Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

BTL Luật Tố tụng Hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.92 KB, 17 trang )

BÀI TẬP LỚN
MƠN:

Luật Tố tụng Hình sự
ĐỀ BÀI 15

Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự.


Hà Nội, 2020

Mục lục


MỞ ĐẦU
Quá trình chứng minh trong tố tụng hình sự là quá trình thu thập, kiểm tra,
đánh giá và sử dụng chứng cứ. Trong đó thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu
tiên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và khơng thể thiếu của q trình chứng
minh trong tố tụng hình sự. Nếu khơng có thu thập chứng cứ, thì cũng khơng
có kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ. Đó là lý do tại sao vấn đề thu thập
chứng cứ là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lập pháp khi xây dựng Bộ
luật Tố tụng hình sự 2015. Bằng sự học tập, hiểu biết của mình em xin được
chọn đề bài 15: “Thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự”để có thể đi sâu
phân tích vấn đề trên.
NỘI DUNG
1. Khái niệm.
1.1 Chứng cứ
“Tố tụng hình sự của Nhà nước ta lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ
sở của chứng cứ. Lý luận nhận thức khẳng định rằng: “Nhận thức là sự phản
ảnh biện chứng tích cực, trong thế giới khách quan thì khơng có gì con người
khơng nhận thức được, chỉ có những điều chưa nhận thức được nhưng dần


dần cũng sẽ nhận thức được”. Chính vì vậy, trong vụ án hình sự, dù người
phạm tội có dùng mọi thủ đoạn tinh vi đến đâu để nhằm mục đích che dấu
hành vi của mình thì tội phạm cũng được phản ánh lại bằng những dấu vết của
nó và trước sau dấu vết đó cũng bị phát hiện. Những dấu vết đó được phản
ánh qua các thông tin, tài liệu phản ánh sự kiện phạm tội, phản ánh các yếu tố
khách quan, chủ quan của tội phạm và các yếu tố liên quan đến người phạm
tội. Hay nói cách khác, chứng cứ là phương tiện duy nhất được cơ quan tiến
hành tố tụng sử dụng để chứng minh trong tố tụng hình sự” 1. Với vai trò quan
trọng như vậy trong hoạt động tố tụng, Bộ luật tố tung hình sự 2015 đã đưa ra
1 Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự: Luận văn thạc sĩ luật học/ Trần Duy Đức, Hà Nội,
2015.

3


khái niệm tại Điều 86 về chứng cứ như sau:“Chứng cứ là những gì có thật,
được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm
căn cứ để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi
phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Trong tố tung hình sự, để xác định được tội phạm và người thực hiện hành
vi phạm tội cũng như những vấn đề khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ
án các chủ thể có thẩm quyền có thể sử dụng những tình tiết đã biết trong mối
liên hệ với tình tiết chưa biết nào đó. Từ các tình tiết đã biết, các chủ thể
chứng minh có thể kết luận về sự tồn tại của tình tiết cần biết nhưng chưa biết.
Khi những sự kiện (thông tin, dấu vết) riêng lẻ như vậy nằm trong mối liên hệ
qua lại với nhau thì sự kiện này là chứng cứ của sự kiện kia , tức là nó chứng
minh cho sự tổn tại của sự kiện kia. Có nhiều quan điểm về chứng cứ trong tố
tung hình sự nhưng về cơ bản đại đa số các quan điểm đều cho rằng: “Chứng
cứ là những cái có thật mang những thơng tin xác thực, có liên quan đến vụ án
hình sự được cơ quan và người có thẩm quyền thu thập theo trình tự thủ tục

do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, dùng làm căn cứ làm sáng tỏ những vấn
đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự”2.
1.2 Thu thập chứng cứ.
“Những chủ thể được pháp luật giao quyền giải quyết vụ án hình sự khơng
phải là những người chứng kiến những gì đã xảy ra. Vì vậy để tìm ra sự thật,
những chủ thể được pháp luật trao quyền phải tiến hành thu thập, kiểm tra,
đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh những vấn đề theo quy định của
luật Tố tụng hình sự và giải quyết vụ án. Quá trình này được gọi là quá trình
chứng minh vụ án hình sự.
Thu thập chứng cứ là giai đoạn đầu tiên của q trình chứng minh. Hoạt
động này có ý nghĩa rất quan trọng tồn bộ q trình chứng minh vụ án hình

2 Thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thi hành tại tỉnh Bắc Kạn : luận văn
thạc sĩ Luật học / Triệu Thị Mai Liên ; PGS. TS. Hoàng Thị Minh Sơn hướng dẫn, Hà nội, 2019.

4


sự. Số lượng, chất lương chứng cứ thu thập được sẽ ảnh hưởng đến tồn bộ
q trình gia quyết vụ án hình sự.
Thu thập chứng cứ bao gồm các hoạt động Phát hiện, ghi nhận, thu giữ và
bảo quản chứng cứ. Phát hiện chứng cứ là tìm ra những sự vật, hiện tượng,
dấu vết, tài liệu lưu giữ những thông tin của vụ án. Chứng cứ là hoạt động mô
tả truyền
tải những thông tin về các chứng cứ được phát hiện vào các văn bản tố tụng
phù hợp. Thu giữ chứng cứ được áp dụng khi chứng cứ thể hiện dưới dạng là
vật. Việc thu giữ được tiến hành kịp thời mới đảm bảo tính ngun vẹn của
thơng tin lưu giữ trên vật đảm bảo cho việc đánh giá sử dụng chứng cứ chính
xác. Bảo quản chứng cứ là sử dụng các biện pháp cần thiết phù hợp để bảo vệ,
giữ gìn tính ngun vẹn của chứng cứ khơng để mất mát, hư hỏng, lẫn lộn,

đánh tráo, làm thay đổi đặc điểm, thuộc tính, giá trị chứng minh của chứng
cứ.
Bất kể chủ thể nào cũng có thể đưa ra những tài liệu đồ vật, dữ liệu điện tử
… chưa đựng thơng tin liên quan đến vụ án hình sự nhưng chỉ những chủ thể
được pháp luật quy định mới có thẩm quyền thu thập chứng cứ đó là những
người có thẩm quyền tố tụng theo quy đinh của pháp luật và người bào
chữa”2.
Và khái niệm thu thập chứng cứ tác giả đồng quan điểm cho rằng: “Thu
thập chứng cứ là việc cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp và
phương pháp theo quy định của pháp luật để phát hiện ghi nhận, thu giữ và
bảo quản các thơng tin, tài liệu đồ vật có liên quan đến vụ án phục vụ cho việc
giải quyết vụ án”3.
2.

Các thuộc tính của chứng cứ.

- Tính khách quan của chứng cứ.
3 Hoàng Thị Minh Sơn (2009) , Hoàn thiện các quy định về thu nhập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong tố
tụng hình sự , Tap chi Luật học ( số 7/2008 ), tr 65-73.

5


Tính khách quan là một trong những thuộc tính quan trọng của chứng cứ.
Theo định nghĩa thì chứng cứ là những gì có thật. Điều đó có nghĩa rằng
chứng cứ là những thông tin, tài liệu, đồ vật khách quan, tồn tại độc lập không
phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người. Các thông tin, tài liệu, đồ vật
đó phù hợp với các tình tiết của vụ án đang được chứng minh. Trong luật tố
tụng hình sự năm 2015, tính khách quan của chứng cứ được gọi là tính xác
thực của chứng cứ khoản 1 Điều 108). Những thông tin, tài liệu, đồ vật dù tồn

tại trên thực tế nhưng bị xuyên tạc, bóp méo hay bị làm giả theo ý chí chủ
quan thì khơng cịn mang tính khách quan. Vì vậy, những thơng tin, tài liệu,
đồ vật đó khơng thể là chứng cứ của vụ án được.
- Tính liên quan của chứng cứ.
Trong q trình điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự, thơng thường
nhiều thông tin, tài liệu được thu thập. Tuy nhiên, không phải tất các thông
tin, tài liệu thu thập được đều là chứng cứ mà chỉ các thông tin, tài liệu liên
quan đến vụ án, tức dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án mới là chứng cứ.
Tính liên quan của chứng cứ thể hiện ở môi liên hệ khách quan của các thơng
tin, tài liệu với các tình tiết của vụ án cần được xác định. Mối quan hệ này thể
hiện ở hai mức độ khác nhau: Ở mức độ thứ nhất, mối quan hệ của chứng cứ
với đối tượng chứng minh. Đây là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu; Ở mức độ
khác, có những thơng tin, tài liệu, đồ vật không được dùng làm căn cứ trực
tiếp để giải quyết thực chất vụ án nhưng lại được dùng để xác định các tình
tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án. Trong trường hợp này tính liên quan của
chúng được thể hiện một cách gián tiếp.
Để coi một thơng tin, tài liệu, đồ vật có phải là chứng cứ hay không, cơ
quan điều tra, viện kiểm sát, tồ án phải xác định được tính liên quan của
thơng tin, tài liệu, đồ vật đó ở cả hai mức độ. Nếu thơng tin, tài liệu, đồ vật
khơng có ý nghĩa
trong giải quyết vụ án thì chúng thiếu tính liên quan, vì vậy khơng phải là
chứng
6


cứ.
- Tính hợp pháp của chứng cứ.
Tính hợp pháp của chứng cứ là sự phù hợp của nó với các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự. Tính hợp pháp của chứng được xác định bằng
nguồn nhất định theo quy định của pháp luật. Những thông tin, tài liệu, đồ vật

tuy tồn tại trong thực tế và có liên quan đến vụ án nhưng không được lưu giữ
trong nguồn mà pháp luật quy định thì khơng được coi là chứng cứ. Tính hợp
pháp của chứng cứ địi hỏi khơng chỉ ở việc chứng cử phải được lưu giữ trong
nguồn nhất định mà còn đòi hỏi mỗi loại chứng cứ phải được xác định bằng
nguồn tương ứng xác định. Tính hợp pháp của chứng cứ đòi hỏi việc thu thập
phải đúng trình tự do pháp luật quy định. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử
cho thấy có khơng ít trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiến
hành thu giữ đồ vật, tài liệu không đúng thủ tục rồi sau đó mới tiến hành hợp
pháp hố để đưa vào hồ sơ vụ án hoặc hợp pháp hoá tài liệu trinh sát để sử
dụng làm chứng cứ .... Trong các trường hợp đó chứng cứ đều thiếu tính hợp
pháp nên khơng thể có giá trị chứng minh trong tố tụng hình sự .
3. Nguồn chứng cứ.
Nguồn chứng cứ là những sự vật chứa đựng chứng cứ, tức chứa đựng các
thông tin tồn tại trong thực tế khách quan, liên quan đến vụ án và được thu
thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trong khoa học luật tố tụng
hình sự, nguồn chứng cứ thường được gọi bằng thuật ngữ khác là phương tiện
chứng minh. Theo quy định của Điều 87 Luật tố tụng hình sự năm 2015 thì
chứng cứ được xác định bằng các nguồn là vật chứng lời khai, lời trình bày,
dữ liệu điện tử, kết luận giám định, định giá tài sản; biên bản trong hoạt động
khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; kết quả thực hiện ủy thác tư pháp
và hợp tác quốc tế khác ; các tài liệu, đồ vật khác.

7


4. Những quy định của pháp luật về thu thập chứng cứ trong Luật tố
tụng hình sự.
Điều 88. Thu thập chứng cứ Luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“1. Để thu thập chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có quyền
tiến hành hoạt động thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu

cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử,
trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án.
2. Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào
chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe
họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức,
cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến việc bào chữa.
3. Những người tham gia tố tụng khác, cơ quan, tổ chức hoặc bất cứ cá nhân
nào đều có thể đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử và trình bày
những vấn đề có liên quan đến vụ án.
4. Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án
do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này cung cấp, cơ quan
có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh
giá theo quy định của Bộ luật này.
5. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày lập biên bản về hoạt động điều tra, thu
thập, nhận được tài liệu liên quan đến vụ án mà Kiểm sát viên không trực tiếp
kiểm sát theo quy định của Bộ luật này thì Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển
biên bản, tài liệu này cho Viện kiểm sát để kiểm sát việc lập hồ sơ vụ án.
Trường hợp do trở ngại khách quan thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng
khơng q 15 ngày. Trong thời hạn 03 ngày, Viện kiểm sát đóng dấu bút lục
và sao lưu biên bản, tài liệu lưu hồ sơ kiểm sát và bàn giao nguyên trạng tài
liệu, biên bản đó cho Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra. Việc giao, nhận tài liệu, biên bản được lập biên bản
theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này”.
8


“Theo quy định tại Điều 88 thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án thu
thập chứng cứ bằng cách: Triệu tập những người biết về vụ án để hỏi và nghe
họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trưng cầu giám định,

tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy
định của Luật tố tụng hình sự 2015. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung
cấp những tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Về thủ
tục thu thập chứng cứ trong những trường hợp này phải tuân thủ những quy
định như:
- Thủ tục giải thích quyền và nghĩa vụ cho đối tượng bị áp dụng: Thủ tục này
được áp dụng trong các biện pháp hỏi cung; lấy lời khai của người bị bắt,
người bị tạm giữ, người làm chứng, người bị hại; khi tiến hành đối chất, nhận
dạng, khám người, khám nơi làm việc, khám chỗ ở, địa điểm.
- Quy định về việc phải có người chứng kiến trong các trường hợp:
+ Đối với biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thể bị can, bị
hại, nhân chứng khám nghiệm hiện trường, khám nghiện tử thi, thực nghiệm
điều tra, nhận dạng thì người chứng kiến là bất kỳ ai và chỉ cần một người
(riêng biện pháp khám người, khám xét dấu vết trên thân thể, thì phải là người
cùng giới).
+ Biện pháp khám chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm địi hỏi phải có người láng
giềng, đại diện chính quyền địa phương (nơi làm việc thì đại diện cơ quan, tổ
chức nơi người đó làm việc) chứng kiến. Trường hợp vắng chủ nhà thì phải có
hai người chứng kiến.
+ Biện pháp thu giữ thư tín, điện tín, bưu phẩm tại bưu điện thì phải có sự
chứng kiến của đại diện cơ quan bưu điện...”4
Để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào
chữa,
bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi, nghe họ
4 Ts. Phạm Minh Tuyên, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, Thu thập, kiểm tra, đánh giá và nguyên tắc sử dụng
chứng cứ trong tố tụng hình sự, TCKS số 21/2017

9



trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; xác minh tính xác thực trong
các biên bản ghi lời khai do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện; đề nghị cơ
quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến
việc bào chữa. Chứng cứ của Luật sư thu thập và đưa ra nhằm chứng minh, có
giá trị “gỡ tội”, mang tính phản biện cao (một phần hoặc tồn bộ) đối với
chứng cứ buộc tội và luận điểm của cơ quan tiến hành tố tụng. Để bào chữa
có hiệu quả, Luật sư sẽ có những hoạt động thu thập chứng cứ và đưa ra
những kiến nghị điều tra bổ sung, điều tra lại, đình chỉ điều tra, rút quyết định
truy tố, thay đổi tội danh... Và những kiến nghị này của Luật sư cũng cần phải
được các cơ quan xem xét một cách đầy đủ. “Lời trình bày của người bị buộc
tội, bị can, bị cáo là chứng cứ quan trọng được sử dụng trong vụ án hình sự,
bởi họ là những người trực tiếp nắm giữ những thông tin quan trọng. Những
lời trình bày, khai nhận tự nguyện trung thực, khách quan góp phần quan
trọng làm sáng tỏ sự thật của vụ án. Vấn đề đặt ra ở trường hợp này là hoạt
động thu thập chứng cứ của luật sư”5.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người bảo của thu thập chứng cứ
bằng các hình thức sau:
- Thứ nhất thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa từ người bị buộc
tội. Đối với người bị buộc tội đang tại ngoại thì Luật sư khơng gặp khó khăn
gì trong việc gặp gỡ và trao đổi với họ nhằm thu thập những thông tin, tài
liệu, đồ vật có liên quan đến việc bào chữa. Tuy nhiên trường hợp họ bị tạm
giam, người bào chữa có thể cùng điều tra viên tham gia vào việc lấy lời khai
của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can. Trong trường hợp được sự đồng ý của
điều tra viên, người bào chữa được hỏi bị can và nội dung hỏi, trả lời này
được ghi vào biên bản. Bên cạnh việc tham gia vào việc hỏi cung bị can,
người bào chữa còn được gặp bị can. Việc gặp gỡ này giúp người bào chữa
khai thác được nhiều thơng tin, tình tiết từ phía người bị buộc tội mà những
5 />
10



tình tiết này thường chưa được trình bày trong các buổi hỏi cung lấy lời khai
bởi nhiều lý do, trong đó có áp lực về tâm lý. Người bào chữa nên tận dụng cơ
hội này để củng cố nguồn chứng cứ giúp bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp
pháp của khách hàng.
- Thứ hai, thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa người bị hại,
người làm chứng. Theo quy định của Luật tố tụng hình sự 2015 thì người bào
chữa có quyền gặp người bị hại, người làm chứng để hỏi, nghe họ trình bày về
những tình tiết có liên quan đến vụ án. Đây là một trong những nội dung mới,
tiến bộ của Luật tố tụng hình sự 2015 đó là việc thừa nhận hợp pháp quyền
thu thập, sử dụng chứng cứ là các lời khai của các chủ thể khác nhau có liên
quan đến vụ án hình sự của người bảo chữa.
- Thứ ba, thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa từ những người
khác Theo quy định tại Điều 73 Luật tố tụng hình sự 2015 thì Luật sư được có
mặt trong các hoạt động điều tra khác ngoài việc hỏi cung lấy lời khai như đối
chất, nhận dạng khám xét, thực nghiệm điều tra, thực nghiệm hiện trường....
Việc tham gia vào những hoạt động này giúp Luật sư có thể thu thập được
nhiều tài liệu, tình tiết liên quan đến việc bào chữa…. Mặt khác, Luật sư cũng
có thể thu thập chứng cứ từ những người khác thơng qua hình thức đọc, ghi
chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa
sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật.
- Thứ tư, thu thập chứng cứ liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Người bào chữa có thể thực hiện hoạt động thu thập tài liệu, đồ
vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu khơng thuộc bí mật nhà
nước, bí mật cơng tác thơng qua hình thức đưa ra yêu cầu cung cấp tài liệu
bằng văn bản trực tiếp cho các cơ quan tổ chức, cá nhân này hoặc đưa ra yêu
cầu các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện việc thu thập chứng cứ trong
trường hợp không nhận được sự hỗ trợ từ phía các cơ tổ chức, cá nhân này mà
khơng có lý do chính đáng. Ngồi những quy định trên Luật tố tụng hình sự

11


2015 có quy định tùy từng giai đoạn tố tụng, khi thu thập được chứng cứ tài
liệu đố vật liên quan đến việc bào chữa, người bào chữa phải kịp thời giao cho
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng để đưa vào hồ sơ vụ án. Việc giao,
nhận chứng cứ tài liệu đồ vật phải được lập biên bản theo quy định của pháp
luật. Trường hợp không thể thu thập được chứng cứ tài liệu đồ vật liên quan
đến việc bào chữa thì người bào chữa có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thu thập.
Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự thì cơ quan, tổ chức
cá nhân có quyền được cung cấp các tài liệu, đồ vật cho cơ quan tiến hành tố
tụng. Nếu xét thấy các tài liệu, đồ vật này có liên quan đến hoặc liên quan đến
các tình tiết được ghi nhận thì cơ quan tiến hành tố tung có thể tiếp nhận các
đồ vật, tài liệu đó theo trình tự, thủ tục tương ứng.
Vấn đề củng cố chứng cứ cũng là vấn đề hết sức quan trọng, đó là những
phương pháp, cách thức làm cho chứng cứ, tài liệu thu thập được bảo đảm giá
trị chứng minh, nói cách khác là bảo đảm ba thuộc tính: Hợp pháp, xác thực
và liên quan đến vụ án. Thực tiễn về vấn đề thu thập chứng cứ cần phải lưu ý
một số trường hợp sau:
- Thứ nhất, đối với dấu vết, khi thu thập thì các cơ quan tiến hành tố tụng
và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải ghi rõ trong biên bản: Dấu vết
thu thập được là dấu vết gì, vị trí, đặc điểm ra sao; Về tên của dấu vết cần ghi
rõ đó là dấu vết gì; Trường hợp khó đặt tên ngắn gọn thì mơ tả cụ thể nhưng
phải phản ánh được nội dung chủ yếu, cơ bản; Về đặc điểm của dấu vết: Cần
mơ tả các nội dung hình dáng, kích thước, màu sắc và các đặc điểm khác của
dấu vết để phục vụ tốt cho công tác giám định làm rõ nguyên nhân....
- Thứ hai, đối với vật chứng, khi thu thập vật chứng trong mọi trường hợp
đều
phải ghi cụ thể trong biên bản thu giữ các nội dung sau: Tên của vật là gì;

Trường hợp vật chứng khơng phải là vật thơng dụng, khó đặt tên, thì có thể
đặt tên dạng mơ tả hình dạng, kích thước, màu sắc...; Đặc điểm của vật, tùy
12


từng loại vật mà có cách mơ tả cụ thể; Trường hợp trên vật chứng có dấu vết
thì phải mơ tả dấu vết theo nội dung củng cố dấu vết đã nêu trên; Địa điểm
tìm thấy vật và cách thức giấu vật liên quan chặt chẽ tới giá trị chứng minh
của chứng cứ, giá trị pháp lý của chứng cứ, làm nảy sinh căn cứ pháp lý để
tiến hành các hoạt động tố tụng khác.
- Thứ ba, đối với sự việc, khi cần ghi lại trong biên bản một sự việc cụ thể
nào đó, cần phải ghi đầy đủ các nội dung sau: Tên sự việc, thời gian xảy ra,
hậu quả thiệt hại, nguyên nhân xảy ra sự việc, người biết việc.
Khi thu thập chứng cứ đối với các nguồn chứng cứ mới cần phải lưu ý:
- Phương tiện điện tử phải được thu giữ kịp thời, đầy đủ, mô tả đúng thực
trạng và niêm phong ngay sau khi thu giữ. Việc niêm phong, mở niêm phong
được tiến hành theo quy định của pháp luật. Trường hợp không thể thu giữ
phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng sao lưu dữ liệu điện tử đó vào phương tiện điện tử và bảo quản như đối
với vật chứng, đồng thời yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan lưu trữ,
bảo toàn nguyên vẹn dữ liệu điện tử mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố
tụng đã sao lưu và họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi bảo
tồn dữ liệu của mình.
- Khi tiến hành thu thập, chặn thu, sao lưu dữ liệu điện tử từ các phương
tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thơng, hoặc ngay trên đường truyền,
cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tiến hành lập biên bản về sự
việc thu thập dữ liệu và đưa vào hồ sơ vụ án.
- Khi nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền
tiến hành tố tụng thì mọi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm thực hiện phục hồi,
tìm

kiếm, giám định dữ liệu điện tử phải có trách nhiệm chuyển dữ liệu điện tử đó
sang dạng có thể đọc, nghe hoặc nhìn được.
- Phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử được bảo quản như vật chứng theo
quy định của Luật tố tụng hình sự 2015. Khi xuất trình chứng cứ là dữ liệu
13


điện tử thì phải kèm theo phương tiện lưu trữ dữ liệu điện tử hoặc bản sao dữ
liệu điện tử.
“Khoản 5 Điều 88 Luật tố tụng hình sự 2015 là một trong những điểm mới
được bổ sung trong Luật tố tụng hình sự 2015 để đáp ứng yêu cầu cải cách tư
pháp, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, thực hiện
chủ trương tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra, gắn cơng
tố với hoạt động điều tra. Theo đó, Cơ quan điều tra phải chuyển đầy đủ, kịp
thời đúng hạn các biên bản, tài liệu cho Viện kiểm sát để kiểm sát chặt chẽ
hoạt động và nắm chắc tiến độ điều tra; chấn chỉnh nghiêm khắc biểu hiện thụ
động, chờ Cơ quan điều tra chuyển đến mới tiếp cận hồ sơ; phối hợp chặt chẽ
với Cơ quan điều tra ngay từ đầu để xác lập hướng điều tra, kế hoạch điều tra,
thống nhất quan điểm trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội phạm, chỉ ra
những thiếu sót tố tụng để khắc phục kịp thời, tránh việc trả hồ sơ để điều tra
bổ sung, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án”6.
5. Hoàn thiện pháp luật về thu thập chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự.
Việc thừa nhận là chủ thể thực hiện việc thu thập chứng cứ của Luật sư, tuy
nhiên thực tiễn áp dụng có thể thấy việc thu thập chứng cứ độc lập của Luật
sư vẫn gặp phải vơ vàn khó khăn, có thể kể đến: Khoản 4 Điều 88 Luật tố
tụng hình sự 2015 quy định: “Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu
điện tử liên quan đến vụ án do những người quy định tại khoản 2 và khoản 3
Điều này cung cấp, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải lập biên bản
giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, sau
khi thu thập được tài liệu, đồ vật… thì việc đánh giá xem đó có phải là chứng

cứ hay khơng và việc quyết định có sử dụng hay khơng lại phụ thuộc hoàn
toàn vào cơ quan tiến hành tố tụng. Một bên gỡ tội thực hiện thu thập các
chứng cứ gỡ tội, khi thu thập được lại phải kịp thời giao nộp cho bên buộc tội
(cơ quan tiến hành tố tụng – Viện kiểm sát); dẫn đến sự thiếu khách quan,
6 />
14


trong nhiều trường hợp khi giao nộp những chứng cứ quan trọng sẽ bị vơ hiệu
hóa làm sai lệch dẫn đến giá trị chứng minh khơng cịn; nên thực tiễn khi thu
thập được chứng cứ quan trọng, quyết định việc có tội hay khơng có tội của bị
can, bị cáo thì thơng thường luật sư sẽ khơng tiến hành giao nộp ngay mà chỉ
đợi đến khi phiên tòa được mở, thậm chí đến phần tranh luận mới xuất trình,
gây khó khăn trong quá trình xem xét đánh giá chứng cứ của Tịa án. Mặc dù
đã có nhiều quy định mới được sửa đổi bổ sung góp phần nâng cao vị trí của
luật sư trong việc thực hiện chức năng bào chữa của mình. Tuy nhiên, thực
tiễn hoạt động thu thập chứng cứ của Luật sư vẫn vơ cùng khó khăn, chưa có
cơ chế bảo đảm thực hiện. Trong thời gian tới, cần có các văn bản hướng dẫn
chi tiết để các quy định này được thực hiện một cách nghiêm túc.
- Quy định về thu thập chứng cứ vẫn mang tính cảm tính, tại Điều 88 Luật tố
tụng hình sự 2015 vẫn gộp thuật ngữ cơ quan tiến hành tố tụng có quyền tiến
hành hoạt động thu thập chứng cứ thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng. Việc
gộp chung cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm cả Tòa án là khơng hợp lý bởi
Tịa án vừa là cơ quan tiến hành xét xử vừa là cơ quan tiến hành điều tra thu
thập chứng cứ để chứng minh tội phạm đồng nghĩa với việc “vừa đá bóng,
vừa thổi cịi” ảnh hưởng đến chất lượng xét xử các vụ án hình sự, đồng thời
khơng thể hiện rõ chức năng xét xử của Tịa án. Vậy nên cần có quy định tách
riêng hoạt động thu thập chứng cứ của Tòa án với cơ quan tiến hành tố tụng.
- Khoản 5 Điều 88 Luật tố tụng hình sự 2015 khi đi vào áp dụng quy định này
đã

nảy sinh một số vướng mắc như sau: Cơ quan điều tra phải chuyển cho Viện
kiểm sát những loại tài liệu nào để kiểm sát; Vị trí đóng dấu bút lục? đánh số
thứ tự bút lục kiểm sát trong mỗi lần nhận biên bản, tài liệu (Thực tế cho thấy
các địa phương đang rất lúng túng trong việc thực hiện quy định này. Từ trước
đến nay góc bên phải của tài liệu đang được Cơ quan điều tra sử dụng để
đóng dấu bút lục của hồ sơ vụ án, như vậy chỉ cịn góc bên trái, lề hoặc các vị
trí trống khác. Như vậy cần có sự hướng dẫn cụ thể về vị trí đóng dấu bút lục
15


để thực hiện cho thống nhất, thuận lợi, dễ nhìn, dễ thấy và đảm bảo về thẩm
mỹ nhưng cũng không được chèn nên các nội dung thông tin của tài liệu đó.
Bên cạnh đó là cách đánh số bút lục, theo triển khai chung của Viện kiểm sát
nhân dân tối cao các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện
kiểm sát nhân dân địa phương đều đã thực hiện khắc dấu bút lục thể hiện các
thông tin về tên đơn vị kiểm sát, ngày tiếp nhận tài liệu và số bút lục; tuy
nhiên trong quá trình điều tra một vụ án sẽ có nhiều lần Cơ quan điều tra
chuyển biên bản, tài liệu đến Viện kiểm sát để kiểm sát, như vậy việc đánh số
bút lục sẽ được đánh theo tuần tự, kế tiếp liên tục hay mỗi lần nhận biên bản,
tài liệu sẽ đánh số bút lục lại từ đầu? mặt khác, đối với những tài liệu có nhiều
tờ thì có phải đóng dấu vào tất cả các tờ hay chỉ thực hiện đóng dấu vào tờ
đầu tiên); Với quy định về chuyển giao biên bản, tài liệu, các cơ quan tố tụng
ở cấp tỉnh và cấp huyện sẽ khơng gặp nhiều khó khăn vì khoảng cách giữa các
cơ quan tố tụng ở gần nhau, trong cùng một địa phương. Tuy nhiên, đối với
các cơ quan tố tụng ở Trung ương thì lại là một trở ngại lớn vì khoảng địa lý
rất xa. Từ những nội dung vướng mắc nêu trên đề nghị liên ngành Trung ương
cần có sự thống nhất và hướng dẫn cụ thể tháo gỡ những nội dung vướng mắc
nêu trên để các cơ quan tiến hành tố tụng khi thực hiện các quy định của Luật
tố tụng hình sự 2015 được thuận lợi và thống nhất trong toàn quốc.
KẾT LUẬN

Vấn đề thu thập chứng cứ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong lý luận trong
xây dựng Luật tố tụng hình sự 2015 và đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong
hoạt động điều tra tội phạm. Việc xây dựng được bộ khung pháp lý chặt chẽ
về thu thập chứng cứ tạo điều kiện cho quá trình thu thập chứng cứ trên thực
tiễn được tiến hành thuận lợi, bảo đảm cho q trình chứng minh tội phạm
được nhanh chóng, khách quan góp phần vào cơng cuộc đấu tranh phịng
chống tội phạm. Qua đó thúc đẩy hệ thống tư pháp nước nhà thêm phát triển.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
-TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI, Giáo trình Luật tố tụng hình sự, 2020,
NXB Cơng An Nhân Dân.
- Luật tố tụng hình sự 2015.
- Thu thập, đánh giá chứng cứ trong Luật tố tụng hình sự: Luận văn thạc sĩ
luật học/ Trần Duy Đức, Hà Nội, 2015.
- Thu thập chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và thực tiễn thi
hành tại tỉnh Bắc Kạn: luận văn thạc sĩ Luật học/Triệu Thị Mai Liên; PGS.
TS. Hoàng Thị Minh Sơn hướng dẫn, Hà nội, 2019.
- Hoàng Thị Minh Sơn ( 2009 ) , Hoàn thiện các quy định về thu nhập, đánh
giá, sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự , Tạp chí Luật học ( số 7/2008 ),
tr 65-73.
- Ts. Phạm Minh Tuyên, Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, Thu thập, kiểm tra,
đánh giá và nguyên tắc sử dụng chứng cứ trong tố tụng hình sự, TCKS số
21/2017.
- />- />
17




×