NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC
I-/ QUAN ĐIỂM CHUNG.
1-/ Phát triển sản xuất của hộ nông dân nghèo tỉnh Đắc Lắc là nhiệm vụ
kinh tế xã hội trước mắt và lâu dài.
- Chỉ có tăng trưởng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng XHCN, mới tạo ra cơ hội cho nông dân nói chung và nông dân nghèo
nói riêng từ đó tăng thu nhập góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn.
- Như chúng ta đã biết, sản xuất quyết định đời sống, khi sản xuất càng phát
triển thì đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, sản xuất lạc hậu, chậm phát
triển thì việc thoả mãn nhu cầu sinh hoạt gặp nhiều khó khăn, mức độ phát triển
của sản xuất được biểu hiện bằng tổng thu nhập quốc dân GDP bình quân đầu
người, ở các nước phát triển, như Mỹ, Nhật GDP bình quân đầu người cao, còn các
nước chậm phát triển thì mức bình quân đầu người thấp. Song bên cạnh đó nghèo
đói cũng tác động ngược trở lại với sản xuất, nếu xã hội tồn tại nhiều người nghèo
đói, dẫn đến sức mua thấp, hàng hoá sản xuất ra bị ứ đọng hay nói cách khác là
cung vượt quá cầu, đây cũng chính là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản
xuất, ngược lại xã hội nhiều người giàu có thì nhu cầu về hàng hoá dịch vụ lớn,
hàng hoá sản xuất ra không bị ứ đọng, do đó kích thích người sản xuất mở rộng
quy mô, số lượng chất lượng làm cho nhu cầu con người ngày càng được đáp ứng.
Như vậy đói nghèo là một căn bệnh kinh niên, chúng ta phải tìm mọi cách khắc
phục nó, giúp các hộ nông dân nghèo có thu nhập cao hơn, khi thu nhập của các hộ
nông dân tăng lên, chính nó tạo ra một sức mua lớn hơn thúc đẩy thị trường nội địa
mở rộng và tạo điều kiện cho các nhà sản xuất phát triển.
Tăng trưởng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ của Nhà nước, cải thiện đời sống vật
chất tinh thần của các thành viên trong xã hội là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, không
chỉ Nhà nước mà phải là toàn dân, toàn diện, song trước mắt nhiệm vụ cải thiện đời
sống của mọi thành viên trước hết là cho những người nghèo là một yêu cầu cấp bách,
Nhà nước cần phải có những biện pháp thích đáng vì nó cũng là một động lực để thúc
đẩy sản xuất phát triển cho nên việc xoá đói giảm nghèo là chiến lược của mọi sự chiến
lược, của mỗi người, của mỗi quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế có tác động tới xoá đói giảm nghèo song việc vận dụng
nó như thế nào vào thực tiễn là một điều quan trọng trong chính sách kinh tế xã hội
của Nhà nước, về lâu dài phải kết hợp giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế làm
nhân tố chủ đạo, bởi vì chỉ có tăng trưởng và phát triển kinh tế mới đảm bảo vững
chắc cho việc cải thiện đời sống xã hội, hơn nữa Nhà nước phải có những chính
sách kích cầu để thúc đẩy sản xuất, vì vậy muốn xoá đói giảm nghèo phải đứng
trên cơ sở phát triển sản xuất của hộ nông dân, người nghèo là một bộ phận trong
cộng đồng xã hội, chỉ có kinh tế cả cộng đồng phát triển thì kinh tế hộ nông dân
mới có điều kiện để phát triển, đối với nước ta nông nghiệp là mặt trận hàng đầu,
do vậy chúng ta phải đặt hộ nông dân là một đơn vị kinh tế tự chủ, và mọi chủ
trương và biện pháp của Nhà nước phải chú ý đến lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
đưa các hộ nông dân vào sản xuất hàng hoá, Nhà nước hỗ trợ về đầu vào và đầu ra.
2-/ Kết hợp một cách hài hoà sự vận động nội sinh và ngoại lực hỗ trợ để tạo
điều kiện cho nông dân nghèo nâng cao thu nhập.
Như phần trên đã nghiên cứu, nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói là do nhiều yếu
tố, song tập trung lại chỉ có hai nhân tố chính đó là chủ quan và khách quan.
* Nhân tố chủ quan bao gồm các yếu tố:
- Sức khoẻ, trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, kiến thức kinh doanh khả
năng về vốn sản xuất,...
* Nhân tố khách quan: điều kiện thiên nhiên bất lợi, tai nạn rủi ro, cơ chế
chính sách của Nhà nước, trong đó vai trò của Nhà nước hết sức quan trọng, nếu cơ
chế chính sách đó phù hợp với qui luật, phù hợp với lòng dân sẽ tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các thành viên trong xã hội cải thiện đời sống, ngược lại nó sẽ kìm
hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, những hộ nông dân nghèo muốn
vượt qua được ngưỡng cửa nghèo đói chỉ có con đường duy nhất là nâng cao mức
thu nhập của mình, nhưng câu hỏi đặt ra là nâng cao bằng cách nào mới hiệu quả
nhất, để tăng được thu nhập cho người nghèo thì người nghèo phải có việc làm, và
việc làm có thu nhập, trong nền kinh tế thị trường hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự
chủ, họ có thể ra quyết định sản xuất cái gì, như thế nào, cho ai, song muốn tiến
hành sản xuất trước hết phải có vốn đất đai, biết tổ chức và quản lý sản xuất, và có
kinh nghiệm trong kinh doanh, có khả năng tiếp cận với thị trường. Song bên cạnh
đó người nghèo lại thiếu và hầu như không có đất đai, thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm
quản lý.
Ngoài việc tổ chức sản xuất của gia đình mình sao cho hiệu quả nhất, người
nghèo có thể đi làm thuê cho các doanh nghiệp khác, do không có trình độ về khoa
học kỹ thuật cho nên người nghèo chỉ kiếm được những công việc lao động chân tay
nặng nhọc, tiền công thấp do vậy rất khó cải thiện được cuộc sống gia đình nếu
không có sự giúp đỡ của Chính phủ và cộng đồng xã hội.
Nhà nước cần những chính sách giúp đỡ người nghèo phát triển kinh tế bằng
cách cho họ vay vốn, phân phối lại sản phẩm lao động trong xã hội thông qua các
chính sách của xã hội, Nhà nước phải thành lập quĩ để trợ cấp cho người nghèo
trong giáo dục, văn hoá, học nghề, trợ cấp thất nghiệp, chữa bệnh không mất tiền.
Trong quá trình giúp đỡ của Nhà nước phải tính đến qui luật giữa công bằng và
hiệu quả, nếu có tính công bằng sẽ làm giảm tính hiệu quả kinh tế xã hội và ngược
lại khi chú ý đến mặt hiệu quả sẽ dẫn đến sự mất công bằng xã hội do vậy muốn
xoá đi cuộc sống nghèo đói bản thân người nghèo phải tự nỗ lực phấn đấu vươn lên
song không thể thiếu sự giúp đỡ của cộng đồng và Nhà nước.
3-/ Phát triển sản xuất phải gắn liền với nâng cao dân trí, sức khoẻ và việc
làm lành mạnh xã hội.
Nâng cao thu nhập của các hộ nông dân nghèo là một yêu cầu có tính cấp
bách trong giai đoạn hiện nay và mãi mãi về sau, trong chiến lược ổn định và phát
triển kinh tế xã hội đến năm 2002 đã nêu rõ phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với
xây dựng văn hoá mới, thực hiện những tiến bộ xã hội đặc biệt là giáo dục và đào
tạo, coi trọng cả bốn mặt qui mô, số lượng, chất lượng, hiệu quả, chăm sóc sức
khoẻ, thu hẹp diện gia đình thiếu đói và vùng thiếu đói, việc thúc đẩy hộ nông dân
sản xuất hàng hoá vừa là cơ sở vừa là nền tảng để cải thiện đời sống của hộ nông
dân nghèo ở nông thôn.
Trong những năm vừa qua, mặc dù mức đầu tư thâm canh cho trồng trọt và
chăn nuôi của các hộ nông dân tương đối cao đã nâng khối lượng lương thực bình
quân đầu người từ 293,5 kg/người 1990 lên 370 kg/người (1993) nhưng tình trạng
thiếu lương thực vẫn xảy ra từng nơi, từng lúc hàng vạn gia đình vẫn thiếu ăn, thu
nhập còn ở mức thấp, sản xuất chưa đạt tới mức dư thừa, tỉnh Đắc Lắc nhiều hộ
nông dân vẫn nằm trong tình trạng tự sản xuất tự tiêu dùng, khả năng tích luỹ vốn
của hộ nông dân vẫn chưa nhiều, hộ giầu tuy có tăng lên nhưng vẫn còn tồn tại
nhiều hộ nghèo, để tănh nhanh thu nhập của hộ nông dân, chúng ta phải hướng hộ
nông dân vào sản xuất hàng hoá, cần phải giải quyết hàng loạt các mâu thuẫn, đó là
phải nâng cao chất lượng của người lao động, cùng với sự phát triển của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật, vai trò lao động của con người càng trở nên quan
trọng,việc đầu tư thêm lao động trong thâm canh chỉ thực sự có ý nghĩa khi yếu tố
lao động có chất lượng cao.
Chất lượng của lao động thể hiện ở trình độ văn hoá, đó là cơ sở của mọi sự
nhận thức, tiếp đến là kinh nghiệm làm ăn và kiến thức về khoa học kỹ thuật và
chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, để tăng thêm vốn, nhân lực phải thông
qua nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng, thông qua trao đổi kinh nghiệm sản xuất,
tiếp cận với thị trường tiêu thụ, chất lượng lao động hiện nay kể cả hộ giàu vẫn còn
thấp, mức độ hiểu biết về thị trường còn rất hạn chế, kiến thức canh tác cơ bản,
như cày bừa, gieo cấy, chọn giống bón phân cho cây trồng nhiều hộ gia đình vẫn
chưa nắm rõ, điều này diễn ra ở hầu hết các hộ nghèo, tuy nhiên các hộ giàu có
điều kiện kinh tế cao hơn có thể nâng lên nhanh chóng còn hộ nghèo hết sức khó
khăn.
Không nâng được chất lượng lao động khó phát triển sản xuất theo hướng hàng
hoá, do vậy khó nâng cao thu nhập cho hộ nghèo, do vậy chúng ta phải đổi mới mô
hình quản lý hợp tác xã nông nghiệp kiểu cũ, chuyển sang hợp tác xã kiểu mới, lấy
hiệu quả kinh tế làm thước đo để lựa chọn phương án sản xuất.
Mục tiêu của chúng ta là nâng cao thu nhập cho người nghèo, là việc làm
thường xuyên, nhưng làm bằng cách nào, đây là câu hỏi đặt ra mà Nhà nước cần
phải lựa chọn một cách kỹ lưỡng nhất để hộ nghèo thoát khỏi tình trạng thiếu thốn.
II-/ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO Ở ĐẮC LẮC.
1-/ Phương hướng.
Phương hướng chung là không ngừng sản xuất kinh doanh, gắn chương trình
xoá đói giảm nghèo, hướng trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu kinh tế, gắn với bố trí
lao động hợp lý khai thác triệt để tiềm năng đất đai để mở rộng diện tích, thâm
canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu giống cây trồng có năng suất cao hơn, từng bước
nâng cao tỷ trọng cây công nghiệp, và ngành nghề dịch vụ nhằm tăng thu nhập cho
người lao động nâng cao đời sống vật chất tinh thần, vấn đề quan trọng là khuyến
khích mọi nhà, mọi người chăm lo phát triển kinh tế gia đình phải kết hợp hữu cơ
giữa vận động cá nhân người nghèo với sự hỗ trợ của cộng đồng và sự tác động
của chính sách Nhà nước để họ có điều kiện tự chủ vươn lên khỏi cảnh nghèo đói.
Phương hướng cụ thể dựa trên cơ sở phân tích tỷ lệ nghèo đói, các dạng hộ
nghèo và nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói đó, để tìm ra những phương hướng cụ
thể.
- Có đủ việc làm cho các hộ nông dân nghèo bằng các hình thức:
+ Cấp thêm ruộng đất cho hộ nghèo có lao động và nguyện vọng sản xuất
nông nghiệp.
+ Tạo thêm việc làm bằng định canh, tách hộ, lập và chấm dứt tập quán chăn
nuôi thả rông.
+ Tạo thêm việc làm cho người lao động bằng mở rộng diện tích, thâm canh
tăng vụ và phát triển tiểu thủ công nghiệp.
- Trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho người nghèo bao gồm.
+ Khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp.
+ Kiến thức Marketing.
+ Kiến thức phát triển dân số.
- Đầu tư cho người nghèo một số vốn cần thiết ban đầu bao gồm cả cho vay
lãi suất thấp, liên doanh, liên kết đặc biệt là người nghèo gặp nhiều rủi ro, đột xuất
cần được cứu trợ kịp thời.
- Ngoài ra phát triển kinh tế hộ nghèo không tách khỏi sự phát triển kinh tế
chung của cả vùng cũng như tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao trình độ
dân trí, đổi mới hình thức quản lý nông nghiệp, nông thôn, tăng cường hoạt động
các tổ chức xã hội, quần chúng, nghề nghiệp.
- Trang bị kiến thức kinh doanh, khoa học kỹ thuật cho người nghèo, đầu tư
thích đáng về vốn và kết cấu hạ tầng.
2-/ Mục tiêu:
Giảm số nghèo khổ tuyệt đối, trong đó nhấn mạnh vào trọng tâm xoá bỏ tình
trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng và mù chữ của người nông dân.
- Tăng thu nhập của những hộ nghèo lên 2-3 lần và cao hơn nữa so với hiện
nay, phấn đấu từ hộ nghèo lên trung bình và khá, tăng cường hơn nữa cuộc vận
động sinh đẻ có kế hoạch, giảm tỷ lệ tăng dân số xuống dưới 2% và đưa chỉ tiêu
tổng sản phẩm nông nghiệp bình quân đầu người đến năm 2000 tăng gấp đôi so với
năm 1990.
III-/ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CỦA CÁC HỘ
NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC.
1-/ Giải pháp về đất đai.
a. Sớm hoàn thành qui hoạch tổng thể đất đai.
Qui hoạch tổng thể là sự sắp xếp, bố trí một cách cụ thể, khoa học có kế
hoạch theo cơ sở sản xuất, các điểm dân cư và cơ cấu hạ tầng một cách hợp lý
trong không gian và thời gian nhất định nhằm đạt đựoc những mục tiêu, phương
hướng phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.
Điều đầu tiên cho ổn định sản xuất của bất cứ vùng kinh tế nào, cũng phải
sớm hoàn thành qui hoạch tổng thể đất đai, đó là giải pháp lớn cơ bản. Sản xuất ở
Đắc Lắc trước đây là hình thức sản xuất tự cấp tự túc, nên ít có yêu cầu về qui
hoạch, ngày nay để phát triển sản xuất nông hộ đặc biệt là hộ nghèo thì sản xuất ở
Đắc Lắc phải chuyển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông
thôn, do vậy cần ổn định đất đai, để giải phóng mọi năng lực sản xuất, nếu chậm
trễ hoặc qui hoạch không đồng bộ sẽ cản trở, kìm hãm sản xuất vì qui hoạch tổng
thể xác định rõ vị trí khu vực sản xuất trồng cây gì, nuôi con gì, qui hoạch sản xuất
nông nghiệp phù hợp với công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
b. Hoàn thiện việc giao đất giao rừng, khoán rừng để ổn định sản xuất.
Mặc dù chủ trương giao đất, giao rừng cho cán hộ nông dân ở Đắc Lắc đã
được đặt ra từ nhiều năm qua, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện ở các địa phương
còn rất hạn chế, chỉ đạo chưa được nhất quán thiếu cụ thể, để khắc phục tình trạng
đó Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII tiếp tục nhấn mạnh về việc giao đất, giao
rừng ngăn chặn tình trạng nông dân không có đất đai để sản xuất, đây là một vấn
đề thực tế ở Đắc Lắc.
- Tiếp tục triển khai nhanh việc giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất ổn định lâu dài cho hộ nông dân.
- Khi chưa có đủ điều kiện cấp giấy cho các hộ nông dân về quyền sử dụng
ruộng đất chính thức thì cấp giấy chứng nhận tạm thời để hộ nông dân thực hiện
nắm quyền theo luật định, việc giao đất cho các hộ nông dân phải bảo đảm nguyên
tắc người làm nông nghiệp phải có đất để sản xuất.
Giữ được mối đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng khuyến khích các hộ nhận
đất trống đồi trọc để đưa vào sản xuất, thực hiện đúng qui định về hạn điềun thuế
sử dụng đất nông nghiệp theo luật định, đồng thời đẩy nhanh tốc độ giao đất cho
các vùng cây công nghiệp, cây ăn quả.
2-/ Các giải pháp về vốn:
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đến năm 2002 tỉnh Đắc Lắc có nhu cầu
về vốn đầu tư lớn, nếu tính nguồn thu từ ngân sách trên địa bàn, thì chi cho xây
dựng cơ bản chỉ đáp ứng được 30-32% khả năng tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của