Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.33 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI SỞ GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1. Đánh giá về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam.
3.1.1. Những kết quả đạt được.
Hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian qua đã thu được nhiều kết quả
khả quan.
Thứ nhất là hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển mạnh và ngày càng có xu
hướng mở rộng.
Thứ hai là về chất lượng các khoản tín dụng tiêu dùng. Hoạt động cho vay
tiêu dùng được mở rộng nhưng chất lượng các khoản vay cũng được đảm bảo an
toàn thông qua tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp mặc dù đây là loại hình cho vay có độ rủi
ro cao.
3.1.2. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng Sở giao dịch
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
3.1.2.1. Hạn chế còn tồn tại.
Mặc dù hoạt động cho vay tiêu dùng của Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại
thương Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn bộc lộ một
số hạn chế.
Thứ nhất là, mặc dù qui mô cho vay tiêu dùng năm sau luôn cao hơn năm
trước nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng dư nợ vẫn còn thấp, năm
cao nhất mới chỉ chiếm 24,6%. Trong khi đó, ở các nước phát triển, cho vay tiêu
dùng thường chiếm khoảng từ 30%- 40% tổng dư nợ của NHTM. Với một mạng
lưới rộng khắp, đội ngũ nhân viên đông đảo, công nghệ ngân hàng từng bước hiện
đại, SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa
hoạt động cho vay tiêu dùng.
Thứ hai là SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay mới chỉ chủ
yếu cho vay đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Cho vay tín chấp mới chỉ được
áp dụng với cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng, cơ quan Nhà nước, cán bộ
nhân viên tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Ở đây sự tín chấp
phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải do sự bảo


lãnh của cá nhân nào. Do đó đã hạn chế một số lượng khách hàng không tiếp cận
được với nguồn vốn của ngân hàng.
Thứ ba là trong trường hợp cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo để mua nhà
mới: Đây là trường hợp ngân hàng cho khách hàng vay tiền để mua nhà mới, ngôi
nhà cũ là tài sản thế chấp đồng thời là nguồn trả nợ. Mục đích sử dụng tiền vay trên
hợp đồng tín dụng là mua nhà mới nhưng trên thực tế khách hàng có thể sử dụng
tiền vay được để kinh doanh nhà đất hay còn gọi là đầu cơ nhà đất. Nếu giá trị của
ngôi nhà cũ giảm đi nhiều hơn so với dự tính hoặc không có người mua nhà thì
người vay sẽ không có khả năng trả nợ. Thực tế này khiến cho ngân hàng hạn chế
loại cho vay này nhưng lại cản trở người có nhu cầu đổi nhà thực sự có thể tiếp cận
nguồn vốn.
Thứ tư là sản phẩm cho vay tiêu dùng còn nghèo nàn mang tính chất truyền
thông, thông dụng như cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, cho vay hỗ trợ tài
chính du học, chưa có các sản phẩm độc đáo mang nét riêng của Ngân hàng hay
các sản phẩm cho vay tiêu dùng có chất lượng cao.
3.1.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất do môi trường hoạt động còn nhiều khó khăn. Môi trường pháp lý
chưa hoàn thiện và chỉ có khu vực thành thị người dân mới có nhu cầu sử dụng
thường xuyên dịch vụ ngân hàng có khả năng chi trả.
Thứ hai là do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác. Đặc biệt là
các ngân hàng thương mại quốc doanh với số vốn tự có lớn, công nghệ mạnh và
thường được ưu tiên hỗ trợ của Nhà nước và các chi nhanh ngân hàng nước ngoài
hoạt động tại Việt Nam vốn là các ngân hàng rất mạnh trong việc cung cấp dịch vụ
cho khách hàng cá nhân trong đó có cho vay tiêu dùng.
Thứ ba là vốn chủ sở hữu nhỏ, nguồn vốn chưa ổn định, hơn nữa, tốc độ
tăng trưởng tín dụng còn chậm so với tốc độ tăng của nguồn vốn trong khi đó thu
từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng.
Thứ tư là mạng lưới chi nhánh còn ít vì nên đã hạn chế việc giới thiệu phân
phối sản phẩm tiêu dùng rộng khắp, thu hút các khách hàng nhỏ lẻ trong cả nước
khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng người dân ngày càng

tăng.
Thứ năm là, chính sách cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm.
Do mới được thành lập, ngân hàng còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn
bền vững, cũng như chưa quan tâm thích đán đến đối tượng khách hàng này. Hơn
nữa ngân hàng chưa có phương pháp thực thi chiến lược cho vay tiêu dùng thông
qua phối hợp giữa các hoạt động marketing, quảng cáo, thiết kế tổ chức… Ngân
hàng chưa xây dựng định hướng cụ thê cho nhóm khách hàng này, do đó chưa có
kế hoạch cụ thể nghiên cứu nhu cầu của khách hàng cũng như xây dựng chính sách
có liên quan trực tiếp đến lợi ích khách hàng cá nhân.
Thứ sáu là công tác marketing còn chưa mạnh chưa chuyên nghiệp.
Ngân hàng chưa có một kế hoạch dài hạn nghiên cứu thị trường bao gồm
nghiên cứu nhu cầu của khách hàng , đối thủ cạnh tranh, đánh giá các sản phẩm
cho vay tiêu dùng của mình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm cũng như mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng.
3.2. Định hướng hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới của Sở
giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
3.2.1. Mục tiêu kinh doanh.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt nam luôn đặt ra cho mình định
hướng phát triển bền vững và tăng trưởng đồng thời luôn hướng tới mục tiêu kinh
doanh an toàn, hiệu quả. Định hướng năm 2008 dư nợ đạt 8300 tỷ đồng, huy động
tối thiểu đạt 16500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt tối thiểu là 350 tỷ đồng. Trong
thời gian tới về dư nợ cho vay tiêu dùng phấn đấu chiếm khoảng 30% tổng dư nợ.
3.2.2. Đối tượng khách hàng.
Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam không ngừng mở rộng mối
quan hệ khách hàng, ngoài những khách hàng cũ, SGD chủ động tìm kiếm và đặt
mối quan hệ với các khách hàng mới, khách hàng có tiềm năng. Đặc biệt là những
công ty lớn có số lượng công nhân nhiều đây sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng lớn
cho vay tiêu dùng.
3.2.3. Đa dạng hoá sản phẩm.
Do nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước và sự đa dạng hoá trong nhu

cầu của người dân. Do vậy trong lĩnh vực vay tiêu dùng nói riêng và vay cá nhân
nói chung sẽ phát triển nhiều các sản phẩm mới phục vụ hầu hết các nhu cầu của
người dân dẫn đến việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trong khối NHTMCP ngày
càng mạnh mẽ. Do vậy ngay từ bây giờ việc đa dạng hoá các sản phẩm cho vay là
yếu tố mà các ngân hàng TMCP chú trọng. Nhận thấy điều đó SGD Ngân hàng
Ngoại thương Việt Nam luôn luôn nghiên cứu và dần triển khai những sản phẩm
mới.
3.2.4. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Với phương trâm kinh doanh " Vững vàng, tin cậy" luôn là kim chỉ nam của
SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong quá trình phát triển.SGD Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đặt chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặc biệt
là chất lượng của các sản phẩm tiêu dùng cá nhân vì đây là sản phẩm chiến lược
của SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong thời gian tới.
3.3. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao
dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
3.3.1. Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng.
Hiện nay SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thực hiện các sản phẩm
cho cá nhân vay tiêu dùng như: cho vay mua ô tô, mua và sửa chữa nhà cửa, cho
vay du học, tiêu dùng cá nhân,… Hầu hết các sản phẩm này đều chưa hoàn thiện.
Trong thời gian tới SGD cần triển khai rộng và sâu về các sản phẩm này hơn. Cụ
thể là SGD cần trú trọng và triển khai những sản phẩm mới như: Các sản phẩm về
cho vay đi du lịch, cho vay mua xe máy, cho vay chữa bệnh, cho vay xuất khẩu lao
động…
Đặc biệt là cho vay qua thẻ: xu thế xã hội ngày càng phát triển thì việc trong
tương lại các cá nhân sẽ sử dụng thẻ nhiều hơn là tiền mặt dường như là một xu
hướng tất yếu. Hiện nay sản phẩm cho vay qua thẻ vẫn còn khá mới tại nước ta, do
đó đây cũng là sản phẩm tiềm năng và phù hợp với sự phát triển của xã hội.
3.3.2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
* Nâng cao năng lực thẩm định.
Đây là một bước quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng

không chỉ giỏi về nghiệp vụ mà còn phải có kiến thức về nhiều lĩnh vực như nhà
đất, chứng khoán, xe hơi… Do vậy, ngân hàng cần có chính sách khuyến khích
việc mở rộng và đào tạo các kiến thức cho cán bộ nhân viên của mình. Đối với
những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ của ngân hàng giảng dậy. Đối với các
kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ liên quan khác như nhà đất, chứng khoán,
marketing… ngân hàng nên tổ chức mời chuyên gia về giảng dậy và lập thành các
lớp học ngắn ngày.
* Nâng cao phong cách phục vụ.
Hiện nay trong công tác phục vụ khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong
thời gian tới khi mà sự cạnh tranh về các sản phẩm của các ngân hàng đã bão hoà
thì thái độ và phong cách phục vụ của các ngân hàng lại trở nên đặc biệt quan
trọng. SGD Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phải có những quy chế chặt
chẽ hơn trong việc quy định về phong cách và thái độ phục vụ khách hàng.

×