Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Khái quát chung về BHXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.06 KB, 21 trang )

Khái quát chung về BHXH
I/ Tính tất yếu khách quan của BHXH .
Sự xuất hiện của các loại hình quỹ tương hỗ, đặc biệt là sự ra đời của các
loại hình bảo hiểm đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Từ đây những nỗi lo toan phiền muộn về các biến cố
bất lợi xảy ra trong cuộc sống con người đã được giải tỏa. Con người cảm thấy an
toàn hơn với sự giúp đỡ của các công ty, các tổ chức BHXH. Hoạt động của loại
hình này đã đem lại chỗ dựa vững chắc cho cuộc sống của người lao động, cho sự
ổn định hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và các công ty. Có thể thấy rằng
sự xuất hiện của BHXH là nhu cầu tất yếu khách quan và là nhu cầu của cuộc sống
của người lao động.
Xét từ phía người lao động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, người lao động
luôn gặp phải những rủi ro mang tính khách quan như: ốm đau, tai nạn lao động
hoặc mắc các bệnh nghề nghiệp gây ra làm cho hị mất khả năng lao động tạm thời
hoặc vĩnh viễn, dẫn đến nguồn thu nhập của họ bị giảm đi hoặc không còn nữa;
hoặc người lao động bị chết trong khi con cái đang tuổi vị thành niên, bố mẹ già
không nơi nương tựa; hoặc về già không còn khả năng lao động để có thu nhập từ
tiền lương, tiền công, hơn thế nữa bệnh tật ốm đau lại xảy ra thường xuyên hơn gây
nhiều khó khăn cho người lao động. Những rủi ro này không chỉ làm giảm thu
nhập của người lao động mà còn làm giảm nguồn lực tài chính của họ và gia đình
do các chi phí mới phát sinh như: chi phí khám chữa bệnh, chi phí chăm sóc, phục
hồi sức khỏe, chi phí mai táng. Do đó cuộc sống của người lao động trong hoàn
cảnh này là rất khó khăn và giúp đỡ về mặt tài chính là rất cần thiết, có ý nghĩa vô
cùng quan trọng.
Xét từ phía doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường mối quan hệ giữa giới chủ
và thợ là mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc nhau bởi quyền lợi và trách nhiệm của
mỗi bên. Các doanh nghiệp vừa phải tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động,
phải trả công cho họ vừa phải có trách nhiệm giúp đỡ khi họ không may gặp phải
rủi ro trong quá trình lao động như: tai nạn lao động, ốm đau. Chính các chi phí
phát sinh này làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là
những đợt dịch bệnh, trường hợp tích tụ rủi ro, rủi ro mang tính thảm họa. Điều


này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh để trang trải cho các chi phí
đó.
Xét từ phía xã hội: Sự vận động của các quy luật nội tại trong nền kinh tế thị
trường, đặc biệt là quy luật cạnh tranh, trong nhiều trường hợp đã đẩy một số
doanh nghiệp vào tình trạng bất ổn, thậm chí là phá sản dẫn đến hàng loạt người
lao động bị mất việc làm, không đảm bảo được cuộc sống và tạo ra nhiều vấn đề
phức tạp. Vì thế, để đảm bảo nền Kinh tế xã hội phát triển bình thường, xét từ phía
trách nhiệm của xã hội, Nhà nước buộc phải tiến hành phân phối lại qua ngân sách
Nhà nước hoặc buộc các doanh nghiệp phải tự tạo quỹ tài chính cho vấn đề trên.
Như vậy, đứng trước những rủi ro trong cuộc sống của người lao động, trong
quá trình lao động ,sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và cả xã hội đều cần
phải có một nguồn lực tài chính đủ lớn nhằm đảm bảo cho sự ổn định cuộc sống
của người lao động , hoạt động của các tổ chức và sự ổn định về mặt chính trị, xã
hội. Để có nguồn tài chính nàythì con người đã có nhiều biện pháp khác nhau như:
né tránh rủi ro, san sẻ tổn thất trong cộng đồng, đi vay, đi xin hoặc là thành lập các
quỹ tương hỗ. Tuy nhiên, các biện pháp trên là không hiệu quả hoặc là hiệu quả
không cao (quỹ tương hỗ )biện pháp hữu hiệu nhất là tham gia BHXH tức là trong
quá trình lao động cả người lao động và người sử dụng lao động đều trích ra một
phần thu nhập của mình để cùng nhà nước thành lập nên một quỹ tài chính BHXH.
Cùng với sự tiến bộ của xã hội tiến bộ của xã hội loài người, BHXH đã được
coi như là nhu cầu khách quan củat con người Và được xem như là một trong
những quyền cơ bản của con người đã được Đại hội đồng liên hợp quốc thừa nhận
và ghi vào tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/ 12/1948 như sau: “Tất cả mọi người
với tư cách là thành viên của xã hội đều có quyền hưởng BHXH . quyền đó đặt cơ
sở trên sự thỏa mãn các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự
tự do phát triển con người”.
II/ Các đối tượng của BHXH
Để có được sự nhận biết đúng đắn, đầy đủ về một loại bảo hiểm nào đó,
trước hết chúng ta phải xem xét đến các khái niệm cơ bản của chúng như: đối
tượng được tham gia, đối tượng được bảo hiểm, đối tượng hưởng thụ quyền lợi bỏa

hiểm. đối vơi BHXH việc nhận biết các đối tượng này không khó, tuy nhiên vẫn có
nhiều người nhầm lẫn giữa đối tượng và đối tượng tham gia BHXH , họ cho rằng
đối tượng của BHXH là người lao động. Thực ra, trong BHXH thì đối tượng của
nó chính là thu nhập của người lao động. Bởi lẽ, khi người lao động gặp sự cố hoặc
rủi ro thì họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến thu nhập bị giảm hoặc
mất hẳn, do đó, tại thời điểm ấy họ mong muốn có một khoản tiền nhất định để chi
trả cho các nhu cầu thiết yếu cũng như các nhu cầu mới phát sinh. Còn người lao
động trong quan hệ BHXH vừa là đối tượng tham gia, vừa là đối tượng được bảo
hiểm, họ cũng là đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH (chiếm phần lớn trong
các trường hợp phát sinh trách nhiệm BHXH). Đối tượng tham gia BHXH không
chỉ có người lao động mà còn có cả người sử dụng lao động và Nhà nước. Sở dĩ
người sử dụng lao động tham gia vào BHXH là vì phàn họ thấy được lợi ích thiết
thực khi đã tham gia BHXH, một phần là do sự ép buộc của nhà nước thông qua
các văn bản qui phạm pháp luật. đối với nhà nước thì lại khác, họ tham gia BHXH
với hai tư cách là chủ sử dụng lao động đối vơi tất cả công nhân viên chức và
những người hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước: tư cách thứ hai là người bảo hộ
cho quỹ BHXH mà cụ thể là bảo hộ giá trị cho quỹ BHXH, bảo hộ cho sự tăng
trưởng của quĩ nhằm tạo sự ổn định cho quĩ và sự ổn định về mặt xã hội.
Đối tượng được bảo hiểm trong quan hệ BHXH ngoài người lao động còn có
người sử dụng lao động. Bởi vì, khi người lao động gặp rủi ro thì người sử dụng
lao động phải có trách nhiệm giúp đỡ. Điều này có nghĩa là họ phải bỏ ra một
khoản chi phí cho người lao động, nhưng thực tế chi phí này nhanh chóng được cơ
quan BHXH hoàn trả lại.
Đối tượng được hưởng quyền lợi BHXH là người lao động trong trường hợp
họ rủi ro như: ốm đau, thai sản, TNLĐ và BNN, hưu trí. Nhưng trong trường hợp
người lao động bị tử vong hoặc sinh đẻ thì đối tượng hưởng thụ quyền lợi BHXH
lại là thân nhân của người lao động nhự: bố, mẹ, con, vợ(chồng).
III/ chức năng của BHXH.
BHXH có một số chức năng chủ yếu sau:
+ Thay thế và bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm

hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động, bị mất việc làm. sự
đẩm bảo chắc chắn sẽ xẩy ra vì suy cho cùng mọi người rồi sẽ mất kha năng lao
động khi họ hết tuổi lao động theo các điều kiện quy định của BHXH. đây là chức
năng cơ bản nhất của BHXH vì nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cơ chế hoạt
động của BHXH.
+ Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Tham gia BHXH có người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước
và các bên tham gia đã cùng góp ý xây dựng nên quỹ BHXH. Quỹ này được sử
dụng để chi trả cho những người tham gia BHXH không may gặp rủi ro. Thực tế
chỉ ra rằng số lượng này thường nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng người tham gia,
do đó theo quy luật số đông bù ít, quỹ BHXH đã tiến hành phân phối lại thu nhập
theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Sự phân phối này là phân phối thu nhập giữa
những người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp, giữa những người
khỏe mạnh đang làm việc với những người già cả, ốm đau đang nghỉ việc. Chức
năng này của BHXH đã góp phần tạo nên sự công bằng xã hội mang tính nhân văn
cao cả.
+ Góp phần kích thích tinh thần lao động, khuyến khích họ hăng hái sản
xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Quỹ BHXH thực hiện được chức năng
này là vì họ không may gặp các rủi ro, phần thu nhập của hộ bị giảm hoặc không
còn, nhưng sự suy giảm này đã được bù đắp một phần hoặc toàn bộ từ quỹ BHXH.
Chính vì vậy mà đời sống của người lao động và gia đình họ không bị sáo trộn, hay
nói cách khác là họ luôn được đảm bảo cuộc sống và có chỗ giựa về mặt tinh thần.
Do đó họ luôn yên tâm sản xuất từ đó nâng cao năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế.
+ Gắn bó lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người
lao động với xã hội. Thông qua BHXH những mâu thuẫn giữa người lao động như
mâu thuẫn về tiền lương, thời gian lao động ...sẽ được điều hòa và giải quyết. Đặc
biệt là cả hai giới này đều thấy được nhờ có BHXH mà mình có lợi và được bảo
vệ. Từ đó làm cho họ hiểu nhau và gắn bó lợi ích với nhau. Còn đối với Nhà nước
và xã hội thì chi cho BHXH là khoản chi rất nhỏ (vì chỉ mang tính chất hỗ trợ),

nhưng lại đem lại hiệu quả rất cao trong đảm bảo ổn định trong đời sống của người
lao động và gia đình họ, góp phần ổn định sản xuất và kinh tế xã hội.
IV/ Tính chất của bảo hiểm xã hội.
Sự ra đời của BHXH gắn liền với đời sống của người lao động do đó BHXH
có một số tính chất cơ bản sau:
+ Mang tính tất yếu khách quan trong đời sống xã hội.
+ BHXH có tính ngẫu nhiên, phát sinh không đồng đều theo thời gian và
không gian. Những rủi ro trong BHXH đã hình thành nên tính chất ngẫu nhiên của
nó. Bởi lẽ các rủi ro được áp dụng các BHXH đều không thể lường trước được, các
rủi ro này xảy ra một cách bất thường. Chính vì vậy mà không phải tất cả người lao
động của một tổ chức hay là tất cả các tổ chức đều phải chịu chung một hay nhiều
rủi ro cùng một lúc.
+ BHXH vừa mang tính kinh tế, vừa có tính xã hội và cả tính dịch vụ. Tính
kinh tế của BHXH được thể hiện thông qua cơ chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH.
Quỹ BHXH muốn được hình thành, bảo toàn và tăng trưởng thì nhất thiết phải có
sự đóng góp tài chính của tất cả các bên liên quan. Mức đóng góp của các bên
được xác định rất cụ thể dựa trên nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm xã hội là lấy
số đông bù số ít, do thực chất mức đóng góp của mỗi người lao động là không
đáng kể so với mức họ được hưởng. Xét dưới góc độ kinh tế thì người sử dụng lao
động cũng được lợi rất nhiều trong quan hệ BHXH khi tham gia BHXH họ sẽ
không phải chi trả các chi phí cho người lao động bị giảm hoặc mất khả năng lao
động. Còn về phía Nhà nước thì hoạt động tạo lập quỹ BHXH đã làm giảm nhẹ
gánh nặng cho NSNN đồng thời nó góp phần đầu tư cho nền kinh tế. Như vậy cơ
chế tạo lập và sử dụng quỹ BHXH đã đem lại rất nhiều lợi ích cho NLĐ, NSDLĐ
và Nhà nước.
BHXH là một bộ phận chủ yếu của hệ thống bảo đảm xã hội vì tính chất xã
hội của nó được thể hiện rất rõ nét về lâu dài mọi NLĐ trong xã hội đều có quyền
tham gia BHXH. Và ngược lại, BHXH phải có trách nhiệm bảo hiểm cho mọi
người lao động và gia đình họ, kể cả họ đang còn trong độ tuổi lao động. Tính xã
hội của BHXH luôn gắn chặt với tính dịch vụ của nó. Khi nền kinh tế xã hội ngày

càng phát triển thì tính chất dịch vụ và tính chất xã hội hóa của BHXH ngày càng
cao.

V/ quỹ bảo hiểm xã hội.
1khái niệm: có một số khái niệm về quỹ BHXH:
- quỹ BHXH là tập hợp đóng góp bằng tiền của các bên tham gia bảo
hiểm: người lao động, người sử dụng lao động, Nhà nước nhằm mục đích
chi trả cho các chế độ BHXH và đảm bảo hoạt động của hệ thống BHXH.
- Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập chung nằm ngoài Ngân sách
Nhà nước.
2.Đặc điểm.
-Là một quỹ tiền tệ tập chung, giữ vị chí là khâu tài chính trung gian trong
hệ thống tài chính quốc gia. Là tổ chức tài chính nằm giao thoa giữa ngân sách Nhà
nước với các tổ chức tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và sau đó là tài
chính dân cư.
-Phân phối quỹ BHXH vừa mâng tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn
trả. Tính không hoàn trả của quỹ BHXH được áp dụng đối với những người đã
tham gia BHXH trong suốt quá trình lao động nhưng không ốm đau, tai nạn lao
động, sinh con.
- Sự ra đời, tồn tại và phát triển của BHXH gắn liền với chức năng vốn có
của Nhà nước là vì quyền lợi của người lao động chứ không vì mục đích
kiếm lời, đồng thời nó cũng phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã
hội và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia. Khi nền
kinh tế ngày càng phát triển thì càng có nhiều chế độ BHXH được thực
hiện, và bản thân từng chế độ cũng được áp dụng rộng rãi hơn, nhu cầu
thỏa mãn về BHXH của người lao động càng được nâng cao. Mặt khác,
khi nền kinh tế phát triển thì mức thu nhập của người lao động càng cao
và họ càng có khả năng tham gia vào nhiều chế độ BHXH.
- Một mặt, quỹ BHXH mang tính tiêu dùng ngày càng được thể hiện thông
qua các mục tiêu, mục đích của nó là chi trả cho các chế độ BHXH.

Nhưng mặt khác nó lại mang tính dự trữ vì thông thường, khi người lao
động đống góp vào quỹ BHXH thì họ không được quỹ này chi trả ngay
khi gặp rủi ro mà phải có thời gian dự bị.
- Hoạt động của quỹ BHXH đặt ra yêu cầu và hình thành tất yếu chế độ tiết
kiệm bắt buộc của xã hội và người lao động dành cho ốm đau, hưu trí. Đó
cũng là quá trình phân phối lại thu nhập của cá nhân và cộng đồng.
3. Nguồn hình thành quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau:
+Sự đóng góp của người lao động
+Sự đóng góp của người sử dụng lao động
+Sự đóng góp và hỗ trợ của Nhà nước
+Thu từ các nguồn khác
Đối với phần lớn các nước trên thế giới thì quỹ BHXH đều được hình thành
từ các nguồn trên. Tuy nhiên tùy từng điều kiện, hoàn cảnh lịch sử của từng quốc
gia mà tỉ lệ đóng góp giữa các bên, mức độ đóng góp của từng bên, mức độ can
thiệp của Nhà nước, hay phương thức đóng góp sẽ khác nhau.
Về phương thức đóng góp vào quỹ BHXH của người lao động và người sử
dụng lao động hiện nay còn có hai quan điểm.Việc xác định mức đóng góp phải
căn cứ vào mức lương cá nhân và quỹ lương của cơ quan, doanh nghiệp là nội
dung của quan điểm thứ nhất. Còn quan điểm thứ hai thì cho rằngphair căn cứ vào
thu nhập cơ bản của người lao động được cân đối chung trong toàn bộ nền kinh tế
quốc dân để xác định nên mức đóng góp.
Việc lựa chọn quan điểm nào là tùy thuộc vào mỗi quốc gia nhưng phải
đảm bảo rằng mức đóng góp của mỗi bên phải đủ để cân đối thu,chi của quỹ
BHXH. Trong thực tế việc xác định mức đóng góp của các bên ( thực chất là xác
định phí BHXH ) được tính toán một cách rất khoa học. Việc xác định phí BHXH
là một nghiệp vụ chuyên sâu của BHXH và người ta thường dùng các phương pháp
toán học khác nhau để xác định.

Phí BHXH được xác định theo công thức:


P = f
1
+ f
2
+f
3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×