Tải bản đầy đủ (.docx) (156 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần docimecxo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (585.78 KB, 156 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ QUỐC DÂN ****

NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO
Chun ngành: Kế tốn, kiểm tốn và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS Bùi Văn Dương

HÀ NỘI - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài “Phân tích báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần
Docimecxo” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của PGS TS.
Bùi Văn Dương.
Các số liệu, kết quả nêu trong bài viết là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2013
Tác giả

Nguyễn Thị Mỹ Trinh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài luận văn và kết thúc khóa học, với tình cảm chân thành, tơi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã tạo


điều kiện cho tơi có mơi trường học tập tốt trong suốt thời gian tôi học tập nghiên cứu
tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tồn thể các thầy cơ trong Viện Kế toán – Kiểm toán,
đặc biệt là PGS TS. Bùi Văn Dương đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và trực
tiếp hướng dẫn tơi hồn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới Cơng ty Cổ phần Docimexco, đã giúp
đỡ tạo điều kiện để tơi hồn thành đề cơng trình nghiên cứu này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đối với Khoa Sau đại học - Hội đồng Khoa học và
Đào tạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, các thầy cô giáo tham gia quản lý,
giảng dạy và tư vấn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp
này.
Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cơ giáo, các bạn đồng nghiệp để
cơng trình nghiên cứu tiếp được hoàn thiện hơn.
TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Mỹ Trinh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU....................................................... 1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1


1.2

Tổng quan về các đề tài nghiên cứu................................................................... 3

1.3

Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................... 4

1.4

Các câu hỏi nghiên cứu.............................................................................................. 4

1.5

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu............................................ 5

1.6

Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 5

1.7

Ý nghĩa đề tài nghiên cứu.......................................................................................... 5

1.8

Kết cấu đề tài nghiên cứu........................................................................................... 6

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO

CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 7
2.1

Khái niệm và ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính........................ 7

2.1.1

Khái niệm báo cáo tài chính............................................................................................. 7

2.1.2

Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính............................................................................... 7

2.2

Nguồn dữ liệu phân tích.............................................................................................. 9

2.2.1.

Các dữ liệu bên ngồi doanh nghiệp............................................................................. 9

2.2.1.

Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp.................................................................................. 10

2.3.

Phương pháp phân tích hệ thống báo cáo tài chính............................12

2.3.1.


Phương pháp so sánh....................................................................................................... 12

2.3.2

Phương pháp loại trừ........................................................................................................ 14

2.3.3

Phương pháp liên hệ cân đối.......................................................................................... 15

2.3.4

Phương pháp Dupont........................................................................................................ 16

2.3.5

Phương pháp đồ thị........................................................................................................... 17


2.4.

Nội dung phân tích báo cáo tài chính............................................................ 17

2.4.1.

Đánh giá khái qt tình hình tài chính....................................................................... 17

2.4.2


Phân tích cấu trúc tài chính............................................................................................ 25

2.4.3.

Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn................................................................ 27

2.4.4.

Phân tích hiệu quả kinh doanh...................................................................................... 28

2.4.5

Phân tích rủi ro tài chính................................................................................................. 33

Kết luận chương 2.......................................................................................................................... 36
Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG
TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO

37

3.1.

Tổng quan về Công ty Cổ phần Docimexco............................................... 37

3.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển................................................................................... 37

3.1.2.


Ngành nghề và địa bàn kinh doanh............................................................................. 40

3.1.3.

Định hướng phát triển...................................................................................................... 41

3.1.4

Tổ chức bộ máy quản lý.................................................................................................. 42

3.1.5

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán áp dụng...................... 46

3.2.

Nguồn dữ liệu phân tích........................................................................................... 49

3.3

Phương pháp phân tích............................................................................................ 50

3.4.

Phân tích thực trạng báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần Docimexco
51

3.4.1.

Đánh giá khái qt tình hình tài chính....................................................................... 51


3.4.2.

Phân tích cấu trúc tài chính............................................................................................ 60

3.4.3.

Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn................................................................ 71

3.4.4.

Phân tích hiệu quả kinh doanh...................................................................................... 76

3.4.5.

Phân tích rủi ro tài chính................................................................................................. 86

Kết luận chương 3.......................................................................................................................... 87
Chương 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP, KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1.

88

Kết quả nghiên cứu phân tích báo cáo tài chính cơng ty cổ phần

Docimexco 88
4.1.1

Những điểm mạnh tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh........................88



4.1.2

Những điểm yếu về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh......................90

4.2

Các giải pháp nâng cao tình trạng tài chính và hiệu quả hoạt động

cho cơng ty cổ phần Docimexco

93

4.2.1

Cải thiện tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn........................................ 93

4.2.2

Nâng cao mức độ tự chủ tài chính............................................................................... 94

4.2.3

Nâng cao hiệu quả kinh doanh...................................................................................... 95

4.2.5

Nâng cao chất lượng công tác quản lý..................................................................... 103


4.3

Kiến nghị.......................................................................................................................... 104

4.3.1

Về phía nhà nước............................................................................................................. 104

4.3.2

Đối với những đối tượng khác.................................................................................... 105

4.4

Hạn chế của đề tài....................................................................................................... 105

Kết luận chương 4....................................................................................................................... 107
KẾT LUẬN........................................................................................................................................ 108
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 110
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 111


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐKTHN

:Bảng cân đối kế toán hợp nhất

BCKQHĐKDHN

:Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất


BCLCTT

: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BCTC

:Báo cáo tài chính

DTT

:Doanh thu thuần

LNTT

:Lợi nhuận trước thuế

LNST

:Lợi nhuận sau thuế

NV

:Nguồn vốn

ROA

:Sức sinh lợi tổng tài sản

ROE


:Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

TSNH

:Tài sản ngắn hạn

TSDH

:Tài sản dài hạn

TS

:Tài sản

VCSH

:Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn
Bảng 3.2 Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính
Bảng 3.3 Đánh giá khái quát khả năng thanh toán
Bảng 3.4 Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi
Bảng 3.5 Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 3.6 Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Bảng 3.7 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Bảng 3.8 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn
Bảng 3.9 Phân tích khả năng thanh tốn thơng qua báo cáo lưu chuyển tiền

tệ Bảng 3.10 Tỷ trọng các dòng tiền qua các năm
Bảng 3.11 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Bảng 3.12 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản theo mơ hình tài chính
Dupont Bảng 3.13 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 3.14 Phân tích hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu theo mơ hình
Dupont Bảng 3.15 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 3.16 Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
Biểu đồ 3.1 Biến động của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 3.1 Bảng cân đối kế toán hợp nhất giai đoạn 2010 – 2012
Phụ lục 3.2 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất giai đoạn 2010 – 2012
Phụ lục 3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất giai đoạn 2010 - 2012

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 3.2 Sơ đồ bộ máy kế toán


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ****

NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

CƠNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO
Chun ngành: Kế tốn, kiểm tốn và phân tích

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ

HÀ NỘI - 2013


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1.2 Tổng quan các cơng trình nghiên nghiên cứu
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.8 Kết cấu của đề tài nghiên cứu
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm báo cáo tài chính và ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
Trong phần 2.1, tác giả trình bày những kiến thức cơ bản về khái niệm báo cáo
tài chính, đồng thời tác giả cũng nêu ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính.
2.2 Nguồn dữ liệu phân tích
Nhà phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết
minh thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho việc ra quyết định tài

chính. Nó bao gồm cả những dữ liệu nội bộ doanh nghiệp đến những thơng tin bên
ngồi như các thơng tin liên quan đến mơi trường kinh tế nói chung, các dữ liệu liên
quan đến ngành.
2.2.1. Các dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp
Các dữ liệu liên quan đến môi trường kinh tế chung
Các dữ liệu liên quan đến ngành
2.2.1. Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp


ii

Các dữ liệu nội bộ doanh nghiệp bao gồm hệ thống các báo cáo tài chính, báo cáo
kiểm tốn, thơng tin từ hệ thống kiểm sốt nội bộ và thơng tin quản lý khác, … trong
đó hệ thống các báo cáo tài chính doanh nghiệp là những nguồn dữ liệu đặc biệt quan
trọng. Theo qui định hiện nay hệ thống báo cáo tài chính gồm 4 biểu sau:Bảng cân đối
kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ,
Thuyết minh báo cáo tài chính
2.3 Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Trong phần 2.3, tác giả trình bày những kiến thức cơ bản về các phương pháp phân
tích báo cáo tài chính như: Phương pháp so sánh, Phương pháp loại trừ, Phương pháp
liên hệ cân đối, Phương pháp Dupont, Phương pháp đồ thị.
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính
Phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm cung cấp cho các
đối tương quan tâm có cái nhìn tổng quan về bức tranh tài chính đã xãy ra. Phần này
tác giả đã trình bày những nội dung sau:
-

Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn


-

Đánh giá khái quát mứ độ độc lập tài chính

-

Đánh giá khái quát khả năng thanh tốn

-

Đánh giá khái qt khả năng sinh lợi

2.4.2 Phân tích cấu trúc tài chính
Phân tích cấu trúc tài chính về bản chất là phân tích cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn
vốn và mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn; bởi vì cơ cấu tài sản phản ánh hiệu quả
sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn, cịn mối quan hệ
giữa tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn của doanh nghiệp.
2.4.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán
Như đã biết khả năng thanh toán cho biết năng lực tài chính trước mắt và lâu dài
của doanh nghiệp. Mặt khác khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn đề cặp đến
khả năng thanh khoản của tài sản. Tính thanh khoản phản ánh khả năng chuyển đổi của
tài sản thành tiền mặt phải mất bao nhiêu thời gian và chi phí.


iii

Khi đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận và tùy
theo những mục tiêu khác nhau, tác giả trình bày theo hai cách tiếp cận:
-


Đánh giá khả năng thanh tốn thơng qua số liệu trên bảng cân đối kế toán

-

Đánh giá khả năng thanh tốn thơng qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử dụng và tận
dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong
quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất.
Trên cơ sở đó, khi phân tích hiệu quả kinh doanh tác giả phân tích các nội dung
sau: Phân tích hiệu qủa sử dụng tài sản, hiệu qủa sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu quả
sử dụng chi phí.
2.4.5 Phân tích rủi ro tài chính
Phân tích rủi ro tài chính giúp đánh giá, dự báo được rủi ro, trên cơ sở đó có biện
pháp quản lý rủi ro, hạn chế thấp nhất những thiệt hại, tổn thất nếu rủi ro xảy ra. Tác
giả đã trình bày phân tích rủi ro tài chính với hai nội dung sau:
-

Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với rủi ro thanh tốn

-

Phân tích rủi ro tài chính trong mối quan hệ với hiệu quả kinh doanh

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CƠNG TY CỔ
PHẦN DOCIMEXCO
3.1.Tổng quan về cơng ty cổ phần Docimexco [9]

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần DOCIMEXCO thành lập từ ngày 06/07/2007 do sự cổ phần
hóa Cơng ty Thương nghiệp Xuất nhập khẩu Đồng Tháp, theo quyết định số 04/QĐUBND-TL ngày 12/0/01/2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, với giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 5103000075 ngày 06/07/2007Ngày
07/07/2007: Công ty Cổ phần Docimexco chính thức đi vào hoạt động. Vốn điều lệ ban
đầu là 88,7 tỷ đồng.


iv

3.1.2. Ngành nghề và địa bàn kinh doanh
-

Mua bán thực phẩm, lương thực, xuất khẩu lương thực, nông phẩm, thực phẩm,

chế biến đông lạnh được nhà nước cho phép, Chế biến bảo quản thủy sản và các sản
phẩm từ thủy sản, mua bán nhập khẩu phân bón,…
-

Cơng ty có các nhà máy chế biến gạo, thủy sản, phân bón… rải rác khắp các

huyện trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp, ngoài ra có văn phịng đại diện đặt tại thành phố
Hồ Chí Minh và chi nhánh cơng ty Dasco đạt tại Campuchia.
3.1.3. Định hướng phát triển
-

Phấn đấu đưa Docimexco nằm trong Top 10 các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất

Việt Nam.
-


Phấn đấu đưa Công ty cổ phần Docifish nằm trong Top 10 các nhà xuất khẩu

thủy sản (Cá tra) lớn nhất Việt Nam.
-

Phấn đấu đưa Công ty Dasco nằm trong top 5 Cty sản xuất và kinh doanh phân

bón vi sinh, hữu cơ vi sinh lớn nhất ở ĐBSCL.
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của Công ty theo mơ hình trực tuyến chức năng, đứng đầu là
Đại hội đồng cổ đông, tiếp đến là Hội đồng quản trị, tiếp đến là Tổng Giám đốc, tiếp
đó là các Phó tổng giám đốc. Cơng ty có các phịng ban: Phịng tổng hợp, Phịng tổ
chức nhân sự, Phịng Kế tốn tài chính, văn phịng đại diện Thành phố Hồ Chí Minh
chi nhánh Dociland và các chi nhánh trực thuộc công ty.
3.1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế tốn áp dụng
-

Hình thức kế tốn mà Cơng ty sử dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.

Cơng ty tổ chức bộ máy kế tốn vừa tập trung vừa phân tán. Hình thành hai khối

kế tốn tập trung ở văn phịng và kế tốn phân tán ở các chi nhánh (gọi chung là cơ sở).
-

Bộ phận kế tốn của Cơng ty có chức năng tư vấn cho Ban giám đốc những vấn

đề liên quan đến tài chính và kế tốn, có trách nhiệm tổ chức và thực hiện cơng tác kế
tốn của Cơng ty. Đứng đầu là kế toán trưởng tiếp đến là kế toán tổng hợp, Các nhân
viên kế tốn trong phịng gồm: kế tốn vốn bằng tiền, kế tốn thanh tốn, kế tốn cơng

nợ, thủ quỹ và kế toán các chi nhánh.


v

3.2. Nguồn dữ liệu phân tích
Dữ liệu được sử dụng trong phân tích là các báo cáo tài chính và các sổ kế toán.
Tuy nhiên trong số những tài liệu đó, phân tích chủ yếu trên cơ sở Bảng cân đối kế toán
hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
hợp nhất đã được kiểm toán, và kết hợp với các sổ kế tốn liên quan.
3.3 Phương pháp phân tích
Trong q trình thực hiện việc phân tích báo cáo tài chính Cơng cổ phần
Docimexco chọn hai phương pháp phân tích chủ yếu sau: phương pháp so sánh và
phương pháp loại trừ. Trong đó phương pháp so sánh là phương pháp phân tích được
sử dụng phổ biến. Đây là phương pháp mà hầu hết người làm cơng tác phân tích nào
cũng sử dụng.
3.4. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần Docimexco

Trong phần này tác giả phân tích chi tiết báo cáo tài chính Cơng ty cổ phần
Docimexco theo nhóm nội dung kinh tế, gồm:
3.4.1. Đánh giá khái qt tình hình tài chính
3.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính
3.4.3. Phân tích nhu cầu và khả năng thanh tốn
3.4.4. Phân tích hiệu quả kinh doanh
3.4.5. Phân tích rủi ro tài chính
Qua phân tích báo cáo tài chính tác giả đã đưa ra thực trạng bức tranh tài chính
của Cơng ty.
-

Những điểm mạnh của tình hình tài chính Công ty là: đã biết chủ động nâng cao


năng lực sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại;
tích cực tìm kiếm thị trường; thu hồi công nợ và vận dụng công cụ địn bẩy tài chính
hợp lý.
-

Bên cạnh những điểm mạnh đã đạt được, tình hình tài chính của Cơng ty cịn bộc

lộ một số tồn tại như: Cấu trúc tài chính của công ty chưa tối ưu; hiệu quả kinh doanh
chưa cao; cơng tác quản lý chi phí cịn nhiều bất cập.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


vi

CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN
NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
4.1. Kết quả nghiên cứu về phân tích báo cáo tài chính cơng ty cổ phần Docimexco

-

4.1.1 Những điểm mạnh về tình hình tài chính
Tính đến cuối năm 2012 tài sản công ty giảm mạnh so với đầu năm, tức từ

1.198.947.348.025 đồng xuống còn 947.180.907.275 đồng, giảm 251.766.440.750
đồng tương ứng giảm 21%. Trong đó tài sản ngắn hạn giảm 162.875.995.918 đồng với
giảm 17,58%, tài sản dàn hạn giảm 88.890.444.832 đồng giảm 33%.
-


Công ty Cổ phần Docimexco đang gặp khó khăn về tài chính, đây là thách rất

lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắt trong
hoạt động kinh doanh, nhưng với uy tín sẳn có, sự ưu đãi của Nhà nước cộng với sự
quan tâm của chính quyền đại phương và trên hết là năng lực quản lý của các cấp lãnh
đạo, Công ty Cổ phần Docimexco hồn tồn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện
những bước đột phá trên thương trường quốc tế nếu có những đường lối chiến lược,
chính sách phù hợp nhất.
4.1.2 Những điểm yếu về kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh năm 2012 lỗ 30.836.027.798 đồng, không đạt kế hoạch đề ra
lợi nhuận trước thuế là 42 tỷ đồng. So với năm 2011, lợi nhuận trước thuế đã sụt giảm
rất lớn. Việc thua lỗ kinh doanh của năm 2012 chủ yếu là do các nguyên nhân khách
quan của thị trường thủy sản, giá bán xuất khẩu giảm sâu nhưng giá thức giá thức ăn
nguyên liệu đầu vào tăng cao. Mặt khác mặt hàng phân bón vô cơ bị ảnh hưởng bởi giá
thị trường giảm mạnh nên khi nhập hàng về bán ra không kịp thời dẫn đến phải chịu lãi
vay lớn, đồng thời giảm giá bán nên ảnh hượng đến kết quả kinh doanh chung.
Kết quả kinh doanh của công ty Docimexco xét về phương diện hợp nhất không
đạt kế hoạch, do phần lớn ảnh hưởng của yếu tố thị trường, đặc biệt là những thị trường
có liên quan ngành hàng thủy sản và phân bón. Cho dù cơng ty có những lợi thế nhất
định trong việc kinh odanh mặt hàng gạo nhưng chỉ chia sẽ được phần nào rủi ro,
không thể bù đắp thiệt hại kinh doanh từ thủy sản và phân bón.


vii

4.2. Giải pháp nâng cao tình trạng tài chính và hiệu quả kinh doanh cho
Công ty Cổ phần Docimexco
Sau khi nghiên cứu và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty, dựa theo sự hiểu biết
và kiến thức của bản thân, tác giả xin đưa ra một số giải pháp khắc phục những mặt hạn
chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hiệu quả về mặt tài chính tại Cơng ty.


4.2.1 Cải thiện tình hình thanh tốn và khả năng thanh tốn
Qua phân tích cho thấy các hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng
thanh toán tức thời, hệ số thanh toán của tài sản ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán
lãi vay năm 2012 đều ở rất thấp <1. Các hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số
khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn mặc dù >1 nhưng
vào năm 2012 cũng ở mức thấp. Các chỉ tiêu này của công ty có xu hướng giảm và
đang ở mức thấp, điều đó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của cơng ty là
khơng tốt. Vì vậy cơng ty cần quan tâm hơn nửa đến việc cải thiện khả năng thanh toán
này để tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư và tổ chức tín dụng. Do đó, cơng ty cần một
cơ chế quản lý tài sản ngắn hạn hợp lý:
-

Đảm bảo lượng tiền mặt nhất định để thanh toán các khoản vay gần đến hạn. Kế

cả các khoản nợ chưa đến hạn cơng ty cũng cần đề phịng rủi ro từ phía chủ nợ cần
thanh tốn gấp nên cơng ty cũng dự trữ tiền mặt để thanh toán.
-

Dự trữ chứng khống có tính thanh khoản cao để có thể chuyển đổi thành tiền

nhanh chóng khi cần thanh tốn các khoản nợ ngắn hạn.
-

Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn, do đặc điểm

ngành phân bón – thuốc bảo vệ thực vật của cơng ty chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật
liệu, do đó phụ thuộc nhiều vào giá thị trường thế giới, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
-


Khoản phải thu phản ánh các nguồn vốn của công ty đang bị chiếm dụng do đó

phải tích cực trong việc thu hồi các khoản này là cần thiết
4.2.2 Nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của cơng ty
Các hệ số tài trợ thể hiện mức độ độc lập tài chính cũng giảm trong giai đoạn
2010 – 2012 và ở mức rất thấp <1. Đđiều này cho thấy mức độc lập tự chủ của công ty


viii

rất thấp, nguồn vốn công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu rất ít, nguồn vốn được tài
trợ chủ yếu từ nguồn vay mượn bên ngoài
Trong lĩnh vực tài chính, việc tự chủ tài chính là vấn đề mà công ty cần quan tâm,
Công ty cần cải thiện tỷ số nợ để có thể tự chủ về tình hình tài chính. Cơng ty có thể
tăng nguồn vốn đầu tư dài hạn bằng hai cách sau:
-

Phát hành trái phiếu chuyển đổi, thông thường lãi suất trái phiếu thấp hơn so với

lãi suất vay vốn và trái phiếu chuyển đổi trong tương lai sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu
trong công ty, tạo nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh nhằn nâng cao khả
năng tài trợ
-

Cơng ty có thể giảm tỷ lệ chi trả cổ tức để tăng thêm phần lợi nhuận giữ lai đầu

tư cho hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên cách này có thể gây phản cảm.
4.2.3 Nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh ROA, ROE, ROS năm 2012 của công
ty giảm mạnh. So với năm 2011, tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) giảm 110,87%, ty

suất sinh lời doanh thu (ROS) giảm thấp hơn chỉ giảm 113,95%, tỷ suất sinh lời của
vốn chủ sở hữu (ROE) giảm 112,73%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, hiệu
quả sử dụng tài sản và hiệu quả doanh thu của công ty không tốt, điều này làm ảnh
hưởng đến sự tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Thêm vào đó, tỷ suất sinh lời của giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp năm 2011 ở mức rất thấp đều <1, đến năm 2012 các chỉ tiêu này
giảm lần lượt và chủ yếu là tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp giảm xuống mức âm 1,25 và âm 0,52. Điều này dẫn đến tỷ suất sinh lời của
tổng chi phí rất thấp chỉ đạt 2% năm 2011 và giảm xuống âm 1% năm 2012 cho thấy
năm 2012 công ty đầu tư chi phí khơng mang lại lợi nhuận mà bị lỗ. Cơng ty khơng
kiểm sốt được chi phí, sử dụng chi phí khơng có hiệu quả
Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu năm 2012 giảm 112,73% so với năm 2011, trong
khi đó ROE phụ thuộc vào ba yếu tố địn bẩy tài chính, số vịng quay của tài sản và tỷ
suất sinh lợi của doanh thu thuần. Như đã phân tích ở phần trước ta thấy địn bẩy tài
chính năm 2012 tăng 17,18% và hai yếu tố số vòng quay của tài sản và tỷ suất sinh lợi


ix

của doanh thu thuần thì lần lượt giảm 22,76% và 113,95% Để nâng cao tỷ suất sinh lợi
của vốn chủ sở hữu (ROE) ta phải nâng cao tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA). Như đã
phân tích ở phần trước, tỷ suất sinh lợi tổng tài sản (ROA) giảm là do tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu (ROS) giảm và số vịng quay tài sản chậm. Do đó, để tăng tỷ suất sinh
lợi tổng tài sản ta phải:
-

Tăng số vịng quay của tổng tài sản thơng qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng

tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn.
-


Nâng cao tỷ suất sinh lợi trên doanh thu bằng cách tăng lợi nhuận sau thuế

nhưng phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó
mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm
sốt chi phí của cơng ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chính vì vậy, cơng ty cần quản lý chặt các hoạt động để nâng cao hiệu quả kinh
doanh
4.2.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản
a) Công ty phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, Cơng ty có thể thực hiện bằng
cách tăng tốc độ luân chuyển tài sản ngắn hạn, nghĩa là rút ngắn thời gian vốn nằm
trong lĩnh vực dự trữ sản xuất và lưu thông, từ đó mà giảm bớt số lượng vốn bị chiếm
dụng, tiết kiệm vốn trong luân chuyển.
b) Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn, Công ty nên chú ý một số vấn đề như

sau:
Hạn chế mua sắm những tài sản cố định chưa cần sử dụng. Vì vậy, để đảm bảo sử
dụng vốn có hiệu quả, Cơng ty chỉ nên đầu tư máy móc thiết bị cho sản phẩm mới khi
dự báo chính xác tình hình biến động của thị trường.
Giảm bớt những tài sản cố định không cần thiết, thanh lý những tài sản cố định
không cần dùng, khơng cịn được sử dụng hay cịn sử dụng nhưng lạc hậu, kém hiệu
quả; bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý; khai thác hết công suất làm việc của máy móc
thiết bị; sử dụng tiết kiệm diện tích sản xuất, giảm chi phí khấu hao.


x

4.2.3.2 Tăng doanh thu và lợi nhuận

a) Tăng doanh thu
Thực tế đã cho thấy, trong năm 2012 doanh thu của Cơng ty giảm mạnh, đó là dấu
hiệu khơng tốt khơng thấy chiều hướng phát triển của Công ty dẫn đến hiệu quả hoạt
động chưa cao cụ thể là lỗ 37.446.058.513 đồng. Mặt khác tốc độ tăng nhanh của chi
phí lưu thơng mà trong đó chủ yếu là chi phí lãi vay, chi phí bán hàng và chi phí nhân
viên quản lý... nên doanh thu khơng bù đắp được chi phí, chưa đóng góp nhiều lợi
nhuận cho cơng ty. Do vậy Công ty cần phải tăng doanh thu hơn nữa bằng cách:
-

Tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

-

Nâng cao trình độ tiếp thị, quảng cáo, chiêu dụ.

b) Tăng lợi nhuận
Khả năng tạo ra doanh thu của daonh nghiệp là những chiến lược dài hạn, quyết
định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song mục tiêu cuối cùng Cơng
ty là lợi nhuận và tối đa hố lợi nhuận. Do đó, tăng lợi nhuận là một vấn đề mà Cơng ty
cần đặt ra để giải quyết tình hình khó khăn của Công ty hiện nay.
Trong năm 2012 Công ty đã làm chưa tốt nhiệm vụ về doanh thu, lợi nhuận cũng
không đạt kết quả so với năm 2010 và năm 2011 và kết quả lỗ 37.446.058.513 đồng. Vì
vậy Cơng ty cần có biện pháp để tăng lơi nhuận. Để tăng lợi nhuận Công ty phải quán
triệt các biện pháp sau:
*

Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí

*


Nâng cao hiệu suất sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh

4.3.5 Nâng cao chất lượng cơng tác quản lý
Hồn thiện cơng tác quản lý, sắp xếp và tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao năng
lực điều hành của cán bộ quản lý thơng qua tiêu chuẩn hố trách nhiệm và nhiệm vụ.
Xây dựng kế hoạch đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý
cho đội ngũ cán bộ công nhân viên
Đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề của công nhân đồng thời mua thêm trang
thiết bị, áp dụng quy trình cơng nghệ mới tiên tiến vào quy trình sản xuất thay thế cho


xi

máy móc thiết bị đã lạc hậu để có khả năng tăng năng suất lao động… đạt chất lượng
ngày càng cao thì sản phẩm ngày càng có sức cạnh mạnh mẽ trên thị trường.
Hồn thiện cơng việc chỉ đạo sản xuất, chỉ đạo tác nghiệp sản xuất, tăng cường
kiểm tra thực hiện kế hoạch, cần có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, hợp lý.
4.3 Kiến nghị
4.3.1 Về phía Nhà nước
Đưa ra chính sách kinh tế vĩ mơ điều tiết nền kinh tế để giải quyết tốt vấn đề về
lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, ổn định giá cả, các chính sách ưu dãi thuế.
Nhà nước phải khơng ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hệ thống quy phạm
pháp luật đầy đủ, chính xác sẽ tạo ra mơi trường tốt, lành mạnh, an toàn thúc đẩy hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Nhà nước cần phải quy định rõ về nội dung đối với việc lập các báo cáo phân tích
tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị
trường chứng khoán
Nhà nước cần tổ chức cơng tác kiểm tốn, vì nó sẽ tạo ra một mơi trường tài chính
lành mạnh cho các doanh nghiệp, tạo ra một hệ thống thông tin chuẩn xác cung cấp cho
các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp.

Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung của ngành, của nền kinh tế để trên cơ sở đó
làm căn cứ, chuẩn mực đánh giá chính xác thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong
tương quan so sánh với doanh nghiệp cùng ngành, với đà phát triển kinh tế nói chung
là rất cần thiết. Đây là một việc lớn địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều bộ ngành,
các cơ quan hữu quan và sự thống nhất từ trung ương tới địa phương. Chính phủ và các
bộ ngành, tùy thuộc chức năng nhiệm vụ và quyền hạn mà có sự quan tâm, đầu tư thích
đáng về vật chất, con người... vào việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu chung này.
4.3.2 Đối với những đối tượng khác
Nền kinh tế đang trong tìn trạng suy thối, cạnh tranh khốc liệt vì thế cơng ty cổ
phần Docimexco cũng như nhiều công ty khác hoạt động kinh doanh trong ngành gặp
nhiều khó khăn. Tuy nhiên nếu Chính phủ và các cơ quan nhà nước sớm đưa ra và thực


xii

thi các chính sách vĩ mơ ổn định nền kinh tế, những chính sách tạo điều kiện thúc đẩy
sự phát triền kinh tế thì những khó khăn mà cơng ty đang gặp sẽ được tháo gỡ.
Bản thân công ty đã có những mặt mạnh và tồn tại những khuyết điểm về tình
hình tài chính và hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu, nếu công ty sớm
triển khai những cải cách, những biện pháp nhằm phát huy điểm mạnh, lợi thế công ty,
đồng thời khác phục những tồn tại tình tình hình tài chính và kết quả kinh doanh sẽ
được nâng lên rõ rệt.
Nếu những chính sách của chính phủ và những cải cách của công ty được thực
hiện thì cơng ty sẽ thu được nhiều thành cơng, tình hình tài chính ổn định. Vì thế, các
tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư nên tin tưởng và ủng hộ cơng ty cổ phần Docimexco,
điều đó giúp cho cơng ty ổn định tình hình tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh và đem lại lợi ích cho các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng.
4.4 Hạn chế của đề tài
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, cơng tác phân tích báo
cáo tài chính của tác giả tại Cơng ty cổ phần Docimexco cũng không tránh khỏi những

hạn chế nhất định cụ thể như sau:
-

Thơng tin sử dụng trong phân tích chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết

quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, nguồn thơng tin quan trọng
-

Qua phân tích thực trạng Cơng ty, tác giả đưa ra một số giải pháp mang tính khả

thi. Tuy nhiên, nếu được so sánh với các doanh nghiệp khác trong ngành hoặc khác
ngành thì cơng trình nghiên cứu sẽ có giá trị cao hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ QUỐC DÂN ****

NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CƠNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO
Chun ngành: Kế tốn, kiểm tốn và phân tích

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS Bùi Văn Dương

HÀ NỘI - 2013


1

Chương 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày
càng đa dạng và phong phú. Vấn đề cạnh tranh diễn ra với xu hướng ngày càng gay
gắt, phức tạp và quyết liệt hơn, tất yếu doanh nghiệp dù bất cứ loại hình nào cũng phải
đối mặt với những khó khăn và thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải từ phía
thị trường. Thế thì doanh nghiệp phải làm gì để tồn tại và phát triển trong mơi trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt?
Trước tình hình đó để đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển nhằm đáp
ứng theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nhà quản trị doanh nghiệp ngoài việc nắm
bắt nhu cầu thị trường cịn phải nâng cao trình độ năng lực quản lý. Đồng thời tự bản
thân doanh nghiệp phải tự hiểu rõ “tình trạng sức khỏe” của mình để có thể đưa ra
quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời nhằm đảm bảo chiến lược sản xuất kinh
doanh có hiệu quả và mang tính bền vững, và khơng có gì khác hơn phản ánh một cách
chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngồi tình hình tài chính. Có thể nói rằng tài
chính như một dịng máu chảy trong cơ thể của doanh nghiệp mà bất kỳ sự ngưng trệ
nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp bởi vì trong quá trình hoạt động từ
khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, các vấn đề nảy sinh đều liên quan đến tài chính.
Việc thường xuyên tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp nhà quản lý
doanh nghiệp thấy rõ hơn bức tranh về thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể
nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định

phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu
hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính nâng cao chất lượng hoạt động của
doanh nghiệp.
Công ty cổ phần Docimexco cũng khơng nằm ngồi đối tượng được xem xét kể
trên. Docimexco chuyên kinh doanh xuất khẩu gạo, sản phẩm nơng nghiệp và nhập
khẩu phân bón, ngun vật liệu sản xuất nơng nghiệp. Cơng ty có trụ sở tại Thành phố


2

Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, vùng đồng bằng Mê kông, Việt Nam - nơi tập trung lượng
lúa gạo lớn. Docimexco là một trong ba doanh nghiệp có quy mơ vốn và công suất lớn
trong Tỉnh Đồng Tháp về xuất khẩu gạo, liên tục trong 3 năm qua Công ty luôn nằm
trong top 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất trong cả nước, sản lượng xuất khẩu
hàng năm của chi nhánh Docifood đạt khoảng 113 nghìn tấn gạo (ngồi ra cịn có 40
ngàn tấn gạo cung cấp thị trường trong nước). Riêng công ty cổ phần Docifish là công
ty thành viên của Docimexco được các nhà nhập khẩu và phân phối đánh giá là một
trong 10 nhà máy chế biến và xuất khẩu cá tra có uy tín và chất lượng nhất. Thêm vào
đó, mặc dù mặt hàng phân bón, thuốc bão vệ thực vật của công ty DASCO (công ty
con của Docimexco) mới thâm nhập thị trường nhưng đã đạt được những thành công
bước đầu khi doanh thu liên tục tăng trưởng, từ đó Cơng ty đang phấn đấu đưa Công ty
Dasco nằm trong top 5 Cty sản xuất và kinh doanh phân vi sinh, phân hữu cơ lớn nhất
ở ĐBSCL. Chiếm đến 10% thị phần phân bón dành cho sản xuất lúa ở ĐBSCL.
Muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh công ty cần đánh giá chính
xác thực trạng tài chính và tiềm năng của cơng ty để có thể ra những quyết định đúng.
Bên cạnh đó, cơng ty có nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, các nhà cho vay,
các nhà cung cấp,… hay không cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cơng tác phân tích
báo cáo tài chính của cơng ty. Vậy “tình trạng sức khỏe” của cơng ty cổ phần
Docimexco hiện nay như thế nào? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến “sức khỏe”
của công ty?

Xuất phát từ thực tế đó, bằng những kiến thức quý báu về phân tích báo cáo tài
chính doanh nghiệp tích lũy được trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trường, cùng
thời gian tìm hiểu về Cơng ty cổ phần Docimexco, tơi đã chọn đề tài “Phân tích báo
cáo tài chính Cơng ty cổ phần Docimexco” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp và với hy vọng tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến tài chính cơng ty và đưa
ra những giải pháp hợp lý hơn cho công ty trong việc quản lý tài chính, để sử dụng tài
sản và nguồn vốn một cách có hiệu quả.


×