Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NGHÈO Ở ĐẮC LẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.86 KB, 11 trang )

THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN
NGHÈO Ở ĐẮC LẮC
I-/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VÙNG.
1-/ Đặc điểm tự nhiên:
Đắc Lắc là vùng có điều kiện đất đai, khí hậu thích hợp cho phát triển cây cà
phê, cao su, dâu tằm, điều, nhiều rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới, và cả ôn đới là
vùng có trữ lượng và diện tích rừng lớn nhất trong cả nước.
Cà phê đã trở thành cây hàng hoá chủ lực không chỉ ở Đắc Lắc mà trong cả nước,
nhiệt độ trung bình trong năm trên 21
0
C còn chế độ mưa, nắng phân biệt rõ rệt.
Đắc Lắc là vùng có lợi thế so sánh tuyệt đối với các vùng khác về tiềm năng,
đây là vùng đất hứa hẹn.
2-/ Đặc điểm kinh tế xã hội.
a. Xã hội.
Đắc Lắc là một địa bàn rộng lớn, mật độ dân số trung bình hiện nay là 54
người/km
2
nhưng phân bố không đồng đều giữa nông thôn và thành thị, trong đó
dân tộc kinh chiếm 60,1% và các dân tộc ít người 39,9% và các dân tộc khác
khoảng 150 ngàn người, đời sống của đồng bào quá thấp, một phần do thủ tục lạc
hậu, phần do dân trí thấp. Theo số liệu của Uỷ ban dân tộc miền núi về phân bố
theo thu nhập năm 1994 của các đồng bào dân tộc Đắc Lắc.
- Số hộ giàu : 5.000 hộ chiếm 3,1%
- Số hộ khá : 50.000 hộ chiếm 31,8%.
- Số hộ trung bình : 62.000 hộ chiếm 39,5%.
- Số hộ nghèo : 40.000 hộ chiếm 25,6%.
Hiện nay còn 250 xã và 250 buôn làng với 23 nghìn hộ, khoảng 150 ngàn
người sống ở các vùng sâu, vùng xa, khoảng 75% số hộ này có thu nhập bình quân
dưới 25.000đ/tháng/người.
b. Kinh tế.


Mặc dù Đắc Lắc là vùng có tiềm năng nhưng tiềm năng chưa được khai thác
đúng mức, nhìn chung đời sống nông dân Đắc Lắc vẫn còn nghèo, trừ một số nông
dân ở vùng có sản xuất hàng hoá tập trung như cà phê, dâu tằm, đậu đỏ có thu nhập
bình quân cao, còn đại bộ phận nông dân dựa vào sản xuất nông nghiệp với tập
quán canh tác lạc hậu phương thức đốt nương làm rẫy là phổ biến có thu nhập bình
quân thấp, thu nhập bình quân đầu người ở Đắc Lắc khoảng 100 USD, về cơ cấu
kinh tế của vùng, kinh tế nông lâm nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng chiếm 71%
tổng thu nhập toàn vùng, các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến nông
sản chiếm 13% còn lại là các ngành dịch vụ buôn bán nhỏ và chế biến khoảng
16%.
Tốc độ tăng GDP của Đắc Lắc chỉ đạt 3,8% trong khi đó cả nước đạt trên 8%.
Số hộ nghèo ở Đắc Lắc chiếm 32% cao hơn 4,5% so với mức bình quân chung của
cả nước, những năm gần đây do chính sách đổi mới nông thôn Đắc Lắc đã có tiến
bộ hơn, số hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 41% (1991) xuống còn 32% năm (1995)
số hộ giầu mỗi năm tăng từ 1,2-1,7%.
Trong tổng số hộ nông dân Đắc Lắc sống ở vùng nông thôn có tới 91% số hộ
nông dân thu từ nông lâm nghiệp, 1,7% số hộ tự chế biến nông sản và 7,3% số hộ
tự mua bán nhỏ, có thể nói rằng, cơ cấu kinh tế dân số và việc làm ở nông thôn Tây
Nguyên chủ yếu vẫn là thuần nông.
* Kết cấu hạ tầng:
- Nông thôn Đắc Lắc có khoảng 6% nhà ở kiên cố, 47% nhà dạng bán kiên cố
và 47% nhà tranh, tre, nứa lá có khoảng 35% số nhà của nông dân ở bám theo quốc
lộ và đường huyện xã, hầu hết các hộ nông dân ở Đắc Lắc rất đông con, có hộ trên
chín người con số hộ có 3-5 con chiếm 50%, 6-8 con chiếm 32% chính vì vậy bình
quân diện tích nhà ở rất thấp.
- Điện thắp sáng: mặc dù có trục đường điện cao thế 500Kv chạy qua vùng, tuy
nhiên thiếu cơ sở hạ áp và đường dây hạ thế nên tới nay có hơn 45 xã trên 55 xã có
điện về đến trung tâm xã nhưng số hộ dùng điện chỉ chiếm 25%.
- Giao thông nông thôn: giao thông nông thôn chủ yếu là đường liên huyện,
liên xã, tổng số đường huyện xã có khoảng 3.890 km trong đó có 130 km loại khá

764km đường loại trung bình và 2.086km đường loại xấu và rất xấu, trong 55 xã có
49 xã có đường ô tô vào đến trung tâm xã, còn khoảng hơn 6 xã chỉ có thể đi vào
được mùa khô.
- Thuỷ lợi: do điều kiện địa hình phức tạp, cho nên rất khó xây dựng công
trình thuỷ lợi, hiện nay toàn vùng có 300 công trình trong đó có 225 hồ đập, trạm
bơm lớn số còn lại công trình trạm, diện tích tưới có khoảng 3,6 vạn ha trong đó có
2,6 vạn ha là lúa mầu, 1 vạn ha là cây công nghiệp, việc sử dụng nước ngầm tưới
cây công nghiệp đã và đang phát triển ở Đắc Lắc.
- Văn hoá giáo dục: có 100% xã có trường cấp I gần 52% số xã có trường cấp
II và rất ít xã có trường mẫu giáo nhà trẻ, trường cấp I, II chủ yếu làm bằng tranh,
tre nứa lá hoặc cấp IV, chất lượng trường học và phương tiện giảng dạy thấp.
- Y tế: các bệnh ỉa chảy, bướu cổ, sốt rét vẫn còn phổ biến ở nhiều vùng, có
83% số xã có trạm xá, nhưng trạm xá ở một số xã chỉ là nhà tạm, nhiều trạm xá
xuống cấp nghiêm trọng, song vẫn chưa được đầu tư sửa chữa, thuốc chữa bệnh
thiếu trầm trọng, số lượng y bác sỹ, y tá thiếu cả số lượng và chất lượng, khoảng
cách từ các bản làng đến các trạm xá hoặc trung tâm y tế rất xa, trong khi đó mạng
lưới y tế ở nông thôn kém phát triển, do đó số người được chăm sóc sức khoẻ cũng
rất hạn chế, toàn vùng mới khám và chữa bệnh được khoảng 25% còn 75% tự chữa
bệnh kho ốm đau.
- Vệ sinh nông thôn: hầu như nông thôn sử dụng nước sông suối, ao hồ để phục
vụ sinh hoạt, một số nơi là thượng nguồn của các sông suối vẫn còn bị ảnh hưởng
chất độc hoá học, vì vậy chất lượng nước không đảm bảo, chỉ có khoảng dưới 10%
số hộ gia đình nông dân có công trình vệ sinh đảm bảo chất lượng.
- Môi trường: theo kết quả nghiên cứu điều tra năm 1993 vùng Đắc Lắc hiện
còn 2,76 triệu ha rừng với trữ lượng 238,9 triệu m
3
gỗ là vùng còn nhiều rừng nhất
của cả nước, rừng Đắc Lắc đã và đang suy giảm đáng kể cả diện tích và trữ lượng,
trong 15 năm qua, rừng lá rộng vùng Đắc Lắc giảm 15%, tốc độ mất rừng hàng năm
là 33 ngàn ha, đường kính khai thác gỗ bình quân ngày càng giảm từ 50-60cm, nay

chỉ còn 30-40 cm tình hình thoái hoá đất đai khá phổ biến, hiện nay đất trống đồi núi
trọc toàn vùng là 0,9 triệu ha chiếm 15% diện tích tự nhiên. Riêng đất bazan có tới
52% bị thoái hoá, trong đó có 21% bị thoái hoá nặng nề.
* Ngành công nghiệp:
Ngành công nghiệp của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé, lao động trong ngành công
nghiệp chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số lao động toàn tỉnh. Giá trị GDP lao
động công nghiệp tạo ra 1.97 triệu đồng/người/năm, gấp 2,8 lần trong lao động
nông nghiệp nhưng chỉ bằng 31% GDP lao động công nghiệp toàn quốc. Sự kém
coi trọng sản xuất công nghiệp, do nhiều nguyên nhân gây ra như đầu tư cho công
nghiệp thấp, không có ngành công nghiệp chủ lực, thiết bị, máy móc vật tư cũ lạc
hậu, không có công nhân có trình độ tay nghề cao, cơ cấu tổ chức và bộ máy quản
lý hoạt động kém hiệu quả do không có trình độ chuyên môn trong quản lý.
* Ngành nông lâm nghiệp:
Nông lâm là ngành kinh tế chủ yếu của vùng, tốc độ phát triển GDP của nông
lâm thời kỳ 1990-1992 là 4,32%/năm cao hơn tốc độ phát triển GDP của nông lâm
toàn quốc, đạt được tốc độ này là do thế mạnh cây công nghiệp của Đắc Lắc, chủ
yếu là cây cà phê.
Nhìn chung ngành nông lâm của tỉnh hiệu quả đạt được vẫn còn thấp, hầu hết
các cây trồng vật nuôi đều thấp hơn mức bình quân trong cả nước.
* Ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ của Đắc Lắc còn rất nhỏ bé về qui mô, số lượng, chất lượng, vì
vậy doanh thu đạt được còn thấp so với các vùng khác trong cả nước.
3-/ Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển sản xuất của các hộ
nông dân.
Cơ cấu dân cư và bộ phận dân cư tỉnh Đắc Lắc rất phức tạp, mang nhiều sắc
thái kinh tế xã hội đa dạng ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế của tỉnh.
Với các dân tộc thiểu số có trình độ lạc hậu, việc quyết dịnh sản xuất cài gì,
như thế nào, cho ai hoàn toàn lệ thuộc vào tự nhiên, đây chính là nguyên nhân cốt
lõi của kìm hãm việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Cũng là nguyên nhân gây ra
sự nghèo đói kinh niên.

Địa hình hiểm trở, khí hậu phức tạp khó có thể đưa ra trị số trung bình cho
tỉnh và tỉnh không ổn định của dân cư đã gây ra sức ép cho đời sống và việc làm
đối với nông dân nghèo.
Kinh tế Đắc Lắc trong mấy năm qua tuy đã phát triển và đạt được những
thành tựu đáng kể, song vẫn đạt ở mức độ thấp, chủ yếu là khai thác tự nhiên kém
năng động, chưa chuyển sang sản xuất hàng hoá.

×