Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Báo in đồng bằng sông cửu long với vấn đề phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em ( khảo sát các báo vĩnh long, báo cà mau và báo trà vinh từ năm 2018 đến năm 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 140 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THÚY QUYÊN

BÁO IN ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG VỚI VẤN ĐỀ PHỊNG NGỪA
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
(Khảo sát các Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau và Báo Trà Vinh từ năm 2018
đến năm 2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ HỌC

VĨNH LONG - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THÚY QUYÊN

BÁO IN ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG VỚI VẤN ĐỀ PHỊNG NGỪA
XÂM HẠI TÌNH DỤC TRẺ EM
(Khảo sát các Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau và Báo Trà Vinh từ năm 2018
đến năm 2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ
Chun ngành Báo chí học định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8320101.01 (UD)
Chủ tịch hội đồng chấm luận
văn thạc sỹ khoa học



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

VĨNH LONG - 2020


LỜI CAM ĐOAN
-----------------o0o----------------Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng, là kết quả của một quá
trình làm việc nghiêm túc, trung thực. Các số liệu, những kết luận chính đƣợc trình
bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình
thức nào. Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thúy Quyên


LỜI CẢM ƠN
-----------------o0o----------------Để hoàn thành đƣợc luận văn “Báo in Đồng bằng sơng Cửu Long với vấn đề
phịng, ngừa xâm hại tình dục trẻ em”, tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đến các thầy,
cơ là giảng viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thơng thuộc Trƣờng Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng, ngƣời đã quan tâm, động viên, khích lệ, nhiệt tình
hƣớng dẫn và tạo những điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Báo Vĩnh Long, Báo Cà Mau, Báo
Trà Vinh và các chuyên gia giáo dục, chuyên gia y tế, chuyên gia tâm lý,…anh chị
đồng nghiệp đã giúp tơi hồn thành luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm, động
viên và khích lệ tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.

Tác giả luận văn

Phạm Thúy Quyên


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài ............................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 7
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn ................................................. 9
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 9
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA BÁO
IN VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG, NGỪA XHTD TRẺ EM .................................... 11
1.1. Các khái niệm liên quan đến đề tài ...................................................... 11
1.2. Vấn đề xâm hại tình dục trẻ em hiện nay............................................. 13
1.3. Quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc đối với việc bảo vệ trẻ em,
phòng ngừa XHTD trẻ em........................................................................... 18
1.4. Đặc trƣng của loại hình báo in và vai trị báo in trong việc phòng ngừa
XHTD trẻ em............................................................................................... 25
1.5. Vài nét về ĐBSCL và các tờ báo địa phƣơng ...................................... 29
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TUYÊN TRUYỀN PHÒNG NGỪA XHTD
TRẺ EM TRÊN CÁC BÁO IN TRONG DIỆN KHẢO SÁT ........................ 36

2.1 Tần suất, mức độ thông tin về phòng chống XHTD trẻ em trên Báo
Vĩnh Long, Báo Cà Mau và Báo Trà Vinh từ năm 2018 đến 8 năm 2019 . 36
2.2 Những nội dung chính vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em đƣợc đề cập
trên báo in ĐBSCL ...................................................................................... 39
2.2.1. Tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về bảo
vệ trẻ em, phòng ngừa XHTD trẻ em...................................................... 39
2.2.2. Thông tin về những vụ việc XHTD trẻ em ................................... 42
2.2.3. Phân tích nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa XHTD trẻ em . 47
2.2.4. Phản ánh những bất cập trong việc phòng, ngừa XHTD trẻ em ... 55


2.3. Hình thức chuyển tải thơng tin về phịng, ngừa XHTD trẻ em trên báo
in ĐBSCL .................................................................................................... 57
2.3.1. Kết cấu và hình thức các chuyên trang, chuyên mục.................... 57
2.3.2. Các thể loại báo chí đƣợc thể hiện ............................................... 62
2.3.3 Ngơn ngữ thể hiện .......................................................................... 75
Tiểu kết Chƣơng 2 ........................................................................................... 79
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ, HẠN CHẾ, MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI
PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG BÁO IN ĐBSCL VỚI
VẤN ĐỀ PHÒNG, NGỪA XHTD TRẺ EM ................................................. 80
3.1. Đánh giá về kết quả và hạn chế của báo in ĐBSCL trong phòng, ngừa
XHTD trẻ em............................................................................................... 80
3.1.1. Kết quả của báo in trong vấn đề phòng ngừa XHTD trẻ em ........ 80
3.1.2. Hạn chế, khó khăn của báo in trong vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ
em ............................................................................................................ 94
3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc tuyên truyền phòng, ngừa XHTD trẻ
em .............................................................................................................. 103
3.3. Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lƣợng tuyên truyền về vấn đề
phòng, ngừa XHTD trẻ em trên báo in ĐBSCL ....................................... 107
3.3.1 Báo in cần đi vào khai thác những vấn đề bức xúc của vấn nạn

XHTD trẻ em......................................................................................... 107
3.3.2 Đối với đội ngũ ban biên tập ........................................................ 109
3.3.3 Đối với đội ngũ nhà báo ............................................................... 114
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 119
KẾT LUẬN ................................................................................................... 120


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
----------o0o-----------

Bảng 1: Tần số xuất hiện tin, bài về vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em trên 3
báo khảo sát .................................................................................................... 36
Bảng 2: Những nội dung chính về vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em trên báo
in Vĩnh Long, Cà Mau và Trà Vinh. ................................................................ 37
Bảng 3: Bảng số lượng thể loại được sử dụng để viết về vấn đề phòng, ngừa
XHTD trẻ em trên 3 tờ báo Vĩnh Long, Cà Mau và Trà Vinh (từ năm 2018 đến
năm 2019). ....................................................................................................... 63
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
----------o0o-----------

Biểu đồ 1: Thành phần điều tra ý kiến độc giả về vấn đề phòng, chống XHTD
trẻ em trên 3 báo Vĩnh Long, Trà Vinh và Cà Mau ........................................ 92
Biểu đồ 2: Tỷ lệ người dân quan tâm phòng ngừa XHTD trẻ em trên báo in
ĐBSCL. ............................................................................................................ 93


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới
phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em và xây dựng và ban

hành khung pháp lý tƣơng đối toàn diện để ghi nhận và bảo đảm thực thi các
Quyền của trẻ em. Trong những năm qua, công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục
trẻ em của Việt Nam đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, các quyền và môi
trƣờng sống của trẻ em đƣợc đảm bảo; trẻ em khó khăn và có hồn cảnh đặc
biệt đƣợc quan tâm.
Song, bên cạnh những kết quả tích cực thì cơng tác bảo vệ, chăm sóc trẻ
em cịn nhiều khó khăn, thách thức: Nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào hồn cảnh
đặc biệt vẫn cịn ở mức cao. Cơng tác can thiệp, loại bỏ nguy cơ trẻ em rơi vào
hoàn cảnh đặc biệt chƣa đƣợc thƣờng xuyên. Vấn đề bất bình đẳng về cơ hội
phát triển giữa các nhóm trẻ em giàu và nhóm trẻ em nghèo; nhóm trẻ em
ngƣời Kinh và nhóm trẻ em ngƣời dân tộc thiểu số; trẻ em sống ở khu vực
thành thị với khu vực nơng thơn... vẫn cịn rõ rệt. Trẻ em bị bạo lực, xâm hại,
ngƣợc đãi, tai nạn, thƣơng tích, hay lao động sớm vẫn cịn xảy ra, trong đó có
nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Trong đó thì vấn nạn trẻ em bị xâm hại
với các hành vi nhƣ dâm ô, giao cấu, hiếp dâm đang diễn biến phức tạp, đây là
vấn đề xã hội và là nỗi đau nhức nhối của toàn xã hội.
Thời gian gần đây, vấn đề xâm hại tình dục (XHTD) trẻ em khơng chỉ
nóng trong dƣ luận xã hội mà còn trên bàn nghị sự của Quốc hội. Theo đó, các
vụ xâm hại liên tục đƣợc phát hiện gióng lên hồi chng báo động về vấn nạn
này trên địa bàn tỉnh. Nhiều vụ XHTD gây tổn thƣơng các em, thậm chí, nhiều
em phải làm mẹ trƣớc khi làm ngƣời lớn. Theo thống kê của Bộ Lao độngThƣơng binh và Xã hội, giai đoạn từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/6/2019, cả
nƣớc có 8.442 vụ xâm hại trẻ em đƣợc phát hiện, xử lý, với 8.709 trẻ em bị xâm
1


hại. Trong đó, có 6.432 trẻ bị xâm hại tình dục (XHTD), chiếm 75,4% tổng số
vụ xâm hại trẻ em. Riêng giai đoạn 2014- 2018 cứ 8 giờ trôi qua, Việt Nam lại
có thêm 1 trẻ em bị XHTD. Mỗi năm, cả nƣớc có khoảng 1.500 trẻ em bị
XHTD đƣợc phát hiện. 47% thủ phạm là ngƣời thân và 93% thủ phạm là ngƣời
quen của trẻ. XHTD trẻ em đang là nỗi ám ảnh, nỗi đau chung của cả cộng

đồng.
Con số trên đƣợc nhìn nhận là chƣa đầy đủ, chƣa phản ánh hết thực tế,
bởi nhiều nạn nhân không thể phản kháng, chọn cách im lặng vì lo sợ hoặc ngại
tố cáo. Dù chỉ mới là “phần nổi của tảng băng chìm” nhƣng con số trên đã cho
thấy mảng tối của cơng tác phịng chống, xâm hại trẻ em là đáng báo động.
Tình trạng XHTD trẻ em đang có nguy cơ trở thành một vấn nạn xã hội
khi thời gian gần đây số vụ việc bị phát hiện liên tục gia tăng, với hành vi gây
án ngày càng táo tợn, nghiêm trọng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em bị
XHTD là do: bị hại, bị can đều thiếu hiểu biết, do gia đình thiếu quan tâm, do
tính phức tạp trong xã hội hiện nay, đặc biệt là văn hóa phẩm độc hại trên
Internet,…
Báo chí có vai trị quan trọng trong đời sống xã hội, đặc biệt trong việc
tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, cảnh báo, đấu
tranh đối với những hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời, tuyên truyền để nâng
cao nhận thức chung của cơng chúng phịng ngừa cái xấu. Chính vì vậy, báo chí
có vai trị quan trọng trong việc phịng ngừa XHTD trẻ em.
Nhiều năm gần đây báo chí ĐBSCL có chú trọng tuyên truyền các chính
sách, pháp luật về bảo vệ trẻ em, lên án các hành vi XHTD trẻ em, tăng cƣờng
thông tin các hành vi XHTD trẻ em,… nhằm góp phần nâng cao nhận thức xã
hội trong phịng chống. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà việc thông tin,
tuyên truyền vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em trên các báo ở ĐBSCL có liều
lƣợng đậm, nhạt khác nhau. Vì vậy, cần thiết có nghiên cứu, phân tích, đánh giá
2


nguyên nhân, thực trạng đề từ đó đề ra giải pháp khắc phục hạn chế chung
trong một đề tài khoa học là cần thiết. Với nhận thức thức nhƣ trên tôi quyết
định chọn đề tài “Báo in ĐBSCL với vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em”, để
làm luật văn tốt nghiệp cao học .
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề

tài, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng thông tin, tuyên truyền phòng, ngừa
XHTD trẻ em trên báo in ĐBSCL, chỉ ra thành cơng, hạn chế, từ đó đề xuất giải
pháp nhằm giúp cho các tờ báo in ĐBSCL thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của
mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trẻ em là mối quan tâm hàng đầu của xã hội nên trong nhiều năm qua
những vấn đề liên quan đến trẻ em trong đó có xâm hại trẻ em đã thu hút đƣợc
sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu.
Tài liệu “Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em” (2001) và “Báo chí với trẻ
em” (2004) của PGS.TS Nguyễn Văn Dững chủ biên do Nhà xuất bản Lao
Động ấn hành là những cơng trình đầu tiên ở nƣớc ta bƣớc đầu tiếp cận một số
vấn đề báo chí với trẻ em. Trẻ em Việt Nam đƣợc bảo vệ bởi các quyền đƣợc
quy định trong Công ƣớc quốc tế về Quyền trẻ em (CRC) và những quy định cụ
thể của luật pháp Việt Nam. Điểm nổi bật của hai tài liệu là nêu các quy trình
về kỹ năng sáng tạo tác phẩm báo chí dành riêng cho trẻ em từ khâu phát hiện
đề tài, các nhóm đề tài điển hình cho trẻ em trong đó nắm vững yếu tố tâm lý
trẻ em trong quá trình tác nghiệp là yếu tố quan trọng. Bên cạnh đó, việc xây
dựng bộ quy tắc tiếp cận trẻ em, phỏng vấn trẻ em, có tham khảo những nguyên
tắc của tổ chức cứu trợ trẻ em của Thụy Điển tại Việt Nam (SCS) khi phỏng
vấn trẻ em cho các hoạt động nghiên cứu có sự tham gia của trẻ em là điều bổ
ích để nhiều ngƣời làm báo tiếp thu và áp dụng trong cơng việc. Nhấn mạnh về
nhóm đề tài trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, tác giả cho rằng: “… Đó là vấn đề
3


mẫn cảm, gây nhức nhối trong dư luận đòi hỏi báo chí phải phản ánh được
thực trạng cũng như hướng tới những giải pháp tích cực nhằm góp tiếng nói
chung, vận động từng cá nhân, từng gia đình, các cơ quan chức năng và nhiều
lực lượng xã hội khác cùng tham gia giải quyết hiệu quả những vấn đề trên”.
Cũng trong tài liệu này, tác giả cho rằng việc phân chia tỉ lệ tin tốt, tin xấu

trong các tác phẩm báo chí phụ thuộc vào dƣ luận xã hội. “Kết quả tác động
của dư luận sẽ là những tiêu chí để nhà báo và các cơ quan báo chí viết về trẻ
em và cho trẻ em quyết định chính xác rằng nên hay không nên, đưa cái tốt và
cái xấu với tỉ lệ nào trên báo chí nhằm bảo vệ và tạo điều kiện cho việc thực
hiện quyền trẻ em”. Nhƣ vậy, PGS.TS Nguyễn Văn Dững đã cung cấp những
thông tin, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm tổng quát về báo chí trẻ em trong đó
có trẻ em ở dạng tổng quát nhất.
Năm 2014, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Oanh cho ra mắt quyển sách: “Nhà báo
với trẻ em - Kiến thức và Kỹ năng”, NXB Thông Tấn ấn hành. Tài liệu đề cập
đến làm báo cho trẻ em dƣới 3 góc độ: Trẻ em là đối tƣợng phản ánh, trẻ em
hƣởng thụ sản phẩm báo chí và trẻ em tham gia sáng tạo báo chí. Vấn đề xâm
hại trẻ em thuộc góc độ thứ nhất - trẻ em là đối tƣợng phản ánh. Theo tác giả,
“trẻ em thường xuất hiện trong các tác phẩm, chương trình của người lớn với
tư cách là đối tượng được phản ánh. Các em như những nhân chứng cho những
vụ việc, vấn đề liên quan đến trẻ em nhưng khi được phản ánh trong tác phẩm
lại có tác động đến người lớn, đến các tổ chức xã hội, đến các nhà hoạch định
chính sách…”. “Nhà báo với trẻ em- Kiến thức và Kỹ năng” là tài liệu tham
khảo thiết thực cho tác giả trong việc xây dựng khung lý thuyết để triển khai
nghiên cứu đề tài.
Sách “Truyền thông, đạo đức nghề nghiệp với trẻ em” của tác giả Helena
Thorfinn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2003 cho biết ở phƣơng Tây,
thời gian trung bình một trẻ em dành cho các phƣơng tiện truyền thông còn
4


nhiều hơn thời gian ở bên cha mẹ. Truyền thông vừa là ngƣời bạn thân thiết
nhất đồng thời sức ảnh hƣởng của truyền thông đến trẻ em là rất lớn. Vì vậy,
Helena Thorfinn đã đặt ra vấn đề xây dựng và hồn chỉnh các quy tắc ứng xử
của phóng viên báo chí với trẻ em trước các phương tiện truyền nhằm mục đích
giảm tác hại, tăng lợi ích của các phương tiện truyền thông đối với trẻ. Từ việc

xác định rõ mối quan hệ của truyền thông với trẻ em đó là trẻ em vừa là ngƣời
tiếp nhận đồng thời cũng là ngƣời thực hiện các sản phẩm truyền thông tác giả
tập trung phân tích 3 vấn đề lớn: trẻ em có quyền tiếp nhận thơng tin, trẻ em có
quyền cùng tham gia và trẻ em phải đƣợc bảo vệ trƣớc truyền thơng.
Theo tìm hiểu của ngƣời viết, có các đề tài khoa học về báo chí viết về
trẻ em nhƣ "Sử dụng hình ảnh trẻ em trong phóng sự truyền hình trên chương
trình truyền hình Vì Trẻ em, Đài Truyền hình Việt Nam", tác giả Vũ Văn Dũng,
2015, Học viện Báo chí Tuyên truyền. Nội dung chính luận văn này đánh giá
việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong các phóng sự truyền hình trên chƣơng trình
Truyền hình Vì trẻ em; đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả
việc sử dụng hình ảnh trẻ em trong phóng sự của chƣơng trình truyền hình vì
trẻ em, đảm bảo đúng pháp luật, không vi phạm đạo đức nghề nghiệp của Nhà
báo, không gây tổn thƣơng cho trẻ em và gia đình của trẻ, bảo vệ trẻ em trƣớc
sự xâm hại của truyền thông.
Luận văn “Hoạt động truyền thơng cho trẻ em miền núi phía Bắc” của
Vƣơng Tuyết Nhung, 2012, Học Viện Báo chí Tuyên truyền. Trên cơ sở làm rõ
những vấn đề lý luận về truyền thông, về trẻ em miền núi phía Bắc, luận văn
tập trung phân tích thực trạng các hoạt động truyền thơng cho trẻ em miền núi
phía Bắc, thơng qua khảo sát tại hai tỉnh Hịa Bình và Bắc Kạn từ năm 20062011, để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần tăng cƣờng hoạt động
truyền thơng cho trẻ em miền núi phía Bắc.

5


Luận văn "Báo in với vấn đề quyền tham gia của trẻ em hiện nay", tác
giả Mai Thị Hạnh, 2005 Học viện Báo chí Tun truyền. Trên cơ sở hình thành
nhận thức lý luận - khung lý thuyết về vấn đề nghiên cứu, qua khảo sát, đánh
giá thực tế báo chí diện khảo sát, luận văn phân tích vấn đề thực tiễn và đề xuất
giải pháp và khuyến nghị khoa học nhằm tiếp tục nâng cao năng lực và thông
điệp tác động của báo in nói riêng và báo chí nói chung trong vấn đề giáo dục

kỹ năng sống cho trẻ em Việt Nam hiện nay.
"Báo in ĐBSCL với vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em
hiện nay", tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, Học viện Báo chí tuyên truyền, 2015.
Luận văn đã khái quát hệ thống những lý luận liên quan đến báo in và yêu cầu của
vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em trên báo in vùng ĐBSCL
đến với độc giả trong giai đoạn hiện nay; chỉ ra những điểm tích cực và hạn chế
của vấn đề bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em trên báo in ĐBSCL
qua khảo sát báo in 3 tỉnh: Long An,

iên Giang và Sóc Trăng; đƣa ra một số

khuyến nghị và giải pháp để làm tốt hơn nữa việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
phụ nữ và trẻ em nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu tiếp nhận thông tin của
độc giả báo in ĐBSCL cũng nhƣ tâm lý tiếp nhận của họ.
Đề tài “Nghiên cứu tình hình XHTD tỉnh Vĩnh Long năm 2014- 2017” do
BS chuyên khoa II Nguyễn Thanh Anh Tuấn, BS. Trƣơng Thanh Hùng, BS
Chuyên khoa II Nguyễn Minh Nhựt (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long) thực
hiện. Qua nghiên cứu 123 trƣờng hợp giám định XHTD trong 4 năm, trung
bình mỗi năm 36 vụ. Tần suất số vụ XHTD trẻ em ở Vĩnh Long tăng 2,5 lần
tỉnh Khánh Hòa, gấp 1,5 lần so với Kiên Giang. Long Hồ là nơi có số vụ
XHTD trẻ em xảy ra nhiều nhất trong tỉnh. Số vụ trẻ em bị xâm hại chiếm
108/123 vụ, số lƣợng bị hại có hiểu biết chiếm tỷ lệ thấp 10/123 vụ. Đa số
trƣờng hợp bị hại có quen biết với đối tƣợng. Có 7 trƣờng hợp có thai. Trong
108 vụ XHTD trẻ em trong tỉnh thì có đến 58 tuổi bị hại là trẻ em dƣới 14 tuổi.
6


Chỉ có 10/123 bị hại có trình độ THPT. Có 93 trƣờng hợp có quen biết với bị
hại, đặc biệt có 13 trƣờng hợp là ngƣời thân trong gia đình. Hơn 60% bị hại bị
dụ dỗ, kế đến là 16,3% do rƣợu.

Những vụ XHTD trẻ em liên tục xảy ra trong thời gian gần đây, gây bức
xúc lớn trong dƣ luận, đặc biệt có nhiều vụ việc đặc biệt nghiêm trọng. Chính
vì vậy, thời gian qua, có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, các luận văn về chủ
đề này, nhƣng đa phần đề tài về ngành Luật học và Xã hội học. Luận văn Thạc
sĩ Luật học "Các tội phạm XHTD trẻ em trong Luật Hình sự Việt Nam" của
Nguyễn Minh Hƣơng; luận văn "Phòng ngừa tội phạm giao cấu với trẻ em trên
địa bàn tỉnh Cà Mau"; luận văn "Vấn đề XHTD trẻ em hiện nay"; "Phòng ngừa
XHTD trẻ em và vai trị của cơng tác xã hội";…
Theo ngƣời viết tìm hiểu, đến nay, chƣa có luận văn thạc sĩ nào nghiên
cứu tồn diện về vai trị, tác động của báo in ĐBSCL với vấn đề bảo vệ và
phòng chống XHTD trẻ em. Do đó, đề tài khoa học “Báo in ĐBSCL với vấn
đề phòng ngừa XHTD trẻ em" rất cần thiết trong dịng chảy thơng tin hiện
nay. Đề tài sẽ là cơ sở quan trọng làm tiền đề cho việc phân tích, đánh giá sự
thành cơng, hạn chế trong việc phát huy vai trò của báo in trong việc truyền
thơng trong việc bảo vệ và phịng, ngừa XHTD trẻ em.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu, khảo sát là báo in ĐBSCL với vấn đề phòng, ngừa
XHTD trẻ em.
Phạm vi nghiên cứu là khảo sát các tờ báo in địa phƣơng Vĩnh Long, Cà
Mau và Trà Vinh từ năm 2018 đến năm 2019.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề
tài, luận văn khảo sát, đánh giá thực trạng thơng tin về phịng ngừa XHTD trẻ
7


em trên báo in ĐBSCL, chỉ ra thành công, hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm giúp cho các tờ báo in ĐBSCL thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài.
+ Khảo sát, thống kê, phân tích các tác phẩm báo in đã đăng tải trên các
báo Vĩnh Long, Cà Mau và Trà Vinh liên quan đến vấn đề phịng, ngừa XHTD
trẻ em.
+ Thống kê, phân loại, phân tích các yếu tố liên quan đến vấn đề này để
làm rõ thành công và hạn chế của báo in ĐBSCL trong việc phòng, ngừa
XHTD trẻ em.
+ Khảo sát ý kiến của công chúng đọc báo ĐBSCL đối với các tác phẩm
báo in, qua phƣơng pháp phỏng vấn sâu.
+ Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng truyền thơng trên báo
chí ĐBSCL về việc phịng, ngừa XHTD trẻ em.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những kiến thức lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, cùng với hệ thống, quan
điểm, đƣờng lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nƣớc về báo chí, về trẻ
em và chăm sóc, bảo vệ trẻ em- ngƣời chủ tƣơng lai của đất nƣớc. Trong quá
trình tiến hành thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng tổng hợp các phƣơng
pháp nghiên cứu sau đây:
- Phƣơng pháp khảo sát tài liệu: đƣợc sử dụng để tiếp cận các giáo trình,
cái tài liệu và các cơng trình nghiên cứu của những ngƣời đi trƣớc rút ra những
vấn đề lý luận cần thiết.
- Phƣơng pháp phân tích thơng điệp truyền thơng nhằm thống kê, nghiên
cứu các bài viết về phòng, ngừa XHTD trẻ em trên các báo in địa phƣơng
ĐBSCL (về nội dung và hình thức thể hiện).
8


- Phƣơng pháp điều tra xã hội học để khảo sát ý kiến công chúng đối với
vấn đề báo in ĐBSCL với việc phòng, ngừa XHTD trẻ em. (Ngƣời viết vận
dụng Google biểu mẫu để khảo sát trên internet ở 3 địa bàn Vĩnh Long, Cà Mau

và Trà Vinh, với 195 phiếu thu về)
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi sẽ thực hiện khảo sát bằng
phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia giáo dục, tâm lý; luật sƣ; công an; lãnh đạo
địa phƣơng, tổng biên tập (hoặc phó tổng biên tập), các phóng viên chuyên
trách mãng đề tài văn hóa- xã hội, ngƣời dân đặc biệt là trẻ em ở các địa
phƣơng khảo sát để tìm hiểu thơng tin, thu thập các số liệu, ghi nhận đánh giá
về vai trò, tác động của báo in với vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ em.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận, luận văn mong muốn làm rõ vai trị của truyền thơng, sự vận
động của báo in ĐBSCL thể hiện rất rõ trong những năm qua chính là khơng
ngừng nâng cao vai trị, tác động trên mọi lĩnh vực đời sống. Khẳng định vai trò
của báo in trong giai đoạn “bùng nổ” truyền thông tƣơng tác, truyền thông đa
phƣơng tiện.
Về thực tiễn, những đúc kết từ thực tế của luận văn hy vọng phác thảo
đƣợc rõ nét tác động của báo in ĐBSCL để có thể đƣa ra những mơ hình truyền
thơng về vấn đề phịng, ngừa XHTD trẻ em tốt nhất có thể. Qua đó, mong
muốn góp phần ngăn chặn triệt để hành vi XHTD trẻ em; nâng cao nhận thức
của mỗi ngƣời về nạn XHTD trẻ em sẽ là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bảo
vệ đƣợc trẻ em một cách thiết thực và hiệu quả.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1 – Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của báo in ĐBSCL với
vấn đề phịng, ngừa XHTD trẻ em. Chƣơng này trình bày các khái niệm khoa
9


học cơ bản, các thuật ngữ pháp lý liên quan đến đề tài, các định nghĩa về truyền
thông, truyền thông hiện đại, vai trị của báo chí; bạn đọc của báo địa phƣơng
ĐBSCL…

Chƣơng 2 – Thực trạng tuyên truyền phòng, ngừa XHTD trẻ em trên
báo in diện khảo sát. Chƣơng này có nội dung khái quát các vấn đề về báo in,
những kết quả, hạn chế; cũng nhƣ những cách thức, nghệ thuật của báo in để
đổi mới và nâng cao chất lƣợng nội dung, hình thức, qua đó, khẳng định và tác
động về vấn đề này.
Chƣơng 3 – Kết quả, hạn chế, một số vấn đề đặt ra và giải pháp, kiến
nghị nâng cao chất lượng báo in ĐBSCL với vấn đề phòng, ngừa XHTD trẻ
em.
Chƣơng này đúc kết một số vấn đề đặt ra trong quá trình khảo sát,
nghiên cứu; kiến nghị các giải pháp để nâng cao vai trị, tác động của báo in
góp phần tun truyền tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật về phịng, ngừa
XHTD trẻ em hiệu quả hơn trong thời gian tới.

10


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA
BÁO IN VỚI VẤN ĐỀ PHÒNG, NGỪA XHTD TRẺ EM
1.1.

Các khái niệm liên quan đến đề tài
Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ: Trẻ em là ngƣời dƣới 16 tuổi. Nhƣ

vậy, khác với quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004,
khái niệm trẻ em hiện nay khơng cịn giới hạn trong phạm vi là công dân Việt
Nam mà bao gồm cả trẻ em là ngƣời nƣớc ngồi, ngƣời khơng quốc tịch cƣ trú
tại Việt Nam.
Ngoài ra, Luật Trẻ em 2016 cịn bổ sung thêm các quy định về nhóm trẻ
em có hồn cảnh đặc biệt nhƣ: Trẻ em bị bóc lột, trẻ em bị mua bán, trẻ em di
cƣ, lánh nạn…

Quyền trẻ em là tất cả những gì trẻ em cần có để đƣợc sống và lớn lên
một cách lành mạnh và an toàn. Quyền trẻ em nhằm đảm bảo cho trẻ em không
chỉ là ngƣời tiếp nhận thụ động lòng nhân từ của ngƣời lớn, mà các em là
những thành viên tham gia tích cực vào q trình phát triển.
Việt Nam là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến việc bảo vệ
quyền trẻ em, là nƣớc đầu tiên của Châu Á và là nƣớc thứ hai thế giới phê
chuẩn Công ƣớc về quyền trẻ em. Theo quy định tại Mục 1, Chƣơng 2, Luật
Trẻ em, trẻ em có 25 quyền. Bên cạnh đó, Luật Trẻ em 2016 còn bổ sung thêm
một số quyền của trẻ em nhƣ: Quyền đƣợc bảo vệ để khơng bị bóc lột sức lao
động, quyền đƣợc bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, quyền đƣợc bảo
vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt, quyền đƣợc bảo vệ
khỏi chất ma túy…
Hiểu và nắm bắt đƣợc nội dung Quyền trẻ em sẽ giúp xã hội chăm lo tốt
hơn cho thế hệ tƣơng lai và giúp các em đƣợc hƣởng đầy đủ các quyền lợi của
mình.
11


hái niệm “Xâm hại trẻ em” của Liên Hiệp Quốc:
“Xâm hại trẻ em hay ngƣợc đãi là tất cả các hình thức đối xử tồi tệ về mặt
tình cảm hay thể chất, xâm hại tình dục hay các mục đích khác gây ra tổn hại
thực tế hay tiềm ẩn đối với sự phát triển, sự sống còn, sức khỏe hay nhân phẩm
của trẻ khi xét về trách nhiệm, lòng tin hay quyền hành.
Trên khắp thế giới, có bốn hình thức xâm hại đƣợc thừa nhận bao gồm:
Xâm hại thể xác, XHTD, xâm hại tâm lý/tình cảm và sao nhãng. Song, ở mỗi
quốc gia khác nhau, do những đặc trƣng về lịch sử, chính trị, văn hóa và xã hội
có những cách phân chia phù hợp hơn.
Tại Việt Nam có các hình thức xâm hại phổ biến:
1. Xâm hại (trừng phạt) thân thể
2. Xâm hại tâm lý/tình cảm

3. Xâm hại tình dục
4. Chứng kiến bạo lực gia đình
5. Sao nhãng
6. Bn bán trẻ em
7. Lao động trẻ em
Điều 4 Luật Trẻ em 2016 ghi rõ: XHTD trẻ em là việc dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên
quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cƣỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em
và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dƣới mọi hình thức.
Nhƣ vậy, một ngƣời nào có một trong các hành vi trên đối với trẻ em đều
phạm tội XHTD trẻ em.
XHTD là vi phạm pháp luật Việt Nam, kẻ xâm hại phải bị trừng trị thích
đáng theo quy định của pháp luật. Điều 25, Luật Trẻ em 2016, có hiệu lực từ
1/6/2017, quy định rõ: "Trẻ em có quyền đƣợc bảo vệ dƣới mọi hình thức để
khơng bị XHTD".
12


Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 thì ngƣời nào dùng vũ lực, đe
dọa dùng vũ lực, giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác đối với
ngƣời dƣới 10 tuổi thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Khái niệm “Phịng ngừa:: phịng trƣớc, khơng để cho cái xấu, cái khơng
hay có thể xảy ra.
“Phịng ngừa XHTD” trẻ em
Để hình thành kỹ năng phịng ngừa XHTD, trƣớc hết trẻ phải có kiến
thức và hiểu biết về XHTD. Việc hiểu biết đúng có thể giúp các em tự bảo vệ
bản thân trƣớc các tình huống có nguy cơ bị xâm hại. Điều này có mối liên hệ
với việc nhận biết về các “bộ phận riêng tƣ” và những động chạm nào là đƣợc
phép và không đƣợc phép đối với cơ thể trẻ.
Ba mẹ cũng cần dạy trẻ biết những điểm yếu trên cơ thể của đối phƣơng

nhƣ mắt, yết hầu, bụng... và có thể sử dụng các bộ phận cơ thể mình nhƣ chân,
tay, đầu gối… để chống trả lại các hành động ác ý.
1.2. Vấn đề XHTD trẻ em hiện nay
Theo báo cáo của Chính phủ, tính đến ngày 30/6/2019, cả nƣớc có
24.776.733 trẻ em, chiếm 25,75% tổng dân số cả nƣớc. Trong những năm qua,
cùng với sự quan tâm của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị và tồn
xã hội, cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã có chuyển biến tích cực
và đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, bảo đảm thực hiện ngày càng tốt hơn
các quyền của trẻ em, nhƣ: Quyền đƣợc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, quyền
đƣợc giáo dục, học tập, phát triển năng khiếu, quyền bí mật đời sống riêng tƣ.
Đến nay, tất cả trẻ em dƣới 06 tuổi đƣợc Nhà nƣớc cấp bảo hiểm y tế miễn phí;
gần 100% trẻ em dƣới 01 tuổi đƣợc tham gia tiêm chủng mở rộng; gần 100%
trẻ em 5 tuổi đƣợc đi học mẫu giáo; Nhà nƣớc không thu học phí đối với học
sinh học tiểu học; khoảng 90% trẻ em có hồn cảnh đặc biệt đƣợc hƣởng chính
sách trợ giúp xã hội. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhƣng chƣa
13


bao giờ đi học hoặc đã thôi học đều giảm mạnh trong 20 năm qua, từ 20,9%
năm 1999 xuống còn 16,4% năm 2009 và đến năm 2019 còn 8,3%. Số trẻ em
bỏ nhà đi lang thang đã giảm mạnh, nhiều địa phƣơng triển khai các biện pháp
tích cực để khơng còn trẻ em bỏ nhà đi lang thang…
Tuy nhiên, qua giám sát cho thấy, tình hình trẻ em cịn những vấn đề
đáng quan tâm, trẻ em có nguy cơ bị xâm hại vẫn cịn rất lớn, nhƣ: Có 8,3% trẻ
em trong độ tuổi đi học phổ thông nhƣng hiện không đi học (7,7% đã thôi học
và 0,6% chƣa bao giờ đi học). Số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt còn nhiều:
1.773.112 trẻ, chiếm 7,16% tổng số trẻ em; số lƣợng trẻ em có cha mẹ mắc các
tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật còn lớn....
Ở Việt Nam, số liệu thống kê về bản chất và mức độ XHTD trẻ em vẫn
chƣa đầy đủ. Theo số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng trong những năm

gần đây có xu hƣớng gia tăng. Tình trạng gia tăng số vụ XHTD trẻ em trai cũng
trở thành vấn đề nghiêm trọng nhƣng cho đến nay không đƣợc đƣa vào báo cáo.
Theo thống kê của Bộ Công an, gần 6.200 vụ XHTD trẻ em đƣợc phát hiện
trong giai đoạn 2011-2015 và 645 vụ đƣợc phát hiện trong 6 tháng đầu năm
2016 nhƣng con số thực tế còn lớn hơn rất nhiều. Thực tế chỉ ra rằng khoảng
97% số vụ đƣợc phát hiện những kẻ XHTD có quen biết với nạn nhân.
Báo cáo của Đoàn giám sát của Ủy ban Tƣ pháp của Quốc hội trình tại
cuộc họp Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội ngày 27/4/2020 cho biết: từ 1.1.2015
đến 30.6.2019, cả nƣớc đã phát hiện, xử lý 8.442 vụ xâm hại trẻ em, với 8.709
trẻ bị xâm hại (1.672 trẻ em nam, 7.037 trẻ em nữ).
Trong đó, số trẻ em bị XHTD là 6.432 em; bạo lực 857 em; mua bán, bắt
cóc, chiếm đoạt 106 em; các hình thức xâm hại khác là 1.314 em.
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến, với
1.400 trẻ bị xâm hại, gần bằng 80% số lƣợng trẻ em bị xâm hại trong cả năm
2018 (1.779 trẻ). Tính trung bình, cứ 1 ngày cả nƣớc có 7 trẻ em bị xâm hại.
14


Sự gia tăng đột biến này một phần phản ánh thực tế các vụ xâm hại trẻ
em tăng, một phần do ngƣời dân, trẻ em có ý thức hơn trong việc tố giác, tố cáo
hành vi xâm hại trẻ em, đồng thời công tác phát hiện, xử lý hành vi xâm hại trẻ
em cũng đƣợc tăng cƣờng hơn giai đoạn trƣớc.
Qua nghiên cứu cho thấy, mọi trẻ trong cộng đồng đều có nguy cơ bị
XHTD kể cả những trẻ sống trong gia đình nghèo hay gia đình khá giả. hơng
những trẻ em gái mà trẻ em là nam giới cũng có thể trở thành nạn nhân bị
XHTD. Đáng nói, sau khi bị xâm hại nạn nhân thƣờng không hoặc không dám
kể về những gì đã diễn ra với chúng. Hầu hết những ngƣời XHTD là nam giới
và hầu hết các trẻ bị xâm hại bởi ngƣời quen biết, nhƣ họ hàng, bạn của gia
đình, hoặc hàng xóm… Đơi khi việc xâm hại này diễn ra trong một thời gian
dài, thậm chí kéo dài nhiều năm. Thủ đoạn phổ biến của các đối tƣợng là lợi

dụng sự tin tƣởng hay sức ảnh hƣởng của mình hoặc dùng “lịng tốt” (cho q,
bao ăn uống…) nhằm dụ dỗ, đe doạ để thực hiện hành vi XHTD đối với trẻ.
Trẻ em có thể gặp phải nguy cơ bị XHTD ở bất cứ đâu, trên sân chơi, ở
trƣờng học hay thậm chí ở trong chính ngơi nhà của mình. Nạn nhân của các vụ
XHTD trẻ em phần lớn là dƣới 16 tuổi. Nhiều em còn chƣa đến tuổi đi học,
thậm chí có em mƣời mấy tháng tuổi đã trở thành nạn nhân của những kẻ đi
xâm hại. Thủ phạm XHTD trẻ em cũng có nhiều dạng: Có kẻ mới 14-15 tuổi
nhƣng có kẻ đã ngồi 60 tuổi. Thậm chí trong gia đình trẻ bị XHTD bởi ba ruột
và ông nội trong nhiều năm tại….vụ việc gây chấn động dƣ luận trong thời gian
qua bị phát giác.

ẻ XHTD cũng có khi chính là thầy giáo của trẻ- ngƣời mà

hầu nhƣ cha mẹ gửi gắm hoàn toàn sự tơn kính và tin tƣởng tuyệt đối, nhƣ sự
việc tại một trƣờng tiểu học đã đƣợc báo chí phát giác.
Hình thức xâm hại phổ biến nhất, để lại hậu quả nặng nề và gây bức xúc
nhất, nổi lên trong giai đoạn này là XHTD, với 6.364 vụ và 6.432 trẻ em là nạn
nhân, chiếm tới 75,4% tổng số vụ xâm hại trẻ em đƣợc công an các cấp tiếp
15


nhận. Trong đó, 2.191 trẻ bị hiếp dâm, 31 trẻ bị cƣỡng dâm, 1.096 bị dâm ô,
3.114 trẻ bị giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Cá biệt, tại
một số địa phƣơng, số vụ trẻ em bị XHTD chiếm trên 90% tổng số trẻ em bị
xâm hại, nhƣ Cần Thơ, Hậu Giang, iên Giang, Bến Tre và Đồng Nai.
Qua giám sát cũng cho thấy, còn nhiều trƣờng hợp trẻ em bị xâm hại
nhƣng chƣa đƣợc phát hiện kịp thời, đầy đủ để xử lý, nhất là các hành vi bạo
lực gây tổn hại về thể chất và tinh thần cho trẻ em.
Điều này dẫn đến số vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện, xử lý nêu trong các
báo cáo chƣa phản ánh đầy đủ tình hình trẻ em bị xâm hại trên thực tế.

Bên cạnh đó, qua giám sát cho thấy, tại một số địa phƣơng, đối tƣợng
xâm hại trẻ em là ngƣời ruột thịt, ngƣời thân thích và ngƣời quen biết với trẻ
chiếm phần lớn và có xu hƣớng gia tăng, nhƣ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 97,3%;
tỉnh Phú Thọ 97%; tỉnh Cà Mau 96,5%; TP Hà Nội 88,8%…
Theo báo cáo của Chính phủ, đối tƣợng thực hiện hành vi xâm hại trẻ em
rất đa dạng về độ tuổi, nghề nghiệp, song 95% là nam giới.
Đáng lƣu ý, ở nhiều địa phƣơng, có vụ việc cha đẻ xâm hại con ruột, cha
dƣợng xâm hại con riêng của vợ, ông nội xâm hại cháu gái, có trƣờng hợp
XHTD dẫn đến trẻ mang thai, đẻ con.
XHTD trẻ em cũng không chỉ xảy ra ở những nơi vắng ngƣời qua lại,
hẻo lánh, biệt lập, mà cịn xảy ra tại gia đình và các khu vực công cộng, nhƣ: tại
cơ sở giáo dục, trung tâm bảo trợ xã hội, nơi vui chơi của trẻ em, cầu thang
máy chung cƣ…
Báo cáo cũng nhận định, phƣơng thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày
càng tinh vi và phức tạp hơn. Nếu trƣớc đây, đối tƣợng xâm hại thƣờng lợi
dụng sự sơ hở, chủ quan của gia đình, sự non nớt của trẻ em để lừa gạt hoặc
dùng vũ lực đe dọa, uy hiếp và xâm hại trẻ em, thì nay các đối tƣợng xâm hại

16


còn tiếp cận, dụ dỗ, mua chuộc trẻ em; đáng lƣu ý là việc lợi dụng mạng
internet, mạng xã hội để tiếp cận, lừa gạt và thực hiện các hành vi xâm hại…
Một đặc điểm nữa của một bộ phận học sinh có phần lớn thời gian các
em khơng đƣợc sống gần cha mẹ, nhiều cha mẹ ly hƣơng đi lao động làm th
ngồi địa bàn, cha mẹ ly hơn, phó mặc con cái cho các thầy cơ hoặc ơng bà
chăm sóc. Với số lƣợng học sinh đơng thì việc chăm sóc và đảm bảo an tồn
cho các em đã là một nỗ lực rất lớn, việc nắm bắt tâm lý, vƣớng mắc trong học
tập, lệch chuẩn trong sinh hoạt hằng ngày của các em không thể đƣợc chu đáo
nhƣ khi các em sống cùng cha mẹ. Không loại trừ việc các em sử dụng điện

thoại và nhiễm các vấn đề lệch chuẩn trên mạng xã hội. Thậm chí, có em bị đối
tƣợng xấu rủ rê, lôi kéo qua điện thoại và thực hiện hành vi xâm hại mà gia
đình và nhà trƣờng khơng biết.
Thực tế, có những em bị XHTD ngay trong khu vực trƣờng học. Khi xảy
ra việc XHTD trẻ em, do tâm lý mặc cảm, xấu hổ, sợ ảnh hƣởng tƣơng lai,
thậm chí cho rằng mình là ngƣời có lỗi nên các em và gia đình cam chịu, chấp
nhận thƣơng lƣợng và không tố giác tội phạm.
Trong khi đó, nhiều bậc cha mẹ cịn mù mờ và coi nhẹ việc nhận định
nguy cơ đối với con cái. Thơng thƣờng khi các con ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể bắt
đầu nảy nở, phát triển về giới tính thì cha mẹ mới nghĩ đến việc con có thể bị
XHTD. Nhƣng trên thực tế, trẻ em gái có thể bị XHTD bất cứ tuổi nào. Nếu
nhƣ trƣớc đây trẻ bị xâm hại thƣờng là 13 - 18 tuổi, thì nay lại xuất hiện rất
nhiều vụ việc ở lứa tuổi 5 - 13 tuổi, cá biệt có trƣờng hợp dƣới 5 tuổi.
Các hành vi XHTD trẻ em chƣa đƣợc nhận diện theo đúng tiêu chuẩn
của UNICEP nhƣ: nhìn hoặc mắt nhìn, nói chuyện, dâm ơ, động chạm, sờ mó,
ơm bế bất thƣờng, đƣa đến những nơi vắng, cƣỡng bức, dụ dỗ
Điều đáng nói là khơng ít ngƣời vẫn lầm tƣởng hành vi xâm hại chỉ đơn
giản là hành động trêu ghẹo, tán tỉnh, quý mến, yêu thƣơng… nhƣng trên thực
17


tế đấy chính là xâm hại. Đáng nói hơn, khi con, cháu đối diện với hành vi
XHTD thì nhiều ngƣời lớn trong gia đình lại coi đó là chuyện bình thƣờng, nhỏ
nhặt và phớt lờ đi. Đây chính là rủi ro lớn đối với các em, bởi lẽ các em dễ dẫn
đến nhận thức hành vi nhƣ vậy là bình thƣờng và chấp nhận nó.
XHTD trẻ em khơng chỉ gây ra cho các em vết sẹo trên thân thể, mà trẻ
còn phải chịu những vết thƣơng lớn về mặt tinh thần. Hành vi của những kẻ
xâm hại có thể ảnh hƣởng đến suốt cuộc đời đứa trẻ thậm chí làm các em bị rối
loạn tâm thấn, rối loạn hành vi. Bên cạnh đó, do tình dục khơng an tồn, hậu
quả có thể để lại việc mang thai ngồi ý muốn, các bệnh lây truyền về tình dục,

các rối loạn tình dục khi trƣởng thành. Theo báo cáo, các vụ xâm hại trong thời
gian qua đã khiến 337 trẻ tử vong, 418 trẻ có thai do bị xâm hại tình dục, 193
trẻ bị rối loạn tâm thần; 375 trẻ bị thƣơng tật, 180 trẻ phải bỏ học.
XHTD trẻ em trong những năm gần đây tại Việt Nam trở thành một
trong những vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội trong công cuộc bảo vệ trẻ
em. Hậu quả của vấn đề này hết sức nghiêm trọng cả về thể chất và tính thần
đối với trẻ em- thế hệ tƣơng lai của đất nƣớc. Nhà nƣớc và các ban ngành chức
năng, truyền thơng báo chí cũng đã có những hành động, chƣơng trình cụ thể để
ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng này. Tuy nhiên đến nay, tình trạng XHTD trẻ
em vẫn có những diễn biến phức tạp và nghiêm trọng; công tác bảo vệ trẻ em
khỏi tình trạng xâm hại tình dục vẫn gặp phải nhiều khó khăn, rào cản.
1.3. Quan điểm của Đảng, pháp luật Nhà nƣớc đối với việc bảo vệ trẻ em,
phịng, ngừa XHTD trẻ em
Cơng tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ln đƣợc Đảng và Nhà
nƣớc quan tâm, xem là một trong những chính sách ƣu tiên hàng đầu để bảo
đảm an sinh xã hội, vì mục tiêu phát triển ổn định và lâu dài của đất nƣớc.
Ngày 20/02/1990, Việt Nam là quốc gia đầu tiên của châu Á, nƣớc thứ hai trên
thế giới tham gia phê chuẩn Công ƣớc Quốc tế quyền trẻ em. Công ƣớc này là
18


×