Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.04 KB, 13 trang )

Về việc trích lập dự phòng nghiệp vụ của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
1/-Dự phòng phí chưa được hưởng (Dự phòng phí)
Mặc dù Bộ Tài chính cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lựa chọn
phương pháp trích lập dự phòng phí phù hợp, song các doanh nghiệp bảo hiểm ở nước
ta hiện nay chủ yếu lựa chọn một trong những phương pháp được hướng dẫn trong
Thông tư 71/2001/TT-BTC như phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng
phí bảo hiểm, phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm (hệ
số 1/8, 1/24 hoặc 1/365).
Vấn đề cần quan tâm là, đối với mỗi nghiệp vụ bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm chỉ cần lựa chọn một phương pháp trích lập dự phòng phí cụ thể mà không phải
kết hợp kết quả của hai hay nhiều phương pháp. Nếu trong phương pháp mà doanh
nghiệp bảo hiểm lựa chọn có nhược điểm thì việc chỉ lựa chọn một phương pháp có
đảm bảo mức dự phòng phí được trích lập là hợp lý hay không.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm chọn phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm
của tổng phí bảo hiểm, theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm:
-Đối với nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường biển,
đường sông, đường sắt và đường hàng không thì dự phòng phí bằng 17% tổng
phí bảo hiểm giữ lại của năm tài chính của các nghiệp vụ đó.
-Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác dự phòng phí bằng 40% tổng phí bảo
hiểm giữ lại của năm tài chính của các nghiệp vụ đó.
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản khối lượng công việc phải
thực hiện ít, nên được hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở Việt Nam sử
dụng. Tuy nhiên, phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm
chưa loại trừ được phần phí của những hợp đồng mà vào thời điểm kết thúc năm tài
chính đã hết hiệu lực. Đó là những hợp đồng có thời hạn nửa năm được ký kết vào
nửa đầu của năm (01/01- 30/06); những hợp đồng có thời hạn ba tháng được ký kết
vào quý I, II, III; những hợp đồng có thời hạn tháng được ký kết vào các tháng trước
tháng cuối của năm tài chính.
Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm trích
lập hợp lý dự phòng phí khi phí bảo hiểm thu được trong năm chính đều đặn theo thời
gian. Ta cũng biết rằng, hầu hết các hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ đều là các hợp


đồng ngắn hạn, thời gian có hiệu lực của hợp đồng thường dưới một năm.
Như vậy, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng
hoá vận chuyển, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào đầu năm thì
mức dự phòng phí trích lập sẽ không tương xứng phần hiệu lực còn lại của hợp đồng
bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập cao hơn mức cần
thiết. Ngược lại, nếu các hợp đồng bảo hiểm chủ yếu được ký kết vào cuối năm thì
mức dự phòng phí trích lập cũng sẽ không tương xứng với phần hiệu lực còn lại của
hợp đồng bảo hiểm ở năm tài chính tiếp theo, tức là dự phòng phí trích lập thấp hơn
mức cần thiết. Tóm lại, nếu áp dụng phương pháp trích lập này thì có thể dẫn đến mức
dự phòng phí trích lập không hợp lý.
Nếu mức dự phòng phí được trích lập cao hơn mức cần thiết thì sẽ làm giảm
thu nhập chụi thuế của doanh nghiệp, đây là điều mà doanh nghiệp mong muốn. Nếu
mức dự phòng phí được trích lập không đủ, thấp hơn mức cần thiết thì sẽ ảnh hưởng
đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm.
Nếu chọn phương pháp trích lập theo hệ số thời hạn của hợp đồng bảo hiểm,
theo quy định của Luật Kinh Doanh Bảo hiểm:
-Đối với nghiệp vụ hàng hoá vận chuyển, doanh nghiệp bảo hiểm có thể áp dụng
phương pháp trích lập hệ số 1/8.
-Đối với các nghiệp vụ bảo hiểm khác có thời hạn đến một năm, có thể áp dụng
phương pháp trích lập theo hệ số 1/24 hoặc 1/365.
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của phương pháp trích lập theo
tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm đó là tính không đều đặn theo thời gian của
việc thu phí bảo hiểm. Do đó, khi phí bảo hiểm thu được tập trung phần lớn vào đầu
năm hoặc cuối năm, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn đảm bảo mức dự phòng phí hợp lý vì
mức này được điều chỉnh theo các hệ số của 1/8 (3/8, 5/8, 7/8) hoặc 1/24 (3/24,
5/24, ... , 23/24).
Phương pháp này được các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ở các nước
tiên tiến áp dụng phổ biến, nhất là các nước ở khối EU với mục đích nhằm bổ sung
cho kết quả của các phương pháp khác.
Mục đích của việc hoàn thiện phương pháp trích lập dự phòng phí là nhằm khắc

phục những hạn chế của các phương pháp trên, cho phép doanh nghiệp bảo hiểm trích
lập mức dự phòng phí hợp lý hơn, tạo thuận lợi cho công tác giám sát của cơ quan
quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tạo điều kiện để thúc đẩy thị trường bảo hiểm
Việt Nam phát triển.
Để đạt được mục đích này, Bộ Tài chính cần quy định các doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ phải sử dụng hai phương pháp trích lập dự phòng phí, trong đó có
một phương pháp bắt buộc. Kết quả của phương pháp bắt buộc được coi là mức dự
phòng phí tối thiểu đối với các doanh nghiệp bảo hiểm. Kết quả nào cao hơn chính là
mức dự phòng phí mà doanh nghiệp bảo hiểm cần phải trích lập. Đồng thời các
phương pháp này cũng phải dựa trên nguyên tắc mức dự phòng phí đủ để thanh toán
cho những trách nhiệm bảo hiểm phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng
bảo hiểm trong năm tài chính tiếp theo.
Chẳng hạn, đối với các nghiệp vụ bảo hiểm ngoài nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá
vận chuyển, Bộ Tài chính có thể quy định phương pháp trích lập theo tỷ lệ phần trăm
của tổng phí bảo hiểm là bắt buộc. Nhiều nước trên thế giới đã có những quy định
tương tự, như ở Pháp quy định dự phòng phí tối thiểu là 36% tổng phí thực giữ lại của
các nghiệp vụ đó.
Chính vì vậy, để có được mức dự phòng phí hợp lý, doanh nghiệp bảo hiểm có
thể kết hợp phương pháp trích lập theo tỷ lệ (phương pháp tối thiểu, bắt buộc) với một
phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm.
Việc kết hợp các kết quả của các phương pháp như trên, một mặt sẽ đảm bảo
mức dự phòng phí được trích lập của các doanh nghiệp bảo hiểm hợp lý không quá
nhỏ cũng không quá lớn hơn mức cần thiết vì mức dự phòng phí ít nhất cũng phải
bằng mức tối thiểu tính theo phương pháp bắt buộc. Mặt khác các cơ quan quản lý
hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng không phải lo ngại trước nguy cơ mức dự phòng
phí được trích lập quá lớn làm giảm thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tức là
doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm vốn có của mình đối
với nhà nước.
Đối với PJICO, để trích lập được mức dự phòng phí hợp lý, phải kết hợp phương
pháp trích lập theo tỷ lệ và phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng

bảo hiểm. Trong đó kết quả của phương pháp trích lập theo tỷ lệ được coi là mức dự
phòng phí tối thiểu mà PJICO cần phải trích lập.
Mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập là mức dự phòng phí tối thiểu
nếu kết quả của phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm nhỏ
hơn mức dự phòng phí tối thiểu. Mức dự phòng phí mà PJICO cần phải trích lập là kết
quả của phương pháp trích lập theo hệ số của thời hạn hợp đồng bảo hiểm nếu trường
hợp ngược lại xảy ra.
Vấn đề đặt ra là ở Việt Nam, tỷ lệ này là bao nhiêu thì hợp lý. Tỷ lệ này phải là tỷ
lệ trung bình dựa trên kết quả tính toán về cơ cấu phí của nhiều nghiệp vụ bảo hiểm.
Đồng thời, để đảm bảo độ chính xác cao, khi áp dụng phương pháp bắt buộc này phải
loại trừ phần phí của những hợp đồng bảo hiểm hết hiệu lực vào 31/12 của năm tài
chính hiện tại.
2/-Dự phòng bồi thường cho các khiếu nại chưa giải quyết (Dự phòng bồi
thường)
Dự phòng bồi thường là khoản dự phòng sử dụng để bồi thường cho các tổn thất
đã phát sinh thuộc trách nhiệm bảo hiểm chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến
cuối năm tài chính chưa giải quyết.
Thông thường dự phòng bồi thường thường được sử dụng để thanh toán trong
những trường hợp sau:
a) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo
hiểm đã xác định được tổng số tiền phải bồi thường nhưng đến cuối năm tài chính
vẫn chưa thực hiện chi trả.
b) Các tổn thất đã khiếu nại, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng doanh nghiệp bảo
hiểm chưa xác định được tổng số tiền phải bồi thường.
c) Các tổn thất đã phát sinh, thuộc trách nhiệm bảo hiểm nhưng chưa khiếu nại và
cần được doanh nghiệp bảo hiểm ước tính.
Mặc dù Thông tư 72/2001/TT-BTC có đưa ra phương pháp trích lập dự phòng
bồi thường và cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ có thể lựa chọn
phương pháp trích lập phù hợp, nhưng vẫn còn những điểm chưa rõ ràng. Nên trong
thực tế, vẫn tồn tại những quan điểm chưa thống nhất giữa các doanh nghiệp bảo

hiểm, giữa các doanh nghiệp bảo hiểm với các cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh
bảo hiểm .
Có thể chia các vấn đề còn tranh cãi trên thành hai quan điểm chủ yếu sau:
-Thứ nhất, mức dự phòng bồi thường chỉ được coi là trích lập hợp lý khi đủ để
thanh toán cho các tổn thất trong các trường hợp a, b và c.
-Thứ hai, mức dự phòng bồi thường chỉ cần trích lập đủ để thanh toán cho các tổn
thất trong trường hợp b và c.
Theo chế độ kế toán trước đây (ban hành kèm theo Quyết định 1269
TC/QĐ/CĐKT và Thông tư 179/1998/TT-BTC) thì các khoản chi phí ngay cả khi mới
phát sinh như chi bồi thường, chi hoa hồng, chi giám định... và dự phòng nghiệp vụ
được tính vào chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm và được theo dõi tổng hợp ở bên
nợ tài khoản TK 624 - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm gốc. Nhưng khi tính kết
quả kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế, doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải kết chuyển
phần đã thực chi (đã thanh toán) và dự phòng nghiệp vụ. Phần chi phí trực tiếp kinh
doanh bảo hiểm (không bao gồm dự phòng nghiệp vụ) phát sinh nhưng chưa thanh
toán (bao gồm cả những khoản bồi thường còn phải trả, chưa thanh toán) sẽ được coi
là chi phí kinh doanh bảo hiểm dở dang và được kết chuyển sang tài khoản TK 154 –
Chi phí kinh doanh dở dang.
Với phương pháp hạch toán như trên, các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
khi trích lập dự phòng bồi thường phải đảm bảo mức dự phòng bồi thường được trích
lập đủ lớn để thanh toán cho các tổn thất phát sinh trong tất cả các trường hợp a, b và
c nghĩa là phải tính cả phần dự phòng để bồi thường cho các tổn thất phải trả, khi đó
đang được theo dõi ở bên có trên tài khoản TK 331 – Phải trả người bán.
Nếu doanh nghiệp bảo hiểm không tính phần dự phòng bồi thường này để kết
chuyển khi tính kết quả kinh doanh thì một mặt doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng
để thanh toán cho các tổn thất còn phải trả, mặt khác nguyên tắc phù hợp giữa doanh
thu và chi phí sẽ không được đảm bảo vì phần chi bồi thường phát sinh chưa thanh
toán đã bị loại bỏ được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang. Phần chi bồi thường
phát sinh chưa thanh toán được chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang này phải
được thay thế bởi dự phòng bồi thường cho các tổn thất trong trường hợp a. Tuy

nhiên, chưa hẳn phần dự phòng bồi thường này đúng bằng chi bồi thường chưa thanh
toán được kết chuyển thành chi phí kinh doanh dở dang vì điều này còn phụ thuộc vào
phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ mà doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng.

×