Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

(Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam khu vực tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN NGUYỄN LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TÂY NAM BỘ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒN NGUYỄN LAN PHƯƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI
THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TÂY NAM BỘ

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HỒ VIẾT TIẾN


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT
NAM KHU VỰC TÂY NAM BỘ” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Kết quả nghiên cứu và dữ liệu trong luận văn là trung thực và chưa được cơng
bố trong một cơng trình nghiên cứu nào khác.

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2020


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TĨM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................... 2
Mục tiêu tổng quát ................................................................................................................. 2

Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................................... 2
1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................................... 3
1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận ........................................................................................... 3
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 3
1.3.3. Dữ liệu.............................................................................................................................. 4
1.4. Ý nghĩa của đề tài.................................................................................................................... 4
1.5. Kết cấu luận văn ...................................................................................................................... 4

CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 6
2.1. Giới thiệu sơ lược về tổ chức .................................................................................................. 6
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện và xác định vấn đề cần nghiên cứu ............................... 6

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 8
3.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan ..................................................................................................... 8
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ ........................................ 8
Khái niệm ............................................................................................................................... 8
Đặc điểm ................................................................................................................................ 8
Các sản phẩm chính ............................................................................................................... 8
3.1.2. Hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ cac tieu de chinh khong viet tat, cac khai niem
trich dan phai de trong ngoac kep va in nghieng, trich dan tai lieu............................................ 9
3.1.2.1. Khái niệm .................................................................................................................. 9


HQHĐ NHBL ở cấp CN .................................................................................................... 9
3.1.2.2. Đo lường HQHĐ NHBL ở cấp độ CN .................................................................... 10
3.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL và phát triển giả thuyết nghiên cứu ...... 16
3.2. Tổng quan các nghiên cứu trước ........................................................................................... 22
3.2.1. Các nghiên cứu ngoài nước ............................................................................................ 22
3.2.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................................ 28

3.2.3. Tổng hợp ........................................................................................................................ 30
3.3. Khung lý thuyết ..................................................................................................................... 44
3.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................... 45
3.4.1. Khung phân tích ............................................................................................................. 45
3.4.2. Phương pháp tiếp cận ..................................................................................................... 46
Phương pháp thống kê mơ tả................................................................................................ 46
Phân tích ma trận SWOT ..................................................................................................... 46
Phân tích hồi quy.................................................................................................................. 47
3.4.3. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngân hàng bán lẻ............................................................ 48
3.4.3.1. Đánh giá thực trạng HQHĐ VCB TNB: nên tách ra mục riêng khơng nên đưa vào
mơ hình định lượng .............................................................................................................. 48
Hệ thống các thống số sử dụng trong mô tả thực trạng HĐKD bán lẻ của các CN ......... 48
Mơ hình đo lường hiệu quả bằng kỹ thuật DEA .............................................................. 49
3.4.3.2. Mô hình phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB .............. 51
3.4.4. Dữ liệu............................................................................................................................ 54
Dữ liệu thứ cấp: .................................................................................................................... 54
Dữ liệu sơ cấp: ..................................................................................................................... 54
Chọn mẫu nghiên cứu: ..................................................................................................... 54
Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn ..................................................................................... 54
Phương pháp thu thập dữ liệu: ......................................................................................... 54
Phương pháp xử lý dữ liệu: .............................................................................................. 55
Tóm tắt chương ............................................................................................................................ 55

CHƯƠNG 4: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG BÁN .......................... 56
4.1. Thực trạng hoạt động bán lẻ.................................................................................................. 56
Hoạt động huy động vốn bán lẻ ........................................................................................... 56
Hoạt động tín dụng bán lẻ .................................................................................................... 60
HĐKD các dịch vụ khác ...................................................................................................... 65
4.2. Đánh giá HQHĐ bán lẻ VCB TNB ....................................................................................... 69
4.3. Các nhân tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB ......................................................... 74

4.2.1. Phân tích HQHĐ VCB TNB qua một số tiêu tài chính cơ bản ...................................... 74
4.2.2. Kết quả phỏng vấn chuyên gia ....................................................................................... 79


4.2.3. Xác định các nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt qua mơ hình định lượng ................ 79
4.4. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ tên chương chữ in không viết tắt
nha ................................................................................................................................................ 84
4.4.1. Kết quả nổi bật ............................................................................................................... 84
4.4.2.

Một số tồn tại, hạn chế chung .................................................................................. 85

4.4.3. Nguyên nhân hạn chế của hoạt động NHBL tại các CN VCB Khu vực TNB ............... 85
4.4.4. Cơ hội và thách thức trong tương lai mảng hoạt động NHBL đối với các CN VCB khu
vực TNB ................................................................................................................................... 87
4.4.5. Phân tích ma trận SWOT HQHĐ NHBL VCB TNB ..................................................... 87
Tóm tắt chương ............................................................................................................................ 91

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý ................................................................... 92
5.1. KẾT LUẬN TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC MƠ HINH CỦA SWOT VÀ CỦA
TÌNH HÌNH THỰC TẾ ............................................................................................................... 92
(1) Một số chiến lược cạnh tranh nhằm nâng cao HQHĐ NHBL ........................................ 95
Thâm nhập thị trường và thu hút khách hàng .................................................................. 96
Đa dạng hóa kênh phân phối ............................................................................................ 96
(2) Nhóm giải pháp trong chiến lược liên quan đến tổ chức, quản lý, điều hành CN .......... 97
(3) Nhóm giải pháp trong chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm bán lẻ cung cấp ........ 97
Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ...................................... 97
Đối với hoạt động huy động vốn bán lẻ ........................................................................... 98
Đối với hoạt động tín dụng bán lẻ .................................................................................. 100
Các hoạt động dịch vụ bán lẻ khác................................................................................. 101

(4) Nhóm giải pháp cơng nghệ ........................................................................................... 102
5.2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ GỢI Ý HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................. 103

Tóm tắt chương ..................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 106
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 111
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi ............................................................................................................. 111
Phụ lục 2: Danh sách chuyên gia ............................................................................................... 121
Phụ lục 3: Thống kê mô tả ......................................................................................................... 123
Phụ lục 3: Kết quả hồi quy ......................................................................................................... 124


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN
CNTT
DN
DNNVV
DVNH
GSO
HĐKD
HĐV
HĐVBL
HQHĐ
NHBB
NHBL
NHTM
SWOT
TCTD
TNB
VCB

VCB TNB
VND
WTO

Chi nhánh
Công nghệ thông tin
Dư nợ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch vụ ngân hàng
Tổng cục thống kê
Hoạt động kinh doanh
Huy động vốn
Huy động vốn bán lẻ
Hiệu quả hoạt động
Ngân hàng bán buôn
Ngân hàng bán lẻ
Ngân hàng thương mại
Ma trận SWOT
Tổ chức tín dụng
Tây Nam Bộ
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam Khu vực
Tây Nam Bộ
Việt Nam đồng
Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1: Một số công cụ đo lường HQHĐ ngân hàng tiếp cận qua các mô hình
kinh tế lượng .............................................................................................................15

Bảng 3. 2: Tổng hợp một số phương pháp đo lường HQHĐ ngân hàng ở cấp tổ chức
và cấp CN ..................................................................................................................30
Bảng 3. 3: Tổng hợp một số mơ hình phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệu quả
hoạt động ngân hàng ở cấp độ CN ...........................................................................39
Bảng 3. 4: Mơ hình phân tích mẫu ma trận SWOT ..................................................46
Bảng 3. 5: Hệ thống các chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá thực trạng HĐKD bán lẻ .48
Bảng 3. 6: Danh sách các biến đầu vào và đầu ra của mơ hình DEA .......................50
Bảng 3. 7: Danh sách các biến độc lập trong mơ hình hồi quy Tobit .......................52
Bảng 4. 1: Thực trạng huy động vốn bán lẻ VCB TNB (tính tổng tồn khu vực) qua
các năm......................................................................................................................56
Bảng 4. 2: Tình hình dư nợ tín dụng VCB TNB- tồn bộ khu vực ..........................61
Bảng 4. 3: Tỷ lệ nợ các nhóm và tỷ lệ nợ xấu VCB TNB ........................................65
Bảng 4. 4: HĐKD dịch vụ bán lẻ khác VCB TNB ...................................................67
Bảng 4. 5: Thống kê mô tả giá trị các biến đầu ra và đầu vào trong mơ hình DEA .69
Bảng 4. 6: Hiệu quả kỹ thuật TE của các CN qua các năm trong giai đoạn 20152018 ...........................................................................................................................70
Bảng 4. 7: Bảng phân hạng các CN theo điểm số hiệu quả kỹ thuật ........................71
Bảng 4. 8: Kết quả hồi quy........................................................................................80
Bảng 4. 9: Kết quả phân tích ma trận SWOT nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả
NHBL ........................................................................................................................89


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3. 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả NHBL .............................................22
Hình 3. 2: Khung lý thuyết ........................................................................................44
Hình 3. 3: Khung phân tích .......................................................................................45
Hình 4. 1: Biến động huy động vốn bán lẻ theo quy mơ và tăng trưởng qua các năm
VCB TNB..................................................................................................................57
Hình 4. 2: Cơ cấu huy động vốn theo phân khúc khách hàng và tăng trưởng huy
động vốn bán lẻ .........................................................................................................58
Hình 4. 3: Biến động về tỷ trọng huy động vốn bán lẻ trong tổng huy động vốn qua

các năm......................................................................................................................60
Hình 4. 4: Giá trị dư nợ bán lẻ và tăng trưởng ..........................................................63
Hình 4. 5: Cơ cấu tín dụng theo phân khúc khách hàng ...........................................64
Hình 4. 6 tỷ trọng và tăng trưởng dư nợ bán lẻ .........................................................64
Hình 4. 7: Xếp hạng chỉ số hiệu quả bán lẻ của các CN qua các năm ......................73
Hình 4. 8: Tỷ lệ ROA VCB TNB ..............................................................................75
Hình 4. 9: Tỷ lệ tổng chi phí hoạt động so với tổng thu nhập hoạt động .................76
Hình 4. 10: Sự khác nhau về HQHĐ bán lẻ ở các CN theo các yếu tố về môi trường
địa phương-mô tả cắt ngang năm 2018 .....................................................................78


TÓM TẮT
Tiêu đề:
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG
TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM KHU VỰC TÂY NAM
Nội dung:
Đề tài tập trung nghiên cứu giải pháp nâng cao HQHĐ bán lẻ của các VCB
TNB. Bằng việc áp dụng nhiều phương pháp phân tích như thống kê mô tả, DEA,
SWOT, thực hiện điều tra, khảo sát phỏng vấn sâu. Một số kết quả chính đáng lưu ý
gồm: (1) Hiệu quả bán lẻ của VCB TNB trung bình đạt mức 52.5% trong giai đoạn
2015-2018; (2) Các yếu tố quy mơ, an tồn vốn, chất lượng tín dụng, chi tiêu, kinh
nghiệm, quy mơ thị trường, thích nghi mơi trường là có ảnh hưởng đáng kể đến
HQHĐ NHBL. (4) Các giải pháp chính nhằm nâng cao HQHĐ bán lẻ gồm: (i) Tăng
cường liên kết với các đối tác để mở rộng thị trường, mở rộng kênh phân phối; (ii)
Thúc đẩy cải tạo, đổi mới các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng
công nghệ mới để nâng cao năng lực quản lý, điều hành cũng như chuyên môn nghiệp
của người lao động; (iii) Tập trung cải thiện chất lượng các sản phẩm bán lẻ; (iv)
nghiên cứu để áp dụng cơng nghệ mới vào HĐKD. Đề tài cịn có ý nghĩa quan trọng
đối với hoạt động quản trị, xây dựng chiến lược kinh doanh, nâng cao HQHĐ của
VCB đặc biệt là nâng cao HQHĐ NHBL, một trong ba trụ cột lớn trong chiến lược

phát triển của VCB.
Từ khoá: nâng cao HQHĐ, hiệu quả bán lẻ.


ABSTRACT
This study focused on research improving retail banking efficiency of VCB
branches in the Mekong Delta region. By applying a variety of analytical methods
such as descriptive statistics, DEA estimation analysis, SWOT matrix analysis,
conducting surveys. The main results include: (1) The retail banking efficiency of
branches in the region averaged 52.5% in the period of 2015-2018; (2) Factors of
scale of bank, capital adequacy, credit quality, specific time and region significantly
impact on retail banking efficiency; (3) The main solutions to improve the efficiency
of retail operations of VCB branches in Mekong Delta area include: (i) Strengthening
the expansion of cooperation with partners in many other areas to expand the market,
diversify distribution channels in competitive strategy; (ii) Promote the renovation
and renewal of professional training programs, apply new technologies to improve
the management, administration and professional skills of workers; (iii) Focus on
improving the quality of retail products; (iv) research to apply technology in a
friendly manner, ensuring that its employees have the fastest access to new financial
technology applications and at the same time ensuring ease of access and convenience
for Mekong Delta area customers.
Keyword: improving retail banking efficiency of VCB branches in the
Mekong Delta , the efficiency of retail operations, VCB branches in Mekong Delta,
financial technology applications


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Về mặt học thuật, hầu hết các nghiên cứu về lĩnh vực HQHĐ ngân hàng chủ yếu
được tìm thấy nhiều ở cấp độ tổ chức, nhưng ít khi tiếp cận ở cấp độ CN. Thực vậy, Paradi

& Zhu (2013) đã tìm thấy 195 nghiên cứu ở cấp độ tổ chức và chỉ có 80 ở cấp CN. Nhận
thấy, việc phân tích ở hai cấp độ có mục đích khác nhau. Ở cấp độ tổ chức, chủ yếu nghiên
cứu tác động của các yếu tố như: quy định, tồn cầu hóa, hệ thống quản trị khác nhau,
v.v…. đến hiệu quả của tồn bộ ngân hàng và từ đó lập các khung chính sách, chiến lược
cho cả ngân hàng (Batir, et al., 2017; Barros, et al., 2007; Andries, 2011; Adusei &
McMillan, 2016; Girardone, et al., 2004). Trong khi đó, nghiên cứu ở cấp CN lại cho thấy
các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ quản lý ở các CN khác nhau. Rõ ràng, hầu hết lợi nhuận
ngân hàng được tạo ra ở cấp CN và ngay cả trong thời đại ảnh hưởng của cơng nghệ đang
tạo ra một làn sóng thay đổi mạnh mẽ đối với thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng thì
các CN ngân hàng vẫn giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng (Quaranta, et
al., 2018).
VCB đặt ra mục tiêu và nhiệm vụ chính trị khẳng định vững chắc vị trí ngân hàng
số 1 Việt Nam với trọng tâm 3 trụ cột: kinh doanh Bán lẻ - Dịch vụ - Đầu tư kinh doanh
vốn. Phát triển dịch vụ bán lẻ luôn là trọng tâm ưu tiên hàng đầu của VCB trong giai đoạn
hiện nay, góp phần tạo sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh lâu dài của VCB trên
thị trường trong nước và ngoài nước.
VCB với hệ thống gồm 101 CN trên khắp cả nước, trong đó khu vực TNB với 15
CN, chiếm khoảng gần 15% tổng số CN của tồn hệ thống (Vietcombank, 2018), là khu
vực quan trọng đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của VCB. Khu vực TNB được đánh
giá là thị trường bán lẻ lớn trong cả nước, với tỷ lệ dân số đông chiếm 20% tổng dân số cả
nước (GSO, 2018), tuy vậy, mới chỉ đóng góp được 4% doanh thu từ khu vực bán lẻ trong
toàn hệ thống (Vietcombank, 2018), tiềm năng chưa được khai thác một cách hiệu quả.
Trong khi đó, nhiều NHTM khác như BIDV (15 CN), Vietinbank (19 CN), thành lập nhiều
CN ở khu vực này, nhằm khai thác tiềm năng thị trường của khu vực. Vì vậy, cần thiết phải
có những nghiên cứu đánh giá và đưa ra các giải pháp nâng cao HQHĐ bán lẻ của các CN
1


của VCB trong khu vực này. Mặt khác, việc tập trung vào đánh giá HQHĐ bán lẻ của các
CN trong khu vực TNB thay vì nghiên cứu đánh giá một CN riêng lẻ trong hệ thống, giúp

các nhà quản lý một cái nhìn bao quát về các CN khu vực về hiệu quả quản lý và giảm lãng
phí nguồn lực.
Do đó, phân tích hiệu quả ở cấp CN có thể giúp hiểu được tiến trình hiệu quả của
tồn ngân hàng, hỗ trợ các sáng kiến quản lý chi phí và kiểm soát và cải thiện hiệu quả
quản lý (Shyua & Chiang, 2012; Paradi & Zhu, 2013). Nó có thể dẫn đến một loạt các hành
động quản lý, từ việc lựa chọn các CN tiếp tục hoạt động sau khi sáp nhập hoặc mua lại,
thưởng cho các nhà quản lý CN đến phát triển chương trình đào tạo, hướng dẫn đầu tư vào
công nghệ mới hoặc luân chuyển giữa các CN. Từ góc độ quản lý, một phân tích như vậy
ở cấp CN có thể cung cấp hỗ trợ ra quyết định rất hữu ích (LaPlante & Paradi, 2015). Trong
khi đó tại Việt Nam hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu HQHĐ của các chi nhánh (Hà Thu
Ngọc, 2016). Đa số nghiên cứu đo lường HQHĐ của một CN cụ thể, mà chưa mở rộng
nghiên cứu một danh sách nhiều CN.
Như vậy, việc nghiên cứu sâu về HQHĐ bán lẻ VCB TNB là cần thiết để từ đó có
những đề xuất, xây dựng giải pháp, chính sách nâng cao hiệu quả mảng HĐKD này và góp
phần làm nâng cao HQHĐ chung của CN hay hiệu quả của toàn hệ thống VCB.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL của VCB Việt Nam (VCB)
khu vực TNB và đề xuất các giải pháp nâng cao HQHĐ NHBL
Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu chung, đề tài sẽ từng bước hoàn thành các
mục tiêu cụ thể dưới đây:
-

Đánh giá thực trạng hoạt động NHBL của VCB Việt Nam (VCB) khu vực TNB.

-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL của VCB Việt Nam (VCB)

khu vực TNB.

2


-

Xây dựng các giải pháp nâng cao HQHĐ NHBL của VCB Việt Nam (VCB) khu
vực TNB.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
-

Hoạt động NHBL của VCB Việt Nam (VCB) khu vực TNB có hiệu quả không?

-

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL của VCB Việt Nam (VCB) khu
vực TNB?

-

Làm thế nào để nâng cao HQHĐ NHBL của VCB Việt Nam (VCB) khu vực
TNB?

1.3. Phương pháp nghiên cứu tiếp cận
1.3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung đến đối tượng là hiệu quả của hoạt
động NHBL của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) khu vực TNB. Bao gồm 15

CN: Cần Thơ, Tây Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An
Giang, Châu Đốc, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Phú Quốc.
Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo CN và lãnh đạo phòng ban thuộc các CN của Ngân
hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB) khu vực TNB
Phạm vi nghiên cứu:
Về phạm vi không gian: Nghiên cứu HQHĐ NHBL của các CN trong khu vực TNB
của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam (VCB).
Về phạm vi thời gian: Nghiên cứu giai đoạn 2015-2018 là khoảng thời gian sau khi
ngân hàng này niêm yết trên thị trường chứng khoán.
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, khảo sát chuyên gia
và định lượng để tìm hiểu, mơ tả, đo lường, đánh giá HQHĐ NHBL, xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL từ đó xây dựng giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ NHBL của
VCB TNB. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:

3


-

Phân tích định tính qua so sánh tương đối, tuyệt đối, thống kê mơ tả để có được
đánh giá, nhận định, phân tích tổng hợp về thực trạng hoạt động NHBL của VCB
TNB.

-

Phân tích DEA dùng trong đo lường mức HQHĐ NHBL của VCB TNB.

-


Phân tích SWOT nhằm đánh giá HQHĐ NHBL, từ đó phân tích định tính nhằm
xác định các yếu tố ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL của VCB TNB.

-

Phân tích định lượng qua phương pháp hồi quy nhằm xác định, kiểm định lại các
yếu tố có ảnh hưởng lên HQHĐ NHBL VCB TNB.

-

Sử dụng ma trận SWOT cùng kết quả từ phân tích hồi quy tiến hành xây dựng
giải pháp nhằm nâng cao HQHĐ NHBL VCB TNB.

1.3.3. Dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng các dữ liệu sơ cấp được khai thác từ các báo cáo, đánh giá kết
quả HĐKD hàng năm trong giai đoạn 2010-2018 và dữ liệu thời điểm nhằm thu thập các
thơng tin định tính sâu về các đánh giá, nhận định, chiến lược của các nhà quản lý được
khảo sát trong thời gian từ ngày 19/2/2019 đến này 22/3/2019 của VCB TNB.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
Về mặt học thuật: Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần làm phong phú
hơn nữa về mặt phương pháp nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu HQHĐ
NHBL ở cấp độ CN. Thông qua đề tài, góp phần làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu
sâu khác về lĩnh vực hoạt động NHBL nói riêng và các lĩnh vực hoạt động khác của
NHTMnói chung.
Về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động quản
trị, xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh, nâng cao HQHĐ của VCB Việt Nam
(VCB) đặc biệt là nâng cao HQHĐ NHBL, một trong những trụ cột của ngân hàng này.
Thêm vào đó, đề tài tập trung vào nghiên cứu ở khu vực TNB, một trong những khu vực
đóng góp phần lớn doanh thu, lợi nhuận của VCB.
1.5. Kết cấu luận văn

Luận văn bao gồm 5 chương:

4


Chương 1: Giới thiệu đề tài. Chương này giới thiệu sự cần thiết và xác định vấn đề,
các mục tiêu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài.
Chương 2: Xác định vấn đề nghiên cứu. Chương này trình bày chi tiết và rõ hơn về
VCB Việt Nam (VCB) khu vực TNB, về các biểu hiện, nguy cơ tiềm ẩn, để từ đó tiến hành
xác định vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày các
lý thuyết, khái niệm làm nền tảng cho việc nghiên cứu HQHĐ NHBL của ngân hàng, các
yếu tố ảnh hưởng đến HQHĐ bán lẻ, tình hình nghiên cứu thực tiễn trong và ngồi nước
có liên quan đến đề tài. Tiếp theo đó, trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu bao gồm
khung phân tích, phương pháp tiếp cận phân tích, nghiên cứu xây dựng bảng câu hỏi khảo
sát thu thập thông tin cần thiết cho mục tiêu nghiên cứu và xử lý dữ liệu thu thập nhằm đạt
được mục tiêu nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích vấn đề nghiên cứu và xác định nguyên nhân của vấn đề.
Chương này diễn giải, mô tả các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp thu thập được từ khảo sát, đánh
giá thực trạng HQHĐ NHBL của VCB khu vực TNB, xác định các nguyên nhân dẫn đến
thực trạng bằng việc phân tích các báo cáo đánh giá hoạt động hàng năm, xác định các yếu
tố ảnh hưởng đến HQHĐ NHBL.
Chương 5: Đề xuất kiến nghị. Chương này tiếp tục sử dụng các kết luận có được từ
phân tích trong chương 4 để từ đó tiến hành xây dựng các chính sách, giải pháp cần thiết
nhằm nâng cao HQHĐ NHBL của VCB khu vực TNB. Đề xuất các kế hoạch cụ thể để
thực hiện các giải pháp. Đưa ra các bước thực hiện giải pháp pháp và xây dựng phương
pháp, quy chuẩn đánh giá hiệu quả thực hiện các giải pháp. Cuối cùng trình bày nội dung
về các hạn chế của đề tài và đưa ra những gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo.

5



CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu sơ lược về tổ chức
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu vực TNB bao gồm 15 CN trực thuộc
bao gồm: Cần Thơ, Tây Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp,
An Giang, Châu Đốc, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Bến Tre, Phú Quốc.
Mạng lưới được phủ đều khu vực TNB của Đồng Bằng Sơng Cửu Long với 49 phịng giao
dịch trực thuộc, số lượng nhân viên trên 1.450 cán bộ công nhân viên.
Các CN Khu vực TNB đang dần phát triển và đóng góp tích cực cho cả hệ thống
VCB. Ln bám sát và thực hiện tốt các trụ cột phát triển của VCB bao gồm: Bán lẻ, kinh
doanh vốn và dịch vụ. Huy động vốn, tín dụng ln hồn thành với mức cao, chất lượng
tín dụng được cải thiện đáng kể. Một số CN có kết quả thu hồi nợ ngoại bảng vượt chỉ tiêu
được Trụ sở chính giao hàng năm. Chuyển đổi mơ hình hoạt động theo đúng định hướng
của VCB.
Bên cạnh việc thực hiện HĐKD, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam khu
vực TNB luôn hướng đến sự phát triển của khu vực, tích cực áp dụng các gói cho vay hỗ
trợ lãi suất đối với các Công ty, hộ kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
2.2. Những dấu hiệu cảnh báo, biểu hiện và xác định vấn đề cần nghiên cứu
Các báo cáo đánh giá HĐKD trong năm 2018 cho thấy, hoạt động NHBL của các
CN khu vực TNB có nhiều dấu hiệu suy giảm về hiệu quả. Cụ thể:
Thu nhập từ hoạt động bán lẻ còn thấp. Thị phần vốn huy động của VCB năm 2018
chỉ chiếm có 12% thị phần huy động tiền đồng và 38% thị phần huy động ngoại tệ trong
toàn ngân hàng (Vietcombank, 2018). Doanh số thanh tốn khơng dùng tiền mặt rất thấp,
chỉ chiếm 10% tổng thanh toán (Vietcombank, 2018). Thu nhập từ hoạt động bán lẻ đóng
cịn hạn chế khi chỉ chiếm khoảng một phần tư trong tổng thu nhập của toàn hệ thống VCB.
Kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào huy động vốn và cho vay. Ngồi huy động vốn
và cho vay bán lẻ, VCB cịn triển khai nhiều sản phẩm bán lẻ khác như dịch vụ thanh toán,
thẻ, ngân quỹ, Ngân hàng điện tử. Tuy nhiên thu nhập từ dịch vụ bán lẻ khác còn chiếm tỷ
trọng khá thấp so với huy động vốn và cho vay bán lẻ,.


6


Chất lượng các sản phẩm dịch vụ bán lẻ vẫn còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm huy
động vốn chưa thật sự phong phú, chưa theo kịp với thị trường, chưa đáp ứng nhu cầu đa
dạng của khách hàng. Các sản phẩm như tiết kiệm hưu, tiết kiệm du học, tiết kiệm đầu tư
(fast-saving) chưa có tại VCB. Sản phẩm cho vay chưa đa dạng. Các dịch vụ ngân hàng
khác như: tư vấn tài chính, đầu tư, bảo quản tài sản tuy bước đầu đã được triển khai nhưng
chưa được sự quan tâm của khách hàng. Các tính năng thẻ ATM chưa được khách hàng sử
dụng hết và chỉ dừng lại ở việc rút tiền tại các trụ ATM. Các sản phẩm dịch vụ như Mobile
Banking, Internet Banking, SMS Banking chưa phổ biến rộng rãi trong đại bộ phận quần
chúng.
Hạn chế về hệ thống CN và kênh phân phối cũng khá rõ. Đến năm 2018, mạng lưới
CN đạt con số 15 CN trong toàn khu vực TNB, nhưng so với Vietinbank, VCB, Agribank
thì cịn khiêm tốn. Kênh phân phối điện tử của VCB mới chỉ cung cấp được một số dịch
vụ cơ bản như vấn tin tài khoản, chuyển khoản, thanh toán, tra cứu lịch sử các giao dịch và
thực hiện với một vài giao dịch đơn giản với giá trị nhỏ, các giao dịch phức tạp hoặc với
giá trị lớn các khách hàng vẫn phải trực tiếp đến văn phòng giao dịch của ngân hàng.
Như vậy, HQHĐ trong từng mảng hoạt động của các CN đang có dấu hiệu suy giảm.
Vấn đề đặt ra ở đây là tiến hành nghiên cứu HQHĐ NHBL của các CN khu vực TNB của
VCB là cần phải xác định rõ làm thế nào để đánh giá cụ thể về HQHĐ NHBL của VCB,
bao gồm việc đánh giá hiệu quả của từng mảng sản phẩm trong hoạt động NHBL. Nguyên
nhân do đâu dẫn đến thực trạng này và yếu tố nào là những yếu tố chính góp phần ảnh
hưởng đáng kể đến HQHĐ NHBL của các CN khu vực TNB của VCB. Từ đây xây dựng
giải pháp, các chiến lược và biện pháp thực hiện giải pháp một cách cụ thể, góp phần giải
quyết vấn đề mà VCB đang gặp phải ở khu vực này.

7



CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tóm tắt lý thuyết liên quan
3.1.1. Khái niệm, đặc điểm, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Khái niệm
Theo các chuyên gia kinh tế của học viện Công nghệ Châu Á – AIT (Mai Thế Chu,
2013): “NHBL là việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới từng cá nhân riêng
lẻ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thơng qua mạng lưới CN khách hàng có thể tiếp cận trực
tiếp với sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua các phương tiện điện tử viễn thông và
công nghệ thông tin”.
Đặc điểm
Dưới đây là một số đặc điểm chính của dịch vụ NHBL:
(1) Đối tượng khách hàng bán lẻ lớn
(2) Rất nhiều món giao dịch với giá trị của mỗi giao dịch khơng lớn nên chi phí
bình quân trên mỗi giao dịch khá cao.
(3) Luôn cải tiến cho phù hợp với nhu cầu đa dạng và gia tăng của khách hàng với
tiến bộ của cơng nghệ.
(4) Địi hỏi hạ tầng kỹ thuật công nghệ hiện đại.
(5) Nhu cầu mang tính thời điểm:
(6) Là ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô và lợi thế kinh tế theo phạm vi.
(7) Dịch vụ đơn giản, dễ thực hiện.
(8) Độ rủi ro thấp.
Các sản phẩm chính
(1) Huy động vốn từ khách hàng cá nhân và SMEs
(2) Dịch vụ cho vay/tín dụng bán lẻ
(3) Dịch vụ thanh tốn
(4) Dịch vụ ngân hàng điện tử
(5) Dịch vụ thẻ

8



3.1.2. Hiệu quả hoạt động ngân hàng bán lẻ
3.1.2.1. Khái niệm
NHTM thực chất được coi là một doanh nghiệp HĐKD trên lĩnh vực tiền tệ và do
vậy HQHĐ của NHTM được đánh giá dựa trên khái niệm về hiệu quả kinh tế. Hay đơn
giản, hiệu số giữa doanh thu và chi phí hoạt động là một trong những biểu trưng đơn giản
nhất để thể hiện trạng thái hiệu quả này: Lợi nhuận=Doanh thu-Chi phí, trong đó doanh
thu bao gồm: Thu nhập từ lãi tiền vay, lãi tiền gửi, thu dịch vụ thanh toán trong nước, thu
dịch vụ thanh toán quốc tế, thu dịch vụ ngân quỹ, kinh doanh ngoại hối, thu dịch vụ... Cịn
Chi phí bao gồm: Chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi quản lý...
Hoạt động bán lẻ là một trong những hoạt động chính và cơ bản trong danh sách các
hoạt động cốt lõi của các ngân hàng thương mại, và HQHĐ kinh doanh của NHTM cũng
bao gồm HQHĐ kinh doanh NHBL. Do đó, khái niệm HQHĐ NHBL là một phạm trù
tương tự với khái niệm hoạt động ngân hàng thương mại. Trong đó, HQHĐ bán lẻ được
hiểu là trạng thái mà mảng dịch vụ bán lẻ thu được lợi nhuận thuần từ bán lẻ tối đa với chi
phí cho hoạt động này ở mức tối thiểu. Thể hiện đơn giản theo công thức sau:
HQ=LN=DT-CP
Trong đó: HQ: Hiệu quả HĐKD NHBL;
DT: Doanh thu HĐKD NHBL;
CP: Chi phí HĐKD NHBL;
LN: Lợi nhuận HĐKD NHBL.
Như vậy, bản chất của hiệu quả HĐKD NHBL phản ánh chất lượng các HĐKD
NHBL; nâng cao hiệu quả HĐKD NHBL cũng chính là nâng cao chất lượng các hoạt động
này. (Mai Thế Chu, 2013).
HQHĐ NHBL ở cấp CN
HQHĐ ngân hàng ở cấp CN trong ngành tài chính đã được khá nhiều nghiên cứu
khai thác (Sherman & Gold, 1985; Avkiran, 1999; Boufounou, 1995; Camanho & Dyson,
2005a; Boufounou, 1995). Sherman & Gold (1985) cho rằng hiệu quả của một CN về bản
chất cũng tương tự với hiệu quả ở cấp tổ chức. Tuy nhiên cũng có một vài điểm khác biệt

đáng chú ý khi nghiên cứu HQHĐ ngân hàng ở cấp CN. Chẳng hạn khi sử dụng các thông
9


số liên quan đến thu nhập như tỷ lệ lợi nhuận chia cho mức đầu tư trung bình trong CN (tỷ
lệ này cũng có thể sử dụng để so sánh HQHĐ giữa các CN) để đánh giá mức HQHĐ của
một CN hay những thông số tỷ lệ khác được ghi nhận trong bảng kế toán để các nhà quản
lý đánh giá được nguồn gốc và xu hướng của lợi nhuận.
3.1.2.2. Đo lường HQHĐ NHBL ở cấp độ CN
Hiệu quả HĐKD NHBL tại NHTM là một trong những nhân tố cấu thành hiệu quả
HĐKD ngân hàng. Do đó, hiệu quả HĐKD NHBL khơng thể đánh giá một cách hồn tồn
riêng lẻ mà phần lớn được đánh giá dựa trên tổng thể HĐKD của ngân hàng, đồng thời có
xét đến các yếu tố đóng góp của hoạt động bán lẻ (Mai Thế Chu, 2013).
Bên cạnh đó, HQHĐ NHBL có thể được đo lường bằng nhiều cách khác nhau và tài
liệu học thuật cung cấp nhiều cách tiếp cận và ứng dụng khác nhau (Fethi & Pasiouras,
2010; Quaranta, et al., 2018). Thực thế, trong khi một số nghiên cứu tiếp cận đánh giá hiệu
quả CN thống qua việc sử đo lường chỉ một, hoặc hai tiêu chí thể hiện hiệu quả, cách tiếp
cận này cịn gọi là sử dụng các thơng số tỷ lệ, và thường những thơng số này đều có sẵn
trong các bảng báo cáo kế toán (Schweser & Temte, 2002; Mai Thế Chu, 2013; Huỳnh
Trung Quốc Thái, 2014; Hà Thu Ngọc, 2016). Tuy nhiên việc sử dụng các tỷ lệ đơn lẻ đã
không thể phản ánh đầy đủ chức năng của một CN.
Một vài nhà nghiên cứu khác đã cố gắng đánh giá hiệu suất CN ngân hàng từ việc
kết hợp cùng lúc nhiều quan điểm khác nhau (Portela & Thanassoulis, 2007; Manandhar
& Tang, 2002; Paradia, et al., 2011; Giokas, 2008). Chẳng hạn, Athanassopoulos (1997)
đã đánh giá hiệu quả của CN trong việc quản lý tài khoản và xử lý các giao dịch, và chuyển
đổi chi phí hoạt động của CN thành các sản phẩm tài chính. Manandhar và Tang (2002)
đánh giá hiệu quả sản xuất CN và lợi nhuận dựa trên khái niệm chuỗi lợi nhuận dịch vụ.
Trong khi, Portela & Thanassoulis (2007) đã đánh giá hiệu suất của CN trong việc thúc
đẩy việc sử dụng các kênh giao dịch mới, tăng doanh số và cơ sở khách hàng và tạo ra lợi
nhuận. Giokas (2008) lại đánh giá hiệu suất CN bằng ba cách tiếp cận: đối chiếu chi phí

hoạt động của CN với khối lượng sản phẩm tài chính và số lượng giao dịch, và so sánh
khối lượng chi phí chung (lãi và khơng lãi) với khối lượng lợi nhuận được tạo ra. Hay
Paradia, et al. (2011) tương tự như Manandhar và Tang (2002) tiếp cận đánh giá hiệu quả
10


từ cả hai phía cá thể và tổng thể, nhưng lại phát triển tiếp cận hai giai đoạn nhằm cung cấp
một phương pháp phù hợp hơn trong việc đánh giá hiệu quả tổng thể của CN. Trong đó
tiếp cận 3 khía cạnh của hiệu quả CN ngân hàng gồm sản xuất, lợi nhuận và trung gian.
Điều này cung cấp một bức tranh tồn diện về hiệu quả CN hơn vì tính chất phức tạp và đa
chiều của nó. Đó cũng là lý do khiến hiệu quả ngân hàng khó đo lường là họ cung cấp
nhiều sản phẩm, có các dịch vụ phức tạp (nhiều trong số đó phụ thuộc lẫn nhau), cung cấp
một số dịch vụ khơng được thanh tốn trực tiếp và phức tạp các quy định của chính phủ có
thể ảnh hưởng đến cách thức cung cấp hoặc giá cả dịch vụ. Với những trường hợp này, rõ
ràng là khơng có một cách nào để nắm bắt chính xác hiệu suất của CN và rõ ràng cần phải
có một bộ số liệu kết hợp (Paradia, et al., 2011; Quaranta, et al., 2018). Mới đây nhất,
Quaranta, et al. (2018) đã sử dụng kết hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc đo
lường hiệu quả CN ngân hàng.
Tóm chung lại dù nhiều cách tiếp cận, hay nhiều phương pháp đã được sử dụng
trong việc đo lường hiệu quả của các CN ngân hàng thì vẫn có một số tiếp cận thường thấy
gồm: (1) tiếp cận các thông số tỷ lệ đơn truyền thống (Quaranta, et al., 2018; Coelli, et
al., 2005; Mai Thế Chu, 2013; Hoàng Thị Thanh Hằng, 2016); (2) tiếp cận kết hợp nhiều
nhân tố thông qua hàm hồi quy (Berger, et al., 1993; Hensel, 2003; Murphy & Orgler,
1982; Boufounou, 1995); (3) tiếp cận kết hợp nhiều nhân tố dựa trên việc xác định các
hàm biên của sản xuất hoặc chi phí (Camanho & Dyson, 1999; Avkiran, 1999; Camanho
& Dyson, 2005a; Sharma, et al., 2013; Quaranta, et al., 2018). Cụ thể:
Cách tiếp cận đầu tiên và truyền thống nhất là dựa trên các tỷ lệ (Quaranta, et al.,
2018). Ba loại tỷ lệ chung, thường được đề xuất để đo lường hiệu quả của CN ngân hàng
là: Chỉ số năng suất một phần (PFPI), Chỉ số hiệu quả (EI) và Chỉ số năng suất nhân
tố tổng hợp (TFPI). PFPI được xác định bằng cách lấy tỷ lệ giá trị do ngân hàng tạo ra (ví

dụ: tổng cho vay, ký quỹ trung gian, giá trị gia tăng, v.v.) hoặc thước đo tổng khối lượng
công việc (số lượng giao dịch) mang chia cho cho số lượng lao động hoặc vốn được sử
dụng (được đo theo số lượng nhân viên, số giờ làm việc, máy tính, v.v.) mà khơng xem xét
chi phí cụ thể của tài nguyên. Ngược lại, các tỷ lệ EI thường so sánh chi phí đầu vào với
doanh thu hoặc tổng tài sản hoặc với các chi phí khác để định lượng giá trị được tạo ra.
11


Cuối cùng, TFPI cùng xem xét (ít nhất) cả lao động và vốn là đầu vào và cân nhắc chúng
theo mẫu số của tỷ lệ, thường sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas (Coelli, et al., 2005).
Tỷ số là thước đo quan trọng của hiệu quả vì chúng cung cấp thơng tin về hiệu suất của
từng CN một cách dễ tính toán và dễ hiểu. Thực vậy, hầu như nhiều nghiên cứu đánh giá
hiệu quả ngân hàng ở Việt Nam đều sử dụng cách tiếp cận này vì tính phổ qt và dễ tiếp
cận của chúng như (Mai Thế Chu, 2013; Phạm Thị Bích Lương, 2006; Hồng Thị Thanh
Hằng, 2016; Đào Lê Kiều Oanh, 2012).
Dù vậy, việc sử dụng các tỷ lệ này cũng có khá nhiều những hạn chế dễ nhận biết:
(1) về bản chất chúng là lợi nhuận không đổi theo tỷ lệ và điều này không phải lúc nào
cũng hiệu quả trong CN ngân hàng; (2) chúng không hỗ trợ các sáng kiến cải tiến (Paradi
& Zhu, 2013). Cụ thể, đầu tiên, việc tính tốn các tỷ lệ PFPI bằng cách xem xét một đầu
vào tại một thời điểm, cung cấp một cái nhìn khơng đầy đủ về hiệu quả CN ngân hàng,
khơng phù hợp với tính chất đa chiều (Quaranta, et al., 2018) của hiệu quả CN. Thực vậy,
Avkiran (2006) đã giải thích rõ ràng, chỉ tập trung vào các chỉ số hiệu suất chính riêng lẻ
có thể hạn chế các suy luận có thể được rút ra hoặc nó có thể làm sai lệch phân tích do
thiếu quan điểm đa chiều cần thiết để nắm bắt các hoạt động phức tạp của các tổ chức có
nhiều HĐKD. Hơn thế, PFPI chỉ có thể được so sánh cùng một lúc, cần giả thuyết rằng các
đầu vào khác là cố định (Quaranta, et al., 2018) và có thể cung cấp thông tin không nhất
quán và sai lệch khi các PFPI khác nhau đưa ra các giá trị không giống nhau (Coelli, et al.,
2005; Paradia, et al., 2011). Thứ hai, đối với các tỷ lệ EI, các giá trị mà các CN khác nhau
thể hiện có thể được tạo ra bởi giá đầu ra và đầu vào khác nhau, và không chỉ bởi các mức
hiệu quả kỹ thuật (Coelli et al., 2005). Hơn thế, các tỷ lệ này lại chịu sự ảnh hưởng lớn bởi

các quy tắc và chính sách kế tốn. Cịn hạn chế của TFPI liên quan đến sự phức tạp của
việc lựa chọn tất cả các yếu tố đầu vào để xem xét và sự cần thiết phải xác định chức năng
sản xuất mà khơng có bất kỳ bằng chứng nào về độ tin cậy của nó.
Cách tiếp cận thứ hai để đo lường hiệu quả dựa trên hồi quy tiêu chuẩn trong đó
thước đo đầu ra được xác định là biến phụ thuộc và một loạt các đầu vào được coi là biến
độc lập (Berger, et al., 1993; Hensel, 2003; Murphy & Orgler, 1982; Boufounou, 1995).
Tuy vậy, phương pháp vẫn có một số hạn chế có liên quan. Đầu tiên, nó yêu cầu chọn một
12


hàm sản xuất hoặc chi phí được xác định trước. Vấn đề này có thể kiểm sốt được bằng
cách chọn một hàm nói chung ví dụ như hàm logarit chuyển đổi. Thứ hai, hồi quy tiêu
chuẩn chỉ có thể quản lý các mối quan hệ nhiều đầu vào – một đầu ra, trong khi ở CN ngân
hàng, các đầu vào khác nhau (lao động, máy móc, khơng gian, quỹ tài chính, v.v.) được sử
dụng để tạo ra nhiều đầu ra (giao dịch, thế chấp, cho vay, khách hàng sự hài lịng, v.v.). Và
cuối cùng, một mơ hình hồi quy tiêu chuẩn chỉ có thể chỉ ra mức hiệu quả trung bình, mà
khơng cung cấp thước đo về sự kém hiệu quả so với mức tốt nhất trong danh sách nghiên
cứu (Soteriou, et al., 1998). Mặc dù đây là một công cụ dự báo hữu ích để đạt được giá trị
hiệu quả dự kiến trung bình cho một CN mới, nhưng nó khơng đánh giá được sự kém hiệu
quả của các CN hiện có.
Cách thứ ba để đo lường hiệu quả dựa trên việc xác định các hàm biên của sản xuất
hoặc chi phí (bảng 3.3). Trong đó tiếp cận nổi tiếng là sử dụng tiếp cận dạng hàm frontier
(Sharma, et al., 2013; Quaranta, et al., 2018). Gồm các tiếp cận tham số (gồm các mơ hình
DFA; SFA và TFA) và tiếp cận phi tham số (gồm các mơ hình DEA và FDH). Hai hướng
nghiên cứu thường gặp là: (1) nghiên cứu đo lường hiệu quả các CN ngân hàng và (2) là
nghiên cứu so sánh mức hiệu quả của các CN sau đo lường với nhau, có thể so sánh giữa
các CN với nhau trong danh sách nghiên cứu hoặc so sánh giữa các phương pháp tiếp cận
đo lường khác nhau. Thứ nhất, về đo lường HQHĐ, các nghiên cứu thường lựa chọn mơ
hình DEA thay vì các mơ hình khác và phát triển mơ hình này cho việc tiếp cận đo lường
hiệu quả của các CN. Thực vậy, (Cook, et al., 2000) đã phát triển cách tiếp cận DEA cụ

thể để quản lý các tình huống trong đó các đầu vào được chia sẻ bởi nhiều hoạt động khác
nhau. (Camanho & Dyson, 2005a) đã định nghĩa mơ hình DEA để đo lường hiệu quả chi
phí khi thơng tin về giá không đầy đủ. (Holod & Lewis, 2011) đề xuất một mơ hình DEA
cụ thể để giải quyết các vấn đề truyền thống liên quan đến vai trò của tiền gửi là đầu vào
hoặc đầu ra. Thứ hai, hướng nghiên cứu thiên về việc so sánh kết quả của hai cách tiếp cận
khác nhau để hiểu lý do của sự khác biệt và/hoặc để rút ra ý nghĩa quản lý. Chẳng hạn,
Avkiran (2011) đã so sánh kết quả của ứng dụng DEA với các tỷ số tài chính thường được
sử dụng để đánh giá và quản lý hiệu suất ngân hàng. Hay điển hình hơn là Quaranta, et al.

13


(2018) đã kết hợp rất nhiều mơ hình đo lường hiệu quả (cả 5 mơ hình kinh tế lượng trong
bảng 3.3) và so sánh các kết quả thu được.
Trong nghiên cứu này, tác giả dự định lựa chọn hai tiếp cận cho việc đánh giá, mô
tả một bức tranh đầy đủ và chi tiết về hiệu quả bán lẻ VCB TNB là tiếp cận dựa trên các
thông số tỷ lệ đơn và tiếp cận qua phân tích tổng hợp nhiều yếu tố với phân tích hàm sản
xuất/chi phí biên bằng mơ hình DEA. Lý do tác giả lựa chọn hai tiếp cận này vì: (1) tính
đơn giản, dễ thu thập dữ liệu khi sử dụng các thơng số có sẵn trong các báo cáo kế tốn để
tính tốn các tỷ lệ đo lường hiệu quả của các CN; (2) tiếp cận các hàm biên về sản xuất và
chi phí đối với một CN sẽ giúp nghiên cứu nắm bắt được rõ ràng hiệu quả từng hoạt động
của CN khi sử dụng một bộ dữ liệu với sự kết hợp tổng hợp nhiều nhân tố cùng lúc; (3)
thêm vào đó, kỹ thuật DEA là một kỹ thuật khá phổ biến, dễ hiểu, dễ nắm bắt và được rất
nhiều nghiên cứu không những trong nước và Việt Nam đã áp dụng trong lĩnh vực đánh
giá hiệu quả ngân hàng (bảng 3.4); (4) trong một nghiên cứu ứng dụng, tác giả không tập
trung vào việc phát triển một phương pháp tiếp cận mới, hay kỹ thuật đánh giá mở rộng
nào, tác giả mong muốn sử dụng những cơng cụ hữu ích nhất, dễ nắm bắt nhất và phổ biến
nhất để có được một bức tranh toàn diện khi thực hiện mục tiêu đánh giá thực trạng hiệu
quả bán lẻ của các CN ngân hàng.


14


×