Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 161 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN ĐÌNH TUẤN ANH

HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM
Chuyên Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
NGND.GS.TS.NGUYỄN THANH TUYỀN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoạt động sáp nhập và mua lại
của các Ngân hàng Thương Mại Việt Nam” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi,
dưới sự hướng dẫn của NGND.GS.TS.Nguyễn Thanh Tuyền. Các số liệu trong bài
là trung thực, tôi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên
cứu này.
Bình Dương, Ngày……Tháng ……Năm……..
Tác giả luận văn

Nguyễn Đình Tuấn Anh



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1

Giới thiệu đề tài .............................................................................................1

1.2

Sự cần thiết của đề tài ....................................................................................1

1.3

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................4

1.4

Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................4

1.5

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................5

1.6

Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................5


1.7

Kết cấu của luận văn ......................................................................................5

1.8

Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu........................................................5

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA
LẠI .............................................................................................................................. 7
2.1 Giới thiệu chung ................................................................................................7
2.2 Nền tảng lý thuyết về hoạt động sáp nhập và mua lại .......................................8
2.2.1 Tổng quan về M&A ....................................................................................8
2.2.1.1 Khái niệm về M&A ..............................................................................8
2.2.1.2 Các hình thức M&A ............................................................................10
2.2.1.3 Các phương thức thực hiện M&A ......................................................13
2.2.1.4 Quy trình tiến hành M&A ...................................................................18
2.2.2

Những động lực và hạn chế của hoạt động M&A ................................26

2.2.2.1

Những động lực để thực hiện M&A ..............................................27

2.2.2.2

Những hạn chế của hoạt động M&A .............................................32


2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan và bài học rút ra về hoạt động sáp
nhập và mua lại cho Việt Nam ..............................................................................36
2.3.1 Lược khảo các nghiên cứu liên quan về hoạt động M&A trên thế giới ....36


2.3.2
Nam

Bài học rút ra từ các nghiên cứu liên quan cho hoạt động M&A tại Việt
………………………………………………………………………..40

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2015 ..... 44
3.1 Giới thiệu chung ..............................................................................................44
3.2 Thực trạng hoạt động của ngành ngân hàng ....................................................44
3.3 Thực trạng các thương vụ M&A giữa các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
2011-2015 ..............................................................................................................51
3.3.1 Thực trạng các vấn đề của các ngân hàng trước khi M&A ......................52
3.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng sau M&A ................57
3.4 Triển vọng của hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 20162020 .......................................................................................................................60
3.4.1. Nhóm chỉ số FSIs của các NHTM Việt Nam ...........................................61
3.4.1.1 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm I ...........................61
3.4.1.2 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm II ..........................63
3.4.1.3 Nhóm chỉ số FSIs của các ngân hàng trong nhóm III .........................65
3.4.2 Năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam so với các ngân hàng trong
khu vực Đông Nam Á.........................................................................................68
CHƢƠNG 4: PHƢƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .... 72
4.1 Giới thiệu chung ..............................................................................................72
4.2 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu ................................................................72
4.2.1 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................72

4.2.2 Dữ liệu nghiên cứu ....................................................................................73
4.2.2.1 Cách thức thu thập dữ liệu ..................................................................73
4.2.2.2 Độ tin cậy và tính đạo đức của đối tượng tham khảo .........................74
4.2.2.3 Các câu hỏi nghiên cứu chính .............................................................74
4.3 Kết quả nghiên cứu ..........................................................................................75
4.3.1 Bảng tổng hợp kết quả từ các chuyên gia..................................................75
4.3.2 Kết quả nghiên cứu....................................................................................78
CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NHTM VIỆT
NAM ......................................................................................................................... 85


5.1 Giới thiệu chung ..............................................................................................85
5.2 Những nhân tố thúc đẩy hoạt động M&A của cácNHTM Việt Nam phát triển
trong thời gian tới ..................................................................................................85
5.3 Giải pháp cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới
...............................................................................................................................87
5.3.1 Các vấn đề gây cản trở cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam
trong thời gian tới ...............................................................................................87
5.3.2 Giải pháp cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong thời gian
tới
……………………………………………………………………..…88
5.3.2.1 Đối với các NHTM Việt Nam.............................................................88
5.3.2.2 Đối với Chính Phủ ..............................................................................92
5.3.2.3 Đối với NHNN ....................................................................................93
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ABBank

Ngân hàng An Bình

ACB

Ngân hàng TMCP Á Châu

AEC

ASEAN Economic Community- Cộng Đồng
Kinh Tế ASEAN

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn VN

AMCs

Asset Management Company- Các công ty
quản lý tài sản

BacABank

Ngân hàng Bắc Á

BaoVietBank, BVB

Ngân hàng Bảo Việt


BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BIDV, BID

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

CAR

Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn

DAB, DongABank

Ngân hàng Đông Á

DaiABank

Ngân hàng Đại Á

Eximbank, EIB

Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Ficombank


Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

FSIs

Financial Soundness Indicators - Nhóm chỉ số
lành mạnh tài chính

GDP

Gross Domestic Product- Tổng thu nhập quốc
gia

GPBank

Ngân hàng Dầu Khí Tồn Cầu

GS, PGS

Giáo sư, Phó Giáo sư


Habubank

Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội

HDBank

Ngân hàng Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh


KienLongBank

Ngân hàng Kiên Long

LienVietPostBank, LPB

Ngân hàng Bưu Điện Liên Việt

M&A

Mergers and Acquisitions - Sáp nhập và mua lại

Maritime Bank

Ngân hàng Hàng Hải Việt Nam

MBO

Management buyout- Mua lại cổ phần để giữ
quyền quản lý

MDB

Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kong

MHB

Ngân hàng TMCP Phát Triển Nhà Đồng Bằng
Sông Cửu Long


Military Bank, MBB

Ngân hàng Quân Đội

Nam A Bank

Ngân hàng Nam Á

National Citizen Bank, NCB

Ngân hàng Quốc Dân

Ngoại Thương Việt Nam,VCB

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà Nước

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

OCB


Ngân hàng Phương Đông

OceanBank

Ngân hàng Đại Dương

Petrolimex Group Bank, PG
Bank
Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex
PVcom Bank

Ngân hàng Đại chúng

ROA

Return On Assets - Tỷ suất sinh lời trên tài sản


ROE

Return On Equity- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ
sở hữu

Sacombank, STB

Ngân hàng Sài Gịn Thương Tín

Sài Gịn, SCB

Ngân hàng Sài Gịn


Saigonbank, SGB

Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương

SeABank

Ngân hàng Đơng Nam Á

SHBank, SHB

Ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội

Southern Bank

Ngân hàng Phương Nam

TCTD

Tổ chức Tín Dụng

Techcombank

Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

TinNghiaBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa

TPBANK


Ngân hàng Tiên Phong

TPP

Trans-Pacific Partnership- Hiệp Định Đối Tác
Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương

TS

Tiến sĩ

TT1

Thị trường 1

UBCKNN

Ủy Ban Chứng Khốn Nhà Nước

USD ($)

Đơ la Mỹ

VAMC

Vietnam Asset Management Company- Công ty
Quản lý Tài sản của các Tổ Chức Tín Dụng
Việt Nam


VIB

Ngân hàng Quốc tế

VIET CAPITAL BANK

Ngân hàng Bản Việt

VietABank, VAB

Ngân hàng Việt Á

VietBank

Ngân hàng Việt Nam Thương Tín


Vietinbank, CTG

Ngân hàng Công Thương Việt Nam

VN

Việt Nam

VNCB

Ngân hàng Xây Dựng

VND


Việt Nam Đồng

VPBank, VPB

Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng

WesternBank

Ngân hàng TMCP Phương Tây

WTO

World Trade Organization- Tổ Chức Thương
Mại Quốc Tế


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Các thương vụ M&A của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015…52
Bảng 3.2: Các chỉ số tài chính cơ bản của các ngân hàng bị M&A từ năm 20112014………………………………………………………………………………...55
Bảng 3.3: Tình hình hoạt động kinh doanh của SCB từ 2011-2014……………… 57
Bảng 3.4: Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng SHB từ 2012-2014……58
Bảng 3.5: Các chỉ số tài chính cơ bản của Pvcombank và HDBank trong 2 năm
2013- 2014…………………………………………………………………………59


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Giới thiệu đề tài

Hoạt động sáp nhập và mua lại (Mergers and Acquisitions, viết tắt M&A) là
một trong các chiến lược kinh doanh quan trọng để giúp gia tăng quy mô lớn, mạng
lưới hoạt động và sức mạnh cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp cũng như là một
trong các biện pháp nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp giai đoạn hậu khủng hoảng
kinh tế và đã từng áp dụng rất nhiều ở các quốc gia khác nhau trong các cuộc khủng
hoảng kinh tế trên thế giới. Do đó, đề tài về hoạt động M&A ngân hàng là hết sức
phù hợp trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
1.2 Sự cần thiết của đề tài
Theo dõi tình hình phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam trong thời gian qua - giai đoạn 2011-2015, người viết tự đặt ra một nghi
vấn là trong tương lai (sau năm 2020) khi Việt Nam hội nhập hoàn tồn với thế giới
thì các NHTM Việt Nam có cịn tồn tại và phát triển được không hay sẽ bị đào thải.
Ngược dòng lịch sử về năm 2005, một năm cột mốc đánh dấu sự xuất hiện
một trào lưu hình thành các ngân hàng khi có những thơng tin về việc Việt Nam gia
nhập vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO), với quy mô vốn điều lệ đăng ký
dao động từ 1.000-3.000 tỷ đồng. Các hồ sơ xin đăng ký khi đó có khơng ít đến từ
tập đồn, tổng công ty nhà nước, một số bộ không liên quan tới kinh tế, cũng quyết
xin cho được một ngân hàng của riêng ngành mình, thậm chí có tỉnh cũng muốn xin
phép thành lập. Cùng với sự thăng hoa trên thị trường chứng khoán thời kỳ đầu gia
nhập WTO, cổ phiếu ngân hàng luôn được xem là một trong những cổ phiếu hấp
dẫn nhà đầu tư nhất. Thậm chí, hồ sơ đăng ký chưa đến lượt xem xét, trên thị trường
cổ phiếu đã được rao bán với giá cao hơn nhiều mệnh giá. Người làm ngân hàng
thời đó nói vui, chỉ cần xin được giấy phép thành lập thì ngay hơm sau đã có lãi vài
lần.
Sự ra đời một cách ồ ạt của các ngân hàng mới nhưng thiếu sự chuẩn bị chi tiết
cần thiết và chuyên môn nghiệp vụ, cộng thêm sự gia tăng mạnh mẽ quy mô vốn và
mạng lưới hoạt động của các ngân hàng khi đó cùng với sự chuyển đổi hình thức


2


hoạt động của một số ngân hàng từ ngân hàng nông thôn sang ngân hàng đô thị với
số vốn tăng lên gấp nhiều lần (điển hình, Ngân hàng An Bình từ vốn 165 tỷ tăng lên
1000 tỷ năm 2005, Ngân hàng Kiên Long từ 100 tỷ lên 580 tỷ năm 2006, Ngân
hàng Xăng dầu Petrolimex từ 135 tỷ cuối năm 2005 lên 1000 tỷ năm 2007…) thông
qua phát hành cổ phiếu mới trên thị trường chứng khốn nhưng trình độ quản lý và
công nghệ, con người chưa bắt nhịp kịp với sự gia tăng đó. Qua đó, đã tạo ra một áp
lực kinh doanh rất lớn cho các nhà quản trị ngân hàng để có thể tạo ra lợi nhuận đủ
để làm thỏa mãn yêu cầu của các cổ đông cũng như thu hút nhân tài ngân hàng về
làm việc trong thời kỳ đó. Bên cạnh đó, làn sóng nhà nhà chơi chứng khoán, mua
bán bất động sản một cách vô ý thức đã đẩy giá lên của các chứng khoán và bất
động sản lên cao quá so với giá trị thật của chính nó và vơ hình chung đã hình thành
bong bóng về chứng khốn và bất động sản có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Thêm
nữa, việc các ngân hàng liên tục mở rộng thêm các chi nhánh, phòng giao dịch, việc
tuyển gấp hàng loạt các sinh viên mới ra trường hoặc có khi đang chuẩn bị ra trường
với mức lương rất cao, bất kể trình độ và kĩ năng nghiệp vụ để đáp ứng được tốc độ
tăng của quy mô trong thời gian này cũng là một vấn đề rất đáng quan ngại lúc bấy
giờ.
Hậu quả cộng hưởng xấu của các yếu tố trên bắt đầu xuất hiện với sự bùng nổ
của bong bóng bất động sản, thị trường chứng khốn và tình trạng cấp tín dụng một
cách vơ tội vạ mà khơng theo quy trình chuẩn hay có khi cịn làm giả các giấy tờ
chứng minh thu nhập hoặc định giá tài sản bảo đảm tăng lên để hưởng hoa hồng của
các cán bộ tín dụng của các ngân hàng trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả là nợ
xấu các ngân hàng gia tăng trên diện rộng do nguồn khách hàng vay vốn của các
ngân hàng thời đó chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực chứng khoán và bất động sản, sự
khủng hoảng của hai thị trường này làm các khách hàng này mất khả năng thanh
tốn nợ vay ngân hàng.
Đứng trước tình hình này, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra đề án 254
“Cơ cấu lại hệ thống các Tổ chức tín dụng (TCTD) giai đoạn 2011-2015” với mục
tiêu: “tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động



3

của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ
chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động
ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2 ngân hàng
thương mại có quy mơ và trình độ tương đương với các ngân hàng trong khu vực”.
Tuy nhiên, những diễn biến trong thực tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam
từ năm 2011 đến nay (tháng 9 năm 2015) vẫn chưa có nhiều các thương vụ sáp nhập
và mua lại giữa các ngân hàng và nếu có cũng chỉ là các thương vụ mang nặng yếu
tố lợi ích nhóm cổ đơng lớn hơn là lợi ích cho các bên ngân hàng tham gia, thêm
nữa, trong giai đoạn này cũng chưa hình thành được một ngân hàng thương mại
Việt Nam nào có quy mơ vốn đủ lớn để có thể trở thành đối trọng so với các ngân
hàng trong khu vực trong tương lai.
Tổng kết lại toàn bộ quá trình lịch sử của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ
trước đến nay qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, người viết có sự nhìn nhận
chung nhất về hoạt động của các ngân hàng Việt Nam, đó là sự bị động của các
ngân hàng trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng, sự thiếu chuẩn bị
đầy đủ và cần thiết cho những bước nhảy vọt về chất trong từng giai đoạn phát
triển, việc chỉ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn mà khơng vươn tầm nhìn của
mình bao qt hơn, một góc nhìn thế giới quan rộng hơn đểcó sự chuẩn bị tốt hơn
cho những chuyển biến trong tương lai với mục tiêu lợi ích lâu dài và bền vững, đây
là một yếu điểm chung của đa phần người dân Việt Nam, và có thể hiểu thơng qua
câu “nước đến chân mới nhảy”.
Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải hành động một cách chủ
động hơn, tích cực hơn và nhanh chóng hơn để gia tăng quy mô vốn, nâng cao sức
mạnh cạnh tranh, nâng cao trình độ quản lý và cơng nghệ…. thông qua hoạt động
sáp nhập và mua lại nếu không muốn bị đào thải trong tương lai không xa với việc
Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 2020 theo các

hiệp định thương mại quốc đã ký (TWO, AEC, TPP). Do đó, người viết chọn
nghiên cứu đề tài: “Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng thương mại
Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.


4

1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Có 4 mục tiêu chính, đó là:
Một: Nắm vững được những kiến thức nền tảng về hoạt động sáp nhập và mua
lại ngân hàng để có cái nhìn đúng đắn hơn, chính xác hơn về hoạt động sáp nhập và
mua lại. Qua đó, tạo ra động lực và sự chủ động hơn từ phía các ngân hàng thương
mại Việt Nam trong việc tìm kiếm đối tác để tiến hành sáp nhập và mua lại ngân
hàng.
Hai: Hiểu biết được các động cơ và các mặt hạn chế của hoạt động M&A mà
các ngân hàng tham gia phải đối mặt sau khi tiến hành sáp nhập và mua lại để các
ngân hàng có được sự chuẩn bị cần thiếtgiúp thương vụ được thành công.
Ba: Thông qua thu thập ý kiến của các chuyên gia kinh tế- tài chính về hoạt
động M&A ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011-2015, để từ đó, người viết có
thể đánh giá được chi tiết và rõ ràng hơn về các thương vụ M&A ngân hàng đã diễn
ra trong giai đoạn 2011-2015.
Bốn: Đưa ra được các giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các
ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển hơn trong tương lai, trước mắt là giai
đoạn 2016-2020.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Một là: Đề án 254 về tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015 với một trong
những biện pháp chính là thơng qua việc tiến hành M&A của các ngân hàng thương
mại Việt Nam thời gian vừa qua có phù hợp khơng?
Hai là: Tại sao hoạt động sáp nhập và mua lại đã tiến hành rất nhiều trên thế
giới trong tất cả các lĩnh vực, thậm chí tại Việt Nam số lượng các thương vụ sáp

nhập và mua lại cũng đã tiến hành khơng ít tại các lĩnh vực kinh doanh khác, nhưng
trong lĩnh vực ngân hàng thì rất hạn chế và nếu có thì thường đều do bị tác động từ
phía ngân hàng nhà nước?
Ba là: Các bên tham gia trong các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân hàng
thương mại Việt Nam có hợp lý không? Các thương vụ sáp nhập và mua lại ngân


5

hàng này có tập trung vào lợi ích của các ngân hàng tham gia khơng hay chỉ do lợi
ích của nhóm cổ đơng lớn?
Bốn là: Hướng đi nào cho hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam trong
thời gian tới, giai đoạn 2016-2020?
1.5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: Các thương vụ sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính bằng cách thu thập ý kiến của các chuyên
gia trong lĩnh vực ngân hàng, các nhà quản lý ngân hàng hiện tại về hoạt động
M&A của các NHTM trong gian đoạn 2011-2015 kết hợp với các phương pháp
thống kê, tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của các ngân hàng
thơng qua các dữ liệu báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng và
của NHNN.
1.7 Kết cấu của luận văn
Kết cấu luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hoạt động sáp nhập và mua lại.
Chương 3: Thực trạng về hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng

thương mại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu về hoạt động M&A
của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2011-2015.
Chương 5: Giải pháp cho hoạt động sáp nhập và mua lại của các ngân hàng
thương mại Việt Nam trong thời gian tới, trước mắt là giai đoạn 2016-2020.
1.8 Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Bài nghiên cứu về đề tài hoạt động M&A của các NHTM Việt Nam đã được
tiến hành khơng ít trong các năm trước đó 2011-2014. Tuy nhiên, đa phần các bài


6

nghiên cứu này đều chỉ giới thiệu một cách sơ lược nhất về hoạt động M&A ngân
hàng, chỉ đánh giá một cách chung chung về thực trạng của hoạt động M&A của
các NHTM Việt Nam qua phương pháp nghiên cứu định lượng và chủ yếu tập trung
nghiên cứu vào các thương vụ các NHTM Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư
chiến lược nước ngoài. Với thực trạng số liệu thông tin về hoạt động của các ngân
hàng thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, các thương vụ M&A của các NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2011-2015 còn rất hạn chế. Do đó, điểm mới của người viết
trong bài luận này so với các bài nghiên cứu trước là việc nghiên cứu bằng phương
pháp định tính thơng qua việc thu thập ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực kinh
tế- tài chính trong nước và nước ngồi về hoạt động M&A của các NHTM trong đề
án 254 về “Tái cơ cấu các TCTD giai đoạn 2011-2015” trong thời gian từ năm 2011
– 2015 để có thể khắc phục được nhược điểm về mặt số liệu trong các nghiên cứu
trước. Qua đó, người viết có thể nhìn nhận về hoạt động M&A một cách bao quát
hơn để có thể đưa ra những đánh giá chung về hoạt động M&A của các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2011-2015 và đề xuất các biện pháp cho hoạt động M&A của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, với việc tổng hợp các tư
liệu của các bài nghiên cứu trước đây về hoạt động M&A của các NHTM Việt
Nam, người viết hứa hẹn sẽ đưa ra một khung cơ sởlý thuyết hoàn chỉnh hơn về

hoạt động M&A ngân hàng trong bài nghiên cứu của mình.


7

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG
SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI
2.1 Giới thiệu chung
Tiền thân của hoạt động M&A đã diễn ra từ rất lâu trên thế giới trong q
trình phát triển của xã hội lồi người, đặc biệt dễ nhận ra nhất là trong thời kỳ
phong kiến, thời kì mà các địa chủ, các thương gia lớn ln tìm cách thâu tóm các
nhà nhỏ khác để giành được vị trí bá chủ trong lĩnh vực kinh doanh của mình hay
việc các thương gia tiến hành liên kết với nhau thông qua việc thông hôn để gia tăng
năng lực cạnh tranh và tạo ra sự độc quyền. Trong thời kỳ hiện đại, hoạt động M&A
bắt đầu bùng nổ trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho
đến ngày nay như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu của các
doanh nghiệp hay các tập đồn tài chính lớn trên thế giới. Tại Việt Nam, mặc dù
hoạt động M&A vẫn chưa được hoàn thiện và chỉ mới được đề cập sơ bộ trong luật
Doanh Nghiệp 2005 và luật Cạnh Tranh, nhưng các thương vụ M&A cũng đã diễn
ra nhiều trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau của các doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động M&A diễn ra vẫn còn rất hạn chế,
các thương vụ M&A thường diễn ra một cách bị động từ phía các ngân hàng do
chịu sự chi phối từ phía NHNN bởi vì các ngân hàng thương mại Việt Nam trong
giai đoạn này vẫn chỉ tập trung kinh doanh theo lối truyền thống (tập trung vào mở
rộng mạng lưới hơn là chất lượng sản phẩm), chưa nhìn nhận rõ được tầm quan
trọng của các hoạt động M&A ngân hàng cũng như chưa nhận thức được hoạt động
M&A sẽ là một chiến lược kinh doanh thật sự rất quan trọng và cần thiết trong thời
đại phát triển hiện đại.
Vì vậy, trong chương này, người viết muốn giới thiệu đến mọi người cách
nhìn rõ ràng hơn về hoạt động M&A cũng như tầm quan trọng của hoạt động M&A

trong quá trình phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt trong bài
luận văn là hoạt động M&A của các ngân hàng. Thông qua chương này, người viết
muốn truyền tải các nội dung chủ yếu sau đây:


8



Thứ nhất, phân biệt được sự khác nhau giữa các khái niệm sáp nhập, mua
lại và hợp nhất.



Thứ hai, hiểu được sự khác nhau giữa các hình thức M&A cũng như các
mục tiêu, kỳ vọng đạt được của mỗi doanh nghiệp đằng sau việc chọn
lựa hình thức M&A đó.



Thứ ba, nắm vững được các bước trong quy trình M&A cũng như làm
thế nào để thương vụ M&A được tiến hành thành cơng.



Thứ tư, hiểu biết được động cơ, lợi ích cũng như những hạn chế mà
doanh nghiệp sẽ phải đối mặt khi tiến hành các thương vụ M&A.

2.2 Nền tảng lý thuyết về hoạt động sáp nhập và mua lại
2.2.1 Tổng quan về M&A

2.2.1.1 Khái niệm về M&A[1]
M&A là từ viết tắt của Mergers and Acquisitions, là một trong những chiến
lược kinh doanh, chiến lược quản trị tài chính hiện đại của các doanh nghiệp trên
thế giới, thông qua hoạt động mua, bán, chia tách hoặc kết hợp các doanh nghiệp có
lĩnh vực kinh doanh khác nhau hoặc giống nhau nhằm mục tiêu giúp doanh nghiệp
có thể phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực của mình, trong địa bàn kinh doanh hiện
tại hoặc trong lĩnh vực mới hay địa bàn mới, mà không phải thành lập một công ty
con, công ty liên doanh.
M&A cũng được biết đến như là một biện pháp giúp tái cấu trúc cơ cấu doanh
nghiệp với mục tiêu giúp doanh nghiệp vượt qua tình hình kinh doanh khó khăn và
tăng trưởng nhanh hơn hoặc gia tăng giá trị doanh nghiệp, bằng cách tập trung
những nguồn lực của các doanh nghiệp nhỏ thành một vài doanh nghiệp lớn hơn để
có thể phát triển tối ưu hơn.
Phân biệt sự khác nhau giữa sáp nhập và mua lại đang càng ngày càng trở nên
mờ nhạt ở những khía cạnh khác nhau (đặc biệt là về kết quả kinh tế cuối cùng), cụ
thể:

1

Theo khái niệm về Mergers and Acquistitions trên website wikipedia.org


9



Sáp nhập là việc một hoặc nhiều ngân hàng kết hợp vào một ngân hàng,
những ngân hàng bị sáp nhập sẽ chuyển giao tồn bộ tài sản, quyền, lợi
ích và nghĩa vụ hợp pháp của mình cho ngân hàng nhận sáp nhập, đồng
thời các ngân hàng bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình. Trong

sáp nhập, hình thức thanh tốn của bên mua cho bên bán có thể bằng tiền
mặt hoặc cổ phiếu nhưng thông thường là bằng cổ phiếu với hệ số
chuyển đổi tùy thuộc vào thương lượng giữa các bên tham gia.
Ví dụ 1:
NH A, NH B (Ngân hàng bị sáp nhập) sáp nhập vào NH C (Ngân hàng
nhận sáp nhập)  NH C’ (NH C’ vẫn là ngân hàng C nhưng với quy mô
lớn hơn do tổng hợp quy mô của 3 ngân hàng A, B, C lại với nhau; NH
A, B chấm dứt sự tồn tại của mình).



Mua lại là việc một ngân hàng tiếp quản tồn bộ tài sản, quyền, lợi ích và
nghĩa vụ hợp phápngân hàng khác và trở thành chủ sở hữu mới của nó
(trong trường hợp này, ngân hàng bị mua lại có cịn tiếp tục tồn tại hay
khơng đều tùy thuộc vào ngân hàng mua lại). Hình thức thanh toán trong
phương thức mua lại thường là sử dụng tiền mặt.
Ví dụ 2:
NH A (Ngân hàng bên mua) tiếp quản NH B (Ngân hàng bên bán) 
NH A’ (Tương tự như trên, NH A’ là ngân hàng A nhưng với quy mô
lớn hơn do tổng hợp của 2 ngân hàng A, B. Tuy nhiên, có điểm khác với
sáp nhập, trong trường hợp mua lại, NH B sau khi bị mua lại có thể tồn
tại hay khơng đều phụ thuộc vào NH A, nếu cịn tồn tại thì NH B sẽ trở
thành một phân nhánh trực thuộc NH A).



Hợp nhất là việc hai hay nhiều ngân hàng chuyển giao toàn bộ tài sản,
quyền, lợi ích và nghĩa vụ hợp pháp của mình để thành lập nên một ngân
hàng hồn tồn mới, còn các ngân hàng tham gia hợp nhất sẽ chấm dứt
sự tồn tại của mình. Trong phương thức hợp nhất, các bên tham gia sẽ

thanh toán bằng cổ phiếu, nghĩa là các bên sẽ thương lượng hệ số chuyển


10

đổi cổ phiếu cũng như tỷ lệ phần trăm nắm giữ cổ phiếu của mỗi bên
trong ngân hàng mới hợp nhất.
Ví dụ 3:
NH A, NH B, NH C (các ngân hàng hợp nhất)  NH D (Ngân hàng mới
hoàn toàn sau khi kết hợp 3 ngân hàng A, B và C).
Trong thực tế, sự khác biệt giữa phương thức mua lại và sáp nhập phụ thuộc
nhiều vào mối quan hệ giữa ban quản trị của các bên tham gia thương vụ M&A
cũng như việc truyền thơng ra bên ngồi sau khi thương vụ M&A thành công của
các bên tham gia, nếu ban quản trị của cả hai bên đều đồng ý rằng thương vụ này sẽ
mang lại lợi ích cho cả hai, thì được gọi là sáp nhập, cịn nếu thỏa thuận là khơng
thân thiện thì gọi là mua lại.
2.2.1.2 Các hình thức M&A[2]
a. Dựa theo hình thức liên kết


M&A theo chiều ngang: Đây là hình thức liên kết ban đầu của hoạt động
M&A trong lịch sử phát triển M&A, là hình thức liên kết mà các bên
tham gia M&A có chung một lĩnh vực kinh doanh, cùng kinh doanh các
sản phẩm tương tự nhau, cùng một thị trường và là đối thủ cạnh tranh
của nhau. Mục tiêu của hình thức liên kết này là nhằm loại bỏ đối thủ
cạnh tranh, gia tăng thị phần, vị thế cũng như sức mạnh cạnh tranh trong
ngành, trong khu vực kinh doanh.




M&A theo chiều dọc: Đây là hình thức M&A trong giai đoạn phát triển
tiếp theo của hoạt động M&A trong lịch sử phát triển M&A trên thế giới,
là hình thức M&A mà các bên tham gia đều nằm trong cùng một dây
chuyền sản xuất. Mục tiêu của hình thức này là nhằm giảm thiểu chi phí
trung gian trong q trình sản xuất cũng như rút ngắn được thời gian từ
khâu sản xuất đến khâu phân phối sản phẩm đến với khách hàng. M&A
theo chiều dọc được chia làm 2 loại:

2

Nghiên cứu về sáp nhập và mua lại ngân hàng (Lưu Thị Thùy Trâm, 2012; Phạm Thụy Cẩm Tú, 2011; Phan
Thị Hồng Nhung, 2012; Phạm Xuân Thị Thanh Quang, 2011; Nguyễn Thị Hiền, 2012).


11

o

M&A về phía trước: Là hình thức M&A mà doanh nghiệp nhận
M&A sẽ tiếp quản doanh nghiệp là khách hàng của doanh nghiệp
mình trong dây chuyền sản xuất.
Ví dụ 4: NH A đang cho vay đối với 1 doanh nghiệp bất động sản
B. Nếu NH A tiến hành M&A để tiếp quản doanh nghiệp B này thì
đây là thương vụ M&A về phía trước.

o

M&A về phía sau: Là hình thức M&A mà doanh nghiệp nhận
M&A sẽ tiếp quản doanh nghiệp là nhà cung cấp của doanh nghiệp
mình trong dây chuyền sản xuất. Hình thức này ít gặp trong M&A

ngân hàng mà chủ yếu xảy ra với các doanh nghiệp sản xuất.
Ví dụ 5: Doanh nghiệp kinh doanh sữa sẽ tiến hành M&A để tiếp
quản một doanh nghiệp đóng gói, bao bì hiện đang làm nhà cung
cấp đóng gói, bao bì cho doanh nghiệp mình.



M&A tổ hợp: Đây là hình thức M&A phát triển nhất tính đến thời điểm
hiện nay, là hình thức liên kết mà các bên tham gia M&A khơng có bất
kỳ mối quan hệ kinh doanh gì với nhau cũng như không phải đối thủ
cạnh tranh của nhau trên thị trường. Mục tiêu của hình thức này là nhằm
mở rộng thị trường hoạt động, mở rộng sản phẩm kinh doanh hoặc mở
rộng lĩnh vực kinh doanh. M&A tổ hợp được chia thành 3 loại:
o

M&A mở rộng sản phẩm: Là hình thức M&A mà các bên tham gia
có cùng thị trường hoạt động, cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng có
các sản phẩm kinh doanh khác nhau nhưng có tác dụng bổ trợ cho
nhau. Mục tiêu của hình thức này là nhằm đa dạng hóa sản phẩm
kinh doanh, tạo ra được hiệu quả tác dụng kép thông qua việc bán
chéo sản phẩm cho nhau.
Ví dụ 6: Ngân hàng A chuyên kinh doanh cho vay doanh nghiệp lớn
và thẻ, ngân hàng B chuyên kinh doanh bán lẻ chủ yếu cho vay cá
thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sau khi tiến hành M&A với nhau,
NH B có thể tận dụng nguồn khách hàng là những nhân viên, công


12

nhân mà NH A hiện có để cho vay cá thể; cịn NH A có thể tận

dụng nguồn khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa của NH B để
phát triển sản phẩm thẻ.
o

M&A mở rộng thị trường: Là hình thức M&A mà các bên tham gia
có cùng lĩnh vực hoạt động, cùng sản phẩm kinh doanh nhưng khác
thị trường. Mục tiêu của hình thức này là nhằm mở rộng thị trường
hoạt động, thâm nhập vào thị trường mới.
Ví dụ 7: Ngân hàng A chiếm lĩnh thị trường ở tỉnh A1 sẽ tiến hành
M&A với ngân hàng B chiếm lĩnh thị trường ở tỉnh B1.

o

M&A kiểu tập đồn: Là hình thức M&A mà các bên tham gia khác
lĩnh vực hoạt động và khác cả thị trường với nhau. Mục tiêu của
hình thức này là nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập nhằm giúp giảm
thiểu rủi ro kinh doanh cũng như trở thành một tập đoàn kinh tế
hùng mạnh trên mọi lĩnh vực.
Ví dụ 8: Ngân hàng A có thị trường tại tỉnh A1 sẽ tiến hành M&A
với doanh nghiệp B chun kinh doanh về ơ tơcó thị trường tại B1.

Các hình thức M&A trên đều có những mục tiêu riêng nên trên thực tế, một
thương vụ M&A sẽ được kết hợp nhiều loại hình thức trên lại với nhau, tùy thuộc
vào mục tiêu cũng như kỳ vọng của các bên tham gia khi tiến hành M&A.
b. Các hình thức M&A khác


M&A theo phạm vi lãnh thổ
o


M&A trong nước: Là hình thức M&A mà các bên tham gia có thị
trường hoạt động ở trong cùng một quốc gia.

o

M&A xuyên biên: Là hình thức M&A mà các bên tham gia có thị
trường hoạt động ở các quốc gia khác nhau.



M&A theo chiến lược mua lại
o

M&A thân thiện: Là hình thức M&A mà ban quản trị của các bên
tham gia M&A đều đồng ý tiến hành M&A với mục tiêu cùng có
lợi cho các bên.


13

o

M&A thù địch: Là hình thức M&A mà ban quản trị các bên tham
gia thù địch nhau (ít nhất là có một bên bị bắt buộc phải tiến hành
M&A trong kiểu M&A này).

2.2.1.3 Các phương thức thực hiện M&A[3]
Có nhiều phương thức thực hiện khác nhau trong quá trình M&A, mỗi phương
thức đều có những ưu nhược điểm riêng và việc của ban quản trị bên mua là phải
lựa chọn được phương thức nào hợp lý và phù hợp với tình hình hoạt động cũng

như chiến lược kinh doanh của mình để thương vụ M&A được thành cơng. Có 5
phương thức cơ bản để thực hiện M&A:
a. Chào thầu
Là phương thức M&A, trong đó ban quản trị ngân hàng bên mua sẽ trực tiếp
công khai ra giá chào thầu đối với cổ đông của ngân hàng mục tiêu (bên bán) mà
không thông qua ban quản trị của ngân hàng mục tiêu. Thông thường, giá chào thầu
của bên mua sẽ cao hơn rất nhiều so với giá cổ phiếu hiện tại đang được giao dịch
trên thị trường của ngân hàng mục tiêu tại thời điểm chào mua, với mục đích có thể
thuyết phục được cổ đông của ngân hàng mục tiêu từ bỏ quyền sở hữu của mình. Do
đó, chào thầu là một phương thức M&A tốn kém rất nhiều chi phí trong suốt q
trình M&A và để tránh trường hợp mua với giá cao nhưng lại không nắm được
quyền kiểm soát đối với ngân hàng mục tiêu, nên trong phương thức M&A này, bên
mua sẽ chỉ mua cổ phiếu của các cổ đông ngân hàng mục tiêu với điều kiện tổng số
lượng cổ phiếu được nắm giữ của các cổ đông này phải đạt được tối thiểu yêu cầu
về tỷ lệ phần trăm để có thể nắm quyền kiểm sốt của ngân hàng mục tiêu (thường
là trên 50%). Trong phương thức chào thầu, vai trò của ban quản trị của ngân hàng
mục tiêu khơng có nhiều ý nghĩa bởi vì cổ đơng có quyền tự mình giao dịch cổ
phiếu mà cổ đông nắm giữ để chuyển giao cho người khác. Vì vậy, chào thầu là
phương thức M&A mang tính chất thù địch. Tuy nhiên trong thực tế, tỷ lệ thất bại
trong các thương vụ M&A bằng phương thức chào thầu chiếm tỷ lệ rất cao do vấp

3

Nghiên cứu về sáp nhập và mua lại ngân hàng (Lưu Thị Thùy Trâm, 2012; Phạm Thụy Cẩm Tú, 2011; Phan
Thị Hồng Nhung, 2012; Phạm Xuân Thị Thanh Quang, 2011; Nguyễn Thị Hiền, 2012).


14

phải sự phản kháng từ phía ban quản trị ngân hàng mục tiêu và việc thỏa mãn giá cả

cho số lượng lớn cổ đông cũng không hề dễ dàng.
b. Thương lượng tự nguyện
Là phương thức M&A, trong đó ban quản trị của các bên tham gia tự nguyện
đồng ý tiến hành thương vụ M&A với nhau trên cơ sở đem lại lợi ích cho các bên
tham gia. Đây là phương thức M&A mang tính chất thân thiện. Khác với các
phương thức M&A khác, trong phương thức này, sự chủ động trong q trình M&A
khơng chỉ đến từ phía ngân hàng mua, mà đơi khi cũng có thể xuất phát từ phía
ngân hàng bán (ngân hàng mục tiêu) khi hoạt động kinh doanh của ngân hàng rơi
vào tình trạng khủng hoảng, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dàivà để có thể cứu
lấy ngân hàng mình, các ngân hàng này thường sẽ tìm đến các ngân hàng lớn hơn để
tiến hành M&A như là một biện pháp giúp vượt qua tình hình khó khăn.
c. Lơi kéo cổ đơng bất mãn
Đối tượng mục tiêu (ngân hàng mục tiêu) mà ngân hàng bên mua nhắm đến
trong phương thức này thường là những cổ đơng bất mãn tại những ngân hàng đang
ở trong tình trạng kinh doanh khơng hiệu quả hoặc có khi là kinh doanh thua lỗ.
Bước đầu tiên trong phương thức M&A này là ngân hàng bên mua sẽ mua một số
lượng cổ phiếu nhất định của ngân hàng mục tiêu trên thị trường chứng khốn để có
tiếng nói nhất định trong hội đồng quản trị. Sau đó, ngân hàng bên mua sẽ bí mật
tìm cách lơi kéo những cổ đơng bất mãn này để có thể mua lại cổ phần của những
cổ đơng đó hoặc nếu khơng thì có thể thuyết phục được những cổ đông này bỏ
phiếu bãi nhiệm đối với ban quản trị của ngân hàng mục tiêu. Sau khi ngân hàng
bên mua tập hợp được số lượng cổ phiếu đủ để kiểm soát ngân hàng mục tiêu, ngân
hàng bên mua sẽ chính thức đại diện cho tất cả số cổ phần của các cổ đông này để
yêu cầu hội đồng quản trị ngân hàng mục tiêu mở đại hội cổ đông bất thường và yêu
cầu bãi nhiệm đối với ban quản trị cũ, thành lập ra ban quản trị mới dưới sự chi phối
của ngân hàng bên mua.


15


d. Thu mua trên thị trường chứng khoán
Đây là một trong những phương thức M&A thường được sử dụng nhất trong
thực tế, ngân hàng bên mua sẽ tiến hành thu mua dần cổ phiếu của ngân hàng mục
tiêu trên thị trường chứng khoán. Ưu điểm của phương thức này là chi phí thu mua
sẽ được hạn chế ở mức thấp nhất, nhưng nhược điểm của nó là tốn nhiều thời gian
và dễ bị thất bại nếu trong quá trình thu mua bị ngân hàng mục tiêu phát hiện và tiến
hành các hành động cản trở quá trình thu mua này. Bên cạnh đó, pháp luật của các
quốc gia thường cũng sẽ kiểm soát việc thu mua cổ phiếu với số lượng lớn của các
cá nhân hay tổ chức trên thị trường chứng khốn để chống độc quyền và lành mạnh
hóa nền kinh tế bằng cách quy định kiểm soát cổ phần nếu cá nhân hay tổ chức nào
nắm giữ một tỷ lệ cổ phần nhất định khi giao dịch thì phải báo cáo lên Ủy ban
Chứng Khoán Nhà Nước (UBCKNN) cũng như cơng bố cơng khai trên thị trường
chứng khốn[4] (Ở Việt Nam, theo điều 26 thông tư 52/2012/TT-BTC quy định,
những cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phiếu của công ty đại chúng trở lên khi giao dịch
hoặc nhà đầu tư giao dịch với tỷ lệ mua bán mỗi lần thay đổi 1% cổ phiếu của công
ty đại chúng thì phải báo cáo lên UBCKNN). Do đó, để việc thu mua được tiến
hành bí mật và thành cơng cũng như không vi phạm quy định của UBCKNN, ngân
hàng bên mua sẽ chia nhỏ tỷ lệ sở hữu cho nhiều nhà đầu tư khác nhau có liên quan
với ngân hàng bên mua để tiến hành thu mua dần cổ phiếu trên thị trường chứng
khoán. Đến khi đạt được tỷ lệ đủ để kiểm soát ngân hàng mục tiêu, ngân hàng bên
mua sẽ đứng ra đại diện nhóm nhà đầu tư này để yêu cầu mở Đại hội cổ đông để
tiến hành bãi nhiệm ban quản trị của ngân hàng mục tiêu và bầu ra ban quản trị mới
của ngân hàng mình.
Thơng thường, ngân hàng bên mua trong phương thức này thường là ngân
hàng lớn thu mua ngân hàng nhỏ, tuy nhiên trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp
ngân hàng nhỏ lại thu mua ngân hàng lớn hơn, trường hợp này được gọi là thâu tóm
ngược (reverse takeover hay reverse merger)[5], ta có thể hiểu thâu tóm ngược là

4


Thơng tư 52/2012/TT-BTC về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.
Theo định nghĩa reserve takeover trên wikipedia.org.

5


×