Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU VÀ CHỐNG THẤT THU Ở CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.63 KB, 37 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU VÀ CHỐNG THẤT THU Ở CƠ QUAN
BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN ĐỐNG ĐA.
I. VÀI NÉT VỀ BHXH THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
1.Qúa trình hình thành và phát triển của BHXH Thành phố Hà Nội
BHXH là một chính sách lớn của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới nhằm
bảo về quyền lợi cho người lao động. Ở nước ta chính sách này đã được Đảng và
Nhà nước chú trọng ngay từ khi mới thành lập. Nhưng phải đến năm 1995 thì
chúng ta mới có một hệ thống bảo hiểm xã hội đầy đủ và hoàn chỉnh với sự ra đời
của BHXH Việt Nam và 61 cơ quan BHXH tại 61 tỉnh và thành phố trong cả nước.
BHXH Thành phố Hà Nội cũng thuộc vào hệ thống này nhưng quá trình phát triển
của nó thì lại bắt đầu ngay từ đầu thập niên 90.
Năm 1990 Thủ đô Hà Nội được Chính phủ cho phép tổ chức thí điểm BHXH.
Mười năm qua được sự quan tâm của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân Thành phố Hà Nội cùng với sự kết hợp của các cấp, các ngành, BHXH
Thành phố Hà Nội đã từng bước đổi mới về tổ chức và cơ chế hoạt động theo
hướng tập trung thống nhất vào một đầu mối phù hợp với cơ chế kinh tế nhiều
thành phần, tạo tiền đề đi vào hoạt động theo hệ thống tổ chức BHXH Việt Nam,
triển khai thực hiện BHXH theo Luật lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự
an toàn xã hội, thúc đẩy kinh tế thủ đô phát triển. Quá trình phát triển của BHXH
Hà Nội trải qua một số giai đoạn chủ yếu sau:
- Từ tháng 1 năm 1990 đến tháng 12 năm 1992
Đầu năm 1990, Hà Nội là một trong 5 tỉnh, thành phố được Nhà nước chọn
cho tổ chức thực hiện thí điểm bản dự thảo Điều lệ BHXH đối với lao động ngoài
quốc doanh.
Công ty BHXH đối với lao động ngoài quốc doanh được thành lập theo
Quyết định 79/QĐ-UB ngày 09 tháng 01 năm 1990 của UBND Thành phố Hà Nội
đặt trực thuộc Sở Lao động - Thương binh Xã hội, trụ sở đặt tại 22 Lý Thái Tổ,
quận Hoàn Kiếm. Ngay từ khi thành lập, Thành uỷ, UBND Thành phố Hà Nội đã
xác định lấy việc nghiên cứu ứng dụng đổi mới đảm bảo BHXH cho phù hợp với
cơ chế kinh tế nhiều thành phần là chủ yếu. Việc áp dụng dự thảo Điều lệ BHXH
đối với người lao động ngoài quốc doanh chỉ mang tính thử nghiệm, thực hiện thí


điểm. Kết quả nghiên cứu có tính khả thi, đã được Bộ lao động - Thương binh và
Xã hội và UBND Thành phố Hà Nội cho phép ứng dụng trên toàn địa bàn.
- Sau khi xem xét kết quả nghiên cứu của Công ty BHXH đối với lao động
ngoài quốc doanh Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1992 Uỷ ban nhân dân Thành
phố Hà Nội đã ký Quyết định số 2645/QĐ- UB cho phép thành lập BHXH Hà Nội
trên cơ sở Công ty BHXH đối với người lao động ngoài quốc doanh Hà Nội và
phần sự nghiệp bb đối với công nhân viên chức Nhà nước do Sở Lao động và
Thương binh xã hội quản lý, trụ sở chuyển về 72 Triệu Việt Vương- Quận Hai Bà
Trưng.
Như vậy, tại Hà Nội sự nghiệp BHXH thuộc ngành Lao động - Thương binh
xã hội đã được tập trung vào một mối, một tổ chức. Đây là thời điểm đột phá có
tính chất quyết định cho cả quá trình nghiên cứu và đổi mới các bước tiếp theo
đồng thời xác lập mô hình tổ chức thống nhất BHXH trong quốc doanh và ngoài
quốc doanh. Đó là một cơ sở quan trọng tạo tiền đề, tạo thuận lợi cho việc nghiên
cứu, tổ chức triển khai thực hiện Nghị định 43/CP ngày 22 tháng 06 năm1993 của
Chính phủ, với nội dung đổi mới sự nghiệp BHXH theo hướng tập trung thống
nhất vào một đầu mối. Đây cũng là thời kỳ ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học
vào thực tiễn, đi đôi với tiếp tục nghiên cứu đổi mới cơ chế hoạt động BHXH theo
hướng công khai, dân chủ, công bằng xã hội.
+ Từ tháng 06 năm 1995 BHXH Thành phố Hà Nội được thành lập theo Nghị
định 19/CP ngày 16 tháng12 năm 1995 của Chính phủ trên cơ sở BHXH Hà Nội
tiếp nhận thêm cả phần sự nghiệp BHXH từ Liên đoàn Lao động chuyển sang, và
nhiệm vụ thu BHXH từ ngành Tài chính và Thuế chuyển sang. BHXH Thành phố
Hà Nội trực thuộc BHXH Việt Nam.
Từ đây triển khai thực hiện BHXH theo quy định của Luật lao động trên cơ
sở Điều lệ bảo hiểm xã hội mới ban hành, đồng thời tiếp tục nghiên cứu đổi mới
nhằm hoàn thiện cơ chế hoạt động bảo hiểm xã hội đáp ứng yêu cầu thu, chi bảo
hiểm xã hội đúng, đủ kịp thời, an toàn; xây dựng mối quan hệ ba bên người lao
động , người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện bình đẳng,
công khai, công bằng xã hội theo nguyên tắc có đóng bảo hiểm xã hội mới được

hưởng quyền lợi về bảo hiểm xã hội.
Đến nay, Hà Nội là địa phương đi đầu trong cả nước về việc thống nhất sự
nghiệp bảo hiểm xã hội vào một mối, với 12 quận, huyện, 228 phường, xã, có
4.700 cơ quan đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội với trên 650.000 người được bảo
hiểm xã hội trong đó trên 420.000 đang tham gia đóng và hưởng bảo hiểm xã hội;
230.000 người hưởng hưu trí hoặc trợ cấp hàng tháng.
Thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp, đảm bảo an toàn kịp thời, đúng đối
tượng được hưởng, trước ngày 10 hàng tháng.
2. Cơ cấu tổ chức của BHXH Thành phố Hà Nội
BHXH Thành phố Hà Nội cũng như các cơ quan BHXH khác mang tính
nhân văn sâu sắc, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, vì vậy, cơ cấu tổ chức và
hoạt động mang những nét riêng biệt. Cũng như các ngành, lĩnh vực khác thì ngành
BHXH cũng có những thay đổi cơ cấu hoạt động trong các thời kỳ sao cho phù hợp
với điều kiện kinh tế xã hội trong từng thời kỳ đó, BHXH Thành phố Hà Nội cũng
không nằm ngoài quy luật đó. Từ khi được thành lập đến nay, BHXH Thành phố
Hà Nội cũng đã ba lần thay đổi cơ cấu tổ chức hoạt động của mình. Cơ cấu tổ chức
của BHXH Thành phố Hà Nội qua các giai đoạn phát triển được thể hiện qua sơ đồ
sau:
SƠ ĐỒ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH
PHỐ HÀ NỘI 1990 - 1995
BHXH
THUÔC LIÊN ĐOÀN LĐ THU VÀ CHI TRẢ 3 CHẾ ĐỘ : TC ỐM ĐAU, THAI SẢN VÀ TNLĐ-BNN
BHXH THUỘC NGÀNH LĐ - TBXH QUẢN LÝ
BHXH TRONG KHU VỰC NN QUẢN LÝ. PHÒNG BHXH THỰC HIỆN HAI CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ, MSLĐ VÀ TỬ TUẤT
Công ty BHXH đối với lao động ngo i QDà
1990-1992.Trụ sở: 22 Lý Thái Tổ
BHXH H Nà ội(1993-1995)
Thuộc sở LĐ - TBXH Hà Nội thống nhất trong quốc doanh và ngoài quốc
doanh vào một đầu mối. Thực hiện 3 chế độ: hưu trí, MSLĐ, tử tuất, 6 phòng
nghiệp vụ: Trụ sở 72 Triệu Việt Vương

Phòng nghiệp vụ thu BHXH
Phòng nghiệp vụ BHXH
PHÒNG KẾ HOẠCH TÀI VỤ
Phòng hồ sơ
Phòng vi tính
VĂN PHÒNG
Từ năm 1995 thực hiện Nghị định 19/CP ng y 16 tháng 2 nà ăm 1995 của Chính phủ th nh là ập BHXH
Việt Nam
BHXH TH NH PHÀ Ố H NÀ Ộ I
Trực thuộc BHXH Việt Nam gồm 8 phòng nghiệp vụ v 12 BHXH Quà ận huyện
Phòng quản lý thu BHXH
Phòng quản lý CĐ chính sách
Phòng máy tính
Phòng kế hoạch T i và ụ
Phòng quản lý hồ sơ
Phòng cấp sổ BHXH
Phòng kiểm tra
Phòng tổ chức hành chính
BẢO HIỂM XÃ HỘI QUẬN
BẢO HIỂM XÃ HỘI HUYỆN
Hai B Trà ưng
Ba Đình
Tây Hồ
Thanh Xuân
Đống Đa
Cầu Giấy
Gia Lân
Đông Anh
Thanh Trì
Sóc Sơn

Từ Liêm
Dưới đây là chức năng cụ thể của từng phòng ban tại trụ sở của BHXH Thành
phố Hà Nội:
Ho nà
Kiếm
- Phòng quản lý thu BHXH: có chức năng theo dõi việc đóng BHXH của các
cơ quan đơn vị thuộc diện bắt buộc phải đóng BHXH trên địa bàn thành phố cũng
như tự nguyện đóng BHXH cho nhân viên của họ. Hàng tháng, hàng quý phòng tổ
chức tập hợp số liệu đối chiếu thu BHXH của các cơ quan BHXH các quận huyện
để phát hiện ra những đơn vị chậm đóng hoặc cố tình không đóng BHXH từ đó đề
ra các biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng đôn đốc họ trong việc nộp
BHXH.
- Phòng quản lý chế độ chính sách: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ, và lập các giấy
tờ liên quan, cần thiết cho việc chi trả các chế độ, các loại trợ cấp cho các đối
tượng.
- Phòng quản lý hồ sơ: Duy trì hồ sơ gốc của người lao động, trên cơ sở
những tài liệu này mà công tác thanh tra, kiểm tra, tìm kiếm, sao chụp cũng như rút
hồ sơ được tiến hành nhanh chóng.
- Phòng kế hoạch tài vụ: Bộ phận đánh giá các kết quả đã đạt được và những
khó khăn tồn tại cần tháo gỡ, xây dựng các phương án, kế hoạch, phương hướng
phát triển cho từng giai đoạn, thời kỳ. Ngoài ra, còn tiếp nhận ngân sách và các
nguồn kinh phí khác cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đảm bảo cấp kịp thời đầy đủ
các khoản chi phí cần thiết cho việc chi trả các chế độ chính sách tại các quận,
huyện...
- Phòng kiểm tra: Tiến hành các đợt thanh tra, kiểm tra các công tác đề ra của
BHXH Việt Nam và BHXH Thành phố Hà Nội...
- Phòng tổ chức hành chính: Quản lý nhân sự trong cơ quan và tiến hành mua
sắm thêm trang thiết bị.
- Phòng cấp sổ BHXH: Tập hợp các tờ khai cấp sổ BHXH của người lao động
đăng ký tại cơ quan BHXH các quận, huyện sau đó tiến hành kiểm tử tuất tính

chính xác của tờ khai và tiến hành cấp sổ BHXH cho người lao động, đồng thời
tiến hành lập hồ sơ theo dõi sự biến động của số lượng người lao động đã được cấp
sổ,...
- Phòng máy tính:
Tiến hành điều tra, nghiên cứu các phần mềm chuyên dụng trong quản lý của
cơ quan BHXH, xây dựng kế hoạch cung cấp các trang thiết bị máy tính cho các cơ
quan BHXH các quận, huyện. Bộ phận này cũng tiến hành đào tạo hướng dẫn sử
dụng các phần mềm cho người trực tiếp phụ trách công tác này tại các quận,
huyện.
3. Thực trạng hoạt động của BHXH Thành phố Hà Nội trong những năm
qua
3.1. Những kết quả đạt được
a. Về thu BHXH:
Hà Nội có hơn 650.000 đăng ký danh sách đóng BHXH với mức thu trên 692
tỷ đồng/năm( số liệu 2001) trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm 1/4 tổng thu
toàn thành phố. Thực tế khu vực ngoài quốc doanh số người tham gia BHXH năm
sau cao hơn năm trước, song vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa tham gia BHXH,
chủ yếu là doanh nghiệp có sử dụng 10 lao động trở lên.
Hà Nội thực hiện thu BHXH tập trung vào 1 khoản thu nên kết quả thu đến
đâu chuyển ngay lên quỹ BHXH Việt Nam, đảm bảo tuyệt đối an toàn nguồn thu
BHXH. BHXH các quận, huyện làm nhiệm vụ theo dõi đôn đốc đối chiếu kết quả
thu và hướng dẫn việc ghi sổ BHXH làm cơ sở thực hiện các chế độ BHXH theo
luật định.
Số liệu cụ thể từng năm như sau:
Bảng 2: Số người đăng ký đóng BHXH và số thu BHXH qua các năm
Năm Tổng số
người
Tổng số tiền
(tỷ đồng)
Riêng khu vực ngoài quốc

doanh
Số người Số tiến(tỷ)
Trước tháng
6 năm 1995
15.497 12 12,094
6 tháng cuối
năm 1995
258.738 99 15.986 21,005
1996 319.717 287 16.763 34,460
1997 316.845 382 19.703 70,000
1998 368.308 415 23.648 97,939
1999 381.632 456 26.838 121,800
2000 415.852 554 36.392 135,154
2001 650.000 692
(Nguồn: BHXH Thành phố Hà Nội).
b. Về giải quyết hưởng chế độ:
BẢNG 3: SỐ LƯỢT NGƯỜI HƯỞNG CÁC LOẠI TRỢ CẤP BHXH GIAI
ĐOẠN 1995-2001
Năm Tổng số Hưu trí MSLĐ Trợ cấp
1 lần
Tuất TNLĐ
BNN
1995 4.060 3.158 1.902
1996 8.475 3.262 3.045 1.952 216
1997 9.992 3.331 3.003 3.390 238
1998 14.319 4.274 6.336 3.539 179
1999 18.000 6.000 7.500 4.200 300
2000 20400 7000 8300 5100 450
2001 23700 8945 9247 5210 537
Nhìn chung, việc giải quyết chế độ hưởng BHXH theo quy định người có

đóng mới có hưởng thuận lợi hơn trước, nhất là khi Hà Nội thực hiện giải quyết
theo quy trình khép kín, tập trung vào một đầu mối, đảm bảo kịp thời, an toàn,
công khai và công bằng, tạo mối quan hệ ràng buộc với nhau giữa các phần nghiệp
vụ, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ mật thiết đoàn kết, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Bảng 4: Chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng
Năm Tổng số tiền Chia ra
(tỷ đồng) Nguồn ngân sách Nguồn quỹ
BHXH
1996 642,297 622,755 39,452
1997 778,003 704,983 73,050
1998 797,443 619,870 105,576
1999 818,831 696,259 122,571
2000 1.030,264 843,457 186,807
2001 1.643,254 1.412,356 230,898
(Nguồn: BHXH Thành Phố Hà Nội)
d. Thực hiện cấp sổ BHXH:
Quá trình thực hiện cấp sổ BHXH có sự phân công, phân cấp và phối hợp
giữa BHXH với Liên đoàn lao động thành phố, giữa thành phố với quận, huyện;
giữa BHXH với cơ quan đơn vị sử dụng lao động, giữa chủ sử dụng lao động với
công đoàn nên mọi vướng mắc được tháo gỡ, thực hiện đúng quy định.
3.2. Những khó khăn, tồn tại
- Văn bản của Nhà nước quy định về BHXH( Nghị định 12/CP ) mới chỉ quy
số đối tượng bắt buộc phải tham gia BHXH mà chưa bắt buộc mọi người lao động.
Do đó số lượng người ở Hà Nội tham gia BHXH còn thấp chỉ mới tập trung ở các
cơ quan đơn vị của Nhà nước và các cơ quan Đảng. Đặc biệt là số lượng lao động
làm việc trong khu vực ngoài quốc doanh tham gia BHXH còn thấp. Có thể do:
+ Về phía người lao động: Chưa có nhận thức đúng và đầy đủ về nghĩa vụ và
quyền lợi khi tham gia BHXH hoặc có nhận thức đủ nhưng không giám đòi hỏi
quyền lợi vì sợ bị ảnh hưởng đến công việc hoặc không muốn đóng vì thu nhập quá
thấp.

+ Về phía người sử dụng lao động: Có thể do gặp khó khăn trong công việc
kinh doanh, tài chính hạn hẹp hoặc không muốn trích 15% quỹ lương đóng BHXH
cho người lao động mà để hỗ trợ sản xuất, cắt giảm chi phí,... Do đó, quyền lợi của
người lao động không được đảm bảo, tình trạng trốn tránh đóng hoặc nợ đọng
BHXH xảy ra thường xuyên.
- Số thu không đủ yêu cầu chi trả cho các chế độ BHXH do đó tỷ lệ chi trả từ
nguồn quỹ BHXH so với ngân sách Nhà nước còn rất nhỏ.
- Các chế độ quy định tại NĐ 12/CP còn nhiều điểm bất cập chưa đầy đủ và
hợp lý.
- Thủ tục chi trả đòi hỏi nhiều các loại giấy tờ đặc biệt là chế độ tuất và cả
những giấy tờ đã cấp từ thời chiến tranh
Nhìn chung, đứng trước những khó khăn, tồn tại nhưng BHXH Hà Nội đạt
được thành tích đáng khâm phục. Với những thành tích đáng khâm phục. Với
những thành tích đó, BHXH Thành phố Hà Nội đã được Nhà nước tặng huân
chương lao động hạng ba, chính phủ tặng cờ thường thi đua xuất sắc và bằng khen,
UBND Thành phố tặng giải thưởng Thăng long về công trình nghiên cứu đổi mới
sự nghiệp bảo hiểm xã hội giai đoạn 1991-1995 cũng nhiều bằng khen của các bộ,
ngành Trung ương và Hà Nội.
II. TỔ CHỨC BHXH QUẬN ĐỐNG ĐA
a. Tổ chức bộ máy và hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
*. Chức năng, nhiệm vụ
Quận Đống Đa là một trong những quận tập trung nhiều khu công nghiệp
lớn, khu dân cư đông đảo và đang trên đà đô thị hoá của Thành phố Hà Nội. Với
địa bàn rộng, trên 36 vạn dân và được chia thành 26 phường do đó để đảm bảo
quyền lợi cho người lao động và đưa BHXH vào cuộc sống, ngày 12 tháng 07 năm
1995 Quyết định 01 của Giám đốc BHXH thành phố Hà Nội quyết định thành lập
BHXH quận Đống Đa. BHXH quận Đống Đa trực thuộc BHXH Thành phố Hà
Nội, thực hiện nhiệm vụ do BHXH Thành phó giao cho, cụ thể:
- Hướng dẫn, theo dõi đôn đốc các cơ quan đơn vị trên lãnh thổ quận. Lập danh
sách lao động thuộc diện áp dụng loại hình BHXH bắt buộc để thực hiện đóng

BHXH theo Luật định.
Hàng tháng phải nắm được danh sách, số lượng công nhân viên chức trước đây
trong biên chế, hợp đồng dài hạn tham gia đóng BHXH.
- Tổ chức, triển khai thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp theo Điều lề BHXH quy định.
- Tổ chức theo dõi di biến động trong cơ quan đơn vị về người đóng, hưởng
BHXH.
Hàng tháng đơn vị làm phiếu báo tăng giảm mức đóng BHXH so với danh sách
đăng ký đóng BHXH để kịp thời điều chỉnh đến từng người lao động.
- Tổ chức tiếp nhận người đến đăng ký hưởng BHXH, làm thủ tục di chuyển đi nơi
khác theo quyết định của BHXH.
- Tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp mất sức, các chính sách xã hội đảm bảo an
toàn đúng đối tượng.
- Lập dự toán, thanh quyết toán trợ cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Kiểm
toán Nhà nước.
- Quản lý lưu trữ hồ sơ, khai thác danh sách đóng BHXH.
- Thực hiện chế độ tử tuất đối với người hưởng hưu trí hoặc đi công tác theo quy
định của Nhà nước ban hành.
- Thanh tra xác minh các đơn thư khiếu nại, có kết luận kịp thời trước khi đối
tượng yêu cầu.
- Thực hiện điều chỉnh lương hưu và trợ cấp theo quy định của Nhà nước và hướng
dẫn của BHXH cấp trên.
- Quản lý cán bộ, tài sản, quỹ lương và kinh phí hoạt động thuộc BHXH quận.
Để thực hiện 11 nhiệm vụ được BHXH Thành phố Hà Nội giao cho, cơ quan
BHXH quận Đống Đa phân chia thành 4 phòng nghiệp vụ để thực hiện chức năng
một cách cụ thể. Mỗi bộ phận có một chức năng và nhiệm vụ riêng. Làm tốt nhiệm
vụ đó có nghĩa là hoàn thành nhiệm vụ của BHXH Thành phố đề ra.
b. Cơ cấu tổ chức của cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa:
Cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa chia thành các bộ phận sau:
*. Bộ phận thu và cấp sổ bảo hiểm:

Để thực hiện chỉ tiêu thu năm sau cao hơn năm trước, giải quyết tình trạng nợ
đọng bảo hiểm xã hội và đốc thu theo đúng kế hoạch, thu đủ, chính xác, cơ quan
bảo hiểm xã hội quận Đống Đa chủ trương phân chia mỗi cán bộ được giao quản lý
công tác đốc thu ở một vài phường nhất định. Mỗi cán bộ trực tiếp làm việc với các
đơn vị sử dụng lao động, gặp gỡ cán bộ phụ trách công tác bảo hiểm xã hội ở đơn
vị đó, hướng dẫn đôn đốc, theo dõi ghi chép kết quả đóng bảo hiểm xã hội, đồng
thời xác nhận để thanh toán hai chế độ ốm đau, thai sản và hướng dẫn đơn vị viết
tờ khai cấp sổ bảo hiểm, đối chiếu tờ khai cấp sổ với hồ sơ gốc để thực hiện việc
cấp sổ bảo hiểm xã hội. Kể từ tháng 09 năm 1996 thì cơ quan đã thực hiện việc cấp
sổ cho 97 - 98% số tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 01 năm 1995 trở về
trước.
*. Bộ phận chính sách.
Để thực hiện được chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động một cách
kịp thời, nhanh chóng, cơ quan bảo hiểm xã hội quận giao cho 2 cán bộ phụ trách
làm nhiệm vụ:
+ Tiếp nhận chuyển đến, chuyển đi các cán bộ hưu trí, mất sức lao động.
+ Thanh toán chế độ mai táng phí và giải quyết chế độ tuất.
*. Bộ phận kế toán tài vụ.
Vào sáng thứ hai, thứ tư và thứ sáu hàng tuần, bộ phận kế toán tài vụ làm
nhiệm vụ trực tiếp chi trả tiền lương và chính sách xã hội của đối tượng chưa lĩnh,
thanh toán mai táng phí, lập chứng từ chi trả trực tiếp chế độ ốm đau, tai nạn lao
động. Ngoài ra, bộ phận còn xây dựng nhiệm vụ kế hoạch với cấp trên và với kho
bạc Nhà nước, cuối cùng thực hiện thanh quyết toán với bảo hiểm xã hội cấp trên.
*. Bộ phận lưu trữ hồ sơ
Việc bảo quản lưu trữ hồ sơ cho người lao động là công việc hết sức quan
trọng trong công tác quản lý của ngành, do đó ở bộ phận này, cơ quan bảo hiểm xã
hội quận giao cho công tác quản lý về:
+ Quản lý về mặt hồ sơ của cán bộ hưu trí - mất sức, tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp: thực hiện cập nhật theo danh sách chi trả của công tác chi trả.
+ Quản lý về mặt chứng từ chi trả.

+ Quản lý về hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ công nhân viên chức.
+ Tổ chức khai thác hồ sơ để phục vụ cho các nhiệm vụ khi có yêu cầu như:
cần xét khen thưởng huân chương phải có xác nhận năm công tác từ hồ sơ hoặc
xác nhận năm công tác của Nhà nước, giải quyết quyền lợi của cán bộ lão thành
cách mạng khi họ bị mất hồ sơ ...
Vậy mỗi bộ phận ở cơ quan bảo hiểm xã hội quận Đống Đa đều thực hiện tốt
các nhiệm vụ được giao theo chức năng của bộ phận mình nhưng giữa các bộ phận
luôn có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau. Quyền và lợi ích của người lao
động( được đảm bảo ) về các chính sách bảo hiểm xã hội được đảm bảo kịp thời,
nhanh chóng. Trong thời gian qua bảo hiểm xã hội quận Đống Đa thực thi hoàn
thành các chỉ tiêu đề ra, đây là một cố gắng lớn của toàn bộ các cán bộ trong cơ
quan bảo hiểm xã hội quận.
c. Một số kết quả thu được trong các mặt hoạt động của BHXH quận Đống Đa
trong thời gian qua.
Phát huy thành tích và kết quả đạt được của các năm trước phấn đấu hoàn
thành chương trình chỉ tiêu nhiệm vụ được BHXH Thành phố giao cho, BHXH
quận Đống Đa đã tiến hành tổ chức , chỉ đạo, quản lý, biện pháp tháo gỡ khó khăn
hoàn thành nhiệm vụ của ngành. Kết quả đạt được như sau:
*. Về công tác đốc thu và thu BHXH
Để đạt được mục tiêu thu quỹ đầy đủ, kịp thời và đúng luật cho các đối tượng
thuộc diện đóng BHXH bắt buộc và thực hiện chính sách công bằng thì việc đối
chiếu xác định số lượng lao động, quỹ tiền lương của từng cơ sở theo từng tháng
tren địa bàn quận là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
Với các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện của BHXH Đống Đa, từ tháng
10 năm 1995 đến tháng 12 năm 2001 đã thu được 390 tỷ đồng, trong đó năm 2001
đã thu được 86 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2000. Số lượng cơ sở tham gia đóng
BHXH cho người lao động tăng lên (từ 18 đơn vị năm 1998, đến nay đã tăng lên
140 đơn vị). Vì vậy chỉ tiêu thu BHXH quận ngày càng tăng lên, cụ thể năm 2002
dự kiến thu BHXH sẽ là 92,1 tỷ đồng.
Bảng 5: Kết quả cụ thể các khối

Khối Số đơn vị Tổng số lao động
DN Trung ương
218 29.763
Dn thành phố 65 25.761
Dn quận 6 266
Hc - sn trung ương 118 12.734
Hc - sn thành phố 38 2.259
Hc sn quận 102 3.318
Cty tnhh 111 2.138
Khối tư thục 8 208
Khối phường 21 120
Tổng cộng 638 59.157
(Nguồn: BHXH Quận Đống Đa)
Từ hình thức biện pháp tổ chức chỉ đạo của BHXH quận Đống Đa với sự
quan tâm tạo điều kiện của các cấp lãnh đạo từ cơ sở đến quận, thành phố, kết hợp
với hệ thống thông tin tuyên truyền đại chúng mà nhận thức về BHXH tại các đơn
vị, cơ quan được nâng cao hơn, việc kiện toàn củng cố hồ sơ, danh sách người lao
động ở từng đơn vị được kiện toàn việc trích đóng quỹ BHXH hàng tháng, hàng
quý được đầy đủ, việc đối chiếu số thu BHXH với số lao động, quỹ tiền lương từng
tháng giữa BHXH quận và cán bộ nghiệp vụ cơ sở đã đi vào nền nếp hơn.
Tính đến tháng 12 năm 2001:
+ Số cơ sở chưa đối chiếu năm 2001 còn 60 đơn vị.
+ Số đơn vị còn nợ đọng quỹ BHXH từ 6 tháng trở lên là 10 đơn vị.
*. Công tác cấp sổ BHXH

×