Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THÀNH PHỐ HẢI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.97 KB, 17 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THU BHXH TẠI THÀNH PHỐ HẢI
DƯƠNG.
I THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH THU BHXH Ở BHXH TP HẢI DƯƠNG
1. Quy trình thu BHXH.
Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu như sau:
1.1 Phân cấp thu thực hiện theo nguyên tắc:
Căn cứ vào số lượng các đơn vị sử dụng lao động đã được xác định trên địa
bàn, BHXH tỉnh tiến hành thực hiện phân cấp thu BHXH.
Việc phân cấp thu BHXH được quy định như sau:
* BHXH tỉnh thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại tỉnh bao
gồm:
- Các đơn vị thuộc Trung ương quản lý đóng trên địa bàn tỉnh.
- Các đơn vị do tỉnh trực tiếp quản lý.
- Các đơn vị, tổ chức quốc tế có trên địa bàn tỉnh, trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định
khác.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 50 lao động trở lên.
Trường hợp các huyện thuộc tỉnh không đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ
thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dưới 50 lao động hoặc các đơn
vị Trung ương, đơn vị thuộc tỉnh có số lao động không nhiều, thì giám đốc Bảo
hiểm xã hội tỉnh quyết định việc phân cấp thu đối với từng đơn vị cụ thể.
* BHXH huyện thu BHXH của các đơn vị có trụ sở và tài khoản tại huyện
bao gồm:
- Các đơn vị thuộc cấp huyện trực tiếp quản lý.
- Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng từ 10 lao động đến dưới 50
lao động.
- Các đơn vị khác do BHXH tỉnh giao nhiêm vụ thu theo quyết định phân
cấp thu. Trường hợp BHXH tỉnh mở rộng đối tượng thu BHXH tự nguyện đối với
doanh nghiệp sử dụng dưới 10 lao động phải báo cáo BHXH Việt Nam để trình
hội đồng quản lý xem xét quyết định.
1.2 Lập kế hoạch và giao kế hoạch thu BHXH, BHYT


- BHXH huyện căn cứ vào danh sách lao động quỹ lương trích nộp BHXH
của các đơn vị tham gia BHXH, BHYT do BHXH huyện quản lý, thực hiện kiểm
tra đối chiếu, tổng hợp và lập 2 bản kế hoạch thu BHXH, BHYT năm sau (theo
mẫu số 4-KHT) 01 bản lưu tại BHXH huyện, 01 bản lưu tại BHXH tỉnh trước
ngày 20/10.
- BHXH tỉnh căn cứ danh sách lao động, quỹ lương trích nộp BHXH của
các đơn vị do BHXH tỉnh trực tiếp thu, thực hiện kiểm tra đối chiếu, lập kế hoạch
thu BHXH, BHYT năm sau (theo mẫu 4-KHT). Đồng thời tổng hợp kế hoạch thu
BHXH, BHYT của BHXH các huyện lập 02 bản (theo mẫu 5-KHT), 01 bản lưu tại
tỉnh, 01 bản gửi BHXH Việt Nam trước ngày 31/10.
- BHXH Việt Nam căn cứ tình hình thực hiện kế hoạch năm của BHXH các
địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội, căn cứ kế hoạch thu BHXH,
BHYT do BHXH các tỉnh và BHXH khối lực lượng vũ trang lập, giao số kiểm tra
về thu BHXH, BHYT cho BHXH các tỉnh, BHXH Bộ Quốc phòng, Bộ Công an
và Ban Cơ yếu Chính phủ trước ngày 15/11 hàng năm.
- Căn cứ số kiểm tra của BHXH Việt Nam giao, BHXH tỉnh đối chiếu với
tình hình trên địa bàn, BHXH khối Lực lượng vũ trang đối chiếu với quân số sĩ
trang, quân nhân chuyên nghiệp hưởng lương, hạ sĩ quan và binh sĩ hưởng phụ cấp
đang quản lý nếu chưa phù hợp thì phản ánh về BHXH Việt Nam để xem xét điều
chỉnh.
- BHXH Việt Nam tổng hợp số thu BHXH, BHYT trên toàn quốc tình Hội
đồng quản lý BHXH Việt Nam phê duyệt để giao dự toán thu BHXH, BHYT cho
BHXH tỉnh và BHXH Lực lượng vũ trang trong vòng 1 năm sau.
- BHXH tỉnh căn cứ dự toán thu BHXH, BHYT của BHXH Việt Nam giao,
tiến hành phân bổ dự toán thu BHX, BHYT cho các đơn vị thuộc BHXH tỉnh và
BHXH huyện trước ngày 15/01 của năm kế hoạch.
2. Tình hình thu BHXH từ năm 2004 đến năm 2006.
Để hiểu thực trạng thu một cách toàn diện thì chuyên đề tập trung vào những
nội dung sau đây:
- Quản lý đối tượng tham gia.

- Quản lý trích nộp quỹ.
- Quản lý tiền Thu.
Bảng biểu số 1: Bảng tổng hợp tình hình thu BHXH từ năm 2004-2006
Đơn vị: Đồng
Năm Số
đơn
vị
Số lao
động
Tổng quỹ lương BHXH phải
thu
BHXH đã thu (%)
Thực/
phải
thu
(%)
Đã
thu
năm
sau/
trước
2004 274 9.540 97.084.504.101 16.294.896.383 16.973.850.399 104,1
2005 322 11.944 107.247.537.761 25.536.000.000 27.762.145.709 108.7 163.6
2006 428 18.157 207.984.799.100 43.891.551.402 46.963.960.001 107 277.6
Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của BHXH TP Hải Dương.
2.1 Quản lý đối tượng tham gia BHXH.
Quản lý đối tượng tham gia BHXH là một trong những vấn đề quan trọng nhất
của nghiệp vụ thu BHXH. Vì đây là cơ sở để hình thành nên nguồn quỹ BHXH
cũng như là việc bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động của BHXH.
Trong thời gian qua BHXH TP Hải Dương đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH

đến người lao động trong tất cả các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc các
thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố Hải Dương. Việc mở rộng đối tượng
tham gia BHXH đã động viên người lao động yên tâm làm việc, thúc đẩy thị
trường lao động phát triển, đồng thời cũng tạo nên sự công bằng trong sản xuất
kinh doanh giữa các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng
BHXH là do các nguyên nhân sau:
- Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên tìm mọi cách trốn tránh
đóng BHXH.
- Các doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ của quy luật kinh tế thị
trường, phần đông doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có quy mô sản xuất nhỏ,
thiếu ổn định. Lực lượng lao động thường xuyên thay đổi, những biến động tăng,
giảm thu nộp BHXH diễn ra hàng ngày. Vì vậyviệc theo dõi quản lý đối tượng lao
động tham gia BHXH hết sức khó khăn, đặc biệt là việc theo dõi cấp phiếu khám
chữa bệnh luôn phải điều chỉnh. Nên việc quyết toán, đối chiếu thu, chi BHXH
gặp khó khăn. Hàng năm số lao động tăng thêm khoảng 2000-2500 lao động
nhưng số lao động tham gia đóng BHXH chỉ tăng 15-20%. Trong khi đó lao động
thôi việc hưởng trợ cấp một lần chiếm hơn 10% trong tổng số lao động tăng mới.
Việc người lao động phải đóng toàn bộ 20% phí BHXH vẫn xảy ra ở một số
doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đây là việc làm trái
với quy định. Các doanh nghiệp trốn đóng BHXH bằng cách không ký kết hợp
đồng hoặc ký kết hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng với người lao động.
Việc phối hợp của các cơ quan Nhà nước trong việc kiểm tra và giám sát các
đơn vị sử dụng lao động chưa thường xuyên dẫn đến các đơn vị chưa thật sự
nghiêm túc. Số lao động tham gia mỗi năm tăng nhiều nhưng số lao động được
đóng BHXH lại không tương xứng.
2.2 Quản lý quỹ lương trích nộp BHXH
Cùng với việc quản lý đối tượng tham gia BHXH thì vấn đề đặt ra là cần
thiết phải tăng cường công tác kiểm tra quản lý quỹ lương trích nộp BHXH tại các
đơn vị sử dụng lao động. Trong những năm qua quỹ lương trích đóng BHXH luôn

không ngừng tăng điều đó là do số lượng người lao động và lương của công nhân
tăng lên không đáng kể. Một nguyên nhân khác là do các doanh nghiệp làm ăn có
hiệu quả hơn. Nếu năm 2004 tổng quỹ lương là 97 tỷ thì đến năm 2006 con số này
tăng vọt lên 207 tỷ tăng gấp 2,1 lần sau 3 năm. Mặc dù tăng cao như vậy nhưng
con số đó chỉ là tương đối, vì có những đơn vị còn trốn tránh nghĩa vụ nộp BHXH
cho người lao động nên họ không khai hết quỹ tiền lương đóng BHXH tại doanh
nghiệp.
Để tránh tình trạng doanh nghiệp không khai báo đúng và đầy đủ quỹ lương
trích nộp BHXH, BHXH TP Hải Dương đã tiến hành công tác kiểm tra tình hình
lao động và khai báo quỹ trích nộp BHXH một cách thường xuyên hơn. Tuy nhiên
vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra được giải pháp hữu hiệu nhất để tình trạng trên
không kéo dài, gây thiệt thòi cho người lao động và bất lợi cho cơ quan BHXH.
2.3 Quản lý nguồn thu BHXH
Xác định nguồn thu BHXH là vấn đề quan trọng cho nên ngay sau khi đi vào
hoạt động, BHXH Việt Nam đã ban hành quyết định 177/BHXH ngày 30/12/1996
về quy định quản lý thu BHXH. Theo đó nguồn thu quỹ BHXH bao gồm:
- Đóng góp của các đối tượng tham gia BHXH theo quy định tai điều 36 của
điều lệ BHXH ban hành kèm theo nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính
phủ.
- Ngân sách chuyển sang gồm có:
+ Chi trả cho các đối tượng đang hưởng các chế độ BHXH trước ngày
ban hành điều lệ BHXH (cụ thể NSNN chi trả các đối tượng hưởng BHXH trước
01/01/1995).
+ Đóng và hỗ trợ thêm để đảm bảo thực hiện các chế độ BHXH đối với
người lao động sau ngày ban hành điều lệ BHXH.
+ Đóng BHYT cho người đang được hưởng các chế độ BHXH.
- Tiền lãi, tiên sinh lời từ việc thực hiện phương án bảo hiểm và phát triển
quỹ BHXH.
- Thu từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế trong nước và quốc tế.
- Gía trị tài sản của BHXH được đánh giá theo quy định của Chính phủ.

- Thu khác.
Thông qua số liệu ở bảng biểu số 1 chúng ta có thể thấy được việc quản lý đối
tượng tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH TP Hải Dương theo phân cấp quản lý
có thể nói là chặt chẽ thông qua việc rà soát số lượng lao động tại mỗi cơ quan
doanh nghiệp. Thông qua danh sách lao động được lập theo biểu C45/TBH của
BHXH Việt Nam với đầy đủ các yếu tố làm cơ sở và tính toán mức đóng BHXH
của từng cá nhân và của các đơn vị, đồng thời làm căn cứ gốc của từng năm để
điều chỉnh tăng, giảm giữa các cơ quan BHXH TP với các cơ quan, doanh nghiệp
về số lao động, tổng quỹ tiền lương cấp bậc làm cơ sở để tính toán phí BHXH phải
nộp hàng tháng, quý và tổng cả năm.
Tính đến cuối năm 2006 số tiền BHXH còn bị nợ đọng là2.746.743.509, số
đơn vị nợ đọng là 84 đơn vị. Thực tế cho thấy việc nợ đọng phí BHXH ở các
doanh nghiệp chủ yếu là do:
Sự ràng buộc về pháp luật đối với các doanh nghiệp chưa có một Bộ Luật
hoàn chỉnh, do đó vẫn có kẽ hở để chủ lao động lợi dụng trốn hoặc làm chậm trễ
trong việc đóng phí BHXH theo quy định. Cơ quan BHXH biết nhưng không có
quyền xử lý triệt để mà chỉ có quyền hạn, từ chối việc thanh toán các quyền lợi về
BHXH khi các đơn vị, doanh nghiệp chưa nộp lệ phí BHXH. Điều này sẽ chỉ gây
thiệt thòi cho người lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp nói trên khi quyền lợi
của họ bị ảnh hưởng trực tiếp. Theo điều 9 Chương II thuộc quy chế “Quản lý tài

×