Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ taị NHCTNA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.95 KB, 13 trang )

Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức tín dụng chứng từ taị NHCTNA
Qua quá trình thực tập và nghiên cứu đề tài, cùng với việc tìm hiểu thực
trạng về những thuận lợi cũng như khó khăn của ngân hàng, em xin mạnh dạn đề
xuất một số ý kiến về giải pháp nhằm mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng
phương thức tín dụng chứng từ tại NHCTNA.
3.1. Giải pháp khắc phục khó khăn.
3.1.1. Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của mọi quá trình sản xuất. Do
đó, để tiến hành mọi quá trình sản xuất, điều đầu tiên là phải quan tâm đến nhân tố
con người.
NHCTNA với một đội ngũ cán bộ, công nhân viên giàu kinh nghiệm, trẻ
khoẻ, là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung, cho hoạt
động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng.
Nhưng mọi sự vật, hiện tượng luôn luan vận động và phát triển, do đó nhận
thức của con người về các sự vật hiện tượng đó cũng phải thay đổi theo cho phù
hợp. Hoạt động thanh toán quốc tế là một hoạt động không ngừng được cải tiến
cho phù hợp với nhu cầu thực hiện của hoạt động thương mại quốc tế. Mà người
cán bộ Ngân hàng không chỉ giỏi về nghiệp vụ còn phải là người nhiệt tình, niềm
nở, giải quyết công việc nhanh chóng, chính xác, sẵn sàng hướng dẫn và giúp
khách hàng làm thủ tục một cách nhanh gọn, tư vấn cho khách hàng thực hiện hoạt
động của mình an toàn và hiệu quả nhất. Vì vậy yêu cầu phải bồi dưỡng, cập nhật
kiến thức cho cán bộ công nhân viên của Ngân hàng có thể thực hiện theo các
hướng sau:
Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên sâu
về chuyên môn, trang bị các kiến thức về rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập
khẩu của Việt Nam thường gặp phải, tình hình thị trường thế giới, triển vọng xuất
nhập khẩu của Việt Nam, luật lệ, tập quán thương mại quốc tế và phổ biến các kỹ
thuật thanh toán mới được áp dụng trên thế giới... Đặc biệt trong những lớp học
này có thể mời các chuyên gia nước ngoài về thanh toán quốc tế giảng dạy, để các
cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phận liên quan đến thanh toán quốc tế


có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ cũng như ngoại ngữ.
Cử cán bộ đi du học nước ngoài chuyên về lĩnh vực thanh toán quốc tế, tìm
hiểu những thông tin về thanh toán quốc tế mà trong kinh doanh thương mại quốc
tế hiện nay đang được sử dụng và trong tương lai gần sẽ áp dụng tại các nước công
nghiệp phát triển.
Tranh thủ lớp tập huấn, đào tạo do NHCTVN tổ chức, các lớp đào tạo do các
tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tài trợ.
Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các thanh toán viên, tích cực lắng
nghe ý kiến của họ, khuyến khích họ nêu ra các sáng kiến mới, thường xuyên phân
tích các nhược điểm, các vụ việc liên quan làm khách hàng phàn nàn, từ đó tìm ra
cách khắc phục.
Bên cạnh đó, cũng cần phải chú ý đến nguồn nhân lực bổ sung, thay thế.
Ngân hàng có thể thông qua các trường đại học để lựa chọn các sinh viên có khả
năng, năng lực đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng, cũng có thể tổ chức các
cuộc tuyển chọn, hoặc thông qua NHCTVN thực hiện các cuộc điều chuyển nhân
sự để lựa chọn nhân viên đáp ứng yêu cầu của công việc.
3.1.2. Đầu tư đổi mới cơ sở vật chất của Ngân hàng.
Cơ sở vật chất là phương tiện để ngân hàng thực hiện các hoạt động, cung
cấp dịch vụ, cơ sở vật chất bao gồm nhà cửa, trang thiết bị máy móc, phương tiện
đi lại, phương tiện thông tin...
Sản phẩm dịch vụ cũng như các sản phẩm nói chung, chất lượng của nó phụ
thuộc rất nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiêt bị. Một ngân hàng với trụ sở khang
trang, rộng rãi sẽ tạo niềm tin, ấn tượng tốt cho khách hàng, cho đối tác, đặc biệt là
khách hàng và đối tác nước ngoài. Một ngân hàng với một hệ thống thông tin,
truyền tin kịp thời, an toàn, chính xác là hết sức cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đền
chất lượng dịch vụ. Đặc trưng quan trọng của hoạt động ngân hàng là chủ yếu liên
quan đến tiền tệ, thực hiện dịch vụ chủ yếu là trung gian cho khách hàng, trong
hoạt động liên quan đến rất nhiều khách hàng, đối tác nên yêu cầu kịp thời, an
toàn, chính xác rất cao. Đặc biệt là hoạt động thanh toán quốc tế, ngân hàng với vai
trò là câù nối giữa khách hàng và đối tác nước ngoài với khách hàng và đối tác

trong nước, là những người cách xa nhau về địa lý, khác nhau về ngôn ngữ, phong
tục tập quán, thói quen làm lại càng cần thiết hơn.
Do đó ngân hàng cần thiết phải đầu tư đổi mới cơ sở vật chất theo hướng
tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại. Ngân hàng có thể thực hiện theo các hướng:
+ Trích lập quĩ đầu tư phát triển và sử dụng các quĩ này một cách hợp lý,
hiệu quả.
+ Đẩy mạnh phong trào thi đua nghiên cứu, áp dụng các sáng kiến về công
nghệ hàng trong hoạt động ngân hàng. Có các khuyến khích vật chất cho những
cán bộ, công nhân viên có thành tích trong việc sáng kiến, áp dụng các công nghệ
ngân hàng mới.
3.1.3.Tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá các hình thức L/C.
Hiện nay, Ngân hàng tuy đã áp dụng khá đa dạng và tương đối đầy đủ các
hình thức L/C, nhưng việc các khách hàng có sử không mới là điều quan trọng.
Hầu hết các khách hàng còn lạ lẫm và không có bộ phận chuyên trách về các dịch
vụ này nên nhu câù từ phía khách hàng gần như không có. Vì vậy để việc áp dụng
các hình thức L/C có hiệu quả, ngân hàng ngoài việc phải hoàn thiện các hình thức
L/C mà còn phải tạo cho khách hàng cảm giác tin tưởng và dễ hiểu về sản phẩm
của mình, từ đó thu hút khách hàng đến với các dịch vụ của mình.
3.1.4. Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, thẩm định thông tin khách hàng.
Phối hợp giữa Phòng kinh doanh và phòng KDĐN cùng các phòng ban khác
trong công tác kiểm tra thẩm định thông tin khách hàng nhằm mục đích đánh giá
đúng khách hàng phục vụ cho việc ra quyết định một cách đúng đắn, hiệu quả. Bởi
vì, khi đánh giá đúng tình hình tài chính, nhu cầu của khách hàng, mức độ rủi ro
khi thực hiện các giao dịch với khách hàng, đối tác thì Ngân hàng mới có thể có cơ
sở ra quyết định một cách đúng đắn, kịp thời hiệu quả cho hoạt động thanh toán
quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ và cho hoạt động kinh doanh chung
của ngân hàng. Ngân hàng có thể:
+ Thông tin qua trung tâm thông tin của NHCTVN về các khách hàng và đối
tác cần quan tâm.
+ Thông qua các khách hàng, đối tác khác có quan hệ lâu dài, tin tưởng lẫn

nhau với Ngân hàng.
+ Thông qua việc tổ chức đi dò hỏi thông tin về khách hàng từ công chúng.
+ Thông qua phân tích, đánh giá các số liệu mà khách hàng, đối tác cung cấp
cho.
+ Thông qua kinh nghiệm giao dịch với khách hàng, đối tác trong các hoạt
động kinh doanh trước đây.
3.1.5. Đẩy mạnh công tác tư vấn khách hàng đối với hoạt động thanh toán theo
phương thức tín dụng chứng từ.
Một trong những nguyên nhân gây ra những hạn chế, tồn tại trong việc phát
triển hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ là từ sự
hiểu biết của các doanh nghiệp về phương thức này. Vì vậy, trong thời gian tới
Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tư vấn khách hàng và việc tư vấn này
phải được thể hiện bằng văn bản vì làm như vậy sẽ đảm bảo tính pháp lý trong giao
dịch giữa các thanh toán viên của Ngân hàng với khách hàng, tăng cường độ tin
cậy của khách hàng, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác tư vấn.
 Đối với đơn vị nhập khẩu:
Người nhập khẩu gây ra rủi ro cho ngân hàng mở khi họ làm mất khả năng
thanh toán hoặc cố tình vi phạm cam kết của mình. Để có thể đem lại lợi ích chính
đáng cho nhà xuất khẩu và bảo vệ quyền lợi của ngân hàng, các cán bộ cần tư vấn
cho những vấn đề sau:
+ Tư vấn cho đơn vị nhập khẩu nên mở loại L/C nào:
Đối với những khách hàng là đơn vị nhập khẩu mày móc thiết bị giá trị lớn
mà phía đối tác nước ngoài yêu cầu có tiền đặt cọc, thanh toán viên có thể khuyên
họ sử dụng L/C dự phòng vì đây là hình thức mà người nhập khẩu được đảm bảo
sẽ nhận được sản phẩm cung ứng từ nhà xuất khẩu, đồng thời người nhập khẩu còn
được bồi hoàn toàn bộ số tiền đặt cọc cũng như chi phí liên quan nếu người xuất
khẩu không thực hiện nghĩa vụ giao hàng theo yêu cầu.
Đối với đơn vị nhạp khẩu hàng hoá với khối lượng lớn, giao hàng nhiều lần,
nên tư vấn cho họ sử dụng L/C tuần hoàn. Đây là phương thức giúp cho khách
hàng tránh được tình trạng ứ đọng vốn và giảm được chi phí cũng như các thủ tục

có liên quan.
Đối với khách hàng nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài về gia công, sau
đó xuất hàng sang nước cung cấp nguyên liệu, thanh toán viên có thể tư vấn cho họ
sử dụng loại L/C đối ứng, hình thức đảm bảo nhất cho các đơn vị gia công. Loại
L/C này đảm bảo đồng thời thanh toán cho người xuất khẩu giá trị nguyên liệu
nhập cũng như sản phẩm hàng hoá được sản xuất từ chính nguyên liệu đó. Trong
trường hợp này việc sử dụng L/C đối ứng đem lại ưu việt hơn hẳn sử dụng L/C
không huỷ ngang bởi lẽ sau khi nhập và thanh toán giá trị nguyên liệu, các sản
phẩm sản xuất ra không được phía đối tác đồng ý nhập lại và người gia công sẽ gặp
phải rủi ro lớn do hàng hoá mang tính đặc thù khó có thể bán được.
Công việc tư vấn cho đơn vị trong việc đưa ra các điều khoản vào L/C.
không nên đưa ra quá nhiều điều khoản vào vì dễ dẫn đến sai sót. Trong việc chấp
nhận các yêu cầu của bên bán khi mở L/C, khi sửa đổi L/C sao cho không làm tổn
hại đến lợi ích của mình.
 Đối với các đơn vị xuất khẩu:
Các đơn vị xuất khẩu thường gây rủi ro cho ngân hàng thông báo, ngân hàng
chiết khấu khi họ lập bộ chứng từ không hoàn hảo và bị từ chối thanh toán. Để
tránh rủi ro đó, ngân hàng có thể tư vấn cho những vấn đề như sau:
Tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu yêu cầu bên mua mở cho mình một
L/C đảm bảo nhất. Hiện nay, loại L/C không huỷ ngang, có xác nhận và miễn truy

×