Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT CANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.8 KB, 43 trang )

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG THỊ
TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT CANH CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI
CHÂU
2.1/ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY LIÊN QUAN ĐẾN THỊ
TRƯỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM.
2.1.1/ Khái quát quá trình hình thành phát triển và phương hướng kinh doanh của công ty:
Ngày 2/9/1965, được sự giúp đỡ của hai tỉnh Quảng Châu và Thượng Hải (Trung Quốc ) Bộ công nghiệp nhẹ
quyết định thành lập nhà máy bánh kẹo Hải Châu Nhà máy đặt trên đường Minh Khai nằm về phía đông nam thành
phố Hà Nội thuộc phường Vĩnh Tuy quận Hai Bà Trưng với diện tích 55.000m
2
của nhà máy được chia thành các
khu văn phòng 3000m
2
, nhà xưởng 23.000 m
2
, kho bãi 5.000 m
2
và diện tích 24.000 m
2
còn lại phục vụ công
cộngNhà máy Hải Châu là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng Công ty Mía đường I - Bộ Nông nghiệp &
PTNT. Thực hiện theo Quyết định số 1355 NN- TCCB/QĐ ngày 24/10/1994 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp &
CNTP ( Nay là Bộ NN & PTNT ) về việc đổi tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu
Khi thành lập nhà máy có ba phân xưởng, phân xưởng mì sợi với 6 dây chuyền sản xuất, công xuất 2,5- 3
tấn/ca, phân xưởng kẹo với hai dây chuyền 1,5 tấn/ ca, phân xưởng bánh chỉ có một dây chuyền sản xuất công xuất
2,5 tấn /ca.
Năm 1972, do cuộc chiến tranh phá hoại miền bắc của đế quốc Mỹ nhà máy phải tách phân xưởng kẹo sang
nhà máy miến Tương Mai để sau này thành lập nên nhà máy kẹo Hải Hà.
Năm 1976, với việc sáp nhập của nhà máy chế biến sữa Mẫu Sơn (Lạng Sơn) nhà máy bánh kẹo Hải Châu có
thêm hai phân xưởng sấy phun để sản xuất sữa đậu nành và sữa bột cho trẻ em công xuất phân xưởng sữa đậu nành
là 2,5- 2 tấn /ngày. Hai sản phẩm này chưa được thị trường chấp nhận nên nhà máy chuyển sang bột canh. Sản phẩm


này trở thành sản phẩm truyền thống của nhà máy.
Năm 1978, Bộ Công nghiệp Thực phẩm điều động 4 dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền từ công ty Sam Hoa
thành phố Hồ Chí Minh ra thành lập phân xưởng mỳ ăn liền có công xuất 2,5 tấn /ca, bốn dây chuyền này là thiết bị
cũ của Nhật trong đó có hai dây chuyền không chạy được phải thanh lý, một dây chuyền hỏng chỉ còn một dây
chuyền chạy được sản phẩm này chưa đáp ứng nhu cầu của thị trường nên đã ngừng sản xuất.
Năm 1982, nhận thấy nhu cầu ngày càng cao của thị trường nhà máy quyết định thanh lý hệ thống 6 dây
chuyền sản xuất mỳ lương thực và bổ sung 2 lò thủ công sản xuất bánh kem xốp.
Năm 1989, nhà máy đã sản xuất thêm sản phẩm mới bột canh với công xuất 2- 3 tấn ca, đến nay 10- 17
tấn/ca.
Năm 1990, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bia nhỏ công suất 2000 lít một ngày. Dây chuyền này
do nhà máy tự lắp đặt, thiết bị không đồng bộ, công nghệ còn non kém và thuế xuất cao nên hiệu quả kinh tế thấp
cho nên sang năm 1996 thì ngừng sản xuất.
Năm 1991, nhà máy lắp đặt thêm dây chuyền sản xuất bánh Hải Châu của Đài Loan đây là một dây chuyền
hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao hợp thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam nên hiệu quả đạt được rất cao. Đến
nay sản phẩm này là một trong những sản phẩm chủ đạo của nhà máy công suất dây chuyền là 2,5- 2,8 tấn /ca đến
nay đang phấn đấu lắp đặt thêm năng công xuất 3- 3,5 tấn/ca.
Năm 1993, nhận thấy sản phẩm của nhà máy còn ở cấp trung bình và thấp nên Giám đốc nhà máy quyết định
tạo ra một sản phẩm cao cấp của ngành bánh để có thể cạnh tranh với thị trường hiện tại và tương lai. Trong năm
nhà máy đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất bánh kem xốp của Tây Đức (đầu tiên của Việt Nam) công suất 1 tấn/ca,
thực tế 0,75 tấn/ca và có thể nâng công suất cao hơn nếu tiêu thụ tốt mua thêm các lò rang muối. Sản phẩm này đã
được thị trường chấp nhận và đây cũng là một sản phẩm cao cấp trong ngành bánh.
Năm 1994, nhà máy đầu tư thêm dây chuyền bánh kem xốp phủ chocolate của Tây Đức, công suất 0,5 tấn
/ca. Đây là dây chuyền hiện đại nhất và sản phẩm này cũng là sản phẩm cao cấp nhất của ngành bánh kẹo Việt Nam.
Cũng trong năm 1994, nhà máy đổi tên thành công ty bánh kẹo Hải Châu cho phù hợp với chức năng và
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Công ty bánh kẹo Hải Châu là thành viên của Tổng công ty mía đường I trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- nay (trước là Bộ nông nghiệp và Công nghiệp Thực phẩm).
Năm 1996, Công ty triển khai phương án liên doanh, tìm đối tác liên doanh với Bỉ sản xuất kẹo Sôcôla. Hiện
nay sản phẩm này đang chiếm ưu thế trên thị trường trong nước và nước ngoài ( số sản phẩm xuất khẩu là 70% ).
Mở rộng phát triển sản xuất bột canh: Năm 1996 đã nghiên cứu đưa ra công nghệ Bột canh Iốt vào sản xuất.
Ngoài sự tài trợ của chương trình Quốc gia PCRLI, được sự tài trợ của Australia, trong chương trình phòng chống

rối loạn do thiếu Iốt, Công ty đã đầu tư thiết bị trên 500 triệu đồng (VNĐ). Nhờ vậy đã nâng cao sản lượng Bột canh
gần gấp 2 lần so với 1995.
Năm 1996 và đầu năm 1997 Công ty nhập 2 dây chuyền kẹo cứng, mềm các loại và cứng có nhân, thiết bị
hiện đại được chuuyển giao công nghệ của CHLB Đức, công xuất 3.400 tấn/năm, số tiền đầu tư 20 tỷ đồng (VND).
Với kẹo cứng công suất 3.000 kg/ca. dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 1.000 kg/ca. Sản phẩm bánh kẹo của
Công ty đã liên tục đạt TOPTEN 97- 98 và là sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất.
- Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty:
Hiện nay, công ty chuyên sản xuất kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo,bột canh. Công ty tổ chức toàn bộ quá
trình thu mua, sản xuất thành thành phẩm và tổ chức tiêu thụ. Công ty rất quan tâm đến chính sách đào tạo, tuyển
dụng, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên học hỏi. Hiện nay, công ty không tham gia vào các hoạt động đầu tư tài
chính.
Tính đến thời điểm hiện nay, Công ty bánh kẹo Hải Châu là doanh nghiệp Nhà nước có nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh chủ yếu là:
- Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo
- Kinh doanh các sản phẩm bột gia vị
- Kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (trước đây)
- Kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây)
- Kinh doanh vật tư nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng của Công ty được phép kinh doanh
Và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác.
Mặt hàng của Công ty bao gồm: (hơn 70 loại sản phẩm).Trong đó sản phẩm bánh kem xốp và keọ có nhân
kem, bột canh các loại được coi là sản phẩm chủ yếu.
Giám đốc
Phó giám đốc kỹ thuật thuậtKế toán trưởng
Phó giám đốc kinh doanh
Bộ phận tiêu thụ (thộc phòng KHVT)
phòng kỹ thuậtphòng KToánphòng TChứcBan XDCBBanbảo vệphòng KH- VTPhòng KD
phòng HCĐS
PXcơ điện
PXbánh I

PXbánh II PX bánh III PXkẹo PXB Canh
Chuẩn bị nguyên liệu Grabonat Nấu Trộn hương liệu,phụ giaLàm nguội Vuốt kẹo Tạo hình Làm lạnh Gói
Nấu nhân
2.1.2/ Mô hình tổ chức sản xuất và quản trị của công ty:
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty bánh kẹo Hải Châu và mối quan hệ
giữa các phòng ban phân xưởng:



Đây là mô hình quản lý trực tuyến chức năng, đặc điểm mô hình trực tuyến là chỉ có một cấp lãnh đạo, đặc
điểm chức năng là các bộ phận trợ giúp. Do vậy sơ đồ này kết hợp được ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và chức
năng. Mỗi bộ phận chỉ nhận lệnh từ một cấp trên, các phòng ban chức năng tham mưu cho giám đốc về các nghiệp
vụ chức năng của mình. Giám đốc căn cứ vào các đề xuất đó đưa ra các quyết định. Các phòng ban có chức năng
thực hiện, theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết định đó. Với mô hình này cơ cấu đơn giản, dễ vận
hành, dễ theo dõi, dễ kiểm tra. Đây cũng là mô hình đang được áp dụng rộng rãi nhất trong nước.
Theo cơ cấu này các phòng ban chức năng thường bố trí một trưởng phòng, các phó phòng phụ trách các
chức năng chuyên môn nhỏ hơn, sau là các tổ nhóm, thành viên. Còn ở các phân xưởng sản xuất gồm: Quản đốc,
phó quản đốc phụ trách công tác vật tư - kỹ thuật - lao động, các ca trưởng, các ca phó và các công nhân.
- Tổ chức sản xuất của công ty:
Quy trình chế tạo, sản xuất một số sản phẩm chủ yếu:
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất kẹo cứng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9)
(1): Nguyên liệu chuẩn bị theo định mức với từng loại kẹo
Rang muối Xay nghiền Sàng lọc Trộnphụ gia Bao gói
(2): Đây là khâu cân tự động
(3), (4): ở hai khâu này nhiệt độ từ 112- 115
0
C
(5): ở khâu này nhiệt độ được giảm xuống khoảng 60
0

C
Đặc điểm: Hai dây chuyền này của Tây Đức, công ty đã lắp đặt năm 1996 đầu
năm 1997 bắt đầu đi vào hoạt động, các công đoạn hoàn toàn tự động.
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột canh thường
(1) (2) (3) (4) (5)
(4): Phụ gia bao gồm: bột tỏi, bột tiêu, mì chính, bột xá
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ khối dây chuyền sản xuất bột canh I- ốt
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
(5): Phụ gia bao gồm: bột tỏi, bột tiêu, mì chính, bột xá
Đặc điểm: Hai dây chuyền này có công nghệ đơn giản, máy móc thô sơ nhưng sản lượng lớn các công đoạn
chủ yếu làm thủ công.
2.1.3/ Đặc điểm sản phẩm của công ty
- Đặc điểm công nghệ sản xuất và tình trạng máy móc thiết bị trên các dây chuyền: Với hơn 70 danh mục sản
phẩm, dây chuyền sản xuất của công ty được nhập từ nhiều nước, trình độ công nghệ tương đối hiện đại. Sản phẩm
nói chung đều trải qua nhiều giai đoạn, trình độ cơ khí tự động, cho năng suất tương đối cao như dây chuyền sản
xuất bánh kem xốp và kẹo cứng. Nhưng dây chuyền sản xuất bột canh còn đơn giản, lạc hậu, năng suất thấp hơn đối
thủ cạnh tranh nhiều. Trong đó, nhu cầu thị trường về sản phẩm của công ty lớn, đây là diểm công ty cần khắc phục.
- Công ty có trình độ đa dạng hoá rất cao: gồm hơn 70 danh mục sản phẩm, trong đó có 8 loại sản phẩm chủ
yếu được khách hàng ưa chuộng.Công ty có khả năng đa dạng hoá theo chiều rộng cao nhưng khả năng đa dạng hoá
theo chiều sâu bị hạn chế.Trong khi xu hướng chung thị trường là chuyên sâu vào sản xuất sản phẩm,kết hợp với đa
dạng hoá sản phẩm.
- Công ty bánh kẹo Hải Châu thuộc ngành sản xuất lương thực thực phẩm, thuộc hàng hoá tiêu dùng. Vì vậy
sản phẩm yêu cầu chất lượng cao và được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, pgù hợp khẩu
vị và thị hiếu, gắn với sức khoẻ người tiêu dùng, có mẫu mã chủng loại đa dạng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của
khách hàng. Chẳng hạn cùng là sản phẩm bánh kẹo, nhưng bánh kẹo đóng trong hộp cao cấp dùng cho biếu tặng
khác với sản phẩm dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Với sản phẩm bột canh là nguyên liệu không thể thiếu trong các
món ăn mà các món ăn có hương vị đặc trưng khác nhau nên yêu cầu gia vị cho nó phải phong phú.
- Hải Châu được thành lập sớm, là doanh nghiệp nhà nước quy mô tương đối lớn, cần khai thác truyền thống
vốn có về sản xuất sản phẩm chất lượng cao và tranh thủ sự tín nhiệm của khách hàng trên thị trường. Vị trí công ty
Bao

gói
Trộn
phụ gia
Trộn
I ốt
S ngà
lọc
Xay
nghiền
Rang
muối
ở trung tâm Hà Nội nên có cơ hôị khai thác nhu cầu của dân cư đông đúc, có trình độ văn hoá cao và nhạy cảm với
nhu cầu.
- Đặc điểm về thị trường sản phẩm của công ty
+Thị trường yếu tố đầu vào: trong nước và nước ngoài, công ty đang có hướng sử dụng đầu vào chủ yếu là
trong nước (hướng nội).Công ty nhập khẩu nguyên vật liệu trong nước khó sản xuất như: bột mì, dầu shortening, bơ,
sữa, cacao, hương liệu, bao bì của Pháp, Malaysia, Úc, Singapore, Hàn quốc, Ấn độ... Các nguyên liệu khác lấy từ
trong nước: đường, dầu shortening, bột ngọt Vêdan, muối, bao bì, hộp carton... của các doanh nghiệp trong nước.
+ Thị trường yếu tố đầu ra: trong nước và nước ngoài. Công ty đang có hướng xuất khẩu sản phẩm ra nước
ngoài nhưng sản lượng còn rất hạn chế.
+Thị trường tiêu thụ trong nước: khắp các tỉnh và thành phố thị xã, và đang có hướng phát triển mở rộng thị
trường đến các vùng sâu vùng xa và các tỉnh chưa có đại lý.
2.2/ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỊ TRƯÒNG VÀ TÌNH HÌNH MỞ RỘNG
THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM BỘT CANH CỦA CÔNG TY.
2.2.1/ Thực trạng thị trường và các hoạt động mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty trong thời
gian qua.
2.2.1.1/ Thị trường sản phẩm bột canh và vị trí thị trường bột canh trong cơ
cấu sản phẩm của công ty.
Muối là nguyên liệu không thể thiếu trong chế biến món ăn. Nhưng trước đây khi nền kinh tế hàng hoá chưa
phát triển, muối ăn phải qua phân phối của nhà nước và chất lượng kém. Sản phẩm muối có màu sắc không trắng,

hạt to nhiều sạn không có bao bì đóng gói bảo quản. Ngày nay, sản phẩm muối không có sự thay đổi nhiều ngoài
trắng hơn, sạch hơn nhưng cách thức sử dụng nó đã khác đi nhiều, thậm chí có thể coi nó là sản phẩm bị thay thế.
Bởi vì muối tinh không phải là sản phẩm duy nhất có trong các gia đình. Người dân hiện nay thường mua muối tinh
và bột canh,chúng được coi là hai sản phẩm khác nhau dù chúng có điểm chung là độ mặn.
Khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép ta tạo
ra các sản phẩm mới có tính năng công dụng ưu việt hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng và khác biệt của thị trường. Sản
phẩm bột canh trở nên cần thiết, thông dụng, được nhiều khách hàng ưa thích. Do nó vẫn mang đặc trưng cơ bản là
đảm bảo độ mặn cho thực phẩm nhưng ưu việt hơn nhiều ở độ ngọt, hương thơm, độ cay, vị tỏi. Các gia vị được trộn
thêm đựoc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như bảo quản trong quá trình sử dụng. Bột canh không chỉ làm cho món
ăn hấp dẫn hơn mà còn đảm bảo cho sức khoẻ, có tác dụng phòng bệnh cho người dân bằng hàm lượng I- ốt,phù hợp
với chủ trương chăm sóc sức khoẻ toàn dân của nhà nước.
Bánh và kẹo thuộc nhóm đồ ăn nhẹ, điểm tâm hoặc sử dụng vào các dịp lễ hội, có độ ngọt và hương vị phù
hợp với nhiều lứa tuổi. Còn sản phẩm bột canh là sản phẩm được mở rộng sau này trong doanh mục sản phẩm (năm
1989) và đã trở thành hàng hoá thông dụng, thiết yếu, kích thích sự ngon miệng trong mỗi bữa ăn gia đình. Sản
phẩm bột canh trở thành điểm sáng của công ty và là đặc trưng tiêu biểu làm khách hàng nhớ đến hình ảnh công ty.
Theo quy luật cạnh tranh, khi một sản phẩm ra đời và chiếm ưu thế trên thị trường nó sẽ lập tức được chú ý
và bị các đối thủ khác cạnh tranh. Sản phẩm bột canh Hải Châu đã được người tiêu dùng biết đến và có mặt trong
nhiều gia đình. Nhưng nếu doanh nghiệp hài lòng và dừng lại thì ngay lập tức sẽ bị thay thế bằng các đối thủ cạnh
tranh khác. Cho nên,làm thế nào để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ là nhiệm vụ hàng đầu của Hải Châu.
Trong những năm vừa qua, công ty đã đa dạng hoá sản phẩm tận dụng các nguồn nguyên vật liệu từ bánh kẹo
như đường bột ngọt muối để triển khai sản xuất các sản phẩm mới như rượu bia nước khoáng mì ăn liền. Song các
sản phẩm này vẫn chưa được khách hàng chấp nhận do cường độ cạnh tranh cao và mức độ nghiên cứu chuyên sâu
về các sản phẩm nàycòn hạn chế. Công ty đã thực hiện khai thác chuyên sâu hơn về các chủng loại bánh kẹo, đồng
thời chuyển sang sản phẩm bột canh. Sản phẩm bột canh yêu cầu công nghệ đơn giản, gồm các công đoạn sau :
Sơ đồ 2.5 Công nghệ sản xuất bột canh


Bột canh có qui trình công nghệ đơn giản, thủ công, thiết bị thô sơ sử dụng lao động lớn, cho mức sản lượng
cao. Trước năm 1996, sản phẩm bột canh thường của công ty tăng chậm qua các năm.Sau năm 1996, công ty sản
xuất loại mới: sản phẩm bột canh I- ốt. Sản phẩm này nằm trong chương trình quốc gia về phòng chống rối loạn do

thiếu I- ốt, để tăng cường sức khoẻ và trí tuệ cho người dân. Sự kiện đó đánh dấu mốc tăng đột biến về sản lượng bột
canh và tăng dần mỗi năm cùng với nhu cầu thiết yếu và bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Rang
muối
tinh
chế
Th nhà
phẩm
Cân
đóng
gói
Phối
trộn
nguyên
vật
liệu
Biểu 1.1 Dây chuyền sản xuất bột canh
Nơi
chế tạo
Tên Năm
lắp
đặt
Công
suất thiết
kế
Công
suất thực
tế
Trình độ
công

nghệ
Việt
Nam
Việt
Nam
Dây chuyền BC I- ốt
Dây chuyền BC
thường
96
89
2- 2,5
3,5- 4
2,5- 3,2
4- 4,5
Thủ công
Bán cơ
giới
Các khâu chế biến: sàng muối, nghiền nhỏ, sàng lọc, trộn phụ gia, đóng gói đều làm thủ công với công nghệ
đơn giản. Bột canh thường được sản xuất bằng dây chuyền bán cơ giới. Bột canh I- ốt thêm khâu trộn I- ốt. So với
qui trình sản xuất bánh kẹo thì công nghệ sản xuất bột canh đơn giản hơn nhiều, tiến hành qua vài bước chế biến đơn
giản,phối trộn thủ công,chủng loại nguyên vật liệu ít. Bột canh I- ốt chỉ khác bột canh thường ở khâu phốn trộn I- ốt.
Song nó mang nhiều ý nghĩa: đó là phù hợp với chính sách của nhà nước về bảo vệ sức khoẻ người dân, kêu gọi ý
thức người dân, đem lại đặc tính mới riêng biệt cho sản phẩm, giúp phân biệt với các sản phẩm công ty khác. Bột
canh I- ốt ra đời thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm bột canh, thúc đẩy tiêu thụ và gợi mở nhu cầu người
tiêu dùng.
Biểu 2.2 Định mức nguyên vật liệu cho một tấn bột canh I- ốt:
Nguyên vật liệu Đơn vị (g)
Muối tươi 700
Mỳ chính 250
Đường 60

Hạt tiêu 6
Tỏi 4
I- ốt 0,2
Nguyên vật liệu đều là các mặt hàng thiết yếu, được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành chế biến. Vì thế,
nguyên liệu dễ tìm kiếm và có mức giá chung trên thị trường. Song theo số liệu công ty cho biết, một số nguyên vật
liệu lại được nhập từ nước ngoài.
- Muối và bột ngọt: là nguyên liệu chủ yếu trong sản xuất bột canh, công ty mua của Vedan qua đại lý của
hãng này ở Cty.Ltd Thành Công (TP Hồ Chí Minh) và một số công ty khác: muối Hải Hậu, Nam Hà. Nguồn cung
cấp muối này có chất lượng cao đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng đủ nhu cầu. Công ty phải chịu mức giá cao và
không được sự hỗ trợ của nhà nước.
- Đường: nhà cung cấp chính là nhà máy đường Lam Sơn, Quảng Ngãi, Tổng công ty mía đường I và II.
Nguồn cung cấp đường đều là nhà máy trong nước, giá cả phải chăng, tiết kiệm chi phí vận chuyển, sản lượng nhiều
đa dạng về chủng loại song chưa ổn định tạo nên tình trạng cung cấp nguyên liệu đầu vào bấp bênh,giá cả lên xuống
làm ảnh hưởng đến tính toán giá thành sản phẩm của công ty. Trong khi công ty duy trì giá bán không đổi.
- Hạt tiêu : lấy từ các cơ sở sản xuất ở Quảng Trị.
- Bao bì : Các nguồn cung cấp bao bì cho doanh nghiệp là bao bì nhập khẩu của Nhật, Singapore và bao bì
sản xuất trong nước của công ty giấy Lam Sơn, mua túi PP, PE của công ty bao bì xuất khẩu Phú Thượng, xí
nghiệp in 27- 7, in ở nhà máy in Tiến Bộ.
Sản phẩm bột canh được bọc trong túi bóng, có in nhãn hiệu và các thông số khác. Tuy đơn giản nhưng đảm
bảo yêu cầu bảo quản chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
Công việc cấp phát nguyên vật liệu tiến hành theo hình thức hạn mức cấp phát. Hàng tháng phòng kế hoạch
vật tư, phòng kĩ thuật căn cứ vào kế hoạch sản xuất (khối lượng chủng loại nguyên liệu, kế hoạch dự trữ gối đầu
nguyên liệu) từ đó có cấp phát xuống cho từng phân xưởng theo sơ đồ sau :
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ cấp phát nguyên vật liệu đến phân xưởng

Chất lượng sản phẩm được đánh giá qua các chỉ tiêu chất lượng. Hệ thống này được doanh nghiệp xây dựng
theo tiêu chuẩn đặt ra của từng ngành và được trung tâm đo lường sản phẩm Nhà nước phê duyệt và cho phép sản
xuất. Sản phẩm bột canh tuân thủ chỉ tiêu chung cho thực phẩm và có các chỉ tiêu lý, hoá, sinh riêng. Ngoài ra còn
dựa vào chỉ tiêu cảm quan. Các chỉ tiêu đó đều đạt yêu cầu thì sản phẩm mới được coi là đạt chất lượng. Công ty
bánh kẹo Hải Châu dựa trên tình hình nghiên cứu thị trường và tình hình sản xuất kinh doanh, các yếu tố đầu vào

(máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu trình độ công nhân) và đặc biệt là chỉ tiêu chất lượng của Nhà nước để xây dựng
chỉ tiêu chất lượng cho mình.
Biểu 2.3 Hệ thống chỉ tiêu chung cho các sản phẩm của công ty
Các chỉ tiêu Tiêu chuẩn yêu cầu
Kho chuyên
dùng
Nguồn cung ứng
(trong v ngo i nà à ước)
Phân
xưởng
bột canh
Kho tổng hợp
1.Tiêu chuẩn lý hoá
Độ ẩm
Độ kiềm (%NaHCO3)
Hàm lượng Protein
Hàm lượng chất béo
Hàm lượng Sacaroza
Tro không tan trongHCl 10%
Độ dày
Chất ngọt tổng hợp
Trọng lượng
Bao gói
Không lớn hơn 4%
Không nhỏ hơn 0,3%
Không nhỏ hơn 5,5%
Không nhỏ hơn 20%
Nhỏ hơn 19%
Từ 0- 0,1%
Tuỳ từng loại

Theo qui định của bộ y tế
Bánh 11- 12 cái/100g
Kẹo 4,5- 6g/1viên
Bột canh 100- 200/túi
Túi PE
2.Chỉ tiêu cảm quan
Hình dạng
Mùi vị
Màu sắc
Tạp chất lạ
sản phẩm có hình dạng theo
tiêu chuẩn thiết kế, văn hoa rõ
nét
Có mùi đặc trưng
Bánh: có màu vàn, không có
vết đen, xốp mịn
Kẹo : màu nâu đen
Bột canh: màu trắng thẫm
Không có
3.Chỉ tiêu vi sinh vật Không có vi sinh vật gây
bệnh
Không có vi khuẩn gây độc,
mốc, mọt
4.Tỉ lệ sản phẩm khuyến tật
Thời gian bảo hành
1- 10%
Tuỳ theo từng loại
Biểu 2.4 Thực hiện chất lượng BC tốt
Chỉ tiêu Tiêu chuẩn yêu cầu Tiêu chuẩn
thực tế

Độ ẩm
Màu sắc
Mùi vị
Báo giá
Trọng lượng
thành phần
- Hàm lượng NaCl
- Hàm lượng Natri-
Glutamat
- Hàm lượng đường
- Hàm lượng Iốt
- Bột tỏi tiêu
2- 3%
Có màu trắng của muối, màu
của bột tỏi có màu trắng thẫm
Mùi thơm của bột tỏi, tiêu
và các chất phụ gia khác
Trong túi PE
73- 75%
15%
7- 9%
<300mg
Vừa đủ
2.5- 3%
13- 15%
7- 9%
Biểu 2.5 Chủng loại và quy cách sản phẩm
Tên sản phẩm Trọng lượng gói
(GR)
Trọng lượng

hộp
Số gói
BC thường
BC Iốt
BC cua gà bò
200
200
175
10
10
10
50
50
50
Ngoài ra cua gà bò sản xuất với số lượng ít, chủ yếu dùng để khuyến mại, kèm theo các thùng hàng
Về vấn đề lao động trong phân xưởng bột canh: Nhìn chung cả công ty lao động gián tiếp chiếm 15- 20%
trong tổng số lao động và giảm dần qua các năm. Nhân viên quản lý chiếm 6- 7% tập trung ở ban giám đốc và các
phòng ban chức năng.Lao động trực tiếp tăng về số lượng và trình độ cũng ngày càng nâng lên. Trình độ bình quân
của bậc thợ công nhân là bậc 4, bậc 5.
Năm 1989 khi đưa bột canh vào sản xuất công ty huy động lực lượng lao động nhàn rỗi từ các phân xưởng
bánh kẹo. Do bánh kẹo mang tính chất mùa vụ, còn bột canh mang tính chất tiêu dùng thường xuyên nên số lượng
lao động ở các phân xưởng bánh kẹo luôn thay đổi. Số lao động nhàn rỗi đó bổ sung sang phân xưởng bột canh là
điều thuận lợi. Công nhân có thể thích ứng ngay do lao động thủ công trong bột canh khá đơn giản. Ngoài ra công ty
có bổ sung lao động tuyển thêm bên ngoài nếu thiếu. Về mặt giới tính, lao động nữ lớn gấp khoảng 2- 3 lần so với
lao động nam do đặc thù của ngành, yêu cầu khéo léo nhanh nhẹn, kiên trì. Công ty thực hiện đầy đủ các chế độ về
BHYT, BHXH như mua BHYT, BHXH cho cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kì.
Biểu 2.6 Cơ cấu lao động trong phân xưởng bột canh :
Phân loại
Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Số

lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Tổng số LĐ
Theo giới tính
- Nam
- Nữ
Theo hình thức làm
việc
- LĐ gián tiếp
- LĐ trực tiếp
- Nhân viên quản

Theo trình độ
+ Đại học, Cao
đẳng
+ Trung cấp
+ Phổ thông trung
học
232
69
163
32
191
9
11
6

215
29,7
70,3
13,8
82,3
3,9
4
4,8
2,6
92,6
240
62
178
35
198
7
13
10
217
25,8
74,2
13,6
82,5
3,9
5,4
4,2
90,4
255
65
190

38
214
3
10
18
227
25,5
74,5
10,9
83,9
5,2
3
7,1
89,9
4
7
8
Số lượng lao động trong phân xưởng bột canh : 240 người gồm :
- Bộ phận quản lý phân xưởng bột canh : 2 quản đốc, 1thống kê, 2quản lý kho.
- Bốn tổ rang muối.
- Một tổ phối trộn nhiên liệu.
- Bốn tổ bao gói : cân đo dán túi đóng hộp.
- Một tổ vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm
- Một tổ cơ khí phục vụ.
Với tổng quỹ tiền lương trong phân xưởng bột canh : 272.046.960 đ.
Ta có bình quân 1 người 1.133.529đ/tháng. So với thu nhập bình quân của công nhân VN năm 2001 cao hơn
133.529 đ/tháng.
Biểu 2.7 Cấp bậc thợ của phân xưởng bột canh năm 2001:
Bậc thợ Số người Tỉ lệ(%)
1

2
3
4
5
6
7
Tổng số
0
45
51
47
41
32
39
255
0
17,6
20
18,43
16,07
12,55
15,29
100

Về mặt tiền lương : công ty dùng hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của các cán
bộ công nhân viên.
Từ đó tạo tâm lý phấn khởi nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động tăng lên rõ rệt. Hiện nay, công ty áp
dụng hình thức trả lương sau:
+ Trả lương theo bậc và theo sản phẩm của người lao động
+ Trả lương theo thời gian cho các cán bộ quản lý. Ngoài ra còn trả lương theo mức độ công việc, áp dụng

chế độ khen thưởng, khuyến khích vật chất cho các cán bộ cong nhân viên.
Trong khoảng mười năm trở lại đây, công ty theo đuổi chiến lược tăng trưởng theo chiều sâu, kết hợp với đa
dạng hoá sản phẩm. Nhờ nỗ lực đổi mới trong hoạt động kinh doanh cũng như đầu tư đúng hướng, công ty đã đạt
được nhữnh kết quả khả quan, các chỉ tiêu kinh tế đều tăng và sản xuất có lãi. Trong đó, đóng góp của sản phẩm bột
canh vào doanh thu là tương đối lớn. Điều đó được thể hiện trong bảng sau :

×