Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Lý luận chung về phát triển con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.49 KB, 4 trang )

Lý luận chung về phát triển con người
1.1 Định nghĩa phát triển con người
Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Theo nghĩa rộng, khái
niệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của mọi cá nhân,
từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Báo cáo Phát triển con người
năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã nhấn mạnh "Phát triển
con người là mục đích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương tiện"; đồng thời chỉ rõ
“Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng khuyến khích con người được
hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và định nghĩa phát triển con người như
là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của người dân”.
Phát triển con người nhằm mục tiêu mở rộng cơ hội lựa chọn cho người dân và tạo điều
kiện để họ thực hiện sự lựa chọn đó (có nghĩa là sự tự do). Những lựa chọn quan trọng
nhất là được sống lâu và khỏe mạnh, được học hành và có được một cuộc sống ấm no.
Năm đặc trưng của phát triển con người là:
i. Con người là trung tâm của sự phát triển.
ii. Người dân vừa là phương tiện vừa là mục tiêu của phát triển.
iii. Việc nâng cao vị thế của người dân (bao hàm cả sự hưởng thụ và cống hiến).
iv. Chú trọng việc tạo lập sự bình đẳng cho mọi người dân về mọi mặt: tôn giáo, dân
tộc, giới tính, quốc tịch...
v. Tạo cơ hội lựa chọn tốt nhất cho người dân về: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa...
1.2 Thước đo phát triển con người HDI
1.2.1 Các chỉ số thước đo:
Sự phát triển con người có thể được thể hiện qua nhiều khía cạnh trong xã hội như là
những yếu tố rời rạc hay bằng các chỉ số tổng hợp. Tuổi thọ trung bình, thu nhập bình quân
đầu người, tỷ lệ người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục là những phương
diện thể hiện sự phát triển con người của mỗi quốc gia và cũng là những chỉ số thước đo.
Công thức tính các chỉ số thước đo
Để tính các chỉ số trên cần có các giá trị tối thiểu và tối đa (các giá trị biên) được chọn và
quy định cho từng chỉ số. Mỗi chỉ số thước đo tính được cho một giá trị nằm trong khoảng
từ 0 đến 1 khi áp dụng công thức tính chung sau:
Chỉ số thước đo =


Giá trị thực – giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất
Các giá trị biên để tính chỉ số thước đo
Giới hạn trên Giới hạn dưới
- Tuổi thọ (năm) 85 25
- Tỷ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
- Tỷ lệ nhập học của các cấp GD (%) 100 0
- GDP thực tế đầu người (PPP$) 40 000 100
- Chỉ số thu nhập
Chỉ số thu nhập tính được khi sử dụng số liệu GDP thực tế bình quân đầu người điều chỉnh
theo phương pháp sức mua tương đương (PPP$) phản ánh mức sống hợp lý của con người.
Công thức tính:
Chỉ số thu nhập đầu người =
log(GDP/người) – log(100)
log(40000) – log(100)
- Chỉ số tuổi thọ
Chỉ số tuổi thọ bình quân đo thành tựu tương đối về tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh của
một quốc gia, giúp phản ánh cuộc sống lâu dài và khỏe mạnh.
Công thức tính:
Chỉ số tuổi thọ trung bình =
Tuổi thọ trung bình – 25
85 – 25
- Chỉ số giáo dục
Chỉ số giáo dục đo thành tựu tương đối của một quốc gia trên cả hai thước đo về tỷ lệ
người lớn biết chữ và tỷ lệ nhập học các cấp giáo dục: tiểu học, trung học và đại học.
Công thức tính:
Chỉ số giáo dục = 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ + 1/3 tỉ lệ nhập học cấp giáo dục
1.2.2 HDI – Chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (Human Development Index – HDI) là thước đo tổng hợp
về sự phát triển của con người phản ánh các thành tựu chung của một quốc gia theo 3

ba phương diện của sự phát triển con người:
- Một cuộc sống dài lâu và khoẻ mạnh, được đo bằng tuổi thọ trung bình tính từ lúc
sinh.
- Kiến thức, được đo bằng tỷ lệ người lớn biết chữ (với quyền số 2/3) và tỷ lệ nhập
học các cấp giáo dục tiểu học, trung học và đại học (với quyền số 1/3).
- Một mức sống hợp lý, được đo bằng GDP thực tế đầu người (PPP$).
Để tính được chỉ số HDI, cần phải tính từng chỉ số cho ba phương diện trên. Chỉ số HDI
tính được là giá trị trung bình của các chỉ số thước đo:
HDI =
3
INEA
III ++
Trong đó:
A
I
: chỉ số đo tuổi thọ
E
I
: chỉ số đo giáo dục
IN
I
: chỉ số đo thu nhập (mức sống)
HDI nhận các giá trị biến thiên từ 0 đến 1. Trong thực tế, giá trị HDI của một nước chỉ ra
khoảng cách giữa mức độ tiến bộ trong phát triển con người đã đạt được với giá trị cao
nhất có thể (là 1). Thách thức đặt ra đối với mỗi nước là tìm ra các giải pháp để rút ngắn
khoảng cách đó.
HDI từ 0,8 – 1 được coi là cao, từ 0,5 – 0,8 được coi là trung bình và từ 0 – 0,5 được coi là
thấp.

×