Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề Kiểm tra văn 7 học kì I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.06 KB, 2 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1 ( 1 điểm): Chép thuộc lòng 4 câu cuối bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi.
Câu 2 (1 điểm): Có thể dùng từ đàn bà thay cho từ phụ nữ trong câu “Phụ nữ Việt Nam anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang.” Không? Vì sao?
Câu 3 (1 điểm): Đặt một câu có từ Hán Việt, gạch chân từ Hán Việt được sử dụng.
Câu 4: (2 điểm): Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 -8 câu), nội dung tự chọn có sử dụng biện pháp điệp
ngữ.
Câu 5 (5 điểm): Cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh :
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước
(1947)
Hết
Nội dung kiểm tra
Các mức độ
TS
Biết Thông hiểu và
vận dụng ST
Côn sơn ca
Từ Hán Việt
Đặt câu với từ Hán Việt
Viết đoạn văn có sử dụng BP điệp ngữ
TLV: cảm nghỉ về 1 bài thơ
C1 (1 đ)
C2 (1 đ)
C3 (1 đ)
C4 (2 đ)
C5 (5 đ)


1
1
1
1
1
Tổng số câu 4 1 5
Tổng số điểm 5 5 10
HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
Câu 1: ( 1 điểm)
Chép thuộc lòng bốn câu cuối bài thơ “ Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi.
- Chép đúng bốn câu cuối:
“ Trong ghềnh thông mọc như nêm,
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có trúc bóng râm,
Trong màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.”
- Sai, thiếu 2 từ trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm.
- Sai 2 dấu câu trở lên trừ 0,25 điểm.
- Không ghi tên tác phẩm, tác giả trừ 0,25 điểm.
- Sai trật tự dòng thơ trừ 0,5 điểm.
Câu 2: (1 điểm)
Có thể dùng từ đàn bà thay cho từ phụ nữ trong câu sau đây được không? Tại sao?
Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.
- Không thể dùng từ đàn bà thay cho từ phụ nữ. (0,5 đ)
- Từ phụ nữ thể hiện sắc thái biểu cảm: trang trọng, tôn vinh…. (0,5 đ)
Câu 3: (1 điểm)
Đặt được một câu có từ Hán Việt. (0,5điểm). Gạch dưới từ Hán Việt (0,5 đ)
Câu 4: (2 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (từ 6-8 câu), nội dung tự chọn. Đoạn văn có sử dụng biện pháp

điệp ngữ.
- Đoạn văn có nội dung rõ ràng, sử dụng được biện pháp điệp ngữ (1điểm)
- Gạch dưới biện pháp điệp ngữ đó. (1 điểm).
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc. (1 điểm)
Tùy theo mức độ làm bài của học sinh, giám khảo xem xét và cho điểm phù hợp với thực tế.
Câu 4: ( 5 điểm)
Cảm nghĩ về bài thơ “ Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
A.Yêu cầu:
- Có những cảm xúc sâu sắc về bài thơ ( nội dung, nghệ thuật, tình cảm của tác giả…)
- Bài làm đủ ba phần của bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
- Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc .Từ dùng chính xác. Văn có cảm xúc. Trình bày sạch đẹp,
chữ viết rõ ràng, dễ đọc , không sai phạm lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
B. Biểu điểm:
Điểm Nội dung
5 Bài làm tốt. Đáp ứng được các yêu cầu trên.
4 Bài làm khá tốt. Thể hiện được cảm xúc sâu sắc. Từ ngữ trong sáng.
Chữ rõ sạch. Mắc từ 1-2 lỗi chính tả, lỗi từ ngữ và ngữ pháp.
3 Bài làm khá. Thể hiện cảm xúc chân thành. Diễn đạt trôi chảy, từ dùng
chính xác. Chữ viết dễ đọc. Mắc không quá 3 lỗi chính tả, lỗi ngữ
pháp.
2,5 Bài làm trung bình. Cảm xúc chưa sâu sắc. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng.
Mắc không quá 4 lỗi chính tả, lỗi dùng từ, ngữ pháp.
2 Bài làm yếu. Ý chung chung, sơ sài. Mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng
từ, ngữ pháp.
1 Chỉ viết vài dòng. Lạc đề.
0 Bỏ giấy trắng.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×