Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.12 KB, 39 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU.
I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ VÀ DỊCH VỤ QUỐC TẾ.
I.1. Giới thiệu chung về ngành dịch vụ.
1. Sự phát triển của ngành dịch vụ trên thế giới.
Bản thân con người khi sinh ra đã ẩn chứa trong mình một tập hợp những nhu
cầu, mong muốn hết sức đa dạng v phong phú. Trong tà ập hợp đó, có những nhu
cầu có thể được thoả mãn bằng những sản phẩm vật chất như kem đánh răng, ô
tô, thép v thià ết bị nhưng có những nhu cầu không thể được thoả mãn bằng
những sản phẩm vật chất đó, đó l nhu cà ầu dịch vụ. Dịch vụ ra đời ngay khi nền
sản xuất h ng hóa xuà ất hiện v cùng và ới sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực
hoạt động của ng nh dà ịch vụ cũng ng y c ng à à được mở rộng không ngừng. Thời
gian đầu khi nền kinh tế còn chưa phát triển, ng nh dà ịch vụ chỉ đóng góp khoảng
10% – 15% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) về sau ng nh dà ịch vụ có sự
tăng trưởng phi thường v ng y c ng à à à đóng góp một phần đáng kể v o GDP,à
GNP của các quốc gia. Ng y nay à ở Hoa Kỳ các công việc kinh doanh dịch vụ
chiếm 77% tổng số việc l m v 70% GNP v dà à à ự kiến sẽ sẽ tạo 90% tổng số việc
l m mà ới trong thời gian tới. Cũng như vậy, ở các nước công nghiệp phát triển
như Anh, Pháp, Đức, Nhật … ng nh dà ịch vụ hết sức phát triển v à đóng góp v oà
GDP một tỷ trọng tuyệt đối từ 60% - 90%.
Các ngành dịch vụ hoàn toàn khác nhau. Khu vực nhà nước với toà án, cơ quan
giới thiệu việc làm, bệnh viện quỹ tín dụng, các cơ quan hậu cần quân đội, cảnh sát
và đội cứu hoả, bưu điện các cơ quan hoà giải và trường học, đều thuộc lĩnh vực
dịch vụ. Khu vực phi lợi nhuận tư nhân với các viện bảo tàng, các tổ chức từ thiện,
nhà thờ, các trường cao đẳng và đại học, các quỹ tài trợ và bệnh viện đều thuộc
lĩnh vực dịch vụ. Một phần không nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh với các công ty
hàng không, ngân hàng, văn phòng dịch vụ máy tính, khách sạn các công ty bảo
hiểm, công ty tư vấn pháp luật, công ty tư vấn quản lý, các phòng mạch, các hãng
điện ảnh, công ty sửa chữa hệ thống cấp nước và các công ty buôn bán bất động
sản cũng thuộc lĩnh vực dịch vụ.
Nhiều công nhân trong khu vực sản suất cũng làm dịch vụ, như thao tác viên máy


tính, nhân viên kế toán và những người làm công tác pháp lý. Trên thực tế họ đã
hợp thành “phân xưởng dịch vụ” đảm bảo dịch vụ cho “phân xưởng hàng hóa”.
Không chỉ có những ngành dịch vụ truyền thống mà luôn xuất hiện những ngành
dịch vụ mới: với một khoản chi phí nhất định, giờ đây đã có những công ty giúp
bạn cân đối ngân sách của mình, chăm sóc cây cảnh của bạn vào những buổi sáng,
chở bạn đi làm hay giúp bạn tìm một căn nhà mới, một việc làm, một chiếc xe, một
người chăm sóc mèo hay một người chơi vĩ cầm lang thang. Có lẽ bạn muốn thuê
một chiếc máy kéo làm vườn chăng? một vài con gia súc chăng? một vài bức tranh
độc đáo chăng? hay có thể là vài người hippi để trang điểm cho bữa tiệc rượu
cooktail sắp tới chăng? Nếu đó là những dịch vụ kinh doanh mà bạn đang cần, thì
có một công ty sẽ thu xếp giúp bạn các cuộc hội nghị, các cuộc thương thảo, thiết
kế các sản phẩm của bạn, xử lý những số liệu cho bạn hay cung cấp cho bạn những
thư ký, thậm chí cả những cán bộ điều hành làm việc tạm thời.
Với sự giới thiệu trên đây về ngành dịch vụ trên thế giới, ta có thể hình dung
ngành dịch vụ đã đang và sẽ phát triển như thế nào. Vậy còn ở Việt Nam?
2. Sự phát triển của ngành dịch vụ Việt Nam.
Trước kia khi nền kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp tự túc, phát triển chủ
yếu dựa vào nông nghiệp và cây lúa, ngành dịch vụ của nước ta lúc đó phát triển
hết sức mờ nhạt và trì trệ. Kể từ sau đổi mới, kinh tế nước ta khởi sắc, nhiều ngành
kinh doanh mới ra đời đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của nền kinh
tế. Nông nghiệp nước ta được khôi phục và phát triển, ngành công nghiệp và xây
dựng được mở mang, tăng trưởng nhanh chóng nhưng đặc biệt hơn cả, quan trọng
hơn cả là sự tăng trưởng phi thường trong lĩnh vực dịch vụ. Nền kinh tế có sự
chuyển dịch mạnh mẽ trong cơ cấu ngành, tỷ trọng đóng góp vào GDP của ngành
Nông lâm ngư nghiệp giảm xuống, ngành công nghiệp và xây dựng, ngành dịch vụ
tăng lên theo hướng tích cực.
Theo nguồn tin từ bộ thương mại, đóng góp của từng ngành vào GDP trong 2
năm 2002 và 2003 là như sau:
Bảng số 1 – Cơ cấu ngành kinh tế trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2002
và 2003

Kế hoạch năm 2004: GDP tăng trưởng: 7.5%-8%, Nông lâm ngư nghiệp tăng:
4.6%, ngành Công nghiệp tăng: 15% và ngành dịch vụ tăng: 8%.
Ngành
Năm
Công nghiệp
và xây dựng
Dịch vụ Nông lâm ngư
nghiệp
2002 38.5% 38.5% 23%
2003 39.9% 37.8% 22.3%
Ngành dịch vụ trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng liên tục gia tăng năm
này qua năm khác: năm 2001 tăng 6.1%, năm 2002 tăng 6.54%, năm 2003 tăng
7%.
Những thông tin trên đây đã cho thấy dấu hiệu khả quan trong tăng trưởng phát
triển nền kinh tế nói chung và ngành dịch vụ nói riêng tại Việt Nam. Chắc chắn
rằng ngành dịch vụ trong tương lai sẽ phát triển mạnh mẽ không chỉ ở các quốc gia
phát triển trên thế giới mà còn mạnh mẽ hơn ở các quốc gia đang phát triển như
Việt Nam.
I.2. Khái niệm chung về dịch vụ.
1. Định nghĩa dịch vụ
Từ trước đến nay có rất nhiều khái niệm về dịch vụ, đây là vấn đề đã được quan
tâm từ rất sớm, tuy ngành kinh doanh này ra đời muộn hơn so với các ngành kinh
doanh khác nhưng hoạt động dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trong lớn hơn trong tổng
thu nhập quốc dân.
Các Mác cho rằng: “ Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, khi mà
kinh tế hàng hóa phát triển mạnh đòi hỏi một sự lưu thông hàng hóa trôi chảy,
thông suốt, liên tục để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người thì dịch vụ
phát triển.”
Theo kinh tế học: “Dịch vụ là một khu vực kinh tế, bao gồm một tổ hợp rộng rãi
các ngành nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, của đời

sống vật chất và tinh thần của dân cư, đảm bảo sự hoạt động bình thường, liên tục,
đều đặn và có hiệu quả của nền kinh tế.”
Theo nghĩa rộng dịch vụ được coi là ngành kinh tế thứ 3. Như vậy ngành kinh tế
như hàng không, thông tin đều thuộc dịch vụ.
Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ khách hàng trước,
trong và sau khi bán.
Một số người lại cho rằng:
Theo nghĩa rộng dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của
chúng không tồn tại dưới dạng hành thái vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên
tất cả các lĩnh vực với trình độ cao chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế
xã hội của từng quốc gia khu vực nói riêng và thế giới nói chung
Theo nghĩa hẹp: dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay công việc cộng
đồng, là một việc mà hướng của nó đáp ứng nhu cầu nào đó của con người như vận
chuyển, cung cấp nước, đón tiếp sửa chữa và bảo dưỡng. Vì vậy dịch vụ là những
hoạt động mang tính xã hội tạo ra những sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới
hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời
các nhu cầu về sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người.
Theo Marketing, bản chất của dịch vụ có thể được hiểu như sau:
Dịch vụ là một quá trình bao gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối
quan hệ giữa người cung cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà
không có sự thay đổi quyền sở hữu. Sản phẩm dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc
vượt quá phạm vi của sản phẩm vật chất.
2. Đặc điểm của dịch vụ.
Dịch vụ là một loại hàng hóa đặc biệt nó có những nét đặc trưng riêng mà hàng
hóa hiện hữu không có. Dịch vụ có những đặc điểm nổi bật đó là:
- Dịch vụ có đặc tính không hiện hữu: đây là đặc điểm cơ bản của dịch vụ. Với
đặc điểm này cho thấy dịch vụ là vô hình, không tồn tại dưới dạng vật thể. Tuy vậy
sản phẩm dịch vụ vẫn mang nặng tính vật chất ( chẳng hạn nghe bài hát hay, bài
hát không tồn tại dưới dạng vật thể nào, nhưng âm thanh là vật chất). Tính không
hiện hữu được biểu lộ khác nhau đối với từng loại dịch vụ. Nhờ đó người ta có thể

xác định được mức độ sản phẩm hiện hữu, dịch vụ hoàn hảo và các mức độ trung
gian giữa dịch vụ và hàng hóa hiện hữu.
Tính không hiện hữu của dịch vụ gây rất nhiều khó khăn cho quản lý hoạt động
sản xuất cung cấp dịch vụ, khó khăn cho Marketing dịch vụ và cho việc nhận biết
dịch vụ.
Để nhận biết dịch vụ thông thường phải tìm hiểu qua những đầu mối vật chất
trong môi trường hoạt động dịch vụ, chẳng hạn các trang thiết bị, dụng cụ, trang trí
nội thất, ánh sáng, màu sắc, con người… có quan hệ trực tiếp tới hoạt động cung
cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
- Dịch vụ có tính không đồng nhất:
Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hoá được, lý do trước hết là do hoạt động
cung ứng. Các nhân viên cung ứng không thể tạo được những dịch vụ như nhau
trong những thời gian làm việc khác nhau. Hơn nữa khách hàng tiêu dùng dịch vụ
là người tham gia quyết định chất lượng dịch vụ dựa vào cảm nhận của họ. Trong
những thời gian khác nhau sự cảm nhận cũng khác nhau, những khách hàng khác
nhau cũng có sự cảm nhận khác nhau. Do vậy trong cung cấp dịch vụ thường thực
hiện cá nhân hoá, thoát ly khỏi quy chế. Điều đó càng làm cho dịch vụ tăng thêm
mức độ khác biệt giữa chúng. Dịch vụ vô hình ở đầu ra nên không thể đo lường và
quy chuẩn hoá được. Vì những nguyên nhân trên mà dịch vụ luôn luôn không đồng
nhất, không giống nhau giữa một dịch vụ này với một dịch vụ khác nhưng những
dịch vụ cùng loại chúng chỉ khác về lượng trong sự đồng nhất để phân biệt với loại
dịch vụ khác.
- Dịch vụ có tính không tách rời:
Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm cụ thể
là không đồng nhất nhưng đều mang tính hệ thống đều từ cấu trúc dịch vụ cơ bản
phát triển thành. Một sản phẩm dịch vụ cụ thể gắn liền với cấu trúc của nó và là kết
quả của quá trình hoạt động của hệ thống cấu trúc đó. Quá trình sản xuất gắn liền
với việc tiêu dùng dịch vụ. Người tiêu dùng cũng tham gia vào hoạt động sản xuất
cung ứng dịch vụ cho chính mình.
Từ đặc điểm trên ta thấy việc sản xuất cung ứng dịch vụ không được tuỳ tiện, trái

lại phải rất thận trọng. Phải có nhu cầu, có khách hàng thì quá trình sản xuất mới
có thể thực hiện được.
- Sản phẩm dịch vụ có tính mau hỏng:
Dịch vụ không thể tồn kho, không thể cất trữ v không thà ể vận chuyển từ khu
vực n y sang khu và ực khác được. Dịch vụ có tính mau hỏng như vậy việc sản
xuất, mua bán v tiêu dùng dà ịch vụ bị giới hạn bởi thời gian. Cũng vì đặc điểm
n y m l m mà à à ất cân đối quan hệ cung cầu cục bộ giữa các thời điểm khác nhau
trong ng y trong tuà ần hoặc trong tháng.
Đặc tính mau hỏng của dịch vụ quy định sản xuất và tiêu dùng dịch vụ phải đồng
thời, trực tiếp trong một thời gian giới hạn. Nếu không tuân thủ những điều kiện đó
sẽ không có cơ hội mua bán và tiêu dùng chúng.
3. Vai trò của dịch vụ.
3.1. Vai trò chung.
- Vai trò phục vụ xã hội của dịch vụ, phục vụ con người, vì sự tốt đẹp của xã hội.
Dịch vụ mà con người tạo ra không vì mục đích gì khác là để thoả mãn, để đáp
ứng, phục vụ nhu cầu của chính con người. Xã hội càng phát triển, nhu cầu con
người càng phức tạp và tinh vi dẫn đến sự đa dạng của các ngành dịch vụ. Dịch vụ,
như vậy, đã đóng một vai trò hết sức to lớn trong việc nâng cao chất lượng cuộc
sống của loài người, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân loại.
Dịch vụ cùng với tất cả những sản phẩm khác mà con người sáng tạo ra đã đưa con
người vượt lên ngày càng xa hơn với muôn loài, làm chủ muôn loài và vũ trụ.
- Vai trò kinh tế của dịch vụ: bên cạnh vai trò phục vụ xã hội, dịch vụ còn có một
vai trò quan trọng khác là vai trò kinh tế. Ngành dịch vụ ra đời đã thúc đẩy nền
kinh tế phát triển, ngành dịch vụ phát triển và trở nên đa dạng đã làm tăng thu nhập
của dân cư, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Thêm vào nữa, sự phát triển
của các ngành sản xuất vật chất đã trở thành động lực cho sự phát triển của ngành
dịch vụ và ngược lại ngành dịch vụ càng phát triển càng thúc đẩy các ngành sản
xuất vật chất khác phát triển theo. Ngày nay ở một số quốc gia phát triển, tỷ trọng
ngành dịch vụ đóng góp vào tổng thu nhập quốc dân là hết sức lớn 80%-90% và
người ta gọi các quốc gia này là những quốc gia ở trong thời đại hậu công nghiệp,

điều này một phần đã khẳng định vai trò kinh tế lớn lao của ngành dịch vụ.
3.2. Vai trò cụ thể.
- Dịch vụ là cầu nối giữa đầu ra và đầu vào trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Dịch vụ phát triển thúc đẩy phân công lao động xã hội, thúc đẩy quá trình
chuyên môn hoá, tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tăng năng suất lao động,
đồng thời đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của đời sống xã hội, nâng cao
chất lượng cuộc sống cho cộng đồng.
- Phát triển dịch vụ tạo ra nhiều ngành kinh doanh mới, tạo nhiều việc làm.
- Dịch vụ phát triển làm biến đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tối ưu, đảm bảo sự
tăng trưởng của tổng sản phẩm trong nước.
- Dịch vụ đóng vai trò to lớn trong việc giải phóng phụ nữ, một lực lượng quan
trọng mà các nước văn minh hiện đang có xu hướng tiến tới bình đẳng giữa nam và
nữ, khai thác tiềm năng lao động lớn lao này.
- Dịch vụ đóng vai trò thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá,
nâng cao dân chí và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
- Phát triển dịch vụ quốc tế trong hoạt động thương mại có vai trò là cầu nối giữa
nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho quá trình hợp tác
hội nhập.
I.3. Dịch vụ quốc tế.
1. Sự mở rộng giới hạn địa lý trong kinh doanh dịch vụ.
Hoạt động giao lưu kinh tế quốc tế, buôn bán ngoại thương đã xuất hiện từ rất lâu
trên thế giới. Từ thời kỳ “con đường tơ lụa” với hoạt động buôn bán giao lưu giữa
Trung Quốc và Ấn Độ cho đến thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ tư bản chủ nghĩa, rồi
thời kỳ khai thác các nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ La Tinh của đế quốc thực dân
Anh, Pháp và cho đến ngày nay hoạt động buôn bán quốc tế, hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa ngoại thương giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra hết sức sôi
động và trở thành một phần tất yếu trong phát triển kinh tế của các quốc gia.
Giờ đây một quốc qia muốn phát triển không thể tách mình ra khỏi các quốc gia
khác mà trái lại muốn phát triển các quốc gia phải dựa vào nhau, quan hệ chặt chẽ

với nhau như một thể thống nhất trên toàn thế giới. Sản phẩm, dịch vụ của quốc
gia này không chỉ được sản xuất, phân phối, tiêu thụ ở chính quốc gia đó mà còn
được sản xuất, phân phối, tiêu thụ cả ở những quốc gia khác, thị trường ở đây
không chỉ của riêng ai mà nó là thị trường chung của toàn thế giới.
Chính quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới này đã thúc đẩy cho các hoạt
động kinh doanh dịch vụ quốc tế phát triển.
2. Đặc điểm của dịch vụ quốc tế.
Dịch vụ quốc tế là các hoạt động dịch vụ nhưng phạm vi hoạt động của dịch vụ
này không còn bó gọn trong một nước mà nó mà nó được thực hiện giữa các nước
khác nhau, bên thực hiện cung cấp dịch vụ cho một cá nhân, một tổ chức ở nước
khác hay thực hiện cung ứng dịch vụ cho một công ty trong nước với điều kiện
hàng hoá của họ được vận chuyển qua biên giới. Những người tiêu dùng, các công
ty, các tổ chức tài chính và chính phủ tất cả đều có vai trò quan trọng đối với hoạt
động dịch vụ quốc tế. Các tổ chức giúp đỡ công ty tham gia vào hoạt động dịch vụ
quốc tế thông qua trao đổi hàng hóa, trao đổi ngoại tệ, và chuyển tiền khắp toàn
cầu.
- Dịch vụ quốc tế mang đầy đủ ngững đặc điểm của dịch vụ như: tính vô hình,
tính không đồng nhất, tính không tách rời và tính mau hỏng.
- Trong dịch vụ quốc tế chắc chắn có sự liên quan đến các nhân tố nước ngoài,
không bó gọn trong phạm vi một quốc gia: hoặc thị trường nước ngoài hoặc người
cung ứng, người phân phối ở nước ngoài.
- Người kinh doanh dịch vụ quốc tế phải có đủ những điều kiện: quy mô đủ lớn,
tài chính mạnh, có quan hệ rộng rãi, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế..
- Sẩn phẩm thường có chất lượng cao, khả năng cạnh tranh mạnh đủ sức chống
trọi dược với canh tranh quốc tế.
- Ở nước ta, người kinh doanh dịch vụ quốc tế thường là đại lý của các hãng lớn,
các công ty đa quốc gia của nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam.
3. Vai trò của dịch vụ quốc tế.
Nó mang đầy đủ vai trò của ngành dịch vụ nói chung như vai trò phục vụ xã hội,
vai trò kinh tế bên cạnh đó nó dịch vụ quốc tế còn một số vai trò đặc trưng như:

- Thúc đẩy quá trình hội nhập hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, các khu vực trên
thế giới.
- Là chất xúc tác thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, buôn bán ngoại thương phát
triển.
- Giúp các quốc gia triệt để tận dụng những lợi thế của mình so với các quốc gia
khác đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn thế giới.
-Rút ngắn sự cách biệt về trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia đã phát
triển với các quốc gia kém phát triển.
- Đẩy nhanh sự phân công lao động quốc tế, tạo nhiều việc làm với thu nhập cao
góp phần nâng cao mức sống của dân cư.
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hoá giữa các quốc gia có nền văn hoá
khác nhau trên thế giới.
- Thúc đẩy sự ra đời và phát triển của các hiệp hội hợp tác kinh tế trong khu vực
và trên thế giới.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT NHẬP
KHẨU.
II.1. Khái niệm chung về dịch vụ vận tải quốc tế.
1. Định nghĩa phân loại vận tải.
1.1. Định nghĩa.
Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm đáp ứng nhu
cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển. Đối tượng vận chuyển gồm con
người và vật phẩm (hàng hóa). Sự di chuyển vị trí của con người và vật phẩm trong
không gian rất đa dạng phong phú và không phải mọi di chuyển đều là vận tải.
Vận tải chỉ bao gồm những di chuyển do con người tạo ra nhằm mục đích kinh tế
(lợi nhuận) để đáp ứng nhu cầu về sự di chuyển đó mà thôi. (theo sách Vận tải-
Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu của PGS,TS Hoàng Văn Châu).
1.2. Phân loại vận tải.
Có nhiều cách phân loại vận tải, phụ thuộc vào các tiêu chuẩn lựa chọn:
- Nếu căn cứ vào tính chất của vận tải, có thể phân ra: vận tải nội bộ xí ngiệp và
vận tải công cộng.

- Căn cứ vào môi trường sản xuất, có thể chia vận tải thành các phương thức sau
đây: vận tải đường biển, vận tải thuỷ, vận tải hàng không, vận tải ô tô, vận tải
đường sắt, vận tải đường ống, vận tải vũ trụ.
- Căn cứ vào đối tượng vận chuyển có thể chia thành hai loại: vận tải hành khách
và vận tải hàng hóa.
- Căn cứ vào cách tổ chức quá trình vận tải, có: vận tải đơn phương thức, vận tải
đa phương thức và vận tải đứt đoạn. Trong đó vận tải đơn phương thức là trường
hợp hàng hóa hay con người được vận chuyển từ nơi đi đến nơi đến bằng một
phương thức vận tải duy nhất. Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển từ nơi đi
đến nơi đến bằng ít nhất hai phương thức vận tải, sử dụng một chứng từ duy nhất
và chỉ một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển. Vận tải đứt đoạn là
việc vận chuyển hàng hóa từ nơi đi đến nơi đến bằng hai hay nhiều phương thức
vận tải, sử dụng hai hay nhiều chứng từ vận tải và hai hay nhiều người phải chịu
trách nhiệm về hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
2. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt.
Đối với một ngành sản xuất vật chất, ví dụ như công nghiệp, nông nghiệp … thì
trong quá trình sản xuất đều có sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối
tượng lao động và sức lao động. Vận tải là một ngành sản xuất vật chất vì trong
quá trình sản xuất của ngành vận tải có sự kết hợp của ba yếu tố đó. Ngoài ra, trong
quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng đã tiêu thụ một lượng vật chất nhất định,
như vật liệu, nhiên liệu, hao mòn phương tiện vận tải… Hơn nữa đối tượng lao
động (hàng hóa ) trong quá trình sản xuất của ngành vận tải cũng trải qua sự thay
đổi vật chất nhất định.Vì vậy, C. Mác nói: “ Ngoài ngành khai khoáng, ngành nông
nghiệp và công nghiệp chế biến ra, còn có một ngành sản xuất vật chất thứ tư nữa,
ngành đó cũng trải qua ba giai đoạn sản xuất khác nhau là thủ công nghiệp, công
trường thủ công và cơ khí. Đó là ngành vận tải không vận tải người hay vận tải
hàng hóa”
Là ngành sản xuất vật chất nên vận tải cũng có sản phẩm của riêng mình đó là sự
di chuyển của con người và vật phẩm trong không gian. Sản phẩm vận tải cũng là
hàng hóa, cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa là lượng lao động

xã hội cần thiết kết tinh trong hàng hóa đó. Giá trị sử dụng của sản phẩm vận tải là
khả năng đáp ứng nhu cầu di chuyển. Tuy nhiên so với các ngành sản xuất vật chất
khác, ngành vận tải có những điểm khác biệt về quá trình sản xuất, về sản phẩm và
tiêu thụ sản phẩm, thể hiện ở các điểm sau đây:
- Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định
như các ngành khác;
- Sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian vào đối tượng
lao động chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi
hình dáng kích thước của đối tượng.
- Sản phẩm của vận tải mang tính vô hình.
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ
làm thay đổi vị trí của hàng hóa và qua đó cũng làm tăng giá trị của hàng hóa.
Từ những đặc điểm trên C. Mác cho rằng vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt.
3. Vai trò tác dụng của vận tải trong nền kinh tế quốc dân.
Vận tải giữ vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc
dân của mỗi nước. Hệ thống vận tải được ví như mạch máu của cơ thể con người,
nó phản ánh trình độ phát triển của một nước. Vận tải phục vụ tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội: sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Trong sản xuất
ngành vận tải vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, lao
động để phục vụ quá trình sản xuất. Vận tải là yếu tố quan trọng của lưu thông. C.
Mác nói “ Lưu thông có nghĩa là hành trình thực tế của hàng hóa trong không gian
được giải quyết bằng vận tải. Vận tải là sự tiếp tục của quá trình sản xuất ở bên
trong quá trình lưu thông và vì quá trình lưu thông đó”. Ngành vận tải có nhiệm vụ
đưa hàng hóa tới nơi tiêu dùng. Vận tải tạo ra khả năng thực hiện giá trị sử dụng
của hàng hóa. C. Mác nói “ Sản phẩm chỉ sẵn sàng để tiêu dùng khi nó kết thúc quá
trình di chuyển đó”
Tác dụng của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân thể hiện ở những mặt sau:
- Ngành vận tải sáng tạo ra một phần đáng kể tổng sản phẩm xã hội và thu nhập
quốc dân;
- Vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển ngày càng tăng của hàng hóa và con người

trong xã hội;
- Vận tải góp phần khắc phục sự phát triển không đều giữa các địa phương, mở
rộng giao lưu trao đổi hàng hóa trong nước và quốc tế;
-Rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi,
góp phần cải thiện đời sống nhân dân;
- Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài;
- Tăng cường khả năng quốc phòng và bảo vệ đất nước.
4. Mối quan hệ giữa vận tải và ngoại thương.
Vận tải, đặc biệt là vận tải quốc tế và ngoại thương có mối quan hệ chặt chẽ và
khăng khít với nhau, có tác dụng thúc đẩy nhau cùng phát triển. Vận tải quốc tế là
tiền đề, là điều kiện tiên quyết để buôn bán quốc tế ra đời và phát triển. Lênin nói
“Vận tải là phương tiện vật chất của mối liên hệ kinh tế với nước ngoài”. Khi buôn
bán quốc tế phát triển lại tạo ra yêu cầu để thúc đẩy vận tải phát triển. Vận tải phát
triển làm cho giá thành vận chuyển hạ, tạo điều kiện để nhiều mặt hàng có giá trị
thấp có thể tham gia buôn bán quốc tế. Đối với thương mại quốc tế, vận tải có
những tác dụng sau đây:
- Đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng tăng trong
thương mại quốc tế;
- Làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế;
- Vận tải quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của một nước. Vận
tải quốc tế được coi là lĩnh vực xuất nhập khẩu vô hình, nó có thể góp phần cải
thiện hoặc làm trầm trọng thêm cán cân thanh toán quốc tế của một nước.
II.2. Dịch vụ giao nhận ra đời từ sự chuyên môn hoá trong cung ứng dịch vụ
vận tải quốc tế
Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những nước
khác nhau. Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, người bán thực hiện việc giao
hàng, tức hàng hóa được vận chuyển tứ người bán sang người mua. Để quá trình
vận chuyển đó bắt đầu được, tiếp tục và kết thúc được, tức hàng hóa đến tay người
mua được, cần phải thực hiện hàng loạt các công việc khác liên quan đến quá trình
chuyên chở, như bao gói, đóng gói, lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi

hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải hàng hóa dọc đường, dỡ hàng hóa ra khỏi tàu và
giao cho người nhận.
Lúc đầu khi hoạt động buôn bán ngoại thương chưa phát triển, những công việc
trên được các hãng cung ứng dịch vụ vận tải quốc tế đảm nhận. Đến khi thương
mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, lượng hàng xuất nhập khẩu lớn, các hãng cung
ứng dịch vụ vận tải quốc tế nhận thấy rằng: nếu chỉ chuyên môn hoá vào việc vận
tải hàng hóa thôi thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn bởi vì hai lý do, thứ nhất là:
thương mại quốc tế phát triển, lượng hàng hóa xuất nhập khẩu nhiều đòi hỏi hãng
vận tải phải mở rộng quy mô, quy mô lớn lên dẫn đến chi phí cố định phân bổ
giảm dần và đạt tới điểm tối ưu. Thứ hai là: theo hiệu ứng đường cong kinh
nghiệm, nếu chỉ chuyên vào việc vận tải hàng hóa sẽ làm giảm tiếp cả chi phí biến
đổi dẫn đến việc đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh. Chính vì vậy những công
việc giao nhận trên đã tách ra và phát triển thành một ngành kinh doanh riêng và
do người giao nhận đảm nhiệm. Từ đó, trong vận tải hàng hóa quốc tế xuất hiện sự
chuyên môn hoá gồm hai ngành kinh doanh, ngành vận tải quốc tế và ngành giao
nhận.
II.3. Định nghĩa giao nhận và người giao nhận.
1. Định nghĩa về giao nhận.
Dịch vụ giao nhận, theo “ Quy tắc mẫu của FIATA (Liên đoàn quốc tế các hiệp
hội giao nhận) về dịch vụ giao nhận, là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như
các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan,
tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.
Theo luật thương mại Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận
chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để
giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc
người giao nhận khác.
2. Định nghĩa về người giao nhận.
Người kinh doanh dịch vụ giao nhận gọi là người giao nhận( forwarder, freight

forwarder, forwarding agent). Người giao nhận có thể là chủ hàng, chủ tàu, công ty
xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ một người nào
khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Theo luật thương mại
Việt Nam thì người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Trước đây người giao nhận thường chỉ làm đại lý thực hiện một số công việc do
các nhà xuất nhập khẩu uỷ thác như xếp dỡ, lưu kho hàng hóa, làm thủ tục giấy tờ,
lo liệu vận tải nội địa, thủ tục thanh toán tiền hàng…
Cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế và tiến bộ kỹ thuật trong ngành
vận tải mà dịch vụ giao nhận cũng được mở rộng hơn. Ngày nay người giao nhận
đóng vai trò quan trọng trong thương mại và vận tải quốc tế. Người giao nhận
không chỉ làm thủ tục hải quan, hoặc thuê tàu mà cung cấp dịch vụ trọn gói về
toàn bộ quá trình vận tải và phân phối hàng hóa.
II.4. Đối tượng và phạm vi của dịch vụ giao nhận.
1. Đối tượng của dịch vụ giao nhận.
Hàng hoá là đối tượng của hoạt động giao nhận. Có nhiều loại hàng hóa khác
nhau, mỗi hàng hóa lại có đặc điểm riêng và được giao nhận theo nhưng phương
thức cụ thể. Tuy vậy tất cả đều có yêu cầu chung khi giao nhận đó là giao nhận
hàng hóa phải nhanh gọn, giao nhận phải bảo đảm tính chính xác và an toàn, phải
đảm bảo chi phí giao nhận thấp.
2. Phạm vi của dịch vụ giao nhận.
Phạm vi của dịch vụ giao nhận là nội dung cơ bản của dịch vụ giao nhận. Trừ khi
bản thân người gửi hàng muốn trực tiếp tự mình thực hiện dịch vụ giao nhận, thông
thường người giao nhận thay mặt người gửi hàng (hoặc người nhận hàng) lo liệu
quá trình vận chuyển hàng hóa qua các công đoạn cho đến tay người nhận cuối
cùng. Người giao nhận có thể làm dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý
và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Phạm vi của dịch vụ giao nhận được thể
hiện ở các công việc sau: tính cước, gom hàng, bảo hiểm vận tải, giám định chất
lượng, lên kế hoạch xếp hàng theo lịch tàu, lưu kho, dịch vụ vận chuyển bằng ô tô,
cấp chứng từ xuất, đóng gói (đối với lô hàng xuất); thuê tàu lưu khoang, thông báo

cho người nhận, dỡ hàng và xử lý hàng nhập, khai báo hải quan hay chuyển tiếp
hàng quá cảnh, lưu kho và phân phối hàng, giao hàng tại địa phương, gián nhãn
hiệu, khảo sát đơn hàng (đối với lô hàng nhập).
Tiếp sau đây sẽ trình bày về những dịch vụ mà người giao nhận tiến hành:
- Chuẩn bị hàng để chở
- Tổ chức chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga cảng
- Tổ chức xếp dỡ hàng hóa
- Làm tư vấn cho chủ hàng trong việc chuyên chở hàng hóa
- Ký kết hợp đồng vận tải với người chuyên chở, thuê tàu, lưu cước
- Làm các thủ tục gửi hàng, nhận hàng
- Làm thủ tục hải quan kiểm nghiệm kiểm dịch
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa
- Lập chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán
- Thanh toán, thu đổi ngoại tệ
- Nhận hàng từ chủ hàng giao cho người chuyên chở và giao cho người nhận
- Thu xếp chuyển tải hàng hóa
- Nhận hàng từ người chuyên chở và giao cho người nhận hàng
- Gom hàng, lựa chọn tuyến đường vận tải, phương thức vận tải và người chuyên
chở thích hợp
- Đóng gói bao bì, phân loại, tái chế hàng hóa
- Lưu kho, bảo quản hàng hóa
- Nhận và kiểm tra các chứng từ cần thiết liên quan đến sự vận động của hàng hóa
- Thanh toán cước phí, chi phí lưu kho lưu bãi…
- Thông báo tình hình đi, đến của các phương tiện vận tải
- Thông báo tổn thất tới người chuyên chở
- Giúp chủ hàng trong việc khiếu nại đòi bồi thường.
II.5. Đặc điểm và vai trò của dịch vụ giao nhận.
1. Đặc điểm.
Dịch vụ giao nhận mang những đặc điểm chính của dịch vụ vận tải quốc tế bởi vì
thực chất của dịch vụ giao nhận nó đã bao gồm cả dịch vụ vận tải.

- Dịch vụ giao nhận gắn liền với đặc điểm của hàng hoá vận chuyển trao đổi vượt
quá phạm vi biên giới một quốc gia.
- Do dịch vụ phụ thuộc rất nhiều các yếu tố bên ngoài như gửi hàng, người vận
chuyển, người nhận hàng… nên trong quá trình thực hiện không hoàn toàn chủ
động được.
- Ngoài những công việc như làm thủ tục hải quan, môi giới… còn tiến hành các
dịch vụ khác như gom hàng, chia hàng, vận chuyển, bốc xếp… nên để hoàn thành
tốt công việc phải phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất kĩ thuật và kinh nghiệm
của người giao nhận.
- Hoạt động giao nhận là hoạt động nhằm thực hiện các hợp dồng xuất nhập khẩu
nên phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động xuất nhập khẩu. Mà thường hoạt động xuất
nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận cũng chịu ảnh hưởng của
tính thời vụ.
2.Vai trò.
Ngày nay do sự phát triển container, vận tải đa phương thức, người giao nhận
không chỉ làm đại lý, người nhận uỷ thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng
vai trò như một bên chính (principal) – người chuyên chở (carrier).
Người giao nhận đã làm chức năng và công việc của những người sau đây:
- Môi giới hải quan
Thuở ban đầu người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước. Nhiệm vụ của người
giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó anh
ta mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận
tải quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo uỷ thác của người xuất khẩu hoặc
người nhập khẩu tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng mua bán. trên cơ sở được
Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất khẩu, nhập khẩu để khai
báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
- Đại lý (Agent)
Trước đây người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở.
Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở
như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao nhận

nhận uỷ thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc
khác nhau như nhận hàng, giao hàng, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở
hợp đồng uỷ thác.
- Người gom hàng (Consolidator).
Ở châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho
vận tải đường sắt. Đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container dịch vụ gom
hàng là không thể thiếu được nhằm biến hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng
sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng người giao
nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ làm đại lý.
- Người chuyên chở (Carrier).
Ngày nay trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng vai trò là người chuyên
chở, tức người giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách
nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận
đóng vai trò là người thầu chuyên chở nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp
chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực
tế.
- Người kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức (Multimodal Transport
Operator).
Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hay còn gọi
là vận tải từ cửa đến cửa thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh
vận tải đa phương thức ( MTO ).
MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách nhiệm với hàng hóa
Người giao nhận còn được gọi là “kiến trúc sư của vận tải” vì người giao nhận
có khả năng tổ chức quá trình vận tải một cách tốt nhất, an toàn nhất và tiết kiệm
nhất.
II.6. Nội dung của hoạt động giao nhận.
Thông thường thì người làm công tác giao nhận sẽ làm tất cả các thủ tục, giải
quyết các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa quốc tế từ tay người bán đến
tay người mua, ngoại trừ trường hợp người bán hoặc người mua trực tiếp can thiệp
vào một khâu thủ tục, chứng từ nào đó. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao

nhận quốc tế có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tiến hành các hoạt động giao nhận. Các
dịch vụ mà người giao nhận đảm nhiệm bao gồm:
1. Thay mặt người gửi hàng.
Theo các chỉ thị của người xuất khẩu, người giao nhận phải:
- Chọn một tuyến đường vận tải và người người vận tải thích hợp.
- Lưu khoang với hãng tàu đã lựa chọn.
- Nhận hàng và cung cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng của
người giao nhận, giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận.
- Nghiên cứu các điều khoản của tín dụng thư và các quy định của chính quyền
được áp dụng cho việc gửi hàng của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu, cũng như ở
bất cứ nước quá cảnh nào, cũng cần chuẩn bị mọi chứng từ cần thiết.
- Đóng gói hàng (trừ khi việc này do người gửi hàng thực hiện trước khi giao
hàng cho người giao nhận) có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất
hàng hoá và các luật lệ áp dụng nếu có ở nước xuất khẩu, các nước chuyển tải và
nước đến.
- Sắp xếp việc lưu khoang hàng hoá nếu cần.
- Cân, đo hàng.

×