Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện lục nam, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (811.68 KB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

NGUYỄN PHI KHANH

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Bắc Giang - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

NGUYỄN PHI KHANH

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN LỤC NAM, TỈNH BẮC GIANG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ MAI TRANG

Bắc Giang - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn là cơng trình nghiên cứu độc lập của
riêng tơi. Tơi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Bắc Giang, ngày
tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Phi Khanh


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà
trường, kinh nghiệm trong q trình cơng tác, sự nỗ lực của bản thân và sự
giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Mai Trang, Trường Đại
học Thương Mại Hà Nội người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình
giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu nhà trường, cùng
toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Thương Mại đã nhiệt tình giúp đỡ
tơi về mọi mặt trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp ở Sở Tài chính,
Phịng Tài chính – Kế hoạch huyện Lục Nam, Kho Bạc Nhà nước, Chi cục

Thuế và các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Lục Nam đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu cho tôi trong việc thu thập thơng
tin và tìm hiểu tình hình thực tế.
Mặc dù bản thân đã có sự nỗ lực trong q trình nghiên cứu, Luận văn
khơng tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tơi mong nhận được sự góp ý
chân thành của q thầy cơ, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn
thiện hơn.
Xin cảm ơn!
Bắc Giang, ngày
tháng năm 2020
Tác giả luận văn

Nguyễn Phi Khanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ......................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu tài liệu..............................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................6

6. Kết cấu luận văn ....................................................................................................7
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ CẤP
XÃ ...............................................................................................................................8
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ ...............................................................8
1.1.1. Khái niệm ngân sách xã ..................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã .............................................................................9
1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã ..............................................................................10
1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ .................................................................11
1.2.1. Quản lý chi của ngân sách Nhà nƣớc cấp xã ..............................................11
1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã .........................................................16
1.2.3. Nội dung quản lý chi ngân sách xã ..............................................................17
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ CỦA MỘT SỐ ĐỊA
PHƢƠNG .................................................................................................................25
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách xã Biển Động huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................................25


iv

1.3.2. Kinh nghiệm quản lý ngân sách xã tại xã An Dƣơng huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang .................................................................................................................27
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách xã cho huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang .........................................................................................................29
1.4. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI
NGÂN SÁCH XÃ HIỆN NAY ...............................................................................29
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM ..................................................................32
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
VÀ PHỊNG TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH HUYỆN LỤC NAM ..........................32
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .............................................32

2.1.2. Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Nam .............................................37
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM ..................................................38
2.2.1. Thực trạng lập dự toán chi ngân sách xã....................................................39
2.2.2. Thực trạng quản lý chấp hành chi ngân sách xã .......................................44
2.2.3. Thực trạng quản lý quyết toán ngân sách xã .............................................56
2.2.4. Thực trạng thực trạng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra chi ngân
sách xã ......................................................................................................................58
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NSX TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN LỤC NAM .......................................................................................61
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ...............................................................................61
2.3.2. Những hạn chế ...............................................................................................63
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................................64
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN
SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM ...............................................67
3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƢỚNG
QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM .......67
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 – 2025 .......................67


v

3.1.2. Định hƣớng quản lý chi Ngân sách xã trên địa bàn huyện Lục Nam giai
đoạn 2020 – 2025 .....................................................................................................68
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LỤC NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI.....................................................................................................70
3.2.1. Hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã .....................................70
3.2.2. Hồn thiện cơng tác chấp hành chi ngân sách xã ......................................71
3.2.3. Hồn thiện cơng tác quyết tốn ngân sách xã ............................................73

3.2.4. Hồn thiện cơng tác cơng khai tài chính ngân sách xã ..............................74
3.2.5. Hồn thiện cơng tác thanh tra, kiểm tra, kế tốn trong quản lý chi ngân
sách xã ......................................................................................................................75
3.2.6. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực quản lý ngân sách xã .....................75
3.2.7. Tăng cƣờng sự phối hợp giữa các cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nƣớc
với xã.........................................................................................................................77
3.2.8. Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng ngân sách
xã ...............................................................................................................................79
3.2.9. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý
chi ngân sách xã .......................................................................................................79
3.3. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CTX

Chi thường xuyên


HĐND

Hội đồng nhân dân

KBNN

Kho bạc nhà nước

KPCĐ

Kinh phí cơng đồn

KTXH

Kinh tế - xã hội

NSNN

Ngân sách nhà nước

NSX

Ngân sách xã

UBND

Ủy ban nhân dân

XDCB


Xây dựng cơ bản

TC-KH

Tài chính kế hoạch


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Tình hình thu, chi NSX trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 20172019 ...........................................................................................................................39
Bảng 2.2: Tổng hợp thu NSX ở huyện Lục Nam giai đoạn 2017 – 2019 .................42
Bảng 2.3: Tổng hợp chi NSX ở huyện Lục Nam giai đoạn 2017 – 2019 .................43
Bảng 2.4: Tổng hợp quyết toán thu, chi NSX theo từng xã, thị trấn ........................45
giai đoạn 2017 – 2019 ...............................................................................................45
Bảng 2.5: Cơ cấu chi NSX trên địa bàn huyện Lục Nam giai đoạn 2017 – 2019 ....47
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện chi thường xuyên NSX trên địa bàn huyện Lục Nam
giai đoạn 2017 – 2019 ...............................................................................................48

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Hình 2.1.Bản đồ hành chính huyện Lục Nam ...........................................................33


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là đơn vị hành chính cấp cơ sở) đã tồn tại và
phát triển theo suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Theo
Thông tư 344/2017/TT-BTC ngày 30 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tài chính, đơn vị

hành chính Xã gồm có xã, thị trấn là đơn vị hành chính dưới huyện và phường là
đơn vị hành chính dưới quận. Tính đến ngày 22 tháng 4 năm 2020, Việt Nam có
10.614 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1.712 phường, 605 thị trấn và 8.297 xã,
trong đó có 348 xã thuộc các thành phố trực thuộc tỉnh, 328 xã thuộc các thị xã và
7.621 xã thuộc các huyện. (theo Báo cáo số liệu tổng hợp mạng lưới Điểm giao dịch
xã của Ngân hàng Chính sách xã hội).
Có thể nói xã có vai trị, vị trí, chức năng và nhiệm vụ hết sức quan trọng. Nơi
đây thể hiện rõ nhất mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và trực tiếp tổ chức
triển khai, chỉ đạo, biến mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Chính quyền cấp xã là đơn vị quản lý
hành chính Nhà nước cấp cơ sở, chịu trách nhiệm một cách toàn diện trước Đảng,
Nhà nước và nhân dân địa phương trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn
hóa – xã hội, an ninh quốc phòng.... Bởi vậy, việc xây dựng Đảng bộ và chính
quyền Nhà nước ở cấp xã trong sạch, vững mạnh kết hợp chặt chẽ với vấn đề quan
tâm công tác quản lý nguồn ngân sách cơ sở để tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới hiện nay là một yêu cầu khách quan và cấp thiết.
Ngân sách xã là một cơng cụ tài chính quan trọng cho chính quyền cấp xã thực
hiện được các chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội trên
địa bàn. Từ đó góp phần tạo ra nguồn lực chung cho sự nghiệp phát triển kinh tế đất
nước, đưa nước ta tiến nhanh hơn, mạnh hơn, bắt kịp với nhịp độ phát triển của các
nước trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, một trong những yêu cầu quan trọng
được đặt lên hàng đầu là phải đổi mới mạnh hơn hoạt động ngân sách xã, đặc biệt là
quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện.


2

Trong những năm qua, công tác quản lý chi ngân sách xã ở huyện Lục Nam,
tỉnh Bắc Giang đã có những bước tiến đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đã đạt được vẫn còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế nhất định (Vẫn còn

nhiều xã, trường học chưa thực hiện nghiêm quy chế dân chủ trong quản lý ngân
sách, đặc biệt là việc thu, chi các khoản đóng góp của nhân dân. Một số đơn vị quản
lý sử dụng ngân sách không đúng quy định của luật ngân sách, biểu hiện: chi sai
nguyên tắc, chế độ, chứng từ khơng đảm bảo quy định ….) Do đó, việc nghiên cứu,
phân tích tình hình thực tiễn cơng tác quản lý chi ngân sách xã để chỉ ra những tồn
tại thiếu sót, thấy rõ những vấn đề bức xúc cần giải quyết, từ đó có những giải pháp
đối với xây dựng và phát triển ngân sách xã trên địa bànhuyện Lục Nam hiện nay là
một vấn đề mang tính cấp thiết.
Đó chính là những lý do hết sức thuyết phục để tôi chọn đề tài: “Quản lý chi ngân
sách xã trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu tài liệu
Tính đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý chi NSNN. Có thể
“kể đến một số đề tài nghiên cứu tiêu biểu như sau:
Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà xuất bản
Thống kê, TP. Hồ Chí Minh.Cuốn sách nhằm cung cấp những kiến thức về lý luận
tổng quan, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành và nghiệp vụ quản lý Ngân sách Nhà
nước. Nội dung của cuốn sách bao gồm 12 phần chính: Tổng quan về ngân sách
Nhà nước; Tổ chức hệ thống ngân sách Nhà nước; Thuế; Quản lý chi thuế; Phí và lệ
phí; Huy động vốn tín dụng Nhà nước; Chi thường xuyên; Chi đầu tư phát triển;
Cân đối ngân sách Nhà nước; Lập dự toán ngân sách Nhà nước; Chấp hành ngân
sách Nhà nước; Quyết toán ngân sách Nhà nước. Cuốn sách đã trình bày các nội
dung tổng quát liên quan đến quản lý NSNN trong đó có quản lý chi NSNN.
Tơ Thiện Hiền (2012),Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học
Ngân hàng Tp.HCM. Luận án đã tập trung phân tích hiện trạng quản lý NSNN tại
tỉnh An Giang để đánh giá những mặt thành công và hạn chế để làm cơ sở cho


3


những giải pháp hoàn thiện quản lý NSNN tại tỉnh An Giang bao gồm: Tăng cường,
chấn chỉnh quản lý thu, bồi dưỡng nguồn thu, khuyến khích tăng thu; Quản lý
nguồn thu tập trung vào NSNN; Quản lý và sử dụng có hiệu quả các khoản chi
NSNN; Hồn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; Hồn thiện đổi mới cơ chế quản lý phân cấp
điều hành NSNN các cấp; Đổi mới quy trình lập, chấp hành và quyết tốn NSNN;
Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN.
Phạm Ngọc Dũng (2019), Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước: Thực trạng
và khuyến nghị, Tạp chí tài chính ngày 23/04/2019. Phân cấp quản lý ngân sách nhà
nước là một nội dung quan trọng của quản lý ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước không chỉ liên quan đến công tác quản lý ngân sách mà còn liên
quan đến tổ chức bộ máy nhà nước và các vấn đề kinh tế - xã hội. Bài viết đánh giá
thực trạng hệ thống ngân sách và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam
thời gian qua và đề xuất một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước theo hướng bền vững.
Nguyễn Thị Việt Nga (2019), Quản lý ngân sách địa phương tại tỉnh Bắc
Giang, Tạp chí tài chính ngày 07/02/2019. Trong những năm qua, công tác quản lý
ngân sách nhà nước của tỉnh Bắc Giang đã đạt được những thành tựu quan trọng,
góp phần thúc đẩy phát triển tồn diện kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh. Bên cạnh
những kết quả đạt được, công tác quản lý ngân sách nhà nước của Tỉnh cũng còn
những tồn tại, bất cập đặt ra cần giải quyết. Bài viết khảo sát thực trạng về công tác
quản lý ngân sách nhà nước và đưa ra một số giải pháp gắn với tình hình thực tiễn
cơng tác quản lý ngân sách nhà nước tại Bắc Giang.
Chu Văn Sử (2019), Quản lý chi NSNN của huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên,
Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn trên cơ sở đánh giá thực
trạng đã đề xuất các giải pháp hồn thiện bao gồm: Để tăng cường hiệu lực trong
cơng tác quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với quản lý chi NSNN cần đổi mới
một cách hiệu quả và sâu sắc cơng cụ quản lý, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý là
quan trọng nhất; Để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, nhà nước phải sử



4

dụng một hệ thống các công cụ quản lý vĩ mơ như kế hoạch, chính sách, các cơng
cụ tài chính, pháp luật... Việc sử dụng các công cụ này thể hiện thông qua hoạt động
của các cơ quan, đơn vị trong bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà
nước; thực hiện tốt công tác quản lý chi NSNN, đảm bảo chi ngân sách tiết kiệm,
hiệu quả đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cấp chính quyền,
từng đơn vị góp phần hồn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ thúc đẩy huyện Nậm Pồ,
tỉnh Điện Biên phát triển ngày càng nhanh và bền vững.
Hoàng Văn Kiên (2019), Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Mai Sơn, tỉnh Sơn La, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn
nghiên cứu tình hình quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Mai Sơn để chỉ
ra một số hạn chế, tồn tại đó là: Trong cơng tác điều hành ngân sách ở một số lĩnh
vực còn chưa bám sát dự toán được giao, việc điều hành, triển khai nhiệm vụ tại
một số đơn vị dự toán thường chậm, dồn nén vào cuối năm và cịn để xảy ra tình
trạng khơng thực hiện được dự tốn trong năm, đặc biệt là chi đầu tư xây dựng cơ
bản gây ra tình trạng chi chuyển nguồn lớn, đây là một nguyên nhân gây thất thốt,
lãng phí ngân sách nhà nước…Những tồn tại, hạn chế do nhiều nguyên nhân khách
quan và chủ quan, nhưng chủ yếu là do hệ thống cơ chế, chính sách và quản lý
NSNN chưa hồn chỉnh, trình độ quản lý của cán bộ ngành tài chính cịn nhiều hạn
chế bất cập nhất là cán bộ tài chính cấp cơ sở. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức
năng trong quản lý NSNN nhiều khi chưa đồng bộ. Để thực hiện các biện pháp hồn
thiện cơng tác quản lý thu chi ngân sách có hiệu quả địi hỏi phải thực hiện tổng hợp
các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô.
Nguyễn Thuý Hà (2020), Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn quận
Tây Hồ, TP Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại.Trong luận văn
này tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa chi NSNN và phát
triển KT-XH ở địa phương, làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương thức quản lý chi
NSĐP trong điều kiện kinh tế thị trường. Đã trình bày một cách khái quát thực trạng

quản lý chi NS trong mối quan hệ với phát triển KT-XH trên các mặt: cải thiện cơ
sở hạ tầng KT-XH, bảo đảm công bằng xã hội. Tác giả luận văn phân tích kinh


5

nghiệm quản lý chi NSNN ở một số quận trên địa bàn TP Hà Nội và rút ra bài học
cho quận Tây Hồ, nhất là kinh nghiệm cải cách quản lý NS theo kết quả đầu ra và
khuôn khổ NS trung hạn. Đặc biệt, tác giả luận văn đã luận chứng khá thuyết phục
về các quan điểm hoàn thiện quản lý chi NSĐP, kiến nghị áp dụng 6 nhóm giải
pháp hoàn thiện quản lý chi NSĐP phù hợp với điều kiện của Quận Tây Hồ. Một số
giải pháp có ý nghĩa tham khảo cho các địa phương khác như áp dụng quy trình lập
dự tốn và phân bổ NS trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn hướng đến kết quả
đầu ra; hoàn thiện cơ chế quản lý chi NS theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho tổ
chức thụ hưởng NS….
Phạm Thị Nhung (2020), Quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Tam Nông tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Thương Mại. Trên cơ
sở các nghiên cứu lý luận về quản lý chi NSNN, kinh nghiệm của một số địa
phương của Việt Nam về quản lý chi NSNN, tác giả đã đúc kết một số kinh nghiệm
có giá trị như: quy hoạch và quản lý nghiêm theo quy hoạch, bứt phá về cơ sở hạ
tầng, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng, người có đất ra mặt đường phải đóng tiền… Căn cứ
thực trạng quản lý chi NSNN tại huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ, có tính đến các xu
hướng diễn biến bối cảnh và thực tế mục tiêu, yêu cầu phát triển của địa phương,
tác giả đã đề xuất 06 nhóm giải pháp đổi mới quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện
Tam Nơng tỉnh Phú Thọ, trong đó một số giải pháp có ý nghĩa tham khảo cho các
địa phương khác như: lựa chọn, quyết định danh mục và thứ tự ưu tiên các sản
phẩm đầu ra; các giải pháp nâng cao hiệu quả CTX, chi ĐTPT; hoàn thiện hệ thống
các định mức chi NSNN… Để các giải pháp trên có tính khả thi, triển khai thực
hiện được trong cuộc sống, luận văn cũng đã nghiên cứu và đề xuất 4 nhóm điều
kiện thực hiện như: đổi mới tư duy quản lý chi NSNN; các điều kiện chủ yếu liên

quan đến việc triển khai thực hiện khuôn khổ chi tiêu trung hạn và hoàn thiện khung
pháp lý; các điều kiện liên quan đến hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý chi NSNN
trên địa bàn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ.
Có thể nói các đề tài trên đã có đóng góp rất nhiều cho việc nghiên cứu về
hoạt động quản lý ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách cấp


6

huyện nói riêng, tuy nhiên, với đặc thù là một huyện chủ yếu là trồng lúa, hoa màu
và cây ăn quả, trong vùng có đặc sản na dai, dứa, vải thiều..., hoạt động quản lý
NSNN, cũng như việc thực thi luật ngân sách nhà nước, đặc biệt là chi NSNN, cũng
có những đặc điểm riêng, khác biệt. Do đó, đề tài học viên lựa chọn mặc dù có tính
kế thừa, nhưng nó cũng thể hiện các quan điểm nghiên cứu độc lập của tác giả.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Từ việc hệ thống hóa khung lý thuyết và phân tích thực trạng về quản lý chi
ngân sách xã, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý
chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi ngân sách xã làm cơ sở
nghiên cứu đề tài.
Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Lục
Nam, tỉnh Bắc Giang.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách xã
trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi ngân sách xã
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc
Giang.
Về thời gian: Luận văn bám sát các vấn đề về quản lý chi ngân sách xã trên
địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2017-2019.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu
5.1.1. Số liệu thứ cấp


7

Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lục Nam,
Sở Tài chính, Chi Cục Thống kê huyện Lục Nam; Báo cáo kế hoạch KT-XH 5 năm
2011-2016; Kế hoạch KT-XH hàng năm của UBND huyện; Báo cáo quy hoạch
tổng thể phát triển KT - XH của huyện đến năm 2020; Niên giám thống kê huyện
Lục Nam và một số báo cáo khác có liên quan để đánh giá thực trạng công tác quản
lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu
Để tiến hành phân tích đánh giá thực trạng chi ngân sách xã trên địa bàn
nghiên cứu theo các tiêu thức khác nhau, luận văn sử dụng phương pháp phân tổ
thống kê để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu thu thập được.
6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương với kết cấu như sau:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về quản lý chi Ngân sách xã.
Chƣơng 2. Thực trạng công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện
Lục Nam.
Chƣơng 3. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chi ngân sách xã trên địa
bàn huyện Lục Nam.



8

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ CẤP XÃ
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.1. Khái niệm ngân sách xã
Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện và
đảm bảo tài chính cho chính quyền xã có thể chủ động khai thác những thế mạnh có
sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên
địa bàn[17].
Ngân sách xã là một bộ phận của tài chính cơng có liên quan đến các hoạt
động chi tiêu của chính phủ và các nguồn thu để tài trợ cho chi tiêu của chính phủ.
Một trong mục tiêu quan trọng của phân tích chi tiêu của ngân sách là để hiểu tác
động của chi tiêu của chính phủ, các quy định, chính sách thuế và vay mượn lên quá
trình phát triển kinh tế - xã hội như tạo việc làm, đầu tư và chi tiêu. Nguyên tắc để
quản lý chi ngân sách là đảm bảo vai trị điều tiết của chính phủ trongnền kinh tế và
tác động của nó đối với việc sử dụng tài nguyên và bảo đảm phúc lợi của người
dân[20].
Ngân sách xã trực tiếp gắn với người dân, trực tiếp giải quyết tồn bộ mối
quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước với dân. Chính vì vậy, ngân sách xã là tiền đề
đồng thời là hệ quả trong quá trình quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Trong điều lệ ngân sách xã ban hành tháng 04/1972 có ghi:"NSX là kế hoạch
thu chi tài chính của chính quyền cấp xã, để đảm bảo điều kiện vật chất cho Hội
đồng nhân dân và Ủy ban hành chính xã làm trịn trách nhiệm, nhiệm vụ của mình:
đảm bảo việc chấp hành pháp luật, giữ vững trật tự trị an, bảo vệ tài sản công
cộng, bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân; quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn
hoá, xã hội trong xã, động viên và giám sát các hợp tác xã và công dân thi hành
nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đối với Nhà nước".
Thông tư số 344/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân

sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn xác định:


9

“Ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã xây dựng và quản lý, Hội đồng nhân
dân xã quyết định và giám sát.”
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về ngân sách xã đầy đủ,
thống nhất làm cơ sở cho việc xác định các yêu cầu, nhiệm vụ của NSX sau này.
Tổng kết lại, một khái niệm phản ánh bản chất và bao quát nhất về NSX là:
NSX là toàn bộ các quan hệ kinh tế giữa các chủ thể phát sinh trong quá trình
tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của chính quyền Nhà nước cấp xã nhằm
phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của Nhà nước cấp cơ sở trong khuôn khổ
đã được phân công, phân cấp quản lý.
Như vậy ta có thể khẳng định rằng ngân sách cấp xã là một bộ phận hữu cơ
trong hệ thống ngân sách Nhà nước, được kết cấu chặt chẽ và chịu sự điều chỉnh vĩ
mô của NSNN theo mục tiêu chung của quốc gia; kết hợp hài hòa giữa lợi ích chung
và quyền lợi vật chất của từng xã, dựa trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính tại chỗ có
hiệu quả, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cấp xã hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngân sách cấp xã là nhân tố góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn.
1.1.2. Đặc điểm của ngân sách xã
Có thể khẳng định rằng ngân sách xã là một cấp trong hệ thống NSNN vì vậy
ngân sách xã mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN; mặt khác cấp xã là
cấp chính quyền cơ sở vì vậy bên cạnh những đặc điểm chung của NSNN ngân sách
cấp xã cịn có những đặc điểm riêng tạo ra sự khác biệt căn bản so với các cấp NS
khác.
- Đặc điểm chung:
+ Hoạt động của ngân sách xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền
nhà nước cấp xã;

+ Quản lý ngân sách xã bắt buộc phải tuân theo một chu trình luật định và KH;
+ Hầu hết các khoản thu, chi của ngân sách xã được thực hiện theo phương
thức phân phối lại và khơng hồn trả trực tiếp.


10

- Đặc điểm riêng:
Hiện nay NSNN Việt Nam bao gồm 4 cấp tương đương với 4 cấp chính quyền
của nhà nước ta. Tuy chức năng, nhiệm vụ của 4 cấp chính quyền về cơ bản giống
nhau, nhưng phạm vi và quy mơ hoạt động có sự khác nhau. Vì vậy, ngân sách cấp
xã có những đặc điểm riêng, có tính chất đặc biệt so với các cấp ngân sách khác. Đó
là: Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở, cấp cuối cùng trong hệ thống
các cấp ngân sách nhà nước; vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách của
mình. Từ tính chất đặc biệt của ngân sách cấp xã yêu cầu phải xây dựng các tiêu chí
để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách cấp xã phù hợp với yêu cầu công cuộc đổi
mới đất nước ta.
1.1.3. Vai trò của Ngân sách xã
Với khái niệm ngân sách cấp xã là một bộ phận của NSNN, vì vậy bản chất
vai trị của NSNN cũng là bản chất, vai trò của ngân sách xã nhưng phạm vi hoạt
động được thu hẹp trên từng địa bàn của đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn cụ
thể được biểu hiện như sau:
- Ngân sách xã là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền Nhà
nước cấp xã thực thi các nhiệm vụ kinh tế, xã hội trên địa bàn. Để thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ về quản lý kinh tế xã hội trên địa bàn theo sự phân cấp trong
hệ thống chính quyền nhà nước, chính quyền xã phải có nguồn tài chính đủ lớn. Có
thể nói ngân sách cấp xã là quỹ tiền tệ có quy mơ lớn nhất trong số quỹ tiền mà
chính quyền cấp xã được quản lý và sử dụng, nguồn tiền trong ngân sách xã chỉ
được phép thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã phải đảm nhận. Vì vậy khả
năng đảm bảo nguồn tài chính từ ngân sách cấp xã như thế nào sẽ ảnh hưởng không

nhỏ đến mức độ thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội của chính quyền nhà nước
cấp xã.
- Ngân sách xã là cơng cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền Nhà nước
cấp xã khai thác các thế mạnh về kinh tế, xã hội trên địa bàn xã đó. Cùng với q
trình hồn thiện luật NSNN, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế - xã hội cho chính
quyền cấp xã ngày càng nhiều hơn tạo thế chủ động cho các xã trong quá trình xây


11

dựng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Chính trong q trình này ngân sách
xã đóng vai trị to lớn thơng qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính
quyền xã đầu tư khai thác các thế mạnh về kinh tế xã hội nông thôn và từng bước
tạo đà cho sự phát triển kinh tế trong những năm tới.
- Ngân sách xã là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền cấp xã. Nhà nước ta là
một hệ thống tổ chức thống nhất có sự phân cơng, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn
quản lý kinh tế xã hội cho chính quyền cấp dưới u cầu cần có sự giám sát thường
xuyên của cơ quan chính quyền nhà nước cấp trên đối với hoạt động của cơ quan
chính quyền nhà nước cấp dưới. Vì vậy có thể nói rằng ngân sách cấp xã là một
trong những công cụ hữu hiệu cho chính quyền nhà nước cấp trên thực hiện quyền
giám sát của mình đối với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp dưới bởi một
trong những nguồn thu của ngân sách cấp xã là nguồn chi bổ sung từ ngân sách cấp
trên.
Thông qua các nguồn thu, nhiệm vụ chi tại ngân sách xã chính quyền xã thực
hiện sự quản lý của mình trên tất cả mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội đảm bảo sự
ổn định về chính trị và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. Từ
những vai trò trên ta có thể khẳng định ngân sách xã là ngân sách của dân, do dân,
vì dân và là cơng cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện
các chức năng nhiệm vụ được giao.

1.2. QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH XÃ
1.2.1. Quản lý chi của ngân sách Nhà nƣớc cấp xã
Nguồn thu và nhiệm vụ chi ngân sách xã là hai khái niệm không thể tách rời
nhau, hình thành trên cơ sở khả năng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà chính
quyền xã được phân công, phân cấp đảm nhiệm. Xét trên phương diện quan hệ giữa
hai mặt thu và chi NSX thì thu NSX cịn ảnh hưởng mang tính quyết định đến chi
NSX. "Lường thu mà chi" đã trở thành phương châm điều hành NSNN ta nói chung
và NSX nói riêng. Bởi vậy, muốn đi sâu nghiên cứu nhiệm vụ chi NSX trước hết
phải đi tìm hiểu các nguồn thu của NSX thể hiện qua các nội dung sau:


12

1.2.1.1. Nguồn thu của ngân sách xã
Tại Thông tư số 60/2003/TT-BTC quy định về quản lý NSX và các hoạt động
tài chính khác của xã và Thơng tư số 344/2016/TT-BTC quy định về quản lý ngân
sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn quy định:
Nguồn thu của ngân sách xã do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định phân
cấp trong phạm vi nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng.
* Các khoản thu ngân sách xã hưởng một trăm phần trăm (100%):
Đây là các khoản thu dành cho xã sử dụng toàn bộ để chủ động về nguồn tài
chính bảo đảm các nhiệm vụ chi thường xuyên, đầu tư. Căn cứ quy mô nguồn thu,
chế độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội và nguyên tắc đảm bảo tối đa nguồn tại chỗ
cân đối cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, khi phân cấp nguồn thu, Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh xem xét dành cho ngân sách xã hưởng 100% các khoản thu dưới đây:
Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định.
Thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo
chế độ quy định;
Thu đấu thầu, thu khoán theo mùa vụ từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi công sản
khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý;

Các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động
đóng góp theo pháp luật quy định, các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện
để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân
sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác;
Viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho
ngân sách xã theo chế độ quy định;
Thu kết dư ngân sách xã năm trước;
Các khoản thu khác của ngân sách xã theo quy định của pháp luật.
*

Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách xã với

ngân sách cấp trên:
Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước gồm:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;


13

- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất.
Các khoản thu trên, tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70%. Căn
cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi của xã, thị trấn, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có
thể quyết định tỷ lệ ngân sách xã, thị trấn được hưởng cao hơn, đến tối đa là 100%.
Ngoài các khoản thu phân chia theo quy định nêu trên, ngân sách xã còn được
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bổ sung thêm các nguồn thu phân chia sau khi các
khoản thuế, lệ phí phân chia theo Luật Ngân sách nhà nước đã dành 100% cho xã,
thị trấn và các khoản thu ngân sách xã được hưởng 100% nhưng vẫn chưa cân đối

được nhiệm vụ chi .
* Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách xã:
Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được
giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các
khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ
năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.
Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực
hiện một số nhiệm vụ cụ thể.
Ngoài các khoản thu nêu trên, chính quyền xã khơng được đặt ra các khoản
thu trái với quy định của pháp luật.
1.2.1.2. Nội dung chi của ngân sách xã
Chi ngân sách xã gồm: chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh quyết định phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã. Căn cứ chế
độ phân cấp quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước, các chính sách chế độ về hoạt
động của các cơ quan Nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội, chi đảm bảo xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của xã, khi phân
cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách xã, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét giao cho
ngân sách xã thực hiện các nhiệm vụ chi dưới đây:


14

* Chi đầu tư phát triển gồm:
Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có
khả năng thu hồi vốn theo phân cấp của cấp tỉnh.
Chi đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của xã từ
nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân cho từng dự án nhất định theo
quy định của pháp luật, do Hội đồng nhân dân xã quyết định đưa vào ngân sách xã
quản lý.
Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.
* Các khoản chi thường xuyên:

Chi cho hoạt động của các cơ quan nhà nước ở xã: + Tiền lương, tiền công cho
cán bộ, công chức cấp xã; + Sinh hoạt phí đại biểu Hội đồng nhân dân;
+ Các khoản phụ cấp khác theo quy định của Nhà nước
+ Khốn cơng tác phí;
+ Chi về hoạt động, văn phịng, như: chi phí điện, nước, văn phịng phẩm, tiền
nước, điện thoại, hội nghị, chi tiếp tân, khánh tiết;
+ Chi mua sắm, sửa chữa thường xuyên trụ sở, phương tiện làm việc;
+ Chi khác theo chế độ quy định.
- Kinh phí hoạt động của cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam ở xã.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã (Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam,
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam) sau khi trừ các khoản
thu theo điều lệ và các khoản thu khác (nếu có).
- Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ xã và các đối tượng khác
theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác dân quân tự vệ, trật tự an toàn xã hội:
+ Chi huấn luyện dân quân tự vệ, các khoản phụ cấp huy động dân quân tự vệ
và các khoản chi khác về dân quân tự vệ thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo
quy định của Pháp lệnh về dân quân tự vệ;


15

+ Chi thực hiện việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, công tác nghĩa vụ quân sự
khác thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách xã theo quy định của pháp luật;
+ Chi tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc,
trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã;
+ Các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi cho công tác xã hội và hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục thể thao do
xã quản lý:

+ Trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc theo chế độ quy định (không kể
trợ cấp hàng tháng cho cán bộ xã nghỉ việc và trợ cấp thôi việc 1 lần cho cán bộ xã
nghỉ việc từ ngày 01/01/1998 trở về sau do tổ chức bảo hiểm xã hội chi); chi thăm
hỏi các gia đình chính sách; cứu tế xã hội và cơng tác xã hội khác;
+ Chi hoạt động văn hố, thơng tin, thể dục, thể thao, truyền thanh do xã QL.
- Chi sự nghiệp giáo dục: Hỗ trợ các lớp bổ túc văn hoá, trợ cấp nhà trẻ, lớp
mẫu giáo, kể cả trợ cấp cho giáo viên mẫu giáo và cô nuôi dạy trẻ do xã, thị trấn
quản lý (đối với phường do ngân sách cấp trên chi).
- Chi sự nghiệp y tế: Hỗ trợ chi thường xuyên và mua sắm các khoản trang
thiết bị phục vụ cho khám chữa bệnh của trạm y tế xã.
- Chi sửa chữa, cải tạo các cơng trình phúc lợi, các cơng trình kết cấu hạ tầng
do xã quản lý như: trường học, trạm y tế, nhà trẻ, lớp mẫu giáo, nhà văn hoá, thư
viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, cầu, đường giao thơng, cơng trình cấp
và thốt nước cơng cộng,...; riêng đối với thị trấn cịn có nhiệm vụ chi sửa chữa cải
tạo vỉa hè, đường phố nội thị, đèn chiếu sáng, công viên, cây xanh... (đối với
phường do ngân sách cấp trên chi).
- Hỗ trợ khuyến khích phát triển các sự nghiệp kinh tế như: khuyến nông,
khuyến ngư, khuyến lâm theo chế độ quy định.
- Các khoản chi thường xuyên khác ở xã theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào định mức, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước; Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh quy định cụ thể mức chi thường xuyên cho từng công việc phù hợp với tình
hình đặc điểm và khả năng ngân sách địa phương [1], [5], [6].


16

1.2.2. Yêu cầu của quản lý chi ngân sách xã
Để phát huy vai trị của NSX trong q trình phát triển kinh tế xã hội, việc
quản lý thu, chi NSX phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Quản lý chi NSX phải được thực hiện một cách thường xun,

liên tục và tồn diện, từ khâu lập dự tốn, chấp hành, đến quyết toán NSX. Việc lập
dự toán NSX phải thể hiện đầy đủ các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính
quốc gia như: cơ cấu ni dưỡng các nguồn thu, bố trí các nội dung chi ... Trong
khâu chấp hành dự toán NSX cơ bản phải lập kế hoạch thu, chi quý trong đó chia ra
các tháng để tổ chức thực hiện tốt, đồng thời kiểm soát chặt chẽ thu, chi NSX trong
từng tháng quý.
Trong khâu quyết toán phải kiểm tra chặt chẽ các báo cáo thu chi NSX tháng,
quý, đặc biệt là các báo cáo quyết toán thu, chi NSX năm. Như vậy trong một năm
ngân sách phải quản lý tốt đồng thời cả ba khâu, đó là: chấp hành NSX của chu
trình hiện tại, quyết tốn NSX của chu trình trước, và lập dự tốn NSX cho chu
trình tiếp theo, và cứ lặp đi, lặp lại như vậy.
Thứ hai: Quản lý chi NSX phải phát huy tính dân chủ, cơng khai theo
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tính dân chủ thể hiện ở
chỗ người dân cũng được tham gia quản lý. Nhân dân phải được bàn và quyết định
trực tiếp các vấn đề sau: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và
các cơng trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường, trạm xá, các cơng trình văn
hố thể thao...), đồng thời nhân dân phải kiểm tra, giám sát các hoạt động của
HĐND và UBND xã. Tính cơng khai thể hiện: mọi hoạt động thu chi NSX phải rõ
ràng minh bạch, công khai cho dân biết. Các chính sách pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND xã và của cấp trên liên quan đến địa
phương, dự toán và quyết toán NSX hàng năm, dự toán và quyết toán thu chi các
quỹ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các cơng trình
phúc lợi cơng cộng của xã và kết quả thực hiện các chương trình dự án do nhà nước,
các tổ chức cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã, kết quả thanh tra kiểm tra, giải


×