Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP á châu chi nhánh trần khai nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH

TRẦN PHƯƠNG THẢO

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
(Cơng cụ và thị trường tài chính)
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM THỊ ANH THƯ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng
đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai
Nguyên” là kết quả của toàn bộ quá trình học hỏi, nghiên cứu nghiêm túc của bản
thân tơi.
Các số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập đều có nguồn gốc rõ
ràng, xử lý khách quan, đáng tin cậy.
Tác giả: Trần Phương Thảo



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
TÓM TẮT - ABSTRACT
Chương 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .............................................1
1.1

Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: ................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu: .....................................................................................2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ................................................................2

1.4

Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................3

1.5

Kết cấu của đề tài: .........................................................................................4


Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH
TRẦN KHAI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG HOẠT
ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ...........6
2.1

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên: .....6

2.1.1

Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai

Nguyên: ................................................................................................................6
2.1.2

Tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai

Nguyên: ................................................................................................................7
2.1.3

Sơ lược về hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua: ......................8

2.1.4

Kết quả hoạt động kinh doanh: .............................................................16

2.2

Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB Trần Khai Nguyên: ........................17

2.2.1


Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á Châu: .........17


2.2.2

Các quy định về hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Trần Khai

Nguyên: ..............................................................................................................19
2.3

Một số vấn đề tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại NH TMCP Á

Châu – chi nhánh Trần Khai Nguyên: ...................................................................23
2.3.1

Những khó khăn phải đối mặt trong hoạt động cho vay tiêu dùng của

NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên: .............................................23
2.3.2

Xác định vấn đề: ...................................................................................24

Kết luận chương 2 ..................................................................................................25
Chương 3 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN..............27
3.1

Cơ sở lý thuyết:............................................................................................27

3.1.1


Giới thiệu về tín dụng tiêu dùng: ..........................................................27

3.1.2

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân

hàng thương mại: ................................................................................................32
3.1.3

Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay tiêu dùng của ngân hàng

thương mại:.........................................................................................................34
3.2

Lược khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: ......37

3.3

Phương pháp tiếp cận: .................................................................................39

Chương 4 : THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN VÀ
XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN CỦA VẤN ĐỀ .....................................................41
4.1

Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần

Khai Nguyên: ........................................................................................................41
4.1.1


Quy mô cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh

Trần Khai Nguyên: .............................................................................................41
4.1.2

Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng TMCP Á Châu chi

nhánh Trần Khai Nguyên: ..................................................................................42


4.2

Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á

Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên: ......................................................................46
4.2.1

Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Á Châu chi

nhánh Trần Khai Nguyên: ..................................................................................46
4.2.2

Tỷ lệ dư nợ tiêu dùng trên nguồn vốn huy động: .................................46

4.2.3

Vòng quay cho vay tiêu dùng: ..............................................................48

4.2.4


Tỷ lệ nợ xấu: .........................................................................................49

4.3

Khảo sát về đánh giá của khách hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng

tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên: ...............................50
4.3.1

Thiết lập khảo sát và thu thập dữ liệu: ..................................................50

4.3.2

Kết quả khảo sát:...................................................................................51

4.4

Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân

tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên: ...............................59
4.4.1

Những kết quả đạt được :......................................................................59

4.4.2

Những mặt cịn hạn chế: .......................................................................60

4.4.3


Phân tích ngun nhân của những mặt còn hạn chế: ............................62

Chương 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO
VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU CHI NHÁNH TRẦN
KHAI NGUYÊN ......................................................................................................64
5.1

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân

hàng ACB chi nhánh Trần Khai Nguyên: .............................................................65
5.1.1

Giải pháp về sản phẩm cho vay tiêu dùng: ...........................................65

5.1.2

Giải pháp về lãi suất và phí: .................................................................65

5.1.3

Giải pháp về hoạt động marketing: .......................................................66

5.1.4

Giải pháp về nhân sự tại chi nhánh: ......................................................67


5.1.5


Giải pháp gắn liền với quản trị rủi ro: ..................................................68

5.1.6

Một số giải pháp khác: ..........................................................................68

5.2

Tính phù hợp và khả thi của giải pháp: .......................................................69

5.3

Xây dựng kế hoạch thực hiện: .....................................................................70

5.4

Các bước thực hiện giải pháp: .....................................................................71

5.4.1

Tổ chức đào tạo “Sản phẩm dịch vụ CVTD”: ......................................71

5.4.2

Phát động cuộc thi: “Hội thi tay nghề cán bộ CVTD”: ........................71

5.4.3

Phát động thi đua “Ngôi sao CVTD”: ..................................................72


5.4.4

Tổ chức các hoạt động từ thiện để nâng cao hình ảnh, thương hiệu cho

ACB nói riêng: ...................................................................................................73
5.5

Đánh giá hiệu quả thực hiện: .......................................................................73

5.5.1

Tổ chức đào tạo “Sản phẩm dịch vụ CVTD”: ......................................73

5.5.2

Phát động cuộc thi: “Hội thi tay nghề cán bộ CVTD”: ........................73

5.5.3

Phát động thi đua “Ngôi sao CVTD”: ..................................................74

5.5.4

Tổ chức các hoạt động từ thiện để nâng cao hình ảnh, thương hiệu cho

ACB nói riêng: ...................................................................................................74
5.6

Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo: ...........................74


5.7

Kết luận và một số kiến nghị: ......................................................................75

5.7.1

Kết luận: ................................................................................................75

5.7.2

Kiến nghị: .............................................................................................75

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KH: Khách hàng
KHCN: Khách hàng cá nhân
KHDN: Khách hàng doanh nghiệp
NH: Ngân hàng
NHTM: Ngân hàng thương mại
TMCP: Thương mại cổ phần
ACB: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu
ĐVT: đơn vị tính
CVTD: Cho vay tiêu dùng
TKN: Trần Khai Nguyên


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Trình độ chun mơn của nhân viên tại chi nhánh (2018) .........................7
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động theo sản phẩm 2015-2018 ........................9
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn huy động theo thời gian 2015-2018 .......................11
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn theo sản phẩm 2015-2018 ...................................13
Bảng 2.5: Tình hình sử dụng vốn theo thời gian từ 2015-2018 ................................14
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh 2015-2018 ...............................................16
Bảng 4.1: Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 2015-2018 .............................41
Bảng 4.2: Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo nợ vay 2015-2018 .......................42
Bảng 4.3: Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay 2015-2018 ............................................44
Bảng 4.4: Hệ số thu nợ cho vay tiêu dùng 2015-2018 ..............................................46
Bảng 4.5: Tình hình dư nợ tiêu dùng trên nguồn vốn huy động 2015-2018 ............47
Bảng 4.6: Vòng quay cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 2015-2018 ...........................48
Bảng 4.7: Tình hình nợ xấu trong cho vay tiêu dùng 2015-2018 .............................49
Bảng 4.8: Khảo sát về sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh ............................51
Bảng 4.9: Khảo sát về lãi suất và phí tại chi nhánh ..................................................52
Bảng 4.10: Khảo sát về chất lượng phục vụ tại chi nhánh ........................................53
Bảng 4.11: Khảo sát về yếu tố Marketing tại chi nhánh ...........................................55
Bảng 4.12: Khảo sát về thái độ nhân viên tại chi nhánh ...........................................56
Bảng 4.13: Khảo sát về quy trình cho vay ................................................................57
Bảng 4.14: Khảo sát về đánh giá sự hài lòng của khách hàng ..................................57
Bảng 4.15: Tóm tắt kết quả khảo sát .........................................................................58
Bảng 5.1: Đề xuất giải pháp chung thông qua khảo sát ............................................64


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động chi nhánh 2015-2018 ..................................8
Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn từ năm 2015-2018 ..........................12
Biểu đồ 2.3: Biểu đồ kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2015- 2018 ............16
Biểu đồ 4.1: Tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh 2015-2018 .........................41
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo nợ vay 2015-2018 ....................43

Biểu đồ 4.3 Cơ cấu dư nợ theo hình thức đảm bảo nợ vay 2015-2018 ....................44
Biểu đồ 4.4: Tình hình dư nợ tiêu dùng trên nguồn vốn huy động 2015-2018 ........47


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
“Nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi
nhánh Trần Khai Nguyên”.
Trong giai đoạn trước hầu hết các ngân hàng thương mại thường tập trung vào
mảng khách hàng bán buôn, cho vay sản xuất kinh doanh… mà chưa thật sự quan
tâm tới hoạt động cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, hoạt động này mang đến rất nhiều
lợi ích khơng chỉ đối với ngân hàng mà cịn mang lại lợi ích cho người vay và nền
kinh tế.
Hiện nay, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng được các ngân hàng chú trọng
nhiều hơn. Để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, NHTMCP Á Châu chi nhánh
Trần Khai Nguyên cần có những biện pháp để mang đến sự hài lòng cho khách
hàng.
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu đó là nâng cao hiệu quả công tác cho vay
tiêu dùng tại NHTMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.
Đề tại được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp so sánh kết hợp với
phân tích được áp dụng để đánh giá ưu, nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của đối
tượng nghiên cứu, điều tra, thống kê mô tả đối tượng.
Thông qua nghiên cứu, đưa ra ưu nhược điểm trong hoạt động cho vay tiêu
dùng tại chi nhánh, từ đó đề xuất các giải pháp có thể thực hiện được nhằm cải thiện
và nâng cao nó.
Từ khóa: Ngân hàng TMCP, cho vay tiêu dùng, Nghiên cứu khảo sát


ABSTRACT
‘Improving the effectiveness of consumer loans at Asia Commercial Joint
Stock Bank, Tran Khai Nguyen branch".

In the previous period, most commercial banks often focused on wholesale
customers, business loans ... but did not really pay attention to consumer lending
activities. However, these activities bring many benefits not only for the bank but
also for the borrowers and the economy.
Currently, consumer lending activities are getting more and more attention
from banks. In order to compete with other competitors, Asia Commercial Joint
Stock Bank branch Tran Khai Nguyen needs to take measures to bring satisfaction
to customers.
The overall objective of this paper is to improve the effectiveness of consumer
loans at Asia Commercial Joint Stock Bank, Tran Khai Nguyen branch.
This thesis is done on the basis of applying the comparative method in
combination with the analysis to be applied to evaluate the advantages,
disadvantages, advantages and disadvantages of the research subjects, surveys, and
descriptive statistics.
Through researching, giving advantages and disadvantages in consumer
lending activities at the branch, thereby proposing possible solutions to improve and
enhance it.
Keywords: Joint Stock Commercial Bank, Consumer Loans, Survey Research


1
Chương 1

: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:
Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ, mức
sống của người dân Việt ngày càng được nâng lên. Theo đó là nhu cầu mua sắm,
tiêu dùng tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, không phải lúc nào nhu cầu của mọi
người cũng được đáp ứng do có nhiều sản phẩm, hàng hóa q đắt so với nguồn tài

chính của họ. Điều đó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của hoạt động tín dụng tiêu
dùng tại các ngân hàng thương mại nói chung.
Trước đây, hầu hết các ngân hàng thương mại chỉ quan tâm tới loại hình cho
vay doanh nghiệp như: cho vay sản xuất kinh doanh; cho vay đầu tư dự án… mà
chưa thật sự quan tâm tới cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu chỉ chú trọng cho vay
đầu tư - sản xuất, mà không thể tiêu thụ được sản phẩm do người dân có nhu cầu
nhưng lại khơng đủ khả năng thanh tốn, chi trả thì tất yếu sẽ dẫn tới dư thừa nguồn
cung. Từ đó, có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Chính vì vậy, tín dụng tiêu dùng
nên được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, cho vay khách hàng cá nhân cũng giúp
các ngân hàng phân tán rủi ro trong dân cư, không quá tập trung vào một doanh
nghiệp lớn.
Hiểu được thực tế trên, ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), đặc biệt là chi
nhánh Trần Khai Nguyên đã đưa ra những chính sách cho vay tiêu dùng. Tín dụng
tiêu dùng hiện nay chiếm khoảng 30%-35% tỷ trọng trong hoạt động cho vay của
chi nhánh và là một trong những khoản mục mang lại lợi nhuận nhiều nhất và rủi ro
tương đối thấp. Chi nhánh nói riêng và ACB nói chung đã không ngừng đổi mới,
nâng cao dịch vụ, chuyên môn của đội ngũ nhân viên và tạo ra nhiều sản phẩm phù
hợp với nhu cầu, thu nhập của người dân Việt Nam.
Tuy nhiên, hoạt động cho vay tiêu dùng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro
như: người vay vốn bị giảm sút thu nhập hay mất việc, người đi vay khơng có thiện
chí trả nợ, biến động giá trị tài sản thế chấp,... Do đó, làm thế nào để vừa phát triển
cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả nhất vừa hạn chế được tối đa rủi ro một cách
thấp nhất là vấn đề cần đáng quan tâm.


2
Xuất phát từ những nội dung trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là “Nâng cao
hiệu quả cho vay tiêu dùng đối với khách hảng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Trẩn Khai Nguyên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:



Mục tiêu chung: Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả cho

vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh
Trần Khai Nguyên.


Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tổng quát về hoạt động kinh doanh tại hàng TMCP Á Châu chi

nhánh Trần Khai Nguyên trong giai đoạn 2016 đến năm 2018.
- Phân tích thực trạng hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Á
Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.
- Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.
-

Đánh giá được ưu, nhược điểm của hoạt động cho vay tiêu dùng. Những

vấn đề còn hạn chế trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại ACB chi nhánh Trần Khai
Nguyên.
-

Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đối với loại hình tín

dụng này.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng được nghiên cứu trong bài là hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu
dùng đối với khách hàng cá nhân.

Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng cá nhân (KHCN) đã, đang và trong tương lai
có nhu cầu vay tiêu dùng tại ACB Trần Khai Nguyên.
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ phịng Kế tốn của ACB CN Trần Khai
Nguyên trong giai đoạn 2015 đến năm 2018.


3
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm đạt được những mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sẽ thực hiện tổng
hợp các dữ liệu, tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng để tìm hiểu về
hoạt động này.
Phương pháp so sánh kết hợp với phân tích được áp dụng để đánh giá ưu,
nhược điểm, thuận lợi, khó khăn của đối tượng nghiên cứu. Trong đó áp dụng hai
phương pháp là so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối.
- So sánh tuyệt đối: Kết quả so sánh cho thấy sự chênh lệch hay biến
động của chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ chỉ tiêu kỳ cơ sở.
∆𝒀 = 𝒀𝒕 − 𝒀𝒕−𝟏
Trong đó:
∆Y: phần chênh lệch hay biến động giữa hai kỳ phân tích liên tiếp
Yt : chỉ tiêu kỳ t
Yt-1 : chỉ tiêu kỳ t – 1
- So sánh tương đối: Là phần trăm thay đổi của đối tượng phân tích so
với chỉ tiêu cơ sở, nói cách khác, chính là sự đo lường mức độ tăng
giảm của đối tượng phân tích nhằm thể hiện tốc độ tăng trưởng của đối
tượng cần phân tích
∆𝒀(%) =

𝒀𝒕 − 𝒀𝒕−𝟏
× 𝟏𝟎𝟎%
𝒀𝒕−𝟏


Trong đó:
∆Y: tốc độ tăng trưởng
Yt : chỉ tiêu kỳ t
Yt-1 : chỉ tiêu kỳ t – 1
Thực hiện điều tra, khảo sát đối tượng là khách hàng cá nhân đến giao dịch tại
chi nhánh trong giai đoạn từ 01/02/2019 đến ngày 15/04/2019 , số lượng 200 phiếu
khảo sát được đặt tại quầy giao dịch khách hàng, thống kê kết quả khảo sát nhằm
biết được khách hàng chưa hài lịng ở những vấn đề gì để đưa ra giải pháp khắc
phục và phát huy những mặt tích cực mà khách hàng hài lịng. Mục đích khảo sát:
đánh giá và phân tích hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ACB CN Trần Khai Nguyên.


4
1.5 Kết cấu của đề tài:
Đề tài bao gồm 04 phần chính gắn với từng chương là:
Chương 1: Giới thiệu Đề tài nghiên cứu.
Chương này sẽ giới thiệu về: vấn đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài và mục
tiêu mà đề tài hướng đến. Song song đó, chương này cũng đưa ra một cách tổng
quát những phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong đề tài.
Chương 2: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu Trần Khai Nguyên và một số
vấn đề tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân.
Chương này sẽ cung cấp những thơng tin về q trình thành lập, hoạt động
và một số thông tin cơ bản khác có liên quan đến ngân hàng TMCP Á Châu nói
chung cũng như chi nhánh Trần Khai Nguyên nói riêng. Bên cạnh đó, chương này
cịn xác định dấu hiệu và vấn đề nghiên cứu.
Chương 3: Cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận.
Nội dung chương này sẽ bao gồm một phần lý thuyết về tín dụng tiêu dùng (
bao gồm: khái niệm, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá). Ngồi
ra, chương này cịn đề cập đến các nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài

nghiên cứu và phương pháp tiếp cận vấn đề của bài viết.
Chương 4: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh
Trần Khai Nguyên và xác định nguyên nhân của vấn đề.
. Chương này sẽ đề cập đến số liệu thực trạng cho vay tiêu dùng tại chi nhánh
và phân tích các số liệu này. Thơng qua việc phân tích và thực hiện khảo sát đối với
khách hàng, chương này sẽ đưa ra những đánh giá về kết quả hoạt động cho vay
tiêu dùng nêu bật những thành tựu cũng như chỉ ra những vấn đề còn tồn đọng mà
chi nhánh đang đối diện.
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân
hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên.


5
Từ thực trạng và phân tích của chương trước, chương này sẽ đề cập đến
những giải pháp đối với chi nhánh nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho
vay tiêu dùng. Kết luận những điểm chính và đưa ra kiến nghị đối với vấn đề nghiên
cứu.


6
Chương 2 :

TỔNG

QUAN

VỀ

NGÂN


HÀNG

TMCP

Á

CHÂU

CHI NHÁNH TRẦN KHAI NGUYÊN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI
TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI KHÁCH
HÀNG CÁ NHÂN
2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên:
2.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai
Nguyên:
Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai Nguyên trước đây là chi
nhánh Ngô Gia Tự, tọa lạc tại đường Ngô Gia Tự. Cụ thể vào ngày 29/03/2009 do
nhu cầu cải thiện cơ sở vật chất, nhằm mở rộng quy mô, chi nhánh Ngô Gia Tự đã
chuyển về Nguyễn Tri Phương và đổi tên thành chi nhánh Trần Khai Nguyên. Hiện
tại chi nhánh được đặt tại địa chỉ 134 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 5, TP.
Hồ Chí Minh. Địa chỉ mới nằm ở vị trí trung tâm, gần chợ, gần các trường học,
đông dân cư, tập trung nhiều tầng lớp: học sinh, sinh viên, cán bộ viên chức, người
lao động, các tiểu thương, ... tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển cho vay đặc biệt
là mảng tín dụng cho vay tiêu dùng. Nhờ ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm, nhiều hiểu
biết, cùng đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, trình độ cao, chi nhánh
Trần Khai Nguyên đã và đang khẳng định vị thế của mình trong hệ thống ACB, và
đóng góp vào sự phát triển chung của toàn ngành ngân hàng.
Trong suốt khoảng thời gian hoạt động, ACB Trần Khai Nguyên đã có
những bước phát triển không ngừng về công nghệ thông tin, chất lượng dịch vụ, các
loại hình sản phẩm về huy động, tín dụng, bảo hiểm,… nâng cao chất lượng phục
vụ nhằm mang lại sự hài lòng nhất cho khách hàng đến với chi nhánh. Chi nhánh

tuy thành lập chưa lâu so với các đối thủ trong khu vực nhưng đã có rất nhiều khách
hàng nhờ vào lãi suất cạnh tranh, thủ tục hồ sơ đơn giản, thời gian nhanh chóng,
tiện lợi và bảo mật, được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí bởi các chun viên tư
vấn tài chính có kinh nghiệm. Qua thời gian hoạt động ACB Trần Khai Nguyên
cũng góp phần quan trọng trong hoạt động của ACB, góp phần mang lại lợi nhuận
khơng nhỏ cho hệ thống. Chi nhánh Trần Khai Nguyên đang từng bước khẳng định
vị thế của mình trong khu vực.


7
2.1.2 Tổ chức hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu chi nhánh Trần Khai
Nguyên:
Cơ cấu tổ chức và nhân sự:
Con người là yếu tố quan trọng hàng đầu trong bất kỳ tổ chức nào. Hiểu rõ
điều đó, ACB ln luôn chú trọng việc đào tạo đội ngũ nhân viên am hiểu nghiệp
vụ, có đạo đức chuẩn mực trong kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm
việc, tận tâm phục vụ cho khách hàng, tâm huyết với nghề.
Hiện nay tổng số cán bộ, công nhân viên tại chi nhánh Trần Khai Nguyên là
40 người trong đó gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc và 37 nhân viên. Đây là con
số phổ biến đối với các chi nhánh trong hệ thống ACB. Các nhân viên chi nhánh
Trần Khai Nguyên luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng sự hài lịng
tuyệt đối. Có thể thấy rằng đây là những nhân viên đầy nhiệt huyết, đam mê trong
công việc.
Về trình độ chun mơn, nhìn chung chi nhánh Trần Khai Ngun có trình
độ chun mơn tương đối cao và đang được hoàn thiện, nâng cao hơn nữa. Do địa
chỉ chi nhánh tọa lạc tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, nên có một bộ phận
khơng nhỏ khách hàng là người Hoa. Ban giám đốc chi nhánh ln khuyến khích
nhân viên chi nhánh nâng cao trình độ ngoại ngữ, cũng như ưu tiên tuyển dụng các
nhân viên biết tiếng Anh và tiếng Trung thành thạo nhằm phục vụ tốt hơn cho khách
hàng đặc thù trong khu vực.

Bảng 2.1: Trình độ chun mơn của nhân viên tại chi nhánh (2018)
Chỉ tiêu

Trình độ

Chuyên môn

Ngoại ngữ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Từ thạc sĩ trở lên

8

20%

Cử nhân (Đại học)

25

63%

Cao đẳng

7

18%


Bằng C

15

38%

Bằng B

20

50%

Tiếng Trung

5

13%

(Nguồn: Phòng hành chánh và tổ chức chi nhánh Trần Khai Nguyên)


8
Giám Đốc
Kế Tốn

Phó Giám Đốc

Hành Chánh


Bộ phận Vận hành

Bộ phận Tín Dụng

P.KHCN

GD & ngân quỹ

P.KHDN

Sàn giao dịch vàng

P.Hỗ trợ Khách hàng

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ACB Chi nhánh Trần Khai Ngun
(Nguồn: Phịng tín dụng ACB Chi nhánh Trần Khai Nguyên)
2.1.3 Sơ lược về hoạt động của chi nhánh trong thời gian qua:
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn:
2.1.3.1.1 Tình hình chung:
trđ

760
740
720
700
680
660
640
620
600


Tổng nguồn vốn huy động
750,221
730,034

725,116

654,099

năm
2015

2016

2017

2018

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động chi nhánh 2015-2018
(Nguồn: Phòng kế toán chi nhánh Trần Khai Nguyên)


9
Tình hình huy động vốn của chi nhánh có sự suy giảm trong năm 2016. Lý
giải cho điều này, năm 2016 Việt Nam ta phải chịu những tác động tiêu cực đến từ
những nguyên nhân khách quan và chủ quan như thiên tai, lũ lụt, dẫn đến kinh tế
trong năm phát triển chậm hơn so với kỳ vọng; tăng trưởng đạt mức thấp, giá cả
xăng dầu không ổn định,… những yếu tố đó cũng ảnh hưởng khơng ít đến nhu cầu
gửi tiền trong dân cư của người dân. Tuy nhiên trong hai năm gần nhất là năm 2017
và 2018 chi nhánh đã có sự tăng trưởng về huy động, tuy chưa cao nhưng đây cũng

là điểm sáng trong hoạt động của chi nhánh.
Dựa vào bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động của
chi nhánh đang có xu hướng tăng trong hai năm trở lại đây. Cụ thể năm 2016 tổng
nguồn vốn huy động của chi nhánh là 654.099 triệu đồng, giảm 71.017 triệu đồng
so với năm 2015, tương ứng với 9,79%. Đến cuối năm 2017, tình hình huy động
vốn của chi nhánh lại tăng trở lại lên 730.034 triệu đồng, tăng 75.935 triệu đồng so
với năm 2016, tương ứng với 11,61%. Đây cũng là tình hình chung của đại đa số
ngân hàng, do trải qua khoảng thời gian khó khăn trong những năm 2016 chi nhánh
gặp trở ngại trong quá trình huy động vốn, dẫn đến tình trạng hoạt động huy động
khơng đạt hiệu quả cao. Nhờ vào định hướng và nổ lực nên tình trạng trên đã được
cải thiện đáng kể. Đến năm 2018 tổng số vốn huy động đã đạt đến 750.221 triệu
đồng, tăng 20.187 triệu đồng, tăng 2,77% so với năm 2017 đây là con số đáng mừng
cho chi nhánh Trần Khai Nguyên.
2.1.3.1.2 Nguồn vốn huy động theo sản phẩm:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn huy động theo sản phẩm 2015-2018
(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Tiền gửi thanh tốn

139.637


145.750

155.592

159.637

Tiền gửi tiết kiệm

585.479

508.349

574.442

590.584

Tổng vốn huy động

725.116

654.099

730.034

750.221

(Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh Trần Khai Nguyên)



10
Theo cơ cấu nguồn huy động theo sản phẩm, có thể thấy đại đa số nguồn vốn
mà ngân hàng huy động được đều chủ yếu tập trung ở tiền gửi tiết kiệm.
Cụ thể trong năm 2017, nguồn vốn mà ngân hàng huy động dưới dạng tiền
gửi thanh toán chiếm tỷ trọng 21,31%, còn tiền gửi tiết kiệm chiếm 78,69% trong
tổng nguồn vốn huy động. Sang đến năm 2018, con số này đối với tiền gửi thanh
toán là 21,28%, tiền gửi tiết kiệm là 78,72%. Có thể thấy tiền gửi thanh tốn có tỷ
trọng thấp, do đại đa số khách hàng gửi tiền vào ngân hàng đều mong muốn có một
mức lãi, tuy nhiên lãi suất tiền gửi thanh toán tại chi nhánh khơng cao đã dẫn đến
tình trạng này.
Mặt khác, trong bốn năm gần nhất, tiền gửi thanh toán của chi nhánh đều có
xu hướng tăng. Từ năm 2015 sang năm 2016 số tiền gửi thanh toán tăng 6.113 triệu
đồng, tương ứng với 4,38%. Sang năm 2017 tiền gửi thanh toán tăng 9.842 triệu
đồng, tương ứng với 6,75%. Đến năm 2018 tiền gửi thanh toán tiếp tục tăng 4.045
triệu đồng, tương ứng 2,60%. Do nhu cầu thanh toán qua ngân hàng những năm gần
đây tăng nên tình hình tiền gửi thanh toán của khách hàng tại chi nhánh cũng được
cải thiện theo.
Dựa vào bảng, ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh đang trên đà
tăng trong hai năm gần nhất. Trong 2 năm 2017 và 2018, khoản mục này cũng có sự
tăng trưởng so với trước đây. Cụ thể là năm 2017 tiền gửi tiết kiệm đạt 574.442
triệu, tăng 66.093 triệu đồng, tương ứng 13%. Năm 2018 tiền gửi tiết kiệm tiếp tục
tăng, đạt 574.442 triệu đồng, tăng 16.142 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng
2,81%. Đây là những con số khả quan và tích cực đối với chi nhánh.
Nhìn chung, tình hình huy động vốn theo tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết
kiệm đều có xu hướng tăng trong những năm gần đây.
2.1.3.1.3 Nguồn vốn huy động theo thời gian huy động:


11
Bảng 2.3: Tình hình nguồn vốn huy động theo thời gian 2015-2018

(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Ngắn và trung hạn

593.471

605.589

619.756

623.471

Dài hạn

131.645

48.510

110.278

126.750


Tổng vốn huy động

725.116

654.099

730.034

750.221

(Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh Trần Khai Nguyên)
Theo cơ cấu nguồn huy động theo thời gian, có thể dễ dàng nhận thấy đại đa
số nguồn vốn mà chi nhánh huy động được đều chủ yếu nằm ở nguồn vốn ngắn và
trung hạn (dưới 5 năm). Cụ thể trong năm 2017, nguồn vốn mà ngân hàng huy động
dưới dạng ngắn và trung hạn chiếm tỷ trọng 84,89%, còn dài hạn chiếm 15,11%
trong tổng nguồn vốn huy động. Sang đến năm 2018, con số này đối với hình thức
ngắn và trung hạn là 83,10%, dài hạn là 16,90%.
Đối với nguồn vốn huy động dưới 5 năm của chi nhánh có xu hướng tăng
trong bốn năm gần nhất. Cụ thể từ năm 2017 số tiền này là 619.756 triệu đồng, tăng
14.167 triệu đồng, tương ứng với 2,34%. Sang đến năm 2018 con số này đạt
623.471 triệu đồng, tăng 3.175 triệu đồng, tương ứng 0,6%. Những năm trước đó
chi nhánh nói riêng, ACB nói chung đã rơi vào khủng hoảng sau sự cố năm 2012
liên quan đến hàng loạt lãnh đạo cao cấp, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
của hệ thống, điều này thể hiện rõ qua con số huy động trong giai đoạn 2012-2015
có sự sụt giảm đáng kể so với giai đoạn trước đây, khơng đạt được hiệu quả. Do đó,
kết quả huy động này thể hiện quyết tâm của chi nhánh trong việc chủ động trong
rủi ro, thấu đáo trong việc xử lý các vấn đề tồn đọng của q khứ.
Cịn tình hình huy động dài hạn (từ 5 năm trở lên) của chi nhánh khá ổn định.
Chỉ có năm 2016 tiền huy động dài hạn đột ngột giảm còn 48.510 triệu đồng. Đó là

do lãi suất huy động vốn dài hạn tại chi nhánh được cơ cấu lại và điều chỉnh giảm
nhẹ so với thời gian trước do ảnh hưởng từ những biến động tiêu cực của nền kinh


12
tế nên chi nhánh. Nhưng sau đó đến năm 2017, con số này đã tăng trở lại 110.278
triệu đồng, sau đó tiếp tục tăng lên 126.750 triệu đồng ở năm 2018. Do bản chất
khoản huy động này là dài hạn, nên nó khá ổn định, khơng biến động nhiều như
nguồn huy động ngắn hạn.
2.1.3.2 Hoạt động sử dụng vốn:
2.1.3.2.1 Tình hình chung:
Tình hình chung về hoạt động sử dụng vốn của chi nhánh (ĐVT : triệu
đồng):

SỬ DỤNG VỐN

Trđ
1200

1041,527
1000

905,216
806,602

821,501

800
600


sử dụng vốn

400
200
0
Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm

Biểu đồ 2.2: Tình hình hoạt động sử dụng vốn từ năm 2015-2018
(Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh Trần Khai Nguyên)
Trong những năm qua tình hình sử dụng vốn của chi nhánh không biến động
nhiều, doanh số cho vay của năm 2017 và năm 2018 có sự tăng trưởng nhanh hơn
so với thời gian trước. Do năm 2016 là năm khó khăn của các ngân hàng, bắt nguồn
từ khả năng sinh lời của thị trường sụt giảm, tổng cầu yếu, nhu cầu đi vay của khách
hàng không nhiều, hoạt động cho vay theo đó mà khơng đạt được tăng trưởng như
mong đợi. Khơng nằm ngồi tình trạng đó, doanh số cho vay của chi nhánh cũng
tăng nhưng không đạt được kế hoạch đề ra cụ thể doanh số cho vau năm 2016 là
821.501 triệu đồng, chỉ tăng 14.899 triệu đồng so với năm 2015.


13
Sang đến năm 2017 mức doanh số cho vay tăng khá cao. Năm 2017 được
xem là năm phục hồi ổn định của chi nhánh, khởi sắc sau giai đoạn tăng trưởng

không như ý. Cụ thể là doanh số cho vay là 905.216 triệu đồng tăng 83.715 triệu
đồng, tương ứng tăng 10,2%. Sang đến năm 2018 con số này đạt 1041.527 triệu
đồng, tăng 136.311 triệu đồng, tương ứng 15,06%. Tất cả những điều đó là nhờ
động thái khuyến khích cho vay của chi nhánh, hỗ trợ trình giảm lãi suất đối với
những khách hàng, doanh nghiệp đủ điều kiện. Mặt khác, nhờ kinh tế phát triển,
nhu cầu đi vay của khách hàng cũng theo đó mà tăng lên.
2.1.3.2.2 Sử dụng vốn phân loại theo sản phẩm:
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng vốn theo sản phẩm 2015-2018
(ĐVT: Triệu đồng)
Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

- SXKD

390.051

397.730

445.989

530.084

- Tiêu dùng


258.381

266.883

294.839

358.381

- Khác

158.170

156.888

164.388

153.062

Tổng DSCV

806.602

821.501

905.216

1.041.527

(Nguồn: Phịng kế tốn chi nhánh Trần Khai Nguyên)

Dựa vào kết quả của bảng trên, có thể thấy cho vay sản xuất kinh doanh
chiếm tỷ trọng cao nhất trong các loại hình cho vay tại chi nhánh Trần Khai
Nguyên. Trong 4 năm liên tiếp, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh có xu hướng
tăng. Nổi bật nhất là năm 2017 và năm 2018, khi chi nhánh có doanh số tăng rõ rệt
nhất từ 397.730 triệu đồng (2016) lên 445.989 triệu đồng, tăng 12,13%. Trong năm
2018, doanh số cho vay sản xuất kinh doanh là 530.084 triệu đồng, tăng 84.095
triệu đồng, tương ứng tăng 18,9%. Do trong năm 2018, chi nhánh áp dụng chương
trình giảm lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân có quan
hệ giao dịch từ 5 năm trở lên phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, bổ sung vốn lưu
động , điều này đã thu hút khơng ít khách hàng đến với chi nhánh.


×