Tải bản đầy đủ (.docx) (196 trang)

Nghiên cứu một số thay đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng uống methotrexate kết hợp chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB 311nm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 196 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
-----------------------------------------

PHẠM DIỄM THÚY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THAY ĐỔI MIỄN DỊCH VÀ HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG
BẰNG UỐNG METHOTREXATE KẾT HỢP CHIẾU TIA
CỰC TÍM DẢI HẸP (UVB-311NM)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ QUỐC PHÒNG
VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108
-------------------------------------------------------

PHẠM DIỄM THÚY

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ THAY ĐỔI MIỄN DỊCH VÀ HIỆU
QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH VẢY NẾN THÔNG THƯỜNG
BẰNG UỐNG METHOTREXATE KẾT HỢP CHIẾU TIA
CỰC TÍM DẢI HẸP(UVB-311 NM)

Chuyên ngành: Da liễu
Mã số: 9720107



LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐẶNG VĂN EM
2. PGS.TS. LÝ TUẤN KHẢI

HÀ NỘI – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
1. Đây là luận án do tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của 2 Thầy:
- PGS.TS Đặng Văn Em
- PGS.TS Lý Tuấn Khải
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố

tại Việt Nam
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực và

khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm
2020

Tác giả

Phạm Diễm Thúy



LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện thành công luận án, trước hết tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc
đến hai Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Em và PGS.TS Lý Tuấn Khải
đã định hướng cho tôi từ những ngày đầu tiên lựa chọn đề tài nghiên cứu, truyền
dạy cho tôi, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu để tơi
hồn thành luận án này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn chân thành tới:
Ban Giám đốc, Phòng Sau Đại học, Bộ môn-Khoa Da liễu dị ứng, Khoa Hóa
nghiệm, Khoa Sinh hóa của Viện Nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108 đã
tiếp nhận và tạo mọi điều kiện cho tôi thực hiện các nội dung luận án.
Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang đã tạo điều kiện cho tôi
được làm nghiên cứu sinh tại Viện NCKHYDLS108.
Trung tâm nghiên cứu ứng dụng Y dược học Quân sự-Học viên Quân y và
TS.BS Đỗ Khắc Đại đã tận tình giúp đỡ tơi trong thực hiện các xét nghiệm miễn
dịch.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS.BS Bùi Thị Vân, TS.BS Lê Anh Tuấn và
các Thầy Cô trong chuyên ngành Da liễu đã luôn dạy bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu này.
Tơi bảy tỏ lịng biết ơn chân thành nhất tới các bệnh nhân vảy nến đã đồng ý
tham gia nghiên cứu để tôi thực hiện được nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi cảm ơn chân thành các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã
ln đồng hành, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập
và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2020

Phạm Diễm Thúy


DAN
APC


Antigen presentin

ALT

Alanine Aminotra

AST

Aspartate Aminot

BB-UVB

Broadband Ultrav

CLA

Cutaneous lymph
antigen

CD

Cluster of differen

DC

Dendritic cell

DLQI


Dermatology life

FDA

Food and Drug Ad

HLA

Human Leucocyte

ICAM-1

Intercellular Adhe

IFN-γ

Interferon-γ

IL

Interleukin

KN
KT
JAK

Janus kinase

LFA


Lymphocyte func
antigen

MED

Minimal erythema

MHC

Major Histocomp

MTX

Methotrexate

NB-UVB

Narrowband ultra

NNC
NĐC
NNK


PGA

Physician’s Global Asses

PASI


Psoriasis Area and Sever

PUVA

Psoralen + Ultraviolet A

TCD4

T Helper

TCD8

T suppressor

Th1

T helper 1

Th17

T helper 17

TNF

Tumor Necrosis Factors

UVA

Ultraviolet A


UVB

Ultraviolet B

UVC

Ultraviolet C

VNTT


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.................................................................... 3
1.1. Bệnh vảy nến thông thường............................................................................. 3
1.1.1. Dịch tễ học bệnh vảy nến........................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến thông thường......................................... 4
1.1.3. Sinh bệnh học bệnh vảy nến thông thường................................................. 5
1.2. Vai trị TCD và cytokine trong bệnh vảy nến thơng thường........................... 21
1.2.1. Vai trò TCD4, TCD8 trong bệnh VNTT................................................... 22
1.3. UVB-311nm và methotrexate trong điều trị bệnh vảy nến............................29
1.3.1. UVB-311nm trong điều trị bệnh vảy nến thông thường...........................29
1.4.2. Nghiên cứu điều trị bệnh VNTT bằng MTX kết hợp chiếu UVB-311nm
trên Thế giới và Việt Nam.................................................................................. 36
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................38

2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 38
2.1.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán............................................................................... 38
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...................................................................... 38
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ................................................................................... 39
2.2. Vật liệu nghiên cứu........................................................................................ 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 42
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu.................................................................................. 43
2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.................................................................................. 43
2.3.3. Các bước tiến hành................................................................................... 44
2.3.4. Các chỉ số, biến số trong nghiên cứu........................................................ 47


2.3.5. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu.................................................... 48
2.3.6. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả điều trị....................................................... 52
2.3.7. Xử lý số liệu............................................................................................. 54
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.................................................................. 54
2.4.1. Địa điểm nghiên cứu................................................................................ 54
2.4.2. Thời gian nghiên cứu............................................................................... 55
2.5. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................... 55
2.6. Hạn chế của đề tài.......................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 57
3.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến........................57
3.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến............................................... 57
3.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến.................................................. 61
3.2. Kết quả xét nghiệm miễn dịch trong máu của bệnh nhân VNTT mức độ vừa
và nặng trước và sau điều trị của NNC................................................................. 64
3.2.1. Kết quả TCD4, TCD8 máu ngoại vi của bệnh nhân VNTT mức độ vừa và
nặng của NNC.................................................................................................... 64
3.2.2. Kết quả định lượng các cytokine huyết thanh bệnh nhân VNTT mức độ
vừa và nặng của NNC........................................................................................ 66

3.3. Kết quả điều trị bệnh VNTT mức độ vừa và nặng bằng uống MTX liều thấp
kết hợp chiếu UVB-311nm................................................................................... 73
3.3.1. Đặc điểm cá nhân của 2 nhóm.................................................................. 73
3.3.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu...................................................... 73
3.3.3. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng....................................................... 78
3.3.4. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm......................................................... 82
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN...................................................................................... 84
4.1. Một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến........................84
4.1.1. Một số yếu tố liên quan đến bệnh vảy nến............................................... 84
4.1.2. Một số đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến.................................................. 96
4.2. Kết quả xét nghiệm miễn dịch trong máu bệnh nhân VNTT mức độ vừa và
nặng của NNC...................................................................................................... 99


4.2.1. Kết quả TCD4, TCD8 trong máu của NNC.............................................. 99
4.2.2. Kết quả định lượng cytokine trong máu của NNC.................................. 101
4.3. Kết quả điều trị bệnh VNTT mức độ vừa và nặng bằng uống Methotrexate
liều thấp kết hợp chiếu UVB-311nm.................................................................. 106
4.3.1. Đặc điểm cá nhân của 2 nhóm................................................................ 106
4.3.2. Kết quả điều trị của nhóm nghiên cứu.................................................... 106
4.3.3. Kết quả điều trị của nhóm đối chứng.....................................................110
4.3.4. So sánh kết quả điều trị của 2 nhóm.......................................................112
KẾT LUẬN........................................................................................................... 115
KIẾN NGHỊ………………………………………………………………………117
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân mắc vảy nến theo nhóm tuổi.................................... 57
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân mắc vảy nến theo mùa.............................................. 60
Bảng 3.3. Các bệnh kết hợp gặp trong bệnh vảy nến............................................... 60
Bảng 3.4. Một số yếu tố khởi động gặp trong bệnh vảy nến...................................61
Bảng 3.5. Các thể lâm sàng của bệnh vảy nến......................................................... 62
Bảng 3.6. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu.............................................................. 64
Bảng 3.7. Kết quả số lượng TCD4, TCD8 trong máu bệnh nhân VNTT.................64
Bảng 3.8. Liên quan giữa số lượng TCD4 với mức độ bệnh...................................65
Bảng 3.9. Liên quan giữa số lượng TCD8 với mức độ bệnh...................................65
Bảng 3.10. Liên quan giữa TCD4 với giới tính....................................................... 66
Bảng 3.11. Liên quan giữa TCD8 với giới tính....................................................... 66
Bảng 3.12. Đặc điểm cá nhân của 2 nhóm.............................................................. 67
Bảng 3.13. So sánh nồng độ cytokine trước điều trị của NNC với NNK................ 67
Bảng 3.14. So sánh nồng độ cytokine trước điều trị của NNC mức vừa với NNK .. 68
Bảng 3.15. So sánh nồng độ cytokine trước điều trị của NNC mức nặng với NNK 68

Bảng 3.16. So sánh nồng độ cytokine giữa các mức độ bệnh của NNC..................69
Bảng 3.17. Liên quan giữa nồng độ cytokine với giới tính của NNC......................69
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nồng độ cytokine với nhóm tuổi của NNC.............70
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa nồng độ cytokine với tuổi bệnh của NNC..............70
Bảng 3.20. So sánh nồng độ cytokine sau điều trị của NNC và NNK.....................71
Bảng 3.21. So sánh nồng độ cytokine trước-sau điều trị của NNC.......................... 71
Bảng 3.22. So sánh cytokine trước-sau điều trị mức độ vừa của NNC....................72
Bảng 3.23. So sánh cytokine trước-sau điều trị mức độ nặng của NNC..................72
Bảng 3.24. So sánh đặc điểm cá nhân của 2 nhóm nghiên cứu...............................73
Bảng 3.25. Kết quả điều trị của NNC theo mức độ bệnh........................................75
Bảng 3.26. Kết quả điều trị của NNC theo tuổi bệnh.............................................. 76
Bảng 3.27. Kết quả điều trị của NNC theo tuổi đời................................................. 76
Bảng 3.28. Kết quả xét nghiệm máu trước và sau điều trị của NNC.......................76



Bảng 3.29. Tỷ lệ tái phát sau điều trị của NNC....................................................... 77
Bảng 3.30. Kết quả điều trị của NĐC theo mức độ bệnh......................................... 79
Bảng 3.31. Kết quả điều trị của NĐC theo tuổi bệnh.............................................. 80
Bảng 3.32. Kết quả điều trị của NĐC theo tuổi đời................................................. 80
Bảng 3.33. Kết quả xét nghiệm máu trước và sau điều trị của NĐC.......................80
Bảng 3.34. Tỷ lệ tái phát sau điều trị của NĐC....................................................... 81
Bảng 3.35. So sánh chỉ số PASI của 2 nhóm trước và sau điều trị..........................82
Bảng 3.36. So sánh tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của 2 nhóm...........83
Bảng 3.37. So sánh tỷ lệ tái phát của 2 nhóm sau 1 tháng....................................... 83
Bảng 3.38. So sánh tỷ lệ tái phát của 2 nhóm sau 2 tháng....................................... 83
Bảng 3.39. So sánh tỷ lệ tái phát của 2 nhóm sau 3 tháng....................................... 83


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân mắc vảy nến theo tuổi khởi phát………...………57
Biểu đồ 3.2. Phân bố về thời gian bị bệnh của bệnh nhân vảy nến.......................... 58
Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân mắc vảy nến theo giới.......................................... 58
Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân mắc vảy nến theo nghề nghiệp............................. 59
Biểu đồ 3.5. Tiền sử gia đình trong bệnh vảy nến................................................... 59
Biểu đồ 3.6. Vị trí tổn thương lúc khởi phát bệnh................................................... 61
Biểu đồ 3.7. Vị trí tổn thương hiện tại..................................................................... 62
Biểu đồ 3.8. Các thể lâm sàng bệnh vảy nến thông thường..................................... 63
Biểu đồ 3.9. Phân bố mức độ bệnh vảy nến............................................................ 63
Biểu đồ 3.10. Thay đổi chỉ số PASI theo tuần của NNC......................................... 74
Biểu đồ 3.11. Kết quả điều trị của NNC theo mức độ đánh giá theo tuần...............75
Biểu đồ 3.12. Tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của NNC........77
Biểu đồ 3.13. Thay đổi chỉ số PASI theo tuần của nhóm đối chứng........................78
Biểu đồ 3.14. Kết quả điều trị của NĐC theo mức độ đánh giá theo tuần...............79

Biểu đồ 3.15. Tỷ lệ gặp tác dụng không mong muốn trên lâm sàng của NĐC........81
Biểu đồ 3.16. So sánh kết quả điều trị theo mức độ đánh giá của 2 nhóm...............82


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Quan niệm về sinh bệnh học vảy nến theo thời gian...............................11
Hình 1.2. Cytokine điều tiết biệt hóa tế bào TCD4 ra các tập con chức năng..........12
Hình 1.3. Mơ hình hiện tại của sinh bệnh học bệnh vảy nến................................... 15
Hình 1.4. Sinh bệnh học bệnh vảy nến hiện nay...................................................... 16
Hình 1.5. Vai trị của các yếu tố viêm trong bệnh vảy nến......................................23
Ảnh 2.1. Đóng gói Methotrexate............................................................................. 40
Ảnh 2.2: Bộ kit xét nghiệm 7 cytokine.................................................................... 41
Ảnh 2.3. Kit xét nghiệm cytokine IL-17................................................................. 41
Ảnh 2.4. Hệ Thống Bio-Plex xét nghiệm cytokine.................................................. 42
Ảnh 2.5: Bộ đèn UVB-311nm tại Khoa Da liễu-Dị ứng, BVTƯQĐ 108................42
Ảnh 2.6. Kết quả xét nghiệm các CD...................................................................... 49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh vảy nến là bệnh viêm mạn tính, gặp mọi lứa tuổi, mọi giới, khắp mọi
châu lục. Tỷ lệ bệnh vảy nến trong cộng đồng chiếm 1-5% dân số thế giới [1],[2] và
từ năm 1970 đến năm 2000, tỷ lệ người mắc vảy nến tăng lên gấp đôi [3]. Tại Việt
Nam, chưa có nghiên cứu rộng và chính xác trong cộng đồng dân cư mà chỉ có tỷ lệ
bệnh nhân vảy nến điều trị nội trú tại phòng khám chiếm 6,44% [4] và tỷ lệ bệnh
vảy nến điều trị nội trú tại Khoa Da liễu dị ứng - Bệnh viện Trung ương Quân đội
108 từ năm 2000 đến 2010 chiếm 9,8% tổng số bệnh da [5]. Lâm sàng bệnh vảy nến
là các mảng cộm đỏ trên có nhiều vảy với kích thước khác nhau, ranh giới rõ với
vùng da lành. Tổn thương hay khu trú ở các vùng tỳ đè và đối xứng [6],[7]. Bệnh

vảy nến có hai tuýp [6],[8] và hai thể lâm sàng gồm vảy nến thông thường chiếm
85-90% và vảy nến đặc biệt chiếm 10-15% [6],[9]. Bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến
chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh kết hợp như bệnh
tim mạch, đột quị... làm cho bệnh càng trầm trọng thêm, có thể gây suy giảm sức
lao động, gây tàn phế, thậm chí tử vong [10].
Sinh bệnh học bệnh vảy nến thông thường (VNTT) vẫn chưa sáng tỏ hoàn
toàn nhưng đến nay đa số các tác giả đồng thuận là bệnh vảy nến có cơ địa di truyền
(vảy nến tuýp I), có cơ chế tự miễn với những rối loạn miễn dịch và được khởi động
bởi một số yếu tố như stress, chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc,
thời tiết khí hậu, nội tiết...[2],[7],[11]. Rối loạn miễn dịch trong bệnh vảy nến, được
thể hiện rõ là có nhiều cytokine tăng cao ở bệnh nhân vảy nến, đặc biệt là các
cytokine Th1/Th17 [12],[13]. Chính các cytokine này đóng vai trị duy trì và tạo nên
hai đặc tính quan trọng của bệnh vảy nến là tăng sản các tế bào thượng bì và viêm
[12]. Trục IL-23/Th17 đóng vai trị quan trọng trong cơ chế bệnh sinh vảy nến, ức
chế trục này đem lại nhiều kết quả trong điều trị [12].
Chiến lược điều trị bao gồm giai đoạn tấn cơng và giai đoạn duy trì, với các
thuốc tại chỗ, tồn thân và quang, quang hóa, cùng với chiến lược dùng thuốc đơn
độc, kết hợp luân chuyển và kế tiếp đã mang lại hiệu quả điều trị và hạn chế tác
dụng không mong muốn của thuốc. Methotrexate (MTX) đến nay vẫn là tiêu chuẩn


2

vàng trong điều trị bệnh vảy nến [6],[14],[15], mặc dù có một số tác dụng phụ [16].
MTX là một chất đối kháng acid folic, ức chế tăng sinh trực tiếp các tế bào thượng
bì, MTX cịn có tác dụng chống viêm mạnh, ức chế tăng sinh gián tiếp thông qua
vai trò giảm nồng độ các cytokine [15],[17]. Điều trị bệnh vảy nến bằng chiếu tia
cực tím dải hẹp (UVB-311nm) có hiệu quả làm sạch tổn thương nhanh, giảm nồng
độ một số cytokine, thời gian tái phát kéo dài, ít tác dụng không mong muốn [18],
[19],[20]. Kết hợp MTX và chiếu tia cực tím UVB-311nm là phương pháp điều trị

có hiệu quả, giảm được liều MTX. Tại Việt Nam, đến nay chưa có cơng trình nào
cơng bố kết quả định lượng cytokine trước và sau điều trị bệnh VNTT bằng uống
MTX kết hợp chiếu UVB-311nm. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
một số thay đổi miễn dịch và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường bằng
uống Methotrexate kết hợp chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB-311nm)”.
1. Khảo sát một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến tại

Khoa Da liễu - Dị ứng BVTƯQĐ 108 từ 8/2015 - 5/2018.
2. Xác định một số thay đổi miễn dịch trong máu (TCD4, TCD8 và IL-2, IL-

4, IL-6, IL-8, IL-10, IL-17, TNF- α, INF-γ) của bệnh nhân vảy nến thông thường
mức độ vừa và nặng trước và sau điều trị bằng uống Methotrexate kết hợp chiếu tia
cực tím dải hẹp (UVB-311nm).
3. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh vảy nến thông thường mức độ vừa và

nặng bằng uống Methotrexate kết hợp chiếu tia cực tím dải hẹp (UVB-311nm).


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh vảy nến thông thường
1.1.1. Dịch tễ học bệnh vảy nến
Hippocrates là người đầu tiên mô tả bệnh vảy nến trong y văn. Trải qua thời
gian có rất nhiều tên gọi khác nhau. Năm 1801, Robert Willan là người đầu tiên mô
tả đặc điểm lâm sàng bệnh và đặt tên là Psoriasis, lấy từ chữ Hy Lạp “Psora” [4].
Tại Việt Nam, Đặng Vũ Hỷ là người đầu tiên đặt tên cho bệnh “Vảy nến”, xuất phát
từ đặc điểm tổn thương da của bệnh, có nhiều lớp vảy trắng đục, dễ bong, khi cạo
bong vụn ra từng mảnh nhỏ giống như cạo một cây nến trắng hoặc một vết nến nhỏ

trên mặt bàn [4].
Tỷ lệ mắc bệnh vảy nến: Tỷ lệ bệnh vảy nến khác nhau theo các tác giả, theo
thời gian, theo vùng địa lý từ 0-11,8% [1],[2],[8],[21]. Vảy nến có xu hướng gặp
nhiều ở vùng ấm áp bắc bán cầu, vùng Cáp ca và thay đổi theo địa dư [8]. Ở Châu
Âu, tỷ lệ mắc vảy nến từ 0,6-6,5% còn ở Mỹ là 3,15% và có xu hướng gia tăng
trong 2 thập niên gần đây [22]. Theo Zhang và cộng sự-2018, bệnh vảy nến chiếm
2-3% dân số [2], theo Benhadou và cộng sự-2019, bệnh chiếm khoảng 3% dân số
[1]. Còn đối với trẻ em, trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc vảy nến theo tuổi ngày
càng tăng cả trẻ nam và nữ [23]. Ở Việt Nam, khảo sát tại huyện Kinh Môn, Hải
Dương cho thấy tỷ lệ mắc vảy nến chiếm 1,5% dân số [11]. Tại bệnh viện Trung
ương Quân đội 108, tổng kết 10 năm (2000-2010) thì tỷ lệ bệnh vảy nến điều trị nội
trú chiếm 9,8% [5].
Phân bố giới tính trong bệnh vảy nến: Theo Meglio và cộng sự-2014, vảy
nến gặp cả hai giới như nhau [8]. Tại Việt Nam, các nghiên cứu khác nhau về địa lý,
thời gian nên kết quả phân bố nam, nữ có khác nhau.
Tuổi trong bệnh vảy nến: Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ít
gặp ở trẻ dưới 8 tuổi, hay gặp nhất là từ 15-30 tuổi nhưng có thể gặp lúc mới sinh
cũng như 80-90 tuổi [21]. Theo Christophers-2008, bệnh vảy nến gặp cả ở trẻ sơ


4

sinh và tuổi 88 [8]. Người lớn (0,91-8,5%) bị vảy nến nhiều hơn trẻ em (0-2,1%) và
tỷ lệ cao nhất độ tuổi 30-39 và xung quanh 60 tuổi [8].
Thể bệnh vảy nến: 2 thể bệnh vảy nến chính là vảy nến thông thường, chiếm
khoảng 80-85% tổng số bệnh vảy nến (chấm, giọt, đồng tiền, mảng) và vảy nến thể
đặc biệt chiếm 10-15% (vảy nến mụn mủ, vảy nến đỏ da toàn thân và viêm khớp
vảy nến) [9],[11].
1.1.2. Đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến thông thường
1.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng

Tổn thương cơ bản của bệnh vảy nến là các mảng sẩn đỏ, thường nổi lên mặt
da so với xung quanh, ranh giới rõ, bề mặt nhiều vảy da trắng đục, hơi bóng, kích
thước to nhỏ khác nhau [4],[8],[11].
Đa số các tác giả cho thấy vị trí tổn thương khởi phát trong bệnh vảy nến là
vùng da đầu chiếm tỷ lệ từ 30-90% [4],[8],[11]. Tổn thương các mảng vùng đầu đơn
độc thường khó chẩn đốn xác định, phải làm mơ bệnh học [8],[11]. Ngoài ra tổn
thương hay gặp ở các vùng tỳ đè, vùng hay bị cọ xát như khuỷu tay, đầu gối, mấu
chuyển, xương cùng, mặt trước cẳng chân, mặt duỗi cẳng tay… Các tổn thương
thường sắp xếp có tính chất đối xứng hai bên. Tổn thương vảy nến có thể xuất hiện
trên vết mổ, vết bỏng, tiêm chủng…[4],[8],[11].
Bệnh vảy nến ít ngứa gặp 20-30% các trường hợp và mức độ ngứa phụ thuộc
vào sự nhạy cảm của từng bệnh nhân. Ngứa thường chỉ ở giai đoạn hoạt động bệnh
và gắn với một trạng thái tâm lý đặc biệt [4],[6].
Số lượng tổn thương thời kỳ khởi phát có thể là đơn độc nhưng thường là
nhiều vị trí, cá biệt có trường hợp phát tồn thân. Kích thước tổn thương có thể
chấm, giọt, đồng tiền hay mảng và xác định mức độ nặng bằng PASI (Psoriasis Area
and Severity Index) [ 6],[8].
1.1.2.2. Các thể lâm sàng của VNTT
Theo Hội da liễu Việt Nam, bệnh vảy nến có hai thể chính: Vảy nến thơng
thường và vảy nến đặc biệt [6],[9]. Trong đó, vảy nến thơng thường có các thể:
- Vảy nến thể mảng: Thường là các đám mảng lớn trên 2 cm đường kính, có

khi nhiều mảng liên kết lại với nhau chiếm một diện tích lớn, hay gặp ở các vùng tỳ


5

đè, tiến triển mạn tính, vảy da thường nhiều, dày đặc, đặc biệt ở vùng đầu [4],[8],
[11]. Đây là thể lâm sàng hay gặp nhất, chiếm trên 80% các trường hợp vảy nến [6],
[8],[9].

- Vảy nến thể đồng tiền: Những đám thường có hình trịn như đồng tiền từ 12 cm đường kính, vùng trung tâm nhạt màu hơn, ngoại vi đỏ thẫm, ranh giới rõ, tiến
triển mạn tính [8],[11].
- Vảy nến thể giọt: Kích thước tổn thương dưới 1 cm đường kính, bệnh

thường xảy ra đột ngột ở trẻ em, thanh thiếu niên, thường liên quan đến nhiễm liên
cầu đường hô hấp trên, viêm tai giữa, đáp ứng tốt với điều trị bằng kháng sinh [4],
[8],[11] và chiếm 8-10% các trường hợp vảy nến [4],[6].
1.1.2.3. Tuýp vảy nến thông thường
- Vảy nến tuýp I: Tuổi khởi phát sớm (trước 40 tuổi), có cơ địa di truyền, có

mang HLA-Cw6 và HLA-DR7.
- Vảy nến tuýp II: Khởi phát bệnh muộn (sau 40 tuổi), khơng có cơ địa di

truyền, khơng liên quan với HLA-Cw6 và HLA-DR7 [8],[11].
1.1.2.4. Mức độ bệnh của VNTT
- Dựa vào PASI, bệnh vảy nến thông thường được chia ra 3 mức độ: Mức độ

nhẹ PASI:<10; mức độ vừa PASI:10-<20 và mức độ nặng PASI:≥20 [11],[24],[25].
- Dựa theo diện tích bề mặt da cơ thể bị tổn thương: Mức độ nhẹ: diện tích

tổn thương<10%, vừa 10-20% và nặng >30% [6],[25].
1.1.3. Sinh bệnh học bệnh vảy nến thông thường
Cơ chế bệnh sinh bệnh vảy nến còn nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ. Đến
nay, sinh bệnh học bệnh vảy nến được xác định có liên quan đến cơ địa di truyền,
rối loạn miễn dịch, được khởi động bởi nhiều yếu tố như stress, nhiễm khuẩn khu
trú... Trong đó, vai trị trung tâm là tế bào lympho T (Th1/Th17) [11],[12]. Dưới tác
động của nhiều yếu tố, các tế bào miễn dịch hoạt hóa, cytokine được tiết ra tham gia
vào sinh bệnh học bệnh vảy nến, trong đó trục IL-23/Th17 đóng vai trò trung tâm
[12].
1.1.3.1. Yếu tố di truyền



6

- HLA và bệnh VNTT: Henseler và cộng sự nhận thấy có sự kết hợp chặt

chẽ giữa HLA-Cw6 của vảy nến tuýp I với tuổi khởi phát bệnh trước 40 tuổi [26],
[27]. Zhang và cộng sự, nghiên cứu trên người Hán ở Đơng Nam Trung Quốc cho
thấy HLA-Cw6 có liên quan chặt chẽ với bệnh vảy nến, là yếu tố quyết định tính
nhạy cảm mạnh nhất cho sự phát triển của bệnh vảy nến khởi phát sớm [28]. Cũng
trong thời gian đó, nhiều nghiên cứu đã xác nhận sự mất cân bằng quan trọng giữa
các kháng nguyên (KN) HLA-Cw6, HLA-BW55, HLA-B13, HLA-A1, HLA-B16
và HLA-B35 ở bệnh nhân vảy nến [11],[26], trong đó liên quan chặt chẽ nhất là
HLA-Cw6. Những người mang HLA-Cw6 có nguy cơ mắc vảy nến tăng 10-20 lần
[8],[11].
Bên cạnh HLA lớp I, các nghiên cứu về sau này đã quan tâm thêm vai trò của
HLA lớp II. Nghiên cứu trên 91 bệnh nhân vảy nến thông thường, cho thấy có liên
quan đến các HLA lớp I (HLA-Cw6) và lớp II (HLA-DR7), đa số bệnh nhân có tính
đặc thù HLA-Cw6 (91,9%) đều có KN HLA-DR7, trong khi nhóm chứng là 50,3%
[11]. Mặt khác, một sự kết hợp rất đáng kể giữa khởi phát bệnh sớm và sự có mặt
các KN HLA-Cw6, HLA-DR7 đã được tìm thấy (HLA-Cw6: 70%, HLA-DR7:
80,4%), ngược lại, KN HLA-DR7 được biểu hiện chỉ 28,6% trên bệnh nhân khởi
phát muộn và khơng có KN HLA-Cw6 (tuýp II) [11].
- Gen VNTT: Gần đây, nhờ sự giải mã bộ gen người ta nhận thấy có sự hiện

diện của nhiều vị trí trên nhiễm sắc thể (NST) có liên quan đến vảy nến, được gọi là
PSORS1, bao gồm: 6p21.3, PSORS2: 17q, PSORS3: 4q, PSORS4: 1q21, PSORS5:
3q21, PSORS6: 19p, PSORS7: 1p, PSORS8:16q, PSORS9: 4q31, PSORS10:
18p11, PSORS11: 5q31-q33 và PSORS12: 20q13. Trong đó, HLA-Cw6 và PSORS1
là gen nhạy cảm chính đối với bệnh vảy nến [25],[29],[30]. Richardson xác định

85% bệnh nhân vảy nến khởi phát trước 40 tuổi có KN HLA-Cw6 và có biểu hiện
lâm sàng nặng hơn, khởi phát sau 40 tuổi chỉ 15% có HLA-Cw6 [30].
- Lịch sử gia đình trong bệnh VNTT: Theo Naldi và cộng sự-1995, tỷ lệ

gặp tiền sử gia đình từ 4-91% số bệnh nhân và nếu bệnh khởi phát càng sớm thì
càng tìm thấy các trường hợp bị bệnh vảy nến trong gia đình và coi như là một yếu
tố rủi ro [31]. Nghiên cứu sinh đơi cho thấy, có 67% sinh đơi cùng trứng, 18% sinh


7

đôi khác trứng bị vảy nến [32]. Tuy nhiên, lịch sử gia đình, di truyền là đa yếu tố,
khơng có một yếu tố riêng biệt nào có thể gây được bệnh vảy nến mà có lẽ do tác
động của nhiều yếu tố môi trường trên một cơ địa di truyền đặc biệt mới gây được
bệnh [11],[25]. Theo Huang và cộng sự-2019, nghiên cứu trên toàn quốc Đài Loan
cho thấy tỷ lệ tiền sử gia đình gặp 24,5%, nguy cơ bị bệnh vảy nến nếu có bố mẹ bị
vảy nến tăng 5,5 lần, có anh chị em ruột nguy cơ bị vảy nến gấp 2,5 lần [33]. Theo
Mark cho thấy 71% trẻ em mắc vảy nến có tiền sử gia đình, trong đó nguy cơ mắc
vảy nến có anh chị em hoặc bố mẹ bị bệnh vảy nến tăng gấp 4 lần hoặc hơn [34].
Theo Naldi và cộng sự-2001, tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến có liên quan chặt
chẽ với bệnh vảy nến thể giọt [35].
1.3.3.2. Các yếu tố môi trường liên quan đến bệnh VNTT
Trên một cơ địa di truyền và bất thường về miễn dịch thì tác động bởi các
yếu tố môi trường như stress, chấn thương da, nhiễm khuẩn khu trú, một số thuốc,
thức ăn đồ uống, thuốc lá… bệnh vảy nến có thể được khởi phát, tái phát hoặc làm
trầm trọng thêm bệnh. Các yếu tố mơi trường tác động vào tế bào trình diện kháng
nguyên (APC-antigen presenting cells) trong lớp thượng bì (ở da là tế bào
Langerhans). Tế bào Langerhans tác động vào tế bào lympho T hoạt hóa thành các
tế bào Th1 và Th17, di chuyển từ bạch huyết đến da, nơi chúng được kích thích để
tạo ra nhiều cytokine. Các cytokine này tương tác với các tế bào thượng bì gây ra

tăng sinh tế bào biểu mô sừng và tăng sinh mạch [36].
- Chấn thương tâm lý (stress): Stress tâm lý là yếu tố nguy cơ cho việc duy

trì và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến [37],[38]. Có mối liên quan chặt chẽ tỷ lệ
thuận giữa mức độ nặng của các triệu chứng vảy nến với các stress tâm lý và các
biến cố stress thường có trước một tháng [11] hoặc có khi trước đó một năm [39].
Tỷ lệ gặp stress trong bệnh vảy nến theo Roussel và cộng sự-2018 là 31-88% [39].
Cơ chế tác động của stress, gây ảnh hưởng hoạt động trục hạ đồi-tuyến yên làm
giảm nồng độ cortisol huyết thanh làm tăng hoạt tính của bệnh, các gốc oxy phản
ứng gia tăng và các hệ thống chống oxy hóa bị suy yếu được coi là có vai trị cả
trong bệnh vảy nến và cả làm trầm cảm, rối loạn lo âu [40]. Kiểm soát stress như


8

tập thể dục thường xuyên, thôi miên, tập thiền, massage, châm cứu, bấm huyệt đã
được ứng dụng trong điều trị vảy nến…[11],[39].
- Nhiễm khuẩn khu trú: Nhiễm khuẩn có vai trò trong cơ chế bệnh sinh

bệnh vảy nến đặc biệt bệnh nhân trẻ tuổi, vảy nến thể giọt thông qua kích thích tăng
sinh tế bào lympho T [11]. Nhiễm trùng đã tạo ra phản ứng tự miễn dịch và phá vỡ
dung nạp miễn dịch [36]. Mối liên quan giữa vảy nến chấm giọt và nhiễm liên cầu
khuẩn đã được thừa nhận [35],[41]. Nhiễm khuẩn khu trú trong bệnh vảy nến chủ
yếu là liên cầu tan huyết β nhóm A chiếm 57,1%, tụ cầu 28,3%, thường điều trị đáp
ứng tốt khi kết hợp với trị liệu kháng sinh [11]. Người ta thấy rằng, sau khi cắt bỏ
amidan, bệnh vảy nến thuyên giảm cả về tần suất tái phát và mức độ bệnh [42].
- Chấn thương thượng bì: Koebner người đầu tiên thông báo một bệnh

nhân vảy nến xuất hiện vảy nến sau sang chấn ở vùng da bị bệnh và nhiều tác giả
xác định chấn thương da như một yếu tố khởi động, gọi là hiện tượng Koebner, “tổn

thương gọi tổn thương” [4]. Hiện tượng Koebner thường xảy ra ở bệnh nhân vảy
nến khởi phát sớm với bệnh đang hoạt động sau khi có vết xước da do gãi, vết mổ,
vết bỏng, vết tiêm chủng, đôi khi bị cháy nắng (sunburn)…[21]. Các kích thích khác
nhau này có thể là nguồn gốc khởi động phản ứng viêm của da, phản ứng viêm này
kích thích các tế bào thượng bì tiết ra các cytokine tiền viêm (IL-6, IL-8, TNF-α…),
phân tử kết dính (ICAM-1) sẽ hoạt hóa tế bào lympho T. Tỷ lệ gặp hiện tượng
Koebner thay đổi từ 38-56% tùy theo tác giả [11]. Koebner có thể xuất hiện tại tất
cả các vị trí tổn thương và thường sau chấn thương 7-14 ngày [21].
- Vai trò một số thuốc: Vai trò của một số thuốc trong q trình điều trị

bệnh vảy nến có thể làm khởi phát bệnh vảy nến mới hoặc vượng bệnh vảy nến đã
được nhiều tác giả đề cập bao gồm thuốc ức chế β, Lithium, corticoid đường toàn
thân, interferon, chống viêm giảm đau nhóm nonsteroid, ức chế enzyme
angiotensin, thuốc chống sốt rét (Chloroquin, quinacrin…) [11],[36],[43],[44]. Cơ
chế tác động của thuốc là can thiệp vào hệ thống miễn dịch bao gồm cả dẫn truyền
tín hiệu và sản xuất cytokine [36].
- Vai trò rượu: Các nghiên cứu gần đây chứng minh có sự liên quan thực sự

giữa bệnh vảy nến và mức độ uống rượu. Uống rượu, bia quá nhiều làm bùng phát


9

bệnh vảy nến, làm tăng nhạy cảm với gluten và gây rối loạn miễn dịch tăng sản xuất
các cytokine viêm và yếu tố tăng trưởng tế bào biểu mô sừng [36]. Có tỷ lệ đáng kể
bệnh nhân vảy nến tử vong do uống nhiều rượu bia với các bệnh kèm theo trầm
trọng như xơ gan, ung thư biểu mô tế bào gan [45]. Uống nhiều rượu bia gây bệnh
tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên, đột quị và nhồi máu cơ tim [45]. Uống
rượu có thể làm tăng diện tích da tổn thương, giảm đáp ứng điều trị, làm vượng
bệnh [21],[45].

- Vai trò thuốc lá: Hút thuốc lá cũng như rượu có vai trị trực tiếp hay gián

tiếp kích thích, khởi động bệnh vảy nến [11],[46]. Lý giải tại sao thuốc lá là một yếu
tố nguy cơ của bệnh vảy nến rất phức tạp do nhiều độc tố trong thuốc lá chưa được
biết hết. Tuy nhiên, một lý do quan trọng là sự liên kết giữa các thụ thể
acetylcholine nicotine và nicotine (nAChR) dẫn đến sự gián đoạn về tín hiệu thần
kinh mà con đường dẫn truyền qua trung gian nAChR có thể điều chỉnh chức năng
tế bào biểu mơ sừng [36]. Ngồi ra, nhiều tế bào lympho T, tế bào B, tế bào tuyến
ức có hoạt tính liên kết với nAChR và nicotine với các thụ thể này gây cản trở tín
hiệu miễn dịch [36]. Một nhận xét quan trọng là người bệnh vảy nến có tỷ lệ hút
thuốc lá nhiều hơn nhóm cộng đồng [46],[47].
- Vai trị chế độ ăn: Một chế độ ăn phù hợp có thể như là một giải pháp điều

trị phụ trợ, trái lại một số thức ăn có thể liên quan đến tái vượng bệnh [11]. Tuy
nhiên, vấn đề này cũng còn có những tranh luận [11]. Chế độ ăn acid béo khơng bão
hịa, gluten được cho là ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh [21]. Một số tác giả nói
đến hiệu quả điều trị của EPA/DHA (Eicosapentaenoic Acid/Docosahexaenoic Acid)
hay dầu cá, tuy nhiên chưa được khẳng định bằng các thử nghiệm lâm sàng ngẫu
nhiên có đối chứng.
- Vai trị khí hậu, thời tiết: Ánh nắng mặt trời, dùng nước ấm có tác dụng

tốt đối với bệnh vảy nến, trái lại nước lạnh dường như làm bệnh phát triển, mùa lạnh
bệnh tái phát nhiều hơn [11]. Chính ánh nắng mặt trời có tác dụng ức chế miễn dịch
(lympho T), do đó các tổn thương vảy nến rất ít gặp ở vùng mặt, vùng hay tiếp xúc
với ánh nắng mặt trời. Điều này còn được xác định bằng sử dụng các tia cực tím
như UVA, UVB để điều trị vảy nến. Mặc dù vậy, có một nhóm nhỏ bệnh nhân lại bị


10


nặng bệnh hơn trong mùa hè khi được chiếu nắng, hay gặp ở phụ nữ có tuổi, có mẫn
cảm với ánh nắng, có thể là nguồn gốc của hiện tượng Koebner phụ thuộc phơi nắng
[11],[21].
- Các bệnh kết hợp: Bệnh vảy nến thường liên quan đến các bệnh tự miễn

như lupus ban đỏ hệ thống, pemphigus, bạch biến…[4],[11]. Các bệnh kết hợp khác
hay gặp trong bệnh vảy nến gồm tăng huyết áp (THA), béo phì, nhồi máu cơ tim, xơ
vữa mạch, tăng mỡ máu, đái tháo đường, bệnh mạch máu não, bệnh mạch máu
ngoại vi, trầm cảm [48]. Bệnh kết hợp có thể tăng theo tuổi, một nghiên cứu bệnh
nhân vảy nến trên 65 tuổi cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng gấp 4
lần, nguy cơ nhồi máu cơ tim tăng lên 3 lần và tuổi thọ bị rút ngắn 4 năm so với
nhóm người khỏe [49],[50],[51] và thường kèm theo hội chứng chuyển hóa [52].
Béo phì là một bệnh lý có gặp trong bệnh vảy nến và bằng chứng gợi ý rằng thông
qua con đường gây viêm, dẫn đến sự phát triển của bệnh vảy nến và bệnh béo phì
làm nặng thêm bệnh vảy nến hiện có [53].
1.3.3.3. Rối loạn miễn dịch trong bệnh vảy nến
- Sự hiểu biết sinh bệnh học bệnh vảy nến theo thời gian: Sự hiểu biết về

sinh bệnh học bệnh vảy nến trong 40 năm qua đã được phát triển từng bước quan
trọng như sau [54]:
+ Bệnh vảy nến được cho là rối loạn điều tiết tế bào biểu mô sừng: Từ trước
năm 1979, bệnh vảy nến được coi là một bệnh liên quan đến sự rối loạn điều tiết tế
bào biểu mô sừng dựa trên bằng chứng về sự tăng sinh quá mức các tế bào biểu mô
sừng.
+ Bệnh vảy nến được điều khiển bởi Th1: 20 năm tiếp theo (1980-2000),
bằng chứng cho thấy bệnh vảy nến là một bệnh được điều khiển bởi tế bào lympho
T. Một nghiên cứu quan trọng chứng minh rằng ức chế tế bào lympho T, nhưng
không ức chế tế bào biểu mô sừng vẫn giảm triệu chứng lâm sàng ở những bệnh
nhân bị bệnh vảy nến, là một cơ sở chứng minh vai trò miễn dịch của bệnh [55]. Kết
luận này trùng hợp với sự nhuộm hóa mơ miễn dịch của các tổn thương vảy nến có

xuất hiện các tế bào TCD3 ở xung quanh mao mạch và các tế bào TCD4, TCD8 lần
lượt chiếm ưu thế ở lớp hạ bì và thượng bì. Các tác nhân ức chế tế bào T như


11

cyclosporine và tacrolimus (FK506) được bào chế và ứng dụng điều trị cho bệnh
nhân vảy nến đã cải thiện lâm sàng và mô bệnh học là giảm thâm nhập tế bào T. Sự
xác định 2 phân nhóm riêng biệt của tế bào TCD4 ở chuột, được đặt tên là Th1 và
Th2, cũng là một cái nhìn khác được thực hiện trong giai đoạn này. Lúc này, người
ta nhận ra rằng các cytokine khác nhau được tạo ra bởi các tế bào trình diện kháng
nguyên bao gồm bạch cầu đơn nhân, đại thực bào, tế bào đuôi gai, và tế bào mast
tác động lên các tế bào T ban đầu biệt hóa thành Th1, Th2 chức năng tương ứng
riêng biệt. Interleukin 12 (IL-12) được tạo ra từ các tế bào này tác động lên tế bào T
ban đầu thành Th1 hoạt hóa để sản sinh interferon-γ (IFN-γ) và yếu tố hoại tử khối u
(TNF-α), góp phần đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào chống lại vi khuẩn nội bào
và virus. Năm 1998, phát hiện gia tăng IL-12 trong các tổn thương vảy nến dẫn đến
quan điểm bệnh vảy nến có trung gian là các tế bào Th1 [56]. Phát hiện này cho
rằng bệnh vảy nến do rối loạn điều hòa Th1 được nổi bật bởi sự phát triển và duy trì
IL-12 và cytokine Th1 khác trong các tổn thương vảy nến [55]. Thành công với chất
ức chế phẩm sinh học TNF-α sử dụng trong viêm khớp dạng thấp cũng cải thiện các
thương tổn do bệnh vảy nến gây ra [57].

Hình 1.1. Quan niệm về sinh bệnh học vảy nến theo thời gian
(Nguồn: J Am Acad Dermatol. 2014 Jul;71(1):141-50) [54]
+ Phát hiện IL-23: Một bước đột phá quan trọng trong hiểu biết của chúng ta


12


vào năm 2000 với việc phát hiện ra một loại protein mới p19 và nhận thấy rằng loại
protein này kết hợp với các đơn vị IL-12 p40 để tạo ra cytokine mới có đặc tính
riêng là IL-23 [58]. Giả thuyết rằng IL-12 là một biến thể của bệnh dựa một phần
vào phát hiện của đơn vị p40 trong các tổn thương bệnh vảy nến, các đơn vị này có
thể đại diện cho IL-23 [55]. Các đánh giá tiếp theo cho thấy sự gia tăng của cả IL-23
p19 và đơn vị p40 trong mảng vảy nến so với da không bị tổn thương, trong khi các
tiểu đơn vị p35 IL-12 không tăng [59]. Các tế bào đơn nhân hoạt hóa và các tế bào
đi gai là nguồn gốc chính của IL-23 trong vùng da bị tổn thương. IL-23 đã được
phát hiện trong các tổn thương vảy nến, bổ sung trong phân tích ống nghiệm được
thực hiện để mơ tả kỹ hơn về ustekinumab (ban đầu được cho rằng để ức chế chỉ IL12) và thể hiện sự tương tác giống hệt nhau của kháng thể với IL-12, IL-23, và đơn
thể IL- 12/23 p40 cho thấy ustekinumab có khả năng ức chế cho cả IL-12 và IL-23
[60]. Năm 2003, phát hiện IL-23 kích thích tế bào T hoạt hóa sản sinh một cytokine
khác với các tế bào Th1 và Th2 là IL-17A và dịng tế bào TCD4+ mới này có tên
gọi là tế bào Th17 là tế bào sản sinh ra cytokine IL-17A, nó điều chỉnh thâm nhiễm
viêm và các đáp ứng tự miễn dịch [61].
+ Bệnh vảy nến là bệnh Th17/IL-17: Việc tìm ra các tế bào Th17 khẳng định

sự biệt hóa tế bào T thành các tập con tế bào T chức năng gồm Th1, Th2 và Th17
(Hình 1.2) [54].

Hình 1.2. Cytokine điều tiết biệt hóa tế bào TCD4 ra các tập con chức
năng (Nguồn: J Am Acad Dermatol. 2014 Jul;71(1):141-50) [54]


×