chất thải rắn; Thông tư 12/2006/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường ban hành ngày 14 tháng 04 năm 2011 quy định về Quản lý
CTNH; Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc
ban hành Quy chế quản lý CTNH… Việc đưa ra các quy phạm quy định về
trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến CTNH đã
tạo nên các chuẩn mực xử sự cho hành vi của các chủ thể. Từ đó đạt được
mục đích của pháp luật quản lý CTNH là ngăn ngừa, giảm thiểu, hạn chế
CTNH phát sinh vào môi trường, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng
đồng.nội dung các quy định pháp luật trong lĩnh vực này cũng tạo ra một quy
trình chuẩn cho việc kiểm sốt CTNH từ khi phát sinh đến khi xử lý, tiêu hủy.

22


Từ việc tìm hiểu các văn bản luật hiện hành như Luật BVMT 2005, các văn
bản liên quan đến vấn đề mơi trường ta có thể hiểu rằng: Pháp luật quản lý
CTNH là một bộ phận của Pháp luật môi trường, trong đó bao gồm các quy
phạm pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản
lý CTNH như: thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH
nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
Sự phát triển của pháp luật quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam
Trước năm1993, ở Việt Nam chưa có một văn bản nào quy định về
CTNH cũng như quản lý CTNH. Thời gian này ở vấn đề quản lý CTNH chưa
được chính thức đề cập trong luật Việt Nam, Việt Nam chỉ tham gia vào các
điều ước quốc tế có liên quan như: Cơng ước Basel về kiểm sốt vận chuyển
qua biên giới các phế thải nguy hiểm và việc tiêu hủy chúng (Việt Nam thông
qua năm 1989), Công ước Stockhom về các chất ơ nhiễm hữu cơ khó phân
hủy (POP),…
Từ năm 1993 đến năm 2005: CTNH lần đầu tiên được nhắc đến trong
Luật BVMT 1993 nhưng chỉ mới dừng lại ở mức độ quy định chung về quản
lý mơi trường nói chung, trong đó bao gồm cả hoạt động quản lý CTNH, cũng
chưa có một khái niệm cụ thể thế nào là CTNH, tuy nhiên có thể nhìn nhận về
CTNH qua một số quy định trong Chương II về phòng, chống suy thối mơi
trường, ơ nhiễm mơi trường, sự cố mơi trường, Luật BVMT 1993 tại các Điều
23, 24, 26, khoản 2, 3, 4 Điều 29 và Điều 47.
Ngày 18/10/1994 Chính phủ ban hành Nghị định 175/NĐ-CP hướng dẫn
thi hành Luật BVMT 1993. Tuy nhiên ở văn bản này, quản lý CTNH cũng chỉ
được nhắc đến trong hoạt động quản lý môi trường nói chung mà chưa có một
quy định cụ thể nào. Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quy chế
quản lý CTNH kèm theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999, là
văn bản pháp lý đầu tiên chính thức quy định cụ thể về quản lý CTNH tại Việt

23


Nam. Tiếp đó là hàng loạt các văn bản như: Quyết định 1970/1999/QĐBKHCNMT của Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường ngày
10/11/1999 về ban hành q trình công nghệ tiêu hủy và tái sử dụng
Xyanua… Nhưng các văn bản này đã hết hiệu lực, chỉ còn Quy chế quản lý
CTNH là vẫn còn hiệu lực cho đến nay.
Năm 2005, là năm đánh dấu sự phát triển của pháp luật về quản lý CTNH ở
Việt Nam, lần đầu tiên vấn đề này được chính thức đề cập đến trong văn bản luật
chứ không phải một văn bản dưới luật. Ngày 29/11/2005 Luật BVMT 2005 được
ban hành thay thế cho Luật BVMT 1993 đã dành riêng mục 2, chương VIII để
quy định cụ thể về vấn đề quản lý CTNH. Trong đó nêu rõ khái niệm CTNH,
đưa quản lý CTNH trong hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý CTNH
vào khuôn khổ pháp luật. Điều này đã tạo ra một cơ sở pháp lý thống nhất, có
hiệu lực cao, chứng tỏ tầm quan trọng của việc quản lý CTNH ở Việt Nam.
Từ năm 2005 đến nay: Các văn bản hướng dẫn thi hành luật BVMT
được ban hành như: Nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày
09/06/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật BVMT 2005 (được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định
21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ); Quyết định 23/2006/QĐBTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 26/12/2006 về
việc ban hành Danh mục CTNH; Thông tư 12/2006/TT-BTNMT của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 26/12/2006 hướng dẫn điều kiện
hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, cấp phép hành nghề, mã số quản lý CTNH …
Năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư
12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 đã thay thế cho Quyết định
23/2006/QĐ-BTNMT và Thông tư 12/2006/TT-BTNMT về Quy định về quản
lý CTNH. Theo đó, thơng tư này có hiệu lực từ 01/06/2011, các vấn đề trong

24



hoạt động quản lý CTNH sẽ được thực hiện theo Thông tư 12/2011/TTBTNMT.
Như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội, pháp luật về quản lý CTNH
cũng phát triển theo chiều hướng tiến bộ hơn và được quy định ngày càng rõ
ràng hơn giúp cho việc hiểu và thực thi pháp luật một cách tốt hơn. Thông qua
sự phát triển đó cũng thấy được vai trị quan trọng của pháp luật về quản lý
CTNH.
1.3.2: Nội dung của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
Pháp luật về quản lý chất thải nguy hại đã đưa ra một quy trình để triển
khai và thực hiện một cách lần lượt từ việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến
việc xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại. Đồng thời cũng quy định rõ trách
nhiệm của các chủ thể liên quan đến chất thải nguy hại, từ các cơ quan quản
lý nhà nước đến các tổ chức, cá nhân. Cụ thể:
+ Việc quản lý chất thải nguy hại phải được lập hồ sơ và đăng ký với cơ
quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Nếu các tổ chức, cá nhân có đủ
điều kiện về năng lực quản lý chất thải nguy hại thì được cơ quan quản lý nhà
nước về bảo vệ mơi trường có thẩm quyền cấp giấy phép, mã số hoạt động
quản lý chất thải nguy hại. (Điều 70 Luật bảo vệ môi trường 2005)
+ Việc phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại phải được
tiến hành theo hai cách: Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải
huy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặt hợp đồng chuyển giao cho bên
tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. Chất thải nguy hại phải
được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm khơng rị rỉ, rơi vãi,
phát tán ra mơi trường. Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện
phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không để lẫn chất thải nguy
hại với chất thải thông thường. (Điều 71 Luật bảo vệ môi trường 2005)

25



×