Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.11 KB, 4 trang )

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ TRONG CÔNG TÁC THU.
Qua quá trình thực tập tại Bảo Hiểm Xã Hội quận Hai Bà Trưng em muốn
đưa ra một số kiến nghị của riêng bản thân em về những tồn tại trong công tác thu
của cơ quan, cũng như trong công tác thu BHXH nói chung.
Kiến nghị thứ nhất: Hiện giờ, cơ quan đang phải ở nhờ địa điểm của Toà
án Nhân dân Quận Hai Bà Trưng để làm việc. Chính vì chưa có trụ sở của riêng cơ
quan nên mọi sinh hoạt, làm việc của cán bộ trong cơ quan rất bất tiện, do vậy mà
đã tạo ra một tâm lý không thoải mái và hứng khởi cho các cán bộ trong cơ quan
khi là việc. Công việc của các bộ phận phải làm là rất lớn, nhất là bộ phận thu, số
lượng cán bộ quản lý đơn vị từ các đơn vị tham gia BHXH lên làm việc với cơ
quan trong ngày là nhiều, mà không gian làm việc chật hẹp, nhiều khi các cán bộ
quản lý đơn vị lên làm việc không có chỗ để ngồi. Đây là một điều bất lợi cho cơ
quan nên em có kiến nghị đối với BHXH Việt Nam, BHXH Thành Phố Hà Nội các
cơ quan chức năng của Quận Hai Bà Trưng cần khẩn tương cấp cho cơ quan một
địa điểm riêng để làm trụ sở của cơ quan.
Kiến nghị thứ hai: Do đây là cơ quan trực tiếp tiếp xúc với các đơn vị
tham gia BHXH nên khối lượng công việc của các cán bộ trong cơ quan là nhiều
do vậy em kiến nghị với BHXH cấp trên cần bố trí thêm cán bộ về công tác tại
BHXH quận để có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Kiến nghị thứ ba: Hàng năm BHXH Việt Nam phải quản lý số đối tượng
rất lớn, cần ứng dụng công nghệ thông tin cho ngành để việc quản lý và việc hoàn
thành nhiệm vụ mà Chính phủ giao sẽ dễ dàng hơn. Cần mở các lớp bổ sung kiến
thức tin học cho các cán bộ trong ngành BHXH.
Kiến nghị thứ tư: Hàng năm cần tổ chức các cuộc thi giữa các cán bộ
trong ngành BHXH để tạo điều kiện cho các cán bộ trong ngành có mối quan hệ
với nhau tốt hơn và thông qua cuộc thi sẽ giúp cho các cán bộ trao đổi kinh
nghiệm. Cũng thông qua cuộc thi thì các cán bộ phấn đấu hơn để có thể dự thi và
đạt giải.
Kiến nghị thứ năm: Nhắm mục đích hoàn thành tốt kế hoạch thu đặt ra.
- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:
+ Ban hành các văn bản liên quan đến lĩnh vực BHXH có sự đồng bộ và


kịp thời.
+ Các cơ quan, ban, ngành liên quan phối hợp hướng dẫn thực hiện xử
phạt việc chậm nộp BHXH, BHYT, hoặc hướng dẫn việc trích từ tài khoản của các
đơn vị sử dụng lao động nợ BHXH lớn, hoặc kéo dài theo quy định tại Quyết định
số 02/2003/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ.
- Đối với BHXH Việt Nam:
+ Thưởng trực tiếp cho những đơn vị, cá nhân có nhiều cố gắng, có nhiều
thành tích trong việc hướng dẫn, đôn đốc, khai thác lao động tham gia BHXH nhất
là khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Như vậy, tiền thưởng mới thực sự là đòn bẩy
kinh tế tạo động lực giúp các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
+ Chi phí quản lý bộ máy nên tính theo số thu, phân chia theo các khu vực
khác nhau như: thành phố, đồng bằng và miền núi có chú ý tới các địa phương kinh
tế – xã hội chậm phát triển, hoặc có khó khăn do điều kiện khách quan.
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu và nhiệm vụ đã được giao BHXH các cấp cần
thực hiện tốt một số giải pháp và tổ chức triển khai nhiệm vụ cụ thể dưới đây:
* Công tác thông tin, tuyên truyền.
- Tuyên truyền thông qua các cơ quan thông tin đại chúng: truyền hình,
đài phát thanh ở Trung ương và địa phương (tăng thời lượng phát sóng, tổ chức cá
chuyên trang, chuyên đề). Các báo, các tạp chí BHXH (tăng số trang số lượng bài
viết hoặc mở riêng chuyên mục về BHXH, BHYT hàng tuần, kỳ) nhằm tạo thời
gian cho người nghe, nhìn, đọc cứ đến ngày giờ là quan tâm theo dõi.
- Tổ chức thi tìm hiểu chính sách, chế độ về BHXH: có thể tổ chức
dưới nhiều hính thức, với những biện pháp cụ thể và theo một phạm vi và lĩnh vực
nhất định.
- BHXH Việt Nam có thể phối hợp với VTV3 của đài truyền hình Việt
Nam tổ chức thi tìm hiểu BHYT, BHXH thông qua chương trình “Chiếc nón kỳ
diệu” với từng nội dung bảo hiểm riêng, đăng ký với đài truyền hình Việt Nam mở
riêng một chuyên mục về BHXH, BHYT. Ngoài ra còn kết hợp xậy dụng những
bài phóng sự, phỏng vấn.
- Cán bộ chuyên quản không chỉ tích cực đôn đốc thu mà còn là người

tuyên truyền viên về các chế độ chính sách BHXH, BHYT đến từng đơn vị sử
dụng lao động để hướng dẫn nghiệp vụ thu – nộp BHXH đúng kỳ, giảm nợ tồn
đọng.
* Về cơ chế thực hiện chế độ.
- Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan liên quan trình Chính
phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 58/1998/NĐ - CP mở rộng đối tượng tham gia
BHYT bắt buộc, phù hợp với Nghị định số 01/2003/NĐ - CP về BHXH.
- Đề nghị các cơ quan liên ngành, các cấp chính quyền , Đảng, đoàn thể
ở địa phương có những quy định cụ thể, gắn với đảm bảo thực hiện quyền lợi về
BHXH của người lao động với việc khen, tặng thưởng; bình xét danh hiệu chi bộ,
Đảng bộ hàng năm; trong việc cấp giấy phép hoạt động sản xuất,kinh doanh.
- Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở
địa phương như thanh tra, thuế, lao động, công đoàn… tổ chức các cuộc thanh tra
việc thực hiện chính sách BHXH ở các đơn vị sử dụng lao dộng, tập trung kiểm tra
các đơn vị nợ bảo hiểm tồn đọng lớn, kéo dài.
- Đối với ngành BHXH:
+ Xây dụng các chỉ tiêu BHXH, BHYT sát với tiềm năng kinh tế – xã hội,
khả năng khai thác lao động của từng địa phương, chặt chẽ, dân chủ, khách qua;
vừa đảm bảo tính khoa học, tính phát triển vừa đảm bảo tính khả thi.
+ Xây dựng những quy định cụ thể, gắn công tác với cơ chế khen thưởng
hay sử phạt nghiêm: Địa phương nào không hoàn thành chỉ tiêu thì không đưa vào
diện bình xét thi đua, không hưởng quyền lợi tiền lương, hạ mức phân loại.
+ Xây dựng định mức chi phí hỗ trợ theo hướng khuyến khích BHXH các
tỉnh, thành phố khai thác, mở rộng đối tượng tham gia BHXH; chú trọng khu vực
ngoài quốc doanh.
+ Có cơ chế động viên bằng tinh thần, vật chất theo từng đợt, từng kỳ
không nhất thiết phải đến hết năm: nếu tỉnh nào, quận huyện nào làm tốt công tác
thu, khai thác mở rộng đối tượng hoặc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngay từ
những tháng, quý đầu năm có thể được khen thưởng đột xuất. Cũng có thể phát
động đợt thi đua toàn ngành hoặc ở một địa phương, phong trào thi đua có thể là cả

năm, có thể là từng đợt với những nội dung, chỉ tiêu cụ thể tạo động lực phấn đấu,
khích lệ tinh thần cán bộ công chức thi đua mở rộng đối tượng tham gia BHXH, thi
đua quản lý chặt, giảm số nợ đọng, có khen thưởng bằng vật chất với mức cụ thể…
* Về tổ chức:
- Cần thiết xây dựng biên chế khung định biên, phù hợp cho từng tỉnh,
thành phố và các quận, huyện trên cơ sở xác định về tổng số thu; số đơn vị sử dụng
lao động và lao động bình quân mà một cán bộ chuyên quản phải quản lý (có tính
đến điều kiện địa lý, phạm vi quản lý).
- Xây dựng cụ thể về tuyển dụng và bố trí cán bộ làm công tác thu, nhất
là cấp quận, huyện, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ
về tin học, về công tác quản lý cho tất cả các bộ phận chuyên quản đến cấp quận,
huyện.

×