Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

(Luận án tiến sĩ) - Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.16 MB, 233 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

------

ĐÀO THỊ NHUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KẾ TOÁN

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
------

------

ĐÀO THỊ NHUNG

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG
THƠNG TIN KẾ TỐN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP NIÊM YẾT
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


CHUN NGÀNH: KẾ TỐN, KIỂM TỐN VÀ PHÂN TÍCH
MÃ SỐ: 9340301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ ĐÔNG

HÀ NỘI - 2020


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
cam kết bằng danh dự cá nhân rằng luận án này do tôi tự thực hiện và không vi phạm
yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Nghiên cứu sinh

Đào Thị Nhung


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................... ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................................1
1.1. Lý do lựa chọn đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................4
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung ..............................................................................4
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ..............................................................................4
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................5
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................5
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................................5
1.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................5
1.5. Các đóng góp mới của luận án ............................................................................6
1.6. Kết cấu của luận án..............................................................................................7
Kết luận chương 1..........................................................................................................9
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .....................................10
2.1. Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế tốn trên báo
cáo tài chính ...............................................................................................................10
2.1.1. Đo lường chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính gián tiếp ........10
2.1.2. Đo lường chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính trực tiếp ........11
2.1.3. Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế tốn trên báo cáo tài
chính .........................................................................................................................12
2.1.4. Tổng quan về đo lường chất lượng thơng tin kế tốn theo các thuộc tính .....13
2.2. Tổng quan nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế
tốn trên báo cáo tài chính .......................................................................................19
2.2.1. Tổng quan các quan điểm nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới chất
lượng thông tin kế tốn trên báo cáo tài chính .........................................................19
2.2.2. Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính .........................................................25
2.3. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................35



iii

Kết luận chương 2........................................................................................................37
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU .....................38
3.1. Lý thuyết về chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính.................38
3.1.1. Khái niệm về thơng tin kế tốn ......................................................................38
3.1.2. Khái niệm về chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính.................39
3.1.3. Các thuộc tính của thơng tin kế tốn được mơ tả theo quan điểm của chuẩn
mực kế tốn quốc tế..................................................................................................40
3.2. Lý thuyết nền tảng để xác định các nhân tố ....................................................42
3.2.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory) ..............................................................42
3.2.2. Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource dependency theory) .........44
3.2.3. Lý thuyết xử lý thông tin (Information Procesing Theory)............................45
3.2.4. Lý thuyết thể chế (Institutional theory) ..........................................................46
3.3. Đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường
chứng khốn Việt Nam .............................................................................................48
3.4. Xây dựng mơ hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu ........................50
3.4.1. Đề xuất mơ hình nghiên cứu ..........................................................................50
3.4.2. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu ..............................................................51
Kết luận chương 3........................................................................................................55
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................56
4.1. Xây dựng quy trình nghiên cứu ........................................................................56
4.2. Thực hiện nghiên cứu định tính .......................................................................57
4.2.1. Đối tượng tham gia thảo luận .........................................................................58
4.2.2. Kết quả thảo luận............................................................................................59
4.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng ....................................................................73
4.3.1. Công cụ thu thập dữ liệu ................................................................................74
4.3.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu và thu thập dữ liệu .................................................74
4.3.3. Phương pháp phân tích ...................................................................................76
Kết luận chương 4........................................................................................................80

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................81
5.1. Khái quát về các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.........................................................................................................81
5.2. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu ......................................................................83
5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn trên báo
cáo tài chính của các doanh nghiệp xây lắp niêm yết trên thị trường chứng
khoán ở Việt Nam .....................................................................................................86
5.3.1. Phân tích độ tin cậy của thang đo...................................................................86


iv

5.3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................90
5.3.3. Phân tích nhân tố khẳng định (CFA)..............................................................97
5.3.4. Phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính ..........................................................105
5.3.5. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính
ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết .....................................................................108
Kết luận chương 5......................................................................................................111
CHƯƠNG 6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ .112
6.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................112
6.1.1. Thảo luận về chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính ở các doanh
nghiệp xây lắp niêm yết .........................................................................................113
6.1.2. Thảo luận về tác động của các nhân tố đến chất lượng thơng tin kế tốn trên
báo cáo tài chính ở các doanh nghiệp xây lắp niêm yết .........................................117
6.2. Một số khuyến nghị..........................................................................................128
6.2.1. Khuyến nghị về nâng cao vai trò của nhà quản trị .......................................128
6.2.2. Khuyến nghị về hạn chế tác động tiêu cực của nhà quản trị trong cơng tác kế
tốn .........................................................................................................................129
6.2.3. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên kế toán ................130
6.2.4. Khuyến nghị về tăng cường cơ chế giám sát và ngăn ngừa rủi ro của hệ thống

kiểm soát nội bộ .....................................................................................................132
6.2.5. Khuyến nghị về nâng cao chất lượng của hoạt động kiểm tốn độc lập ......134
6.2.6. Khuyến nghị về hồn thiện ghi nhận doanh thu, chi phí trong hoạt động xây
lắp đảm bảo nguyên tắc phù hợp ............................................................................136
6.2.7. Khuyến nghị về hồn thiện mơi trường pháp lý...........................................138
6.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tương lai ............................................139
Kết luận chương 6......................................................................................................141
KẾT LUẬN ................................................................................................................142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...........................................................................................144
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................145
PHỤ LỤC ...................................................................................................................157


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng việt

Giải nghĩa tiếng Anh

1

BCTC

Báo cáo tài chính


2

BKS

Ban kiểm sốt

3

CFA

Phân tích nhân tố khẳng định

4

CMKT

Chuẩn mực kế tốn

5

CT/ HMCT

Cơng trình, hạng mục cơng
trình

6

CTKT

Cơng ty kiểm tốn


7

ĐHCĐ

Đại hội đồng cổ đơng

8

DN

Doanh nghiệp

9

EFA

Phân tích nhân tố khám phá

Exploratory Factor Analysis

10

ERP

Hoạch định nguồn lực

Enterprise Resource Planning

11


FASB

12

HĐQT

Hội đồng quản trị

13

IASB

Hội đồng chuẩn mực kế tốn International accouting
quốc tếstandards Board

14

IASC

15

IFRS

Chuẩn mực báo cáo tài chính International Financial
quốc tế
Reporting Standards

16


KSNB

Kiểm soát nội bộ

17

KTV

Kiểm toán viên

18

PMKT

Phần mềm kế tốn

19

SEM

Mơ hình cấu trúc tuyến tính

20

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

Confirmatory Factor Analysis


Hội đồng chuẩn mực kế toán The Financial Accounting
tài chính Hoa Kỳ-

Standars Board

Ủy ban chn mực kế tốn The International Accouting
quốc tế

Standards Committee

Structural Equation Modeling


vi

TT Từ viết tắt

Giải nghĩa tiếng việt

Giải nghĩa tiếng Anh

Phần mềm thống kê dùng

21

SPSS

Statistical Package for the
trong nghiên cứu khoa học xã
Social Sciences

hội

22

SXKD

Sản xuất kinh doanh

23

TQC

Kiểm soát chất lượng tổng
hợp

24

TQM

Quản trị chất lượng tồn diện

25

TTKT

Thơng tin kế tốn

26

VAS


Chuẩn mực kế toán Việt nam

27

XDCB

Xây dựng cơ bản

Total Quality Management


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1. Tổng hợp các quan điểm nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng
thông tin kế tốn trên báo cáo tài chính .........................................................................24
Bảng 2.2. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC từ các
cơng trình nghiên cứu ....................................................................................................34
Bảng 3.1. Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu và cơ sở lý thuyết ...............................54
Bảng 4.1. Bảng Danh sách các đối tượng tham gia thảo luận .......................................59
Bảng 4.2. Bảng kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trong mơ hình đề
xuất theo ý kiến của các chun gia ..............................................................................60
Bảng 4.3. Kết quả thảo luận các thang đo chất lượng thơng tin kế tốn .......................62
Bảng 4.4. Kết quả thảo luận thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT
trên BCTC......................................................................................................................66

Bảng 4.5. Thang đo chính thức được mã hóa ................................................................71
Bảng 4.6: Mẫu nghiên cứu ............................................................................................76
Bảng 5.1. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha .............................................................87
Bảng 5.2. Kết quả phân tích Cronbach's Alpha sau khi loại bỏ các thang đo CB8,
HVQT3, HDDT1, PMKT1 ............................................................................................89
Bảng 5.3. Kiểm định KMO lần 1 ..................................................................................90
Bảng 5.4. Kết quả EFA cho thang đo nhân tố lần 1 ......................................................92
Bảng 5.5. Kiểm định KMO lần 2 ..................................................................................94
Bảng 5.6. Kết quả EFA cho thang đo nhân tố lần 2 ......................................................95
Bảng 5.7. Các chỉ số đánh giá sự phù hợp của mơ hình với dữ liệu nghiên cứu ..........97
Bảng 5.8. Độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai rút trích các nhân tố ......................98
Bảng 5.9. Các hệ số chưa chuẩn hóa và đã chuẩn hóa ..................................................99
Bảng 5.10. Đánh giá giá trị phân biệt ..........................................................................101
Bảng 5.11. Tổng phương sai rút trích (AVE) của các nhân tố ....................................103
Bảng 5.12. Ma trận tương quan giữa các khái niệm....................................................103
Bảng 5.13. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM ................................107
Bảng 5.14. Bảng tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ...................108
Bảng 5.15. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT giữa các DN khác nhau về sàn
giao dịch và cơng ty kiểm tốn ....................................................................................109
Bảng 5.16. Kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT trên BCTC giữa các DN khác
nhau về thời gian niêm yết và quy mô của DN ...........................................................109


viii

Bảng 6.1. Đánh giá của các đối tượng khảo sát về chất lượng TTKT trên BCTC ở các
DNXL niêm yết ...........................................................................................................115
Bảng 6.2. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Vai trò của nhà quản trị” ....... 118
Bảng 6.3. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Hành vi quản trị lợi
nhuận” ..........................................................................................................................120

Bảng 6.4. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Nhân viên kế toán” .....121
Bảng 6.5. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “KSNB” ........................122
Bảng 6.6. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Tổ chức kiểm toán độc
lập”...............................................................................................................................124
Bảng 6.7. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “Đặc thù ngành xây lắp” ...... 126
Bảng 6.8. Đánh giá của các đối tượng khảo sát với nhân tố “môi trường pháp lý” ....127


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 2.1. Các cấp bậc của thuộc tính TTKT theo FASB (Trang 32-CNO2) ................14
Hình 2.2. Mơ tả thuộc tính của chất lượng TTKT trên BCTC theo IASC ....................15
Hình 2.3. Các thuộc tính cơ bản của chất lượng thơng tin kế tốn theo chuẩn mực kế
tốn quốc tế ....................................................................................................................16
Hình 2.4. Mơ hình hệ thống thơng tin thành cơng của DeLone và MC Lean (1992) ...20
Hình 2.5. Mơ hình hệ thống thông tin thành công của Delone và McLean (2003) ......21
Hình 3.1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất ..........................................................................50
Hình 4.1. Quy trình thực hiện các phương pháp nghiên cứu ........................................57
Hình 4.2. Trình tự thực hiện nghiên cứu định tính ........................................................57
Hình 4.3. Trình tự thực hiện nghiên cứu định lượng.....................................................73
Hình 5.1. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo vị trí cơng việc ................................................83
Hình 5.2. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo thời gian niêm yết ...........................................84
Hình 5.3. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo quy mơ vốn .....................................................84
Hình 5.4. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo sàn niêm yết ....................................................85
Hình 5.5. Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo cơng ty được kiểm tốn ..................................86

Hình 5.6. Mơ hình phân tích nhân tố khẳng định CFA ...............................................104
Hình 5.7. Kết quả phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM1 ................................106
Hình 6.1. Các mối quan hệ có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu .............................112


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Lý do lựa chọn đề tài
Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đòi hỏi các DN phải đảm bảo "đủ sức
khỏe” để có thể thực hiện tốt hoạt động SXKD. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập hóa
quốc tế nền kinh tế sâu rộng hiện nay, muốn đứng vững và phát triển bền vững địi hỏi
các DN khơng chỉ hiểu rõ nội tại bản thân mình, mà phải có chiến lược kinh doanh
hợp lý, nắm rõ xu thế phát triển, những chính sách pháp luật của nhà nước. Muốn vậy,
DN phải thu thập và cung cấp được những thông tin kinh tế- tài chính có chất lượng,
có giá trị. Laudon (2007) cho rằng thông tin là một yếu tố quan trọng tạo ra sự thành
công, giá trị gia tăng và nâng cao khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường.
Theo Luật kế tốn số 88/QH13 thì TTKT được hiểu là những tin tức, những sự
kiện kinh tế tài chính phát sinh liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của DN. TTKT là thành phần chủ đạo trong hệ thông tin quản lý, mà
nhà quản lý luôn sử dụng trong quyết định ngắn hạn và chiến lược để ứng dụng một
cách có hiệu quả trong cơng việc (Hall, 2011). Chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp
tốt là cơng cụ để nhà quản trị kiểm sốt được các hoạt động kinh tế- tài chính của DN,
giúp nắm bắt được những thách thức, cơ hội để từ đó vạch ra các phương hướng, kế
hoạch quản lý, điều hành DN và là cơ sở cho việc ra các quyết sách kinh tế. Bên cạnh
đó, với các đối tượng bên ngồi có quan tâm đến DN (cơ quan quản lý Nhà nước, các
nhà đầu tư, các nhà cung cấp, chủ nợ…) giúp họ có thể xác định được kế hoạch kinh
doanh, điều chỉnh chính sách và đánh giá được hiệu quả hoạt động để đem lại mục tiêu
như mong muốn (Gelinas, 2012).
Trải qua hơn 16 năm hoạt động thị trường chứng khoán ở Việt Nam dần trở

thành kênh dẫn vốn dài hạn quan trọng của nền kinh tế, thu hút đông đảo các nhà đầu
tư trong và ngoài nước. Với sự tham gia của các DN với nhiều ngành nghề đa dạng
(sản xuất, xây lắp, kinh doanh thương mại, dịch vụ…) trên thị trường chứng khốn địi
hỏi u cầu thu thập và cung cấp thông tin về hoạt động SXKD của các DN niêm yết
là rất lớn. Trong đó, thơng tin tài chính đặc biệt là thơng tin về BCTC được coi là
“phong vũ biểu” của các nhà đầu tư sử dụng rộng rãi nhất để đo lường hiệu quả kinh tế
và trạng tài tài chính trên mọi khía cạnh.
Kết quả nghiên cứu của ACFE- Hiệp hội các nhà điều tra gian lận trong giai
đoạn 2016- 2017 ở 125 quốc gia có 2.690 vụ gian lận gây thiệt hại 7,1 tỷ đơ la Mỹ,
trong đó hành vi gian lận BCTC mặc dù chiếm tỷ lệ chỉ bằng 10%, ít hơn so với biển


2
thủ tài sản, song lại gây ra thiệt hại trung bình khá cao 800.000 đơ la Mỹ trên một vụ
gian lận. Thực tiễn cho thấy, nhiều sai phạm về cung cấp TTKT đã gây ra những ảnh
hưởng tiêu cực cho nền kinh tế thế giới, như bê bối tài chính của tập đoàn Tyco
International hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đường ống ở Mỹ do sự gian lận, biển
thủ và can thiệp q sâu vào cơng tác kế tốn của nhà quản trị với số tiền hơn 600
triệu đô la Mỹ (Tuấn Minh, 2015). Hay hành vi cố ý che dấu các khoản thua lỗ trong
hoạt động kinh doanh của tập đoàn Toshiba ở Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 20082014 bằng thủ thuật thổi phồng lợi nhuận, khai khống doanh thu lên đến 1,2 tỷ đô la
Mỹ…gây ra những tác động không nhỏ tới thị trường tài chính trên thế giới (Ngọc
Vũ, 2015).
Thống kê của Vietstock tính đến tháng 4/2019 có 451/733 DN niêm yết (chiếm
61,5%) phải điều chỉnh số liệu lợi nhuận sau thuế theo kết quả kiểm tốn BCTC.
Chính điều này làm giảm sút hình ảnh của DN, làm dấy lên sự nghi ngờ, quan ngại của
các nhà đầu tư về chất lượng TTKT trên BCTC do DN cung cấp, đặc biệt là ở các DN
niêm yết. Bằng nhiều thủ thuật (khai khống doanh thu, ghi giảm chi phí; che dấu cơng
nợ…) để tơ vẽ số liệu trên BCTC tại nhiều DN niêm yết nhằm đạt được một mục đích
nào đó (An Hà, 2012). Hoặc, sự chậm trễ trong cơng bố thơng tin do trình độ quản lý,
do khả năng của đội ngũ làm công tác kế tốn làm ảnh hưởng tới tính trung thực, hợp

lý của thông tin trên BCTC…
Hoạt động xây lắp là ngành được nhận định là “hấp dẫn, nhiều rủi ro đòi hỏi các
bên phải nỗ lực và quyết tâm cao” (Callum, 2000). Ở Việt Nam, trải qua 60 năm hình
thành và phát triển (từ năm 1958 theo phê chuẩn của Quốc hội khóa I), các DNXL đã
có những đóng góp đáng kể vào GDP cả nước (chiếm khoảng 30% GDP và ghi nhận
mức đóng góp 0.54 điểm phần trăm của ngành- Báo cáo của Bộ xây dựng, 2017), cho
thấy sự vươn mình mạnh mẽ của các DN hoạt động trong lĩnh vực này.
Với đặc thù là sản xuất các sản phẩm đặc biệt đó là CT/HMCT có giá trị lớn,
thời gian sử dụng dài, tiềm ẩm nhiều rủi ro. Và sự phức tạp trong quá trình sản xuất về
thời gian thi cơng thường kéo dài, về q trình nghiệm thu, bàn giao, quyết toán giữa
chủ đầu tư và nhà thầu. Ðáng chú ý, hoạt động xây lắp ghi nhận doanh thu theo hình
thức ước lượng khối lượng cơng việc hồn thành (nếu thay đổi tỷ lệ ước lượng sẽ can
thiệp tới số liệu doanh thu); Có/ Khơng có xác nhận của khách hàng tiềm tàng nhiều
khó khăn cho thanh khoản, và ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Mặt khác, hình thức
đấu thầu là hình thức chủ yếu mà các DNXL niêm yết hiện nay đang thực hiện khi tìm
cơng trìпh thi cơng, cho thấy tíпh cạпh traпh trong ngành xây dựng rất lớn thơng qua
пhiều tiêu chí như giá dự thầu, năng lực tài chíпh. Cộng hưởng là xu hướng tham gia


3
của nhiều DN, tập đoàn xây dựng ở nước ngoài dồi dào về vốn vào hoạt động xây lắp
sẽ tạo nên cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi u cầu về thơng tin nói
chung và TTKT nói riêng từ các bên liên quan ngày càng nâng cao, chính những khó
khăn trên khiến chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp của các DNXL niêm yết chưa
thực sự đảm bảo, thậm chí là nỗi lo lắng, ám ảnh của các nhà đầu tư về sự “nhảy múa”
của số liệu dù đã hoặc chưa được kiểm tốn (Khắc Lâm, 2018). Có thể kể tới vụ việc
công bố nhầm lợi nhuận của Công ty cổ phần Viglacera Từ Sơn ở quý 3/2007 gần 1,3
tỷ đồng, nhưng các nhà đầu tư phát hiện lợi nhuận chỉ còn 600 triệu đồng (Mạnh Hà,
2012). Hay cố ý che dấu số lỗ 12,7 tỷ đồng của cơng ty cổ phần bánh kẹo Biên Hịa
(Bibica) bằng việc ghi nhận vào chi phí XDCB dở dang phần chi phí hoạt động kinh

doanh năm 2002 là 5,5 tỷ đồng và ghi nhận sai doanh thu 1,37 tỷ đồng. Chủ đích khai
khống doanh thu, giá vốn như vụ việc của công ty cổ phần địa ốc Đà Lạt ghi sai doanh
thu, giá vốn đối với CT/HMCT chưa được nghiệm thu (năm 2011 sang năm 2010) làm
sai lệch TTKT cung cấp. Sử dụng thủ thuật vốn hóa chi phí đi vay số tiền 1,04 tỷ đồng
vào giá trị cơng trình đã ngừng xây dựng mà khơng tính vào chi phí kinh doanh năm
2010 ở công ty cổ phần Basa để giảm thiểu số lỗ trong kinh doanh. Công ty cổ phần
xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) sau kiểm tốn BCTC năm 2018 chịu lỗ 414,2 tỷ đồng
(tăng thêm 100 tỷ đồng) do ghi tăng doanh thu, giảm giá vốn của một số dự án… (Hà
Thị Thúy Vân, 2016).
Trong giai đoạn tới, nhu cầu đầu tư xây dựng dân dụng, công nghiệp và cơ sở
hạ tầng ở nước ta có xu hướng tiếp tục tăng cao…đòi hỏi các DNXL đặc biệt là các
DNXL đã tham gia thị trường chứng khoán phải tự chủ về tài chính, nắm chắc được
thơng tin kinh tế, chủ động trong hoạt động quản lý kế toán ở đơn vị nhằm thu thập và
cung cấp TTKT có chất lượng phát huy ưu thế trong chiến lược quản lý và nâng cao
hiệu quả hoạt động của DN (Chang, 2001). Có thể thấy những sự việc về cung cấp
TTKT kém chất lượng xảy ra ở các DN trên thế giới và các DNXL niêm yết trên
TTCK ở Việt Nam, tác giả cho rằng chất lượng thông tin trên BCTC nói chung và chất
lượng TTKT trên BCTC nói riêng là yếu tố then chốt, nhạy cảm và ảnh hưởng mạnh
mẽ đến hành vi của tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Chất lượng TTKT là một
khái niệm đa chiều, có nhiều nghiên cứu về chủ đề này được xem xét dưới nhiều góc
độ khác nhau (từ quan điểm của người lập báo cáo/ tạo lập thông tin (Nguyễn Trọng
Nguyên, 2014; Xu, 2003..) hay từ quan điểm của người sử dụng báo cáo/ sử dụng
thông tin (Đặng Thị Thúy Hằng, 2016); hoặc đánh giá chất lượng thông tin một cách
gián tiếp sử dụng một thuộc tính (Nguyễn Tố Tâm, 2016; Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,
2016.. ) hay nhiều thuộc tính; hành vi gian lận BCTC như nghiên cứu của Schipper và


4
Vincent, 2003; Cohen, 2004). Theo hiểu biết của tác giả nhận thấy, ở Việt Nam hiện
tại khơng có nhiều các cơng trình nghiên cứu đề cập đến tiêu chí để đánh giá về chất

lượng TTKT trên BCTC và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên
BCTC ở các DN phi tài chính niêm yết trong các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế (giáo
dục, ngân hàng) ... Chưa có một cơng trình nghiên cứu nào xem xét, đề cập đến các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC trong lĩnh vực xây lắp niêm yết
trên TTCK một cách tồn diện.
Từ các phân tích tóm tắt ở cả góc độ lý luận và thực tiễn cho thấy vấn đềcác
nhân tố ảnh hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC chưa thực sự thu hút sự chú ý từ
phía các đối tượng sử dụng hay đối tượng tạo lập TTKT. Do đó, để cung cấp TTKT
trên BCTC đảm bảo chất lượng hơn hình thức thì ngồi các yếu tố kỹ thuật kế tốn,
địi hỏi người tạo lập cũng như người sử dụng phải chú ý đến những nhân tố ảnh
hưởng đến TTKT trình bày trên BCTC. Từ đó có sơ sở tham chiếu khi sử dụng và
trình bày BCTC có chất lượng và có những quyết sách phù hợp. Do đó, nghiên cứu nội
dung về chất lượng TTKT trên BCTC và tìm hiểu những yếu tố tác động tới chất
lượng TTKT trên BCTC ở các DN nói chung và DNXL nói riêng dần trở nên cấp thiết
hơn bao giờ hết. Vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính của các DNXL niêm
yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam”.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
Phân tích và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
của các DN xây lắp niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam

1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Xây dựng mơ hình lý thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng
TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết.
Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC
của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC của các
DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam



5

1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chất lượng TTKT trên BCTC của các
DNXL niêm yết sử dụng mơ hình lý thuyết nào? Lý thuyết nền tảng nào được sử dụng
để xây dựng mơ hình lý thuyết trong nghiên cứu?
Nhân tố nào ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết?
Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến chất lượng TTKT trên BCTC như thế nào?
Cần thực hiện các khuyến nghị nào để nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC
của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của nghiên của Luận án: Chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân
tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các DNXL niêm yết trên
2 Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX). Luận
án không đề cập tới các DNXL đang giao dịch cổ phiếu trên thị trường (UpCoM).
+ Phạm vi thời gian: Luận án sử dụng danh sách DN xây lắp niêm yết trên sàn
HOSE và HNX tại thời điểm ngày 31/12/2018.
Thời gian tiến hành khảo sát chính thức từ tháng 2/2019 đến hết tháng 4/2019.
+ Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án chỉ trình bày chất
lượng TTKT trên BCTC. Do đó, đối tượng khảo sát được tác giả hướng tới là các đối
tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới quá trình cung cấp và trình bày TTKT (Kế tốn
viên, kế toán trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS).


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện qua 2 bước chính:
Nghiên cứu định tính: Được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tập trung
với chuyên gia là các giảng viên, cán bộ thuộc vụ chế độ kế toán – kiểm toán, Tổ chức
kiểm toán độc lập, Kế toán viên, Nhà quản trị có trình độ chun mơn từ cử nhân trở
lên và thời gian làm việc từ 3 năm trở lên. Mục đích của nghiên cứu định tính là để
hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu, hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo đo lường chất


6
lượng TTKT trên BCTC, các nhân tố tác động tới chất lượng TTKT trên BCTC trong
các DNXL niêm yết.
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các
nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết. Cỡ mẫu để nghiên
cứu dựa trên chọn mẫu thuận tiện, được chọn theo quy tắc thực nghiệm của Hair và
cộng sự (1998), đó là tối thiểu là 5 quan sát cho một biến đo lường. Nghiên cứu tiến
hành khảo sát các đối tượng bên trong DN có ảnh hưởng tới q trình cung cấp và trình
bày TTKT (Kế tốn viên, kế tốn trưởng, nhà quản trị và đại diện trong BKS). Tác giả
sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 và AMOS tiến
hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằng kiểm định
Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA bằng kiểm định KMO, Phân tích
nhân tố khẳng định (CFA) và phân tích mơ hình cấu trúc tuyến tính (SEM).

1.5. Các đóng góp mới của luận án
Luận án hướng tới những đóng góp mới về khía cạnh lý thuyết sau đây:
+ Luận án đã nghiên cứu rõ lý thuyết về chất lượng TTKT trên BCTC và xây
dựng được các thang đo để đo lường chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết
dựa theo quan điểm đo lường của CMKT quốc tế (IASB, 2018) tập trung ở hai thuộc
tính “Thuộc tính cơ bản” và “Thuộc tính bổ sung”.
+ Luận án đã tập trung nghiên cứu mối quan hệ và chiều hướng tác động của

các nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Thông qua kiểm
định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm cung cấp bằng chứng khẳng định về các
nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt nam.
+ Kết quả kiểm định mơ hình cấu trúc tuyến tính SEM đã xác định được 5 nhân
tố tác động tích cực đến chất lượng TTKT ở DNXL niêm yết bao gồm: Vai trị nhà
quản trị; KSNB; Nhân viên kế tốn; Tổ chức kiểm tốn độc lập; Mơi trường pháp lý và
2 nhân tố tác động tiêu cực là: Đặc thù DN xây lắp; Hành vi quản trị. Trong đó có
nhân tố đặc thù ngành xây lắp là nhân tố khám phá riêng có của luận án. Ngồi ra, một
khám phá quan trọng trong Luận án cho thấy rằng, thuộc tính “bổ sung” đóng vai trị
quan trọng hơn so với thuộc tính “cơ bản” trong việc hình thành chất lượng TTKT trên
BCTC của các DNXL niêm yết. Bên cạnh đó, kết quả kiểm định T – test và ANOVA
Luận án đã chỉ ra rằng chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết được
kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn thuộc Big4 cao hơn các DNXL niêm yết khác và


7
các DNXL có thời gian niêm yết lâu hơn và có quy mơ lớn hơn có chất lượng TTKT
trên BCTC tốt hơn.
Những đóng góp mới của Luận án về khía cạnh thực tiễn như sau:
+ Thông qua khảo sát và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã cung cấp các thơng
tin quan trọng, có ý nghĩa về chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân tố tác động ở
DNXL niêm yết. Từ đây, có thể mơ tả được chất lượng TTKT trên BCTC và các nhân
tố ảnh hưởng trong các DNXL niêm yết hiện nay.
+ Nghiên cứu đã xác định được 48 biến quan sát phù hợp và đủ độ tin cậy để đo
lường chất lượng TTKT và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC ở
DNXL niêm yết. Đây là cơ sở để các nhà quản lý trong DNXL niêm yết, các bên liên
quan có thể nhận diện và kiểm soát tác động của các nhân tố này.
+ Trên cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng TTKT
trên BCTC, nghiên cứu đã đưa ra những khuyến nghị đề xuất đối với các DNXL niêm

yết, với Bộ tài chính, các tổ chức nghề nghiệp và cơ quan pháp lý để góp phần nâng
cao chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.

1.6. Kết cấu của luận án
Luận án được trình bày gồm 6 chương
Chương 1. Giới thiệu đề tài: Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và những
đóng góp mới của Luận án và kết cấu của luận án.
Chương 2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: Trình bày tóm lược các nghiên
cứu với các nội dung về quan điểm và các nghiên cứu đã đề cập đến đo lường chất
lượng TTKT trên BCTC, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT
trên BCTC. Từ đó, lựa chọn quan điểm đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC và định
hình được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với các DNXL niêm
yết ở Việt Nam. Thống kê được các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC
đã từng đề cập trong các nghiên cứu tiền đề, xác định khoảng trống nghiên cứu.
Chương 3. Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: Nội dung chương này sẽ
trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng TTKT trên BCTC. Bên cạnh đó, luận
án sẽ tìm hiểu và trình bày tóm lược các cơ sở lý thuyết nền tảng, lấy đó để tham chiếu
cho việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC. Từ đây,
luận án xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.


8
Chương 4. Phương pháp nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày về quy
trình nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng và trình tự thực hiện
nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng
Chương 5. Kết quả nghiên cứu: Nội dung chương này trình bày các kết quả từ
nghiên cứu định lượng. Cụ thể: Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu đã thu thập về các
khía cạnh số lượng; các thuộc tính của mẫu theo các điều kiện đã được đặt ra. Đánh

giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach anpha và kiểm định giá trị thang đo bằng
phân tích nhân tố khám phá EFA được trình bày sau đó. Kế tiếp, phân tích nhân tố
khẳng định CFA, tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến chất lượng
TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết thơng qua mơ hình cấu trúc tuyến tính. Sau
đó, tác giả tiến hành kiểm định sự khác biệt về chất lượng TTKT của các DNXL niêm
yết khác nhau về sàn niêm yết, cơng ty kiểm tốn, thời gian niêm yết và quy mô DN.
Chương 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị: Trong chương 6,
tác giả đi sâu thảo luận về các kết quả nghiên cứu ở chương 5 với các nội dung như
tóm tắt những kết quả đã đạt được của nghiên cứu, nêu rõ những đóng góp của đề tài
và dựa trên mối quan hệ đã được khám phá của các nhân tố đến chất lượng TTKT trên
BCTC Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao chất lượng
TTKT trên BCTC trong các DNXL niêm yết trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
Sau cùng là những hạn chế của nghiên cứu này và các gợi ý liên quan đến các chủ đề
cho những nghiên cứu tiếp theo.


9

Kết luận chương 1
Chương 1 của Luận án đã trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu tổng quát là
nghiên cứu về chất lượng TTKT trên BCTC, xác định và đo lường các nhân tố tác
động đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNXL niêm yết trên thị trường chứng
khốn ở Việt Nam. Do đó, phạm vi nghiên cứu của luận án là các DN có hoạt động
chính trong lĩnh vực xây lắp đã tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Nội
(HNX) và Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Theo đó, tác giả xác định được 3 mục
tiêu cụ thể. Để đạt được các mục tiêu cụ thể trên, tác giả sử dụng nghiên cứu định tính
để khám phá các nhân tố và thang đo đo lường các nhân tố tác động tới chất lượng
TTKT trên BCTC ở các DNXL niêm yết. Sử dụng nghiên cứu định lượng để thực hiện
kiểm định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đề xuất. Kết quả nghiên cứu
của luận án bổ sung những đóng góp mới trên hai phương diện lý thuyết (xác định

được tiêu chí đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC phù hợp với DNXL niêm yết,
khẳng định sự tác động của 6 nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước, và khám phá 1
nhân tố đặc thù cho nghiên cứu này); về khía cạnh thực tiễn (kết quả của nghiên cứu là
cơ sở để giúp các nhà quản trị, cơ quan quản lý có những đánh giá và điều chỉnh phù
hợp với thực tiễn nhằm góp phần nâng cao chất lượng TTKT trên BCTC qua tác động
của các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC ở DNXL niêm yết trên
TTCK ở Việt Nam.


10

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan các quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế tốn trên
báo cáo tài chính
Trên thực tế, đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề chất lượng TTKT
trên BCTC từ rất sớm trong giai đoạn những năm 1960. Chất lượng của TTKT được
xem là một phân hệ nhỏ trong nghiên cứu về hệ thống TTKT bao gồm hai lĩnh vực chủ
yếu: Thông tin phục vụ cho quản lý và TTKT (Ge và Mouzhi, 2009, Pamela và Jack
2011). Xuất phát từ mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tài, trong phần tổng quan
này tác giả chỉ đề cập đến chất lượng TTKT trên BCTC để làm tìm hiểu nội dung các
nghiên cứu tiền đề, từ đó sẽ đúc rút và xác định được quan điểm phù hợp với mục tiêu
trong nghiên cứu của Luận án. Theo quan điểm của Ge và Mouzhi (2009) để đánh giá
chất lượng TTKT trên BCTC cần dựa vào ba đặc điểm: Vấn đề, kích thước và phương
pháp đánh giá. Trong phần này, tác giả tập trung mô tả vấn đề cốt lõi nhất được Braam
và Beest (2013) đã nhấn mạnh là phương thức xác định và đánh giá chất lượng TTKT
trên BCTC. Theo viện cơng chứng kế tốn Mỹ (AICPA) thì TTKT được biểu hiện trên
giá trị thơng tin cung cấp trên BCTC. Do đó, để đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hầu như đều tập trung đánh giá theo giá trị
thông tin trên BCTC các DN mang lại. Vì vậy, tác giả chia các quan điểm đánh giá
chất lượng TTKT trên BCTC hiện nay thành hai quan điểm cơ bản:


2.1.1. Đo lường chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính gián tiếp
Đo lường dựa vào hành vi quản trị lợi nhuận hoặc chất lượng lợi nhuận. Đo
lường qua hành vi quản trị lợi nhuận là việc tìm hiểu hành vi tác động bằng các con số
thông qua các phương pháp kế toán và giao dịch trong hoạt động kinh tế nhằm điều
chỉnh lợi nhuận. Theo đó, chất lượng TTKT biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận trên
BCTC có thể bị thay đổi theo hành vi điều chỉnh lợi nhuận theo hướng tích cực hoặc
tiêu cực. Nghiên cứu về vấn đề này có Dechow và cộng sự (1995, 2010), Baruch và
Zarowin (1998), Healy và Whalen (1999) và Gulza (2011), Quinghua (2007), He và
cộng sự (2009), Ge và Schrand (2010), Alves (2014), Nguyễn Trọng Nguyên (2016)…
Đo lường qua chất lượng lợi nhuận chính là xem xét mối quan hệ giữa chất
lượng lợi nhuận công bố trên BCTC (đại diện cho giá trị DN) và vốn chủ sở hữu (giá
cổ phiếu - đại diện cho giá thị trường của DN). Theo đó, nếu có sự thay đổi tương ứng
giữa lợi nhuận kế toán cung cấp trên BCTC với giá cổ phiếu thì phản ánh được tính
thích hợp của TTKT. Các nghiên cứu về mối quan hệ này có nghiên cứu của Schipper


11
và Vincent (2003); Nicholas và Walhen (2004); Dechow và cộng sự (2010);
EKosuwardi (2009); Keshin Tswei (2012); Đặng Ngọc Hùng (2015) …
Đo lường theo hai chỉ tiêu đại diện (hành vi quản trị lợi nhuận, chất lượng lợi
nhuận) đều có thể thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp (trên các BCTC, báo cáo
thường niên) ở chính những DN niêm yết. Nhưng hạn chế là tập trung khảo sát trên
quan điểm của người sử dụng BCTC là các nhà đầu tư, chủ nợ. Mặt khác, do coi lợi
nhuận hoặc giá cổ phiếu là trung tâm nên khó xác định được lợi nhuận thực của DN
(lợi nhuận có thể chi phối hoặc không thể chi phối bởi nhà quản trị); Khó đánh giá
chính xác giá trị DN vì khơng tính đến các yếu tố khác trên như thuyết minh BCTC
của DN. Vì vậy TTKT cung cấp chưa hẳn đã định vị được giá trị đích thực của nó..
Đo lường thơng qua phản ứng của thị trường chứng khoán. Đo lường theo
phương pháp này là đo lường những biểu hiện tác động của thị trường chứng khốn

khi có sự thay đổi của BCTC. Chẳng hạn như đánh giá chất lượng thông tin công bố
khi lợi nhuận trên BCTC và thường niên của DN thể hiện dưới dạng “tự nguyện”, thì
càng giảm thiểu được sự thiếu hụt thông tin của các đối tượng sử dụng. Theo dịng
quan điểm này có các nghiên cứu của Beretta và Bozzlan (2006), Laidroo (2009),
Roudakin (2011), Đặng Thị Thúy Hằng (2016) … Hay tần suất thay đổi số liệu trên
BCTC (tính kịp thời) trong ghi nhận các khoản lỗ trong nghiên cứu của Leuz và cộng
sự (2003); Barth và cộng sự (2008)… Hoặc đo lường những tổn thất giá trị thị trường
khi phải lập và trình bày lại BCTC qua các nghiên cứu của Whu (2011), Hirschey và
cộng sự (2012), Nguyễn Trọng Nguyên (2014)…. Đo lường những rủi ro công bố
thông tin với chất lượng của hoạt động KSNB, kiểm toán trong các nghiên cứu của
Gaeremynck (2003), Kim và cộng sự (2007), Willekens (2008); Alkdai và Hanefah
(2012); Alves (2014)
Đo lường chất lượng BCTC theo hướng này dựa trên khảo sát của người lập
BCTC ở các DN niêm yết, mặc dù đã đề cập tới các thông tin trên thuyết minh BCTC
hoặc các thơng tin phi tài chính. Tuy nhiên cũng chỉ xoay xung quanh một yếu tố để
đánh giá và đo lường sự ảnh hưởng của chất lượng BCTC với những thay đổi trên
TTCK. Ngoài ra, phương pháp đo lường này chỉ dừng lại ở một hoặc một số đặc điểm
của TTKT, chưa khái quát được hết các đặc điểm của TTKT và bức tranh toàn cảnh về
chất lượng TTKT trên BCTC cung cấp.

2.1.2. Đo lường chất lượng thơng tin kế tốn trên báo cáo tài chính trực tiếp
Là quan điểm đo lường dựa trên sự mô tả các thuộc tính về thơng tin, có thể đo
lường theo các thuộc tính đơn lẻ hoặc đo lường tồn bộ các thuộc tính chất lượng


12
thơng tin trên BCTC. Những thuộc tính của TTKT trên BCTC được quy định quan
điểm bởi các tổ chức nghề nghiệp kế toán (IFRS Framework, FASB, AASB, VAS...).
Với quan điểm này, tồn tại hướng nghiên cứu có thể đánh giá chất lượng TTKT trên
BCTC qua một số thuộc tính như: WinKler (2000); Houssain (2008); Nguyễn Thị

Phương Hồng và Dương Thị Khánh Linh (2014)… về tính minh bạch; Beest và cộng
sự (2009) về tính thích hợp; Schipper, (2003); Nichols và Wahlen (2004) về tính kịp
thời; Dechow và cộng sự (1996); Maines và Wahlen (2006) về tính đáng tin cậy…Bên
cạnh đó, có thể đánh giá chất lượng TTKT bởi nhiều thuộc tính như nghiên cứu của
Jonash và Blanchet (2000)…
Quan điểm đo lường này cho phép đánh giá trực tiếp, toàn diện hơn các yêu cầu
của TTKT trên BCTC từ góc độ của bên phát hành BCTC. Song, để đo lường được
toàn bộ thì việc mơ tả đầy đủ các thuộc tính rõ ràng và thu thập dữ liệu là điều khá
phức tạp.

2.1.3. Lựa chọn quan điểm đo lường chất lượng thông tin kế tốn trên báo
cáo tài chính
Qua tổng quan về đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC, tùy theo mục tiêu
nghiên cứu mà mỗi nghiên cứu có cách tiếp cận khác nhau để đo lường chất lượng
TTKT trên BCTC. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả lựa chọn
quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC trực tiếp (đo lường theo các thuộc
tính của TTKT). Bởi các lý do sau đây:
Có thể thấy rằng chất lượng TTKT trên BCTC là yếu tố đánh giá mang tính
cảm tính giữa chủ thể phát hành BCTC (đại diện chính là các tổ chức, các DN, cơng
ty) và phía các đối tượng quan tâm tới DN (nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, cổ
đơng…) nhưng vẫn có thể lượng hóa để phù hợp với thuộc tính của thơng tin. Khoảng
cách giữa TTKT yêu cầu và thông tin mong đợi trên BCTC càng nhỏ thì chất lượng
TTKT trên BCTC đem lại càng cao (Kahn và Strong, 1998). Dù có nhiều quan điểm
đo lường chất lượng TTKT trên BCTC khác nhau, song dù với quan điểm nào thì
TTKT trên BCTC có chất lượng xét cho cùng phải được đánh giá dựa trên mức độ đáp
ứng của nó đối với người sử dụng thông tin. Cho nên, mô tả được đầy đủ các thuộc
tính TTKT trên BCTC tức là đã đảm bảo được chất lượng sản phẩm cung cấp.
Hơn nữa, quan điểm tiếp cận trực tiếp (theo thuộc tính) của TTKT trên BCTC
cho phép định vị và đo lường về TTKT một cách đầy đủ và thuyết phục nhất, cung cấp
toàn diện đa chiều để xác định mức độ ảnh hưởng của TTKT cung cấp tới các hoạt

động của DN. Mặt khác, quan điểm đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo


13
phương pháp gián tiếp chỉ sử dụng một chỉ tiêu để làm đại diện cho chất lượng TTKT
khó có thể đánh giá tồn bộ mức độ trung thực và chính xác và những giá trị khác của
TTKT trên BCTC ở các DN niêm yết.

2.1.4. Tổng quan về đo lường chất lượng thơng tin kế tốn theo các thuộc tính
Chỉ ra đặc điểm của TTKT bước đầu được hình thành từ năm 1966 trong tuyên
bố lý thuyết kế toán cơ bản (Astatement of Basic accouting Theory) của Paul Fertig.
Tính hữu ích đối với chủ thể sử dụng là thuộc tính quan trọng nhất để đánh giá chất
lượng thông tin. Bên cạnh đó, trong tuyên bố này cũng chỉ ra các tiêu chuẩn để đảm
bảo TTKT hữu ích: tính thích hợp, tính có thể xác minh được, khơng sai lệch và tính
định lượng. Nghiên cứu này là nền tảng lý thuyết tiền đề cho các nghiên cứu được
công bố về đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC. Hicks (1993) coi tiêu chuẩn của
chất lượng thơng tin gồm những thuộc tính (sự liên quan, tính kịp thời, chính xác và
khả năng kiểm chứng). Wang và Strong (1996) mô tả bản chất và giá trị của thông tin
qua bốn tiêu chuẩn (Bản chất nội tại; Khả năng tiếp cận; Bối cảnh thơng tin; Tính đại
diện của thông tin). Shanks và Corbitt (1999) xác định về chất lượng thông tin và
mối quan hệ với hệ thống thông tin trên phương diện bối cảnh tin học hóa chất lượng
thơng tin được phân thành bốn cấp độ: Về mặt cú pháp (thơng tin phải trình bày phù
hợp với mục đích sử dụng); Về mặt ngữ nghĩa (thơng tin phải chính xác và hồn
chỉnh); Về tính thực dụng (thơng tin phải hữu ích và dễ hiểu cho người sử dụng); Về
tính xã hội (thơng tin phải mang lại nhiều giá trị cho người sử dụng)… Tuy nhiên,
tuyên bố nền và những nghiên cứu này vẫn chưa mô tả được chi tiết các thuộc tính
hữu ích của TTKT. Từ tuyên bố ban đầu này, một số tổ chức nghề nghiệp và các
quốc gia trên thế giới sau này đã thực hiện ban hành chi tiết hơn, cụ thể hơn các đặc
tính của TTKT trên BCTC.
Đo lường chất lượng TTKT trên BCTC theo thuộc tính ở các tổ chức nghề nghiệp

Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) năm 1980:
Vẫn phát triển các tiêu chuẩn của “tính hữu ích” trong TTKT được thể hiện trong
CON2 bao gồm: tính phù hợp (đoạn 47), tin cậy (đoạn 58), trung lập (đoạn 62) và tính
so sánh (đoạn 112). Theo đó, FASB thiết lập và đánh giá chất lượng TTKT trên BCTC
hướng theo việc cung cấp thông tin cho chủ thể ra quyết định (nhà quản lý, nhà đầu tư,
cho vay). Do vậy, dưới góc nhìn đó, TTKT “hữu ích” thể hiện trên BCTC, gồm 2
nhóm thuộc tính là: Tính thích hợp (TTKT phải thỏa mãn được nhu cầu của chủ thể sử
dụng, giúp họ có thể đánh giá lại các hoạt động trong quá khứ, tiên đoán và hiệu chỉnh
kịp thời các quyết sách quản trị của mình phù hợp, ln sẵn sàng, đáp ứng tức thì cho


14
chủ thể sử dụng trước khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hưởng tới việc ra quyết
định). Tính đáng tin cậy (trình bày TTKT phải chính xác bản chất của sự vật, khơng có
sai sót hoặc và khơng hình thành từ cảm xúc của người tạo ra thơng tin, nghiệp vụ đó
trong phạm vi có khả năng kiểm chứng). Ngoài ra, FASB bổ sung sự thống nhất của
hai thuộc tính cơ bản trên với tính nhất quán và so sánh, lượng hóa được giữa các hiện
tượng kinh tế. Hay nói cách khác là thơng tin cung cấp phải được biểu hiện và đo
lường bởi những đơn vị thống nhất, và cùng tiêu chí. Sử dụng nghiên cứu định tính
(thảo luận nhóm với chun gia của Ủy ban kiểm toán, tổ chức kiểm toán độc lập và
nhà quản trị) Jonas và Blanchet (2000) chỉ ra thuộc tính đo lường chất lượng TTKT
trên BCTC của các DN trên thị trường chứng khốn ở Mỹ gồm (thích hợp, tin cậy, rõ
ràng, so sánh, nhất quán).
Tuy nhiên, do FASB chỉ coi trọng “tính hữu ích” của TTKT nên bỏ sót những
thuộc tính khác của TTKT (sự cân đối giữa chi phí và lợi ích, sự trọng yếu của việc bỏ
sót hay hiểu sai lệch thông tin làm ảnh hưởng tới việc phán đoán và làm thay đổi quyết
định của người sử dụng thơng tin và tính thận trọng). Các thuộc tính của chất lượng
TTKT trên BCTC theo quan điểm đánh giá của FASB được thể hiện ở hình 2.1.
Chủ thể sử dụng
Có thể hiểu được

Thơng tin hữu ích
Tính thích hợp

Tính đáng tin cậy
Kịp thời

Dự báo

Kiểm chứng

Phản hồi

Trung thực

Trung lập
So sánh và nhất qn

Hình 2.1. Các cấp bậc của thuộc tính TTKT theo FASB (Trang 32-CNO2)
Nguồn: FASB, 1980
Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế IASB (International accouting standards
Board): Kế thừa Framework được IASC phê chuẩn (1989) năm 2001 đã mô tả TTKT
trên BCTC có “tính hữu ích” (có chất lượng) với người dùng khi đáp ứng được các
thuộc tính: Tính dễ hiểu; Tính đáng tin cậy (có đủ các dữ kiện để chứng minh); Tính
so sánh (trình bày thống nhất, nhất qn, khơng được tùy ý thay đổi); Tính phù hợp


×