Chuyên đề:
Đổi mới Phương pháp dạy học
Môn Tập đọc ở Tiểu học
Người thực hiện: Lê Tin Hiệu trưởng
Trường tiểu học Quế Xuân 1
I. Phương pháp dạy học là gì?
PPDH là hoạt động dạy của Thầy và
học của trò trong sự phối hợp thống
nhất, đồng thời có sự kết hợp của
phương tiện dạy học và hình thức tổ
chức hoạt động của học sinh. Trên cơ
sở nắm vững nội dung, giáo viên có thể
vận dụng linh hoạt các phương pháp
một cách một cách nhuẫn nhuyễn để
kích thích mọi hoạt động của học sinh.
II. Quan niệm về đổi mới
phương pháp dạy học:
Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào
nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát
huy mặt tích cực của các phương pháp
truyền thống để nâng cao chất lượng
dạy học, nâng cao hiệu quả đào tạo,
góp phần đáp ứng những yêu cầu mới
của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
III. Phương pháp dạy Tập đọc phát
huy tính tích cực chủ động của học
sinh trong giờ học:
1. Các phương pháp dạy Tập đọc:
a. Phương pháp phân tích mẫu:
Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh phân tích các vật liệu
mẫu ( văn bản )để hình thành các kiến thức văn học, các kĩ
năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa đựng
trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ
đã nêu trong SGK để các em hiểu bài.
Để HS phân tích được mẫu dễ dàng, GV có thể tách các câu
hỏi, các công việc trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm
vụ nhỏ hơn.
Về hình thức tổ chức tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể, GV
có thể cho HS làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó
trình bày kết quả phân tích trước lớp.
b. Phương pháp trực quan:
GV hướng dẫn HS quan sát các tranh minh hoạ
trong bài tập đọc giúp các em hiểu thêm một số
chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài.
c. Phương pháp thực hành giao tiếp:
GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho
mỗi HS trong lớp đều được đọc ( đọc thành
tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, đọc cá nhân,
đọc theo nhóm…), được trao đổi nhận thức
riêng của mình đối với thầy cô và bạn bè.
d. Phương pháp cá thể hoá các sản phẩm
của HS:
GV chú ý đến từng HS, tôn trọng những
phát hiện và ý kiến của từng em; thận
trọng trong khi đánh giá HS, tạo điều kiện
để HS tự phát hiện và sửa chữa lỗi diễn
đạt.
e. Phương pháp cùng tham gia:
GV tổ chức cho HS cùng cộng tác thực hiện các
nhiệm vụ học tập, cùng tham gia các trò chơi
luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn luyện
kĩ năng và phát triển khả năng làm việc với cộng
đồng. Các hình thức phổ biến để thực hiện
phương pháp cùng tham gia là luyện đọc và trao
đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua… ( Phát triển
khả năng làm việc với cộng đồng: VD: HS cùng
tham gia góp ý, phê bình dưới cờ ở Thứ hai
hàng tuần do TPT Đội tổ chức).
2. Các biện pháp dạy Tập đọc:
a. Đọc mẫu của GV:
- Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo
hứng thú và tâm thế đọc cho HS. GV căn cứ vào
trình độ của HS lớp mình có thể đọc 1 hoặc 2 lần
tuỳ mục đích đặt ra.
- Đọc câu, đoạn: nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý
hoặc “ tạo tình huống” để HS nhận xét, giải thích
tự tìm ra cách đọc… ( có thể đọc một vài lần trong
quá trình dạy học).
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa lỗi phát âm và rèn cách
đọc đúng cho HS.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ và nội
dung bài:
b.1. Tìm hiểu nghĩa của từ:
Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa là những từ
khó đối với HS được chú giải sau bài đọc, từ ngữ
phổ thông mà HS địa phương mình chưa quen,
từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để hiểu nội dung
bài đọc.
Những từ ngữ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV
giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo điều kiện để
HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải
đưa ra giải thích chung cho cả lớp.
b.2 . Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa:
- Đọc phần giải nghĩa trong SGK ( thông thường ).
- Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần
giải nghĩa ( Có thể phối hợp động tác, cử chỉ. VD:
Vòng vèo: GV có thể dùng tay uốn lượn)
- Sử dụng hiện vật, tranh vẽ, mô hình …
- Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải
nghĩa
- Đặt câu với từ cần giải nghĩa: cần lưu ý là phải
giới hạn việc giải nghĩa từ trong phạm vi nghĩa cụ
thể của bài học, không mở rộng những nghĩa
khác, nhất là những nghĩa xa lạ đối với HS, không
nên bày ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh
gây quá tải, làm mất thời gian luyện đọc của HS.