Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.75 KB, 20 trang )

GIỚI THIỆU VỀ BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
HƯNG YÊN
2.1. Giới thiệu chung về chuẩn mực kế toán và các chính sách kế toán áp
dụng tại công ty cổ phần may Hưng Yên
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. (VND)
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam
- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty bao gồm
tài sản cố định hữu hình, và tài sản cố định vô hình. Tài sản cố định được theo
nguyên giá và khấu hao luỹ kế. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương
pháp: đường thẳng
- Phương pháp áp dụng thuế: Phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: Trong các năm
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát
sinh theo tỷ giá thông báo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc;
Giá hàng xuất kho và hàng tồn kho được tính theo phương pháp tính giá bình quân
gia quyền tháng; hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường
xuyên.
- Nguyên tắc tính thuế:
+ Thuế GTGT hàng xuất khẩu: 0%.
+ Thuế GTGT hàng nội địa: 10%.
+ Thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ quy định của Nhà nước tính trên Thu
nhập chịu thuế.
+ Dịch vụ đào tạo: Không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
+ Các loại thuế khác theo quy định hiện hành.
2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Cổ phần may Hưng Yên
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Các nghiệp
vụ kế toán chính phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty, thuộc dãy


nhà văn phòng. Tại đây thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện
toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược
ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định
của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin
toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban Tổng Giám
đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Ở các xí nghiệp may II, III, IV, V không được tổ chức thành phòng kế toán
riêng mà chỉ bố trí các thủ kho, nhân viên thống kê, thực hiện việc thống kê, chủng
loại nguyên vật liêu, nhập xuất, ngày công, ngày, giờ làm việc của công nhân, nghỉ
phép, thai sản để phục vụ cho báo cáo trên phòng kế toán.
Tại Phòng Kế toán của công ty thuộc khối văn phòng bao gồm có 7 nhân
viên:
- Trưởng phòng Kế toán: là một Kế toán tổng hợp, có mối liên hệ trực tuyến với các Kế
toán viên thành phần, có năng lực điều hành và tổ chức. Kế toán trưởng liên hệ chặt chẽ với Phó
Tổng Giám đốc Kinh doanh, tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về các chính sách Tài chính - Kế
toán của Công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ
trương về chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý ở đơn
vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng.
Các Kế toán thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về nghiệp
vụ của Kế toán trưởng, trao đổi trực tiếp với Kế toán trưởng về các vấn đề liên quan đến nghiệp
vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của Nhà nước.
- Phó phòng Kế toán: là nhân viên kế toán tài sản cố định liên doanh đầu tư,
kế toán dịch vụ đào tạo cắt may, dịch vụ vận tải, công nợ phải thu, thuế và các
khoản phải nộp nhà nước. Chịu trách nhiệm theo dõi toàn bộ tình hình tăng giảm
của tài sản trong công ty, đồng thời tính và trích khấu hao cho tài sản cố định.
Hạch toán số lượng, sổ sách số tiền và danh sách công nhân đào tạo. Bên cạnh đó,
kế toán còn kiêm phần đề xuất xây dựng và kiểm tra kế hoạch liên doanh, liên kết
đầu tư, tình hình vay trả trong đầu tư.
- Kế toán tiền lương và BHXH: tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, các khoản khẫu trừ vào lương, các

khoản thu nhập, trợ cấp cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. Hàng tháng căn
cứ vào sản lượng của các xí nghiệp và đơn giá lương của xí nghiệp cùng với hệ số
lương gián tiếp đồng thời ghi nhận các bảng thanh toán lương do các nhân viên ở
phòng kế toán gửu lên, tổng hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của
công ty, lập bảng phân bổ.
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm: có nhiệm vụ tổng hợp tài liệu từ các phần hành kế toán khác
nhau để theo dõi trên các bảng kê, bảng phân bổ làm cơ sở cho việc tính chi phí và
giá thành sản phẩm. Đồng thời kế toán cũng theo dõi cả phần công cụ, dụng cụ,
phụ liệu. Hàng tháng, nhận các báo từ các xí nghiệp gửi lên, lập báo cáo nguyên
vật liệu, căn cứ vào bảng phân bổ, bảng tổng hợp chi phí sản xuất để cuối tháng ghi
vào bảng kê. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình
thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phải trả. Sau khi kiểm
tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi
(đối với tiền mặt), séc, uỷ nhiệm chi….(đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập
bảng kê tổng hợp séc và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân
hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửư lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch. Quản lý
các tài khoản 111, 112 và các tài khoản chi tiết của nó. Đồng thời theo dõi các
khoản công nợ phải thu, phải trả trong Công ty và giữa công ty với khách hàng…
phụ trách tài khoản 131, 136, 136, 141, 331, 333, 336.
- Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lý: Làm nhiệm vụ hạch toán
chi tiết nguyển vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp ghi thẻ song song.
Cuối tháng, tổng hợp các số liệu lập bảng kê theo dõi nhập xuất tồn và nộp báo cáo
cho bộ phận kế toán tính giá thành. Phụ trách tài khoản 152, 153. Khi có yêu cầu
bộ phận kế toán nguyên vật liệu và các bộ phận chắc năng khác tiến hành kiểm kê
lại kho vật tư, đối chiếu với sổ kế toán. Nếu có thiếu hụt sẽ tìm ngụyên nhân và
biện pháp xử lý ghi trong biên bản kiểm kê. Thêm vào đó còn chịu trách nhiệm
cuối cùng của quá trình tính lương và các khoản trích theo lương căn cứ vào đó để
tập hợp lên bảng phân bổ tiền lương và cũng theo dõi tình hình tiêu thụ của các đại

lý của công ty.
- Thủ quỹ: Quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu
chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi. Sau đó tổng
hợp, đối chiếu thu chi với kế toán có liên quan.
Tại các xí nghiệp thành viên:
Mỗi một xí nghiệp thành viên đều có nhân viên thủ kho, nhân viên thống kê.
- Nhân viên thủ kho: Thực hiện việc nhập kho và xuất kho thông quan Phiếu
nhập kho và Phiếu xuất kho. Theo định kỳ tổng hợp và báo cáo lên Phòng kế toán
của công ty về tình hình tồn, nhập trong kỳ quy định
- Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu
đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty. Cụ thể theo dõi:
+ Từng chủng loại nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo từng mặt hàng của
xí nghiệp.
+ Số lượng bán thành phẩm cắt ra, tình hình nhập, xuất kho thành phẩm và
các phần việc sản xuất đạt được để tính lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Số lượng bán thành phẩm cấp cho từng tổ đội sản xuất vào đầu ngày và số
lượng bán thành phẩm nhập vào cuối ngày.
Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp lập Báo cáo nhập- Xuất- Tồn kho
nguyên vật liệu và Báo cáo chế biến nguyên vật liệu, Báo cáo hàng hoá, chuyển lên
phòng kế toán công ty cũng như căn cứ vào sản lượng thành phẩm nhập kho, đơn
giá gia công trên một đơn vị sản phẩm và tỷ giá hiện hành lập bảng doanh thu chia
lương gửi lên Phòng Kế toán công ty.
Nhân viên thống kê phân xưởng còn phải lập các Báo cáo thanh quyết toán
hợp đồng (như báo cáo tiết kiệm nguyên liệu) và gửi lên cho Phòng Kế toán tính
thưởng. Công ty nhập lại số nguyên liệu này với đơn giá nhập là 20% của 80% đơn
giá thị trường. Đồng thời kế toán cũng hạch toán phế liệu thu hồi nhập kho của
công ty, kế toán tính thưởng 50% giá trị thu hồi cho xí nghiệp.
Về mặt quản lý, các nhân viên thống kê chịu sự quản lý của Giám đốc xí
nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên môn do kế toán hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra.
Đây là một hướng chỉ đạo hoàn toàn hợp lý, gắn chặt quyền lợi trách nhiệm của

nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để
nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính chính xác khách quan của số
liệu.
TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN
Kế toán lương, các khoản trích theo lương, BHXH
Kế toán NVL, CCDC, chi phí sản xuất, giá thành SP
Kế toán thanh toán và theo dõi công nợ
Kế toán vật tư, duyệt lương và theo dõi các đại lýThủ quỹ
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Nhân viên thống kê tại phân xưởng
Sổ quỹ
Bảng kê
Chứng từ gốc
Bảng phân bổ
NK - CT
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ (thẻ) hạch toán chi tiết
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần may Hưng Yên
2.3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Để thích hợp với doanh nghiệp có nhiều nghiệp vụ, điều kiện kế toán thủ
công, dễ chuyên môn hóa cán bộ kế toán, thích hợp với việc kế toán bằng máy tại
Công ty cổ phần may Hưng Yên, công ty lựa chọn tổ chức bộ sổ kế toán theo hình
thức Nhật ký - Chứng từ. Với việc áp dụng hình thức này, sổ Nhật ký - Chứng từ
được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống
nhau và có liên quan với nhau theo yêu cầu quản lý và lập bảng tổng hợp cân đối.
Nhật ký chứng từ được mở theo số phát sinh bên Có của Tài khoản đối ứng với bên
Nợ của Tài khoản liên quan, kết hợp giữa ghi theo thời gian và ghi theo hệ thống,
giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán phân tích. Hình thức ghi sổ tại công ty được

tổ chức như sau:
Hình 2.2: Hình thức bộ sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
- Sổ cái: mở cho từng tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng trong đó
bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Sổ cái được ghi theo số phát sinh
bên Nợ của tài khoản đối ứng với các tài khoản Có liên quan, còn số phát sinh bên Có của từng tài
khoản chỉ ghi tổng số trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Nhật ký- Chứng từ có liên quan.
- Bảng kê: được sử dụng cho một số đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê, ghi Nợ TK
111,TK 112, bảng kê theo dõi hàng gửi bán, bảng kê chi phí theo phân xưởng…. Trên cơ sở các số
liệu phản ánh ở bảng kê, cuối tháng ghi vào Nhật ký – Chứng từ có liên quan.
- Bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí phát sinh thường xuyên, có liên quan đến
nhiều đối tượng cần phải phân bổ (tiền lương, vật liệu, khấu hao…). Các chứng từ gốc trước hết
tập trung vào bảng phân bổ, cuối tháng, dựa vào bảng phân bổ chuyển vào các bảng kê và Nhật ký
- Chứng từ lên quan.
- Sổ chi tiết: dùng để theo dõi các đối tượng hạch toán cần hạch toán chi tiết.
2.4. Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng
Chứng từ kế toán sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của Bộ Tài
chính... Công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì ít có những nghiệp
vụ kinh tế đặc thù. Trình tự luân chuyển chứng từ tại Công ty cổ phần may Hưng
Yên theo quy định chung bao gồm 4 khâu:
- Lập Chứng từ theo các yếu tố của Chứng từ (hoặc tiếp nhận Chứng từ từ bên
ngoài): tuỳ theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng Chứng từ thích hợp.
- Kiểm tra Chứng từ: khi nhận Chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp
và hợp lý của Chứng từ.
- Sử dụng Chứng từ cho Lãnh đạo nghiệp vụ và ghi sổ kế toán.
- Lưu trữ Chứng từ và huỷ Chứng từ: Chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ
đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ
hạch toán Chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn, khi hết hạn lưu trữ

Chứng từ được đem huỷ.
2.5. Đặc điểm về sử dụng tài khoản kế toán
Hệ thống Tài khoản kế toán cấp 1 được áp dụng thống nhất theo Quyết định 15/2006/QĐ-
BTC gồm 10 loại trong đó:
TK loại 1, 2 là TK phản ánh Tài sản
TK loại 3, 4 là TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 5 và loại 7 mang kết cấu TK phản ánh Nguồn vốn.
TK loại 6 và loại 8 là TK mang kết cấu TK phản ánh Tài sản.
TK loại 9 có duy nhất TK 911 là TK xác định kết quả kinh doanh và cuối cùng là TK loại 0
là nhóm TK ngoài Bảng cân đối kế toán.
Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty,
trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và hạch toán cho thuận tiện.
Hệ thống TK cấp 3 của Công ty được thiết kế rất linh hoạt, đó là do đặc điểm hoạt động sản
xuất kinh doanh ở Công ty, các nghiệp vụ nhập - xuất là rất thường xuyên chính vì vậy hệ thống
TK cấp 3 ra đời trên cơ sở TK cấp 2 rồi thêm vào sau đó mã số của lô hàng, chẳng hạn 15403070,
15403071,... Có nghĩa là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của lô hàng có mã là 03070, 03071...
Đây là một sự sáng tạo rất linh hoạt, trong những trường hợp cần kiểm tra đối chiếu thì rất dễ
dàng chỉ cần đánh ra số mã hàng là máy sẽ xác định cho ta những thông tin cần thiết.

×