Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY XE MÁY XE ĐẠP THỐNG NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.8 KB, 12 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
CỦA CÔNG TY XE MÁY XE ĐẠP THỐNG NHẤT.
I. Mục tiêu phương hướng phát triển của Công ty trong năm 2001 và
những năm sắp tới.
Năm 2000 là năm bản lề giữa hai thiên niên kỷ, là năm mà thị trường xe đạp
diễn ra cuộc cạnh tranh gay gắt, quyết liệt. Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất
không ngừng phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản xuất xe đạp trong ngành
thuộc diện Nhà nước quản lý mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp sản
xuất xe đạp tư nhân, các cơ sở lắp xe đạp mọc lên khắp nơi cùng với xe Trung
Quốc, Đài Loan, Nhật Bản nhập lậu vào Việt Nam.
Để trụ vững và từng bước hoà nhập vào thị trường khu vực các nước Đông
Nam Á mà năm 2006 Việt Nam sẽ gần như xoá bỏ các hàng rào thuế quan với các
nước này, vào đầu năm 2001 Công ty đã tổ chức đại hội công nhân viên chức và đề
ra các mục tiêu, nhiệm vụ sau:
1. Các chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu:
Giá trị sản xuất công nghiệp 28.959.000 triệu đồng
Sản phẩm sản xuất (xe đạp hoàn chỉnh) 58.000 xe các loại
Sản phẩm tiêu thụ (xe đạp hoàn chỉnh) 58.000 xe các loại
Doanh thu 45.565.000 triệu đồng
Nộp ngân sách 1.857.850 triệu đồng
Thu nhập bình quân 1.300.000đ trở lên
Tức là sản xuất và tiêu thụ tăng hơn năm 2000 là 12 - 15% thu nhập bình quân
tăng 20 - 25%
2. Về biện pháp thực hiện
- Tiếp tục triển khai dự án vốn vay ưu đãi, đồng thời huy động các nguồn vay
khác kể cả huy động trong các cán bộ công nhân viên tập trung cho mục tiêu đầu tư
chiều sâu đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh
tranh. Cuối quý 2/2001, Công ty đưa phân xưởng sơn nước tĩnh điện vào hoạt
động, đưa các ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quản lý và sản xuất, phấn
đấu năm 2001 đưa ra thị trường từ 5 đến 6 sản phẩm mới.
Tiếp tục tổ chức hợp lý dây chuyền công nghệ, hệ thống kho tàng nhà xưởng,


nhằm sử dụng quỹ đất đai hiện có của Công ty hiệu quả hơn. Công ty quyết tâm
đến 9/2001 đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng ISO - 9002, xây dựng địa
điểm 198B Tây Sơn thành trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất về xe đạp của
Công ty tại Hà Nội.
- Giữ vững thị trường hiện có đồng thời mở rộng thị trường vào miền nam và
Tây Nguyên cần quan tâm tới chính sách giá cả nhằm mục tiêu kích cầu, tăng tiêu
thụ sản phẩm, đào tạo đội ngũ tiếp thị có đủ trình độ nghiệp vụ để mở rộng thị
trường, phát hiện những kiểu dáng, mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng.
Về công tác đào tạo bồi dưỡng lao động, bố trí sử dụng hợp lý nguồn nhân
lực. Coi trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo bổ sung thêm lực lượng kỹ thuật hợp lý.
Tinh giảm bộ máy quản lý và lực lượng lao động tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi
đua sáng tạo khoa học kỹ thuật …
II. Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu lớn nhất mà doanh nghiệp kinh doanh
thường đặt ra là tối đa hoá lợi nhuận, những quan niệm về tối đa hoá lợi nhuận đã
có những thay đổi đáng kể so với trước đây. Các doanh nghiệp kinh doanh ngày
nay hướng tới lợi nhuận tối đa dài hạn chứ không phải là tối đa hóa lợi nhuận trước
mắt. Tối đa hoá lợi nhuận phải dựa trên mở rộng thị phần và thoả mãn khách hàng.
Do đó, mở rộng thị trường là nhiệm vụ rất quan trọng đối với Công ty trong điều
kiện hiện nay. Để làm tốt công tác mở rộng thị phần cần phải phân tích tình hình
hiện tại của Công ty, sự biến đổi của môi trường kinh doanh, từ đó tìm ra những
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của những điểu yếu để có những biện pháp
phù hợp.
1. Giải pháp trước mắt.
1.1. Nâng cao khả năng Marketing của Công ty.
Kinh doanh hướng vào thị trường hay khách hàng là quan niệm phổ biến ở các
doanh nghiệp thành công trong điều kiện kinh doanh hiện nay. Ngày nay
Marketing đã trở thành kiến thức phổ thông ở các doanh nghiệp hiện đại bên cạnh
các hoạt động chức năng chủ yếu khác của doanh nghiệp như sản xuất, tài chính,

quản trị nhân lực … Có thể nói, Marketing đã trở thành một hoạt động chức năng
không thể thiếu của doanh nghiệp nhằm kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp
với thị trường, khả năng tiếp cận với thị trường thể hiện sức cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp.
Hiện nay ở Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất năng lực làm marketing còn
rất yếu, Công ty chưa có bộ phận chuyên trách vê marketing. Để tăng khả năng làm
marketing của Công ty cần phải có một số giải pháp cụ thể sau:
- Công ty cần phải thành lập một bộ phận chuyên trách về marketing, phải đào
tạo nhân viên các kiến thức về marketing. Có thể tuyển thêm nhân viên mới có
kiến thức về marketing.
+ Nghiên cứu thị trường: Nhằm xác định một cách có hệ thống những thông
tin tài liệu cần thiết về hoàn cảnh marketing đứng trước Công ty, thu thập phân tích
báo cáo kết quả về thông tin đó.
+ Lập kế hoạch marketing: gồm có nhiệm vụ phân tích thị trường, phân tích
chiến lược marketing hiện đại, xác định mục tiêu marketing, thiết lập chiến lược
marketing hỗn hợp, đề ra chương trình hành động và dự đoán ngân sách.
+ Thực hiện kế hoạch marketing: có nhiệm vụ thực hiện các chính sách, kế
hoạch, công cụ marketing như: thực hiện các chương trình quảng cáo, xúc tiến,
tuyên truyền, quảng cáo mạng lưới bán hàng và làm thống kê.
- Tăng cường hoạt động quảng cáo khuyếch trương: ngày nay, việc quảng cáo
cho sản phẩm không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp, nhưng vấn đề đặt ra làm
thế nào để quảng cáo hiệu quả nhất với kinh phí hợp lý. Mục đích của quảng cáo là
đưa thông tin về Công ty và sản phẩm của Công ty đến khách hàng. Qua quảng cáo
khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm của Công ty, khuyếch trương sản
phẩm của Công ty và nâng cao uy tín, hình ảnh của Công ty. Do đó, quảng cáo là
rất quan trọng và cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, Công ty Xe máy - Xe đạp Thống Nhất quảng cáo cho sản phẩm của
mình chủ yếu qua đơn chào hàng và cửa hàng giới thiệu sản phẩm nên rất có nhiều
hạn chế. Để tăng cường hoạt động quảng cáo kích thích, Công ty cần tăng cường
đầu tư cho quảng cáo. Hiện tại chi phí cho quảng cáo của Công ty còn rất thấp

chiếm khoảng 0,1% doanh thu. Quảng cáo nhiều khi là một dạng đầu tư dài hạn,
thực tế đã chứng minh nếu tăng 1% cho chi phí quảng cáo thì doanh thu có thể tăng
đến 10% hoặc 20%. Nhưng để quảng cáo có hiệu quả, Công ty cần phải xây dựng
những chương trình quảng cáo đáp ứng những yêu cầu:
+ Nội dung phải lôi cuốn, tạo ấn tượng, gây sự chú ý của khách hàng.
+ Lời văn phải ngắn gọn, gây lòng tin cho khách hàng, hình ảnh ngôn ngữ
phải thích hợp với tập quán, phù hợp với quan niệm xã hội và đảm bảo tính trung
thực trong quảng cáo.
+ Phải có chương trình quảng cáo phù hợp, chi phí cho quảng cáo hợp lý sau
mỗi lần quảng cáo, Công ty phải đánh giá hiệu quả xem nó có thực sự thúc đẩy
hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty hay không. Để nâng cao khă năng làm
marketing của Công ty, Công ty cần phải tăng cường hoạt động marketing trước
hết cần phải lập một số bộ phận marketing với các chức năng cơ bản: nghiên cứu
thị trường, lập kế hoạch marketing, xây dựng các chính sách marketing hỗn hợp
thực hiện các chính sách về tiêu thụ, quảng cáo, giá cả, xúc tiến bán hàng. Trong
nền kinh tế thị trường, khả năng marketing của Công ty quyết định tới cơ hội mở
rộng thị trường cũng như giữ vững phần thị trường của Công ty. Khả năng
marketing là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh, do đó Công ty
cần phải tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm tăng lực lượng làm marketing của
mình, từ đó tạo khả năng mở rộng thị trường của Công ty.
1.2. Giảm tỷ lệ sai hỏng và định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, giảm giá bán.
Trong cơ chế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì giá cả là
một vũ khí lợi hại giúp doanh nghiệp thành công trên thương trường, và một trong
những yếu tố cấu thành nên giá thành của sản phẩm là nguyên vật liệu. Do đó việc
sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu là một trong những biện pháp quan
trọng để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên thực hiện một số hướng
sau:
Thứ nhất: Nâng cao tay nghề cho công nhân từ giảm bớt được các sản phẩm
hư hỏng. Hiện nay sản phẩm hỏng tối đa cho phép là 1% thì có thể giảm tỷ lệ này
xuống còn 0,05%. Nếu giảm được tỷ lệ hỏng 1% xuống 0,05% thì Công ty tiết

kiệm một lượng thép lớn, từ việc giảm tỷ lệ sai hỏng sẽ tiết kiệm được chi phí và
có thể giảm giá bán của sản phẩm.
Thứ hai: Cần giao chỉ tiêu tiết kiệm cho từng tổ sản xuất, gắn trách nhiệm
quyền lợi của mỗi cá nhân, tổ sản xuất với hiệu quả thực hiện chỉ tiêu đó, có như

×