Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản thời gian qua 2001-2002 trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.67 KB, 43 trang )

Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản thời gian qua 2001-2002
trong khuôn khổ kế hoạch 5 năm 2001-2005
I. NHỮNG MỤC TIÊU CHỦ YẾU KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ
SẢN 2001-2005 VÀ HAI NĂM ĐẦU 2001-2002
1. Phương hướng chung
Đẩy mạnh sự công nghiệp hoá hiện đại hoá ngành thuỷ sản, thực hiện
chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế, đảm bảo tăng trưởng bền vững để đến năm 2005
đạt tổng sản lượng thuỷ sản 2,55 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD.
Nâng cao vai trò khoa học công nghệ tạo động lực mới cho sự phát triển và và đẩy
mạnh hợp tác quốc tế để thu hút thêm nguồn vốn, tiếp thu công nghệ mới, đào tạo
nguồn nhân lực. Thu hút các thành phần kinh tế vào đầu tư, phát triển thuỷ sản,
phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ, thực hiện xoá đói giảm nghèo và giải quyết các vấn
đề kinh tế - xã hội vùng nông thôn ven biển. Thực hiện cải cách công tác quản lý
nhà nước, tăng cường năng lực thể chế, bộ máy tổ chức và cải tiến các thủ tục hành
chính, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Những mục tiêu chung của kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản 2001-2005
được cụ thể bằng những chương trình kinh tế sau:
2. Các chương trình kinh tế ngành thủy sản
2.1. Chương trình khai thác hải sản xa bờ
Để đạt mục tiêu tăng trưởng và khai thác hợp lý (cân đối giữa khai thác vùng
gần bờ và xa bờ). Cần đóng mới từ 500 đến 700 chiếc tàu đánh bắt xa bờ có công
suất phù hợp, hiện đại. Ngoài ra tập trung cải hoán, nâng cấp đội tàu hiện có với
công suất lớn hơn và công nghệ khai thác, hệ thống hiện đại ngay trên tàu.
- Phát triển cơ sở hạ tầng tương ứng với phát triển năng lực khai thác hải
sản. Đồng thời tăng cường điều tra nguồn lợi, theo dõi sự phân bố của đàn cá và
phân bố nguồn lợi các ngư trường. Đặc biệt tập trung vào các ngư trường: Vịnh
Bắc Bộ, Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đảo Trường Sa...
- Đẩy mạnh công tác đào tạo cho đánh bắt hải sản. Mục tiêu thời kỳ 2001-
2005 đào tạo 16.200 người (Đại học 486 người, Trung học 1.620, công nhân kỹ
thuật 7.614, Thuyền trưởng 1.620, máy trưởng 1.620, và các lớp bồi dưỡng ngắn
hạn...) cho sự nghiệp phát triển ngành thuỷ sản.


- Ngoài ra tăng cường hợp tác quốc tế hoàn thiện phương án hợp tác quốc tế
đánh bắt hải sản trên biển ở khu vực ngoài 50m. Đẩy mạnh tiếp xúc các tổ chức
quốc tế để thu hút vốn cho đào tạo phát triển dịch vụ hậu cần ngành thuỷ sản .
Tổng vốn đầu tư của chương trình thời kỳ 2001-2005 là: 3.966,6 tỷ đồng.
2.2. Chương trình nuôi trồng Thuỷ sản
Nhằm đẩy mạnh và ổn định nguồn nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đồng
thời thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác. Ngành thuỷ sản phấn đấu đến năm
2005, sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 1,15 triệu tấn, trong đó sản lượng Tôm
trên 200.000 tấn chiếm 18-25% tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi
trồng thuỷ sản tăng thêm 400.000 ha để đạt 1.200.000 ha. Đẩy mạnh nuôi các loài
giá trị kinh tế cao như Tôm, cá Sòng, cá Dò, cá Cam, nghêu, sò huyết...
- Sản xuất giống đến năm 2005 đạt 24,04 tỷ con, trong đó giống Tôm mặn,
lợ 12 tỷ con; Tôm càng xanh 1,6 tỷ con; cá giống biển, lợ 1,7 tỷ con; nhuyễn thể
1,2 tỷ con; giống cá nước ngọtcác loài 7,54 tỷ con. Thức ăn đạt 244.000 tấn chiếm
60% thức ăn công nghiệp cho nuôi trồng thuỷ sản trong nước. Ngoài ra đầu tư thiết
lập các trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, dự báo bệnh tại các vùng trọng
điểm. Phát triển và hoàn thiện công nghệ về sản xuất giống cho những đối tượng
có giá trị kinh tế cao.
- Công tác đào tạo cho nuôi trồng thuỷ sản, phấn đấu đến năm 2005 có 5.025
người được đào tạo.Trong đó đại học 1.000; trung cấp 3.000; thạc sỹ 200; tiến sỹ
25 người.
- Tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút khoa học công nghệ về sản xuất thuỷ
sản nhân tạo. Xúc tiến thực hiện các dự án quốc tế và tìm nhà tài trợ cho đầu tư.
Dự kiến tổng vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản thời kỳ này là:
18.189 tỷ đồng.
2.3. Chương trình chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản
Nhằm mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của sản
phẩm hải sản cho xuất khẩu. Mục tiêu đến năm 2005 kim ngạnh xuất khẩu đạt 3,0
tỷ USD. Đến năm 2005 cần nâng cấp 80 cơ sở chế biến hải sản xuất khẩu hiện có
và xây mới 20 nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh, áp dụng những tiêu chuẩn

chất lượng quốc tế để đưa công suất chế biến lên 1.500 tấn/ ngày.
- Xây dựng các khu công nghiệp chế biến thuỷ sản ở thành phố và mỗi vùng
nhằm phù hợp với quy hoạch và đầu tư phát triển ngành. Áp dụng 100% từ 2001
hệ thống chất lượng đối với các cơ sở chế biến nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh
thực phẩm cho người tiêu dùng và xuất khẩu.
- Mở rộng thị trường mới, duy trì thị trường truyền thống đồng thời đẩy
mạnh công tác đào tạo cán bộ chuyên môn, khoa học công nghệ, khuyến ngư và
công tác tiếp thị.
- Hợp tác quốc tế, chủ động đưa các doanh nghiệp vào hoạt động theo khuôn
khổ cam kết của Việt Nam với AFTA, WTO, APEC... Hoàn thiện các văn bản
pháp lý cũng như năng lực hoạt động của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền và
kiểm tra chất lượng hàng thuỷ sản xuất nhập khẩu. Thu hút nguồn vốn nước ngoài
và hoạt động đầu tư trực tiếp về lĩnh vực chế biến nhằm làm tăng hàm lượng công
nghệ trong sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng hoá hàng thuỷ sản .
Tổng nguồn vốn đầu tư thời kỳ 2001-2005 cho chương trình này ước
khoảng: 1.935 tỷ đồng.
Ngoài ra còn có chương trình tăng cường công tác quản lý ngành với tổng
nguồn vốn đàu tư dự kiến là 817 tỷ đồng.
3. Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển ngành Thuỷ sản 2001-2005 và
2 năm đầu thực hiện kế hoạch 2001-2002
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chủ yếu kế hoạch phát triển thuỷ sản 2001-2005 và hai
năm đầu 2001-2002
CHỈ TIÊU Đơn vị 2002 2001-
2002
2001-
2005
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản


+Sản lượng khai thác

+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
+Mặn lợ, biển
+Nước ngọt
4-Tổng vốn đầu tư
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
Tỷ USD
1000Ha
1000Ha
1000Ha
Tỷ đồng
2.30
0
1.40
0
1.09
0
2.3
1.00
0
550
450
5.87
6
4.400
2.600
1.800

3.4
1.700
725
925
9.789,66
11.940
6.800
5.140
10,95-
11,2
5.000
2.625
2.375
24.907,6
Bảng 2.2 : Nhu cầu vốn đầu tư phát triển thủy sản 2001-2005 và hai năm đầu
2001-2002 (Đơn vị: tỷ đồng)
Hạng mục
2001-
2002
(A)
2001-2005
(B)
Tỷ lệ
(A/B)
Tổng vốn đầu tư
+ Nguồn vốn ngân sách
+ Nguồn vốn tín dụng
+Nguồn vốn huy động
+ Nguồn vốn nước ngoài
9.981,5

1.460
4.755
2.833
933,5
24.907,6
4.120
12.987,6
6.600
1.200
40,07
35,44
36,61
43
77,8
Khai thác hải sản 2309,9 3.966,6 58,23
Nuôi trồng thủy sản 3.962 18.189 21,7
Chế biến xuất khẩu thủy sản 1.234,6 1.935 63,8
Tăng cường quản lý ngành TS 475 817 18,14
Nguồn: Kế hoạch phát triển ngành thủy sản 2001-2005-Bộ thủy sản
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA VIỆC
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN 2001-2002
Trong 2 năm thực hiện kế hoach 2001-2002, ngành Thuỷ sản được sự quan
tâm lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thông qua những cơ chế, chính sách và tạo
điều kiện khuyến khích phát triển. Bản thân ngành đã nhận thức sâu sắc vai trò của
mình đối với nền kinh tế quốc dân, đã tập trung trí tuệ, năng lực, nguồn lực, lãnh
đạo đầu tư phát triển ngành thuỷ sản, tranh thủ được ngoại lực bên ngoài để thu hút
đầu tư và chuyển dao công nghệ... Tạo động lực cho ngành thuỷ sản thực hiện và
hoàn thành các kế hoạch đề ra.
1. Tình hình thực hiện kế hoach tăng trưởng kinh tế ngành thuỷ sản
Hai năm đầu (2001- 2002) thực hiện kế hoạch phát triển ngành thuỷ sản, với

sự phấn đấu liên tục ngành thuỷ sản đã có những bước phát triển lớn mạnh. Tốc độ
tăng trưởng của ngành không ngừng tăng lên. Trong 2 năm 2001 - 2002 tất cả các
chỉ tiêu phát triển của ngành đều được thực hiện một cách xuất xắc và vượt kế
hoạch, có chỉ tiêu vượt rất nhiều so với kế hoach đề ra. Cụ thể như sau :
Bảng 2.3 : Kết quả thực hiện kế hoạch của ngành thuỷ sản 2001-2002
Chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch
2001-2002
Thực hiện
2001-2002
Kết quả thực
hiện KH(%)
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản


+Sản lượng khai thác
1000Tấn
1000Tấn
4.400
2.600
4.637,8
2.782,6
105,40
107.02
+Sản lượng nuôi trồng
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
1000Tấn

Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Người
1.800
3.4
1.700
9981,5
210
3.600
1.855,2
3,799
1.842,5
10.889
210
3.600
103.07
111,7
108,35
109,10
100,00
100,0
Nguồn : Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thuỷ sản
Như vậy, nhìn vào bảng trên, chỉ có chỉ tiêu về cơ sở chế biến và lao động
nghề cá là thực hiện được 100% còn hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch khác đều được
thực hiện vượt mức so với kế hoạch ban đầu. Tiêu biểu là kim ngạch xuất khẩu
thủy sản tăng trên 11% so với kế hoạch, trong đó năm 2002 đạt 2,014 tỷ USD tăng
67,8% so với năm 2000. Với những kết quả đạt được trên đây là một điều đáng
mừng của ngành thuỷ sản Việt Nam nhưng bên cạch đó cũng có phần đáng lo, do

tốc độ tăng trưởng quá nhanh của sản lượng khai thác, diện tích nuôi trồng thuỷ
sản có thể làm cho cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và làm mất cân bằng sinh thái.
Trong 2 năm qua, ngành thủy sản đã lớn mạnh lên rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng
bình quân đạt 10,7%/ năm về sản lượng; 30.9%/ năm về giá trị xuất khẩu và
23,13%/ năm về diện tích nuôi trồng Thuỷ sản... Ngành Thuỷ sản đã tạo công ăn
việc làm cho 3,6 triệu người, nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập cho hàng
ngàn lao động, tạo động lực mạnh mẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế
đất nước và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Mức tăng trưởng của ngành Thuỷ sản trong 2 năm qua (2001-2002) như sau:
Bảng 2.4 : Tốc độ tăng trưởng (TT) của ngành thủy sản Việt Nam thời
kỳ 2000 - 2002
Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 TT.TB
1-Tổng sản lượng Thuỷ sản


+Sản lượng khai thác
+Sản lượng nuôi trồng
1000Tấn
1000Tấn
1000Tấn
1.969,1
1.241,9
614,5
2.226,9
1.347,8
879
2.410,9
1.434,8
976,1
10,7%

7,5%
27,.4%
2-Kim ngạch xuất khẩu
3-Diện tích nuôi trồng
4-Tổng vốn đầu tư
5-Cơ sở chế biến
5-Lao động nghề cá
Tỷ USD
1000Ha
Tỷ đồng
Cái
1000Ng
1,2
640
2.712,7
200
3400
1,776
887
5.013
205
3555
2,023
955
5.876
210
3600
30,9%
23,13%
51,0%

2,47%
2,91%
Nguồn: Thống kê báo cáo thực hiện kế hoạch các năm- Bộ thủy sản
Qua bảng ta có thể thấy, tăng trưởng của ngành thuỷ sản thời gian qua đã
không ngừng tăng lên, trong đó đáng kể là tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, kim ngạch xuất khẩu và tổng sản lượng thủy sản... Tốc độ tăng
trưởng bình quân của vốn đầu tư cơ bản đạt tới 51%/ năm, trong đó năm 2002 tổng
vốn đầu tư đạt 5.876 tỷ đồng tăng 116,61% so với năm 2000. Kim ngạch xuất khẩu
tăng 31%/ năm, trong đó năm 2002 đạt 2,203 tỷ USD tăng 10,4% so với năm 2001
và tăng 68,58% so với năm 2000. Diện tích nuôi trồng thủy sản sản đạt tốc độ tăng
trưởng bình quân 23,13%/ năm, năm 2002 tăng 49,22% so với năm 2000... Tất cả
các chỉ tiêu kế hoạch đã được ngành thủy sản thực hiện tốt, những năm sau sản
lượng cũng như giá trị đều tăng hơn so với những năm trước, xứng đáng là ngành
mũi nhọn của Việt Nam trong công cuộc phát triển đất nước.
Như vậy, ngành thủy sản những năm qua đã phát triển rất mạnh mẽ, thực
hiện tốt và hiệu quả kế hoạch mà ngành đưa ra. Với kết quả đạt được của ngành
thủy sản ta có thể tin tưởng rằng, đây sẽ là những tiền đề cho phát triển ngành thời
kỳ kế hoạch những năm tiếp theo.
2. Tình hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành Thuỷ sản
2.1. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành thủy sản
2.1.1. Chuyển đổi cơ cấu trong khai thác hải sản
2.1.1.1. Cơ cấu tàu thuyền đánh cá
* Chuyển dịch số lượng tàu thuyền đánh cá
Trong 2 năm qua, số lượng tàu thuyền đánh cá ngày càng tăng nhanh. Năm
2002 toàn ngành có 96.235 cái tăng 4.235 chiếc so với năm 2000 trong đó tàu
thuyền máy tăng 2.015 chiếc.
Năm 2000, tổng số tàu thuyền máy là 73.600 chiếc chiếm 80% tổng số tàu
thuyền, số tàu thủ công là 18.400 chiếm 20%. Từ năm 2000 đến năm 2002 tỷ lệ tàu
thuyền máy tăng dần, đến năm 2002 có 81.800 tàu thuyền chiếm 85% tổng số tàu
thuyền tăng 11% so với năm 2000, bình quân hàng năm tăng 8,6%. Trong khi đó tỷ

lệ tàu thuyền thủ công diễn biến theo chiều ngược lại.
Số lượng tàu thuyền cũng được phân bổ tại các vùng một cách không đồng
đều. Trong 4 vùng lãnh thổ thì tỷ lệ tàu thuyền máy vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
tăng nhiều nhất, các tỉnh Nam Trung Bộ tăng chút ít còn các tỉnh Nam Bộ hầu như
không tăng hoặc tăng không đáng kể từ năm 2000 đến nay. Đặc biệt các tỉnh như:
Bình Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Ninh Hải, Kiên Giang...hầu như tàu thuyền
được lắp máy 100%, trong khi 2 tỉnh có tỷ lệ tàu thuyền máy thấp nhất là Ninh
Bình và Trà Vinh.
* Chuyển dịch cơ cấu công suất máy của tàu thuyền đánh cá
Năm 2002, toàn ngành có 96.235 chiếc tàu thuyền đánh cá, trong đó tàu
thuyền máy là 81.800 cái chiếm gần 85% với tổng công suất 4.038.365 CV, trung
bình 49,4 CV/ tàu. Với cơ cấu công suất như sau :
Bảng 2.5 : Tỷ trọng các loại tàu thuyền khia thác hải sản 2000-2002
Loại tàu Năm 2000 Năm 2002 Tỷ lệ tăng giảm
Công suất dưới 20 CV
20-45 CV
46-90 CV
91-140 CV
Trên 140 CV
48,3%
29,0%
13,2%
5,8%
3,7%
43,71%
29,40%
14,80%
7,890%
4,20%
-4,59

+0,4
+1,6
+2,09
+0,5
Nguồn: Tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch - Bộ Thuỷ sản
Trong thời gian qua, do tình hình nguồn lợi hải sản gần bờ bị khai thác quá
mức, bị suy giảm nhanh nên buộc ngư dân có xu hướng đóng tàu công suất lớn hơn
để vươn ra xa bờ. Qua bảng trên ta thấy, đến năm 2002, tỷ lệ tàu thuyền có công
suất dưới 20 CV giảm đi trông thấy (4,59%), loại từ 20CV đến 90 CV thay đổi
không đáng kể. Tuy nhiên loại tàu có công suất trên 90CV tiếp tục tăng nhanh, đến
nay đạt tới 6.075 chiếc tăng 382 chiếc so với năm 2000 và chiếm 12,9% tổng tàu
thuyền cả nước.
Sự phân bố các loại tàu thuyền công suất lớn tại các vùng kinh tế cũng khác
nhau, phần lớn tập trung nhiều ở các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ. Điều này cũng
hợp lý vì những vùng này có biển sâu trên 50m nhiều, có những vùng biều sâu và
ngoài khơi như Vịnh Thái Lan, Đảo Phú Quốc...Nếu tính riêng ở Nam Bộ, năm
2000 tỷ lệ tàu thuyền từ 76 CV trở lên chiếm 17 %, bằng gấp 3 so với ba vùng còn
lại. Những năm gần đây, tất cả các vùng đều đóng tàu công suất lớn nhưng tỷ lệ
tăng nhanh nhất vẫn là các tỉnh Nam Bộ. Đến năm 2002, tỷ lệ tàu thuyền của Nam
Bộ có công suất trên 76 CV là gần 18,5% trong khi tổng số tàu ba vùng là 7,12%
gấp hơn 2 lần. Ngược lại, những vùng có tỷ lệ tàu thuyền công suất thấp nhất là các
tỉnh Bắc Trung Bộ ( bởi vì bờ biển ở đây nông, khai thác và đánh bắt ở đây chủ
yếu là gần bờ ). Năm 2002 số lượng tàu thuyền mới vùng này chỉ chiếm 4,7%,
trong khi tỷ lệ tàu thuyền nhỏ dưới 20CV lại chiếm tỷ lệ cao nhất 80%, còn các
tỉnh Nam Bộ chỉ chiếm 3,2%.
Như vậy, với chương trình khai thác thủy sản xa bờ trong những năm qua
ngành thủy sản đã có những chuyển biến trong cơ cấu khai thác. Số lượng tàu
thuyền có công suất lớn, hiện đại tăng nhanh. Cải hoán được nhiều tàu thuyền có
công xuất không phù hợp và lạc hậu, củ kỹ đồng thời giảm nhanh số lượng các loại
tàu thuyền thủ công hoạt động không có hiệu quả trong đánh bắt thủy sản...Thực

hiện tốt các chỉ tiêu chương trình mà ngành đặt ra.
2.1.1.2. Cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
Trong những năm qua, nhìn chung cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản
cũng có những thay đổi so với năm 2000. Cụ thể như sau:
Bảng 2.6 : Tỷ lệ nghề nghiệp khai thác hải sản 2000-2002
Nghề nghiệp Năm 2000 Năm 2002 Tỷ lệ tăng giảm
Họ kéo lưới
Họ lưới rê
Họ lưới vây, rùng
Họ vó + mánh
Họ câu
Họ cố định
Các nghề khác
26,2%
34,4%
4,3%
5,6%
13,4%
7,1%
9,0%
23.15%
36,0%
3,91%
5,24%
13,2%
8,5%
10,0%
-2,05%
+0,6%
-0,39%

-0,36%
-0,2%
+1,4%
+1,0%
Nguồn : Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 - Viện chiến
lược thủy sản - 2002
Trong 2 năm qua các họ nghề chính như lưới kéo, lưới vây, họ vó mánh và
họ câu đã giảm đi đáng kể. Nghề lưới rê, nghề cố định và các nghề khác có xu thế
tăng và có thể tiếp tục tăng trong các năm tiếp theo. Năm 2002 nghề kéo lưới đã
giảm 2,05% so với năm 2000 trong khi nghề cố định tăng 1,4%, nghề khác tăng
1,0%. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì nghề cố định tăng là do số lao động đánh cá có
tăng lên nhưng thiếu phương tiện. Tỷ lệ nghề khác tăng là do tăng thêm các nghề
Pha xúc ở Ninh Thuận, Khánh Hòa và nghề chụp Mực ở các tỉnh phía Bắc, nuôi
ngọc Trai ở Đảo Bạch Long Vĩ...; nghề kéo lưới giảm tương đối lớn là do nguồn
lợi hải sản đã bị giảm đi rất đáng kể cho nên vó mánh không có xu thế tăng lên
nữa, nhất là vùng gần bờ trong khi một số nghề khác đã có sự thay đổi. Nghề câu
Mực cũng giảm đáng kể vì thời gian qua sản lượng đánh bắt nhất là Mực ống đã
vượt quá khả năng cho phép, hình thức này không còn đạt kết quả cao như trước
đây nữa.
Cơ cấu họ nghề của từng vùng lãnh thổ cũng khác nhau phụ thuộc vào đặc
điểm nguồn lợi của từng vùng sinh thái. Ví dụ: Trong năm 2002 tỷ lệ họ kéo lưới
cao nhất là các tỉnh Nam Bộ chiếm 38,1%, trong đó Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng
xấp xỉ 47%; Kiên Giang 44%; Vũng Tàu 37,5 %... Điều này phù hợp với nguồn lợi
cá đáy Đông Nam Bộ và khải năng khai thác ở đây.
Họ lưới rê, tỷ lệ bình quân đạt 36,0% trong đó cao nhất là vùng Bắc Bộ
chiếm tới 60,8% và các tỉnh Bắc Trung Bộ chiếm 42,3%. Tỷ lệ trên là cân đối với
nguồn lợi ở vịnh Bắc Bộ có tỷ lệ cá nổi và cá đáy lần lượt là 57,3% và 42,7%,
ngoài ra nghề kéo vây phù hợp với Bắc Bộ do điều kiện địa lý ở đây có biển nông.
Như vậy, cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản trong những năm qua cũng
có thể gọi là tương đối ổn định. Đây là sự chuyển dịch cơ cấu bước đầu trong quá

trình thực hiện kế hoạch, xu hướng này trong những năm tiếp theo có thể được duy
trì.
2.1.1.3. Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản
Hai năm qua, tổng sản lượng khai thác hải sản là 2.782,6 nghìn tấn tăng 7%
so với kế hoạch, trong đó sản lượng khai thác hải sản xa bờ chiếm 30,86% tăng
10,1% so với kế hoạch, khai thác gần bờ chiếm 69.14% tăng 5,76 % so với kế
hoạch. Nhìn chung diễn biến sản lượng khai thác hải sản của từng vùng trong giai
đoạn 2000-2002 cao hơn năm trước. Năm 2002, sản lượng khai thác 1.434,8 nghìn
tấn tăng hơn 192,84 nghìn tấn tức là tăng 15,53% so với năm 2000.
Một điều đặc biệt là trong thời gian này, các tỉnh không có biển cũng tham
gia khai thác hải sản như : Cần Thơ, Long An, An Giang...Điều này là một sự đáng
mừng cho ngành Thuỷ sản trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và kêu gọi mọi
nguồn lực, mọi tiền năng cho phát triển thuỷ sản .
Cơ cấu sản lượng khai thác từng vùng lãnh thổ và khối quốc doanh của năm
2002 như sau :
- Sản lượng của các tỉnh ven biển Bắc Bộ : 4,3%
- Các tỉnh Bắc Trung Bộ : 8,8%
- Nam Trung Bộ : 31,2%
- Nam Bộ : 54,4%
- Các tỉnh không có biển : 0,9%
- Các Quốc doanh Trung Ương : 0,4%
Như vậy, trong giai đoạn 2000-2002 cơ cấu tỷ lệ sản lượng khai thác của
từng khu vực và vùng lãnh thổ cũng có thay đổi nhưng không biến động lớn. Khối
địa phương bao gồm các tỉnh có biển và không có biển chiếm tỷ lệ ổn định 99,6%
từ năm 1997 tới nay, khối các quốc doanh Trung Ương chiếm 0,4%. Trong khi đó
sản lượng khai thác hải sản của các tỉnh từ Đèo hải Vân trở vào chiếm tới 85% sản
lượng cả nước ( chỉ riêng các tỉnh Nam Bộ chiếm 50% ).
2.1.1.4. Cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản
Sản lượng khai thác thuỷ sản trong 2 năm (2001-2002) tăng nhanh đạt gần
60% tổng sản lượng thuỷ sản, chiếm phần lớn nguồn nguyên liệu cho chế biến

xuất khẩu. Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác các sản phẩm thủy sản hai năm
qua như sau:
Bảng 2.7 : Kết quả thực hiện kế hoạch và cơ cấu sản lượng khai thác thuỷ
sản Việt Nam 2001-2002
Đơn vị: nghìn tấn
Sản lượng khai
thác
Kế hoạch
(A)
Thực hiện
(B)
So với KH
(%)
Cơ cấu T.H
Kế hoạch (%)
+Sản lượng Cá 1980 2110 +6.56 75.83
+Sản lượng Mực 290 341.8 +17.86 12.28
+Sản lượng Tôm 175 173.8 -0.68 6.246
+Hải sản khác 155 157 +1.3 5.64
Tổng S.lượng 2600 2782.6 +7.02 100
Nguồn : Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm - Bộ thủy sản
Nhìn vào bảng ta thấy, chỉ có duy nhất sản lượng Tôm là thực hiện không
đạt kế hoạch đề ra ( giảm 0.68%) còn các chỉ tiêu kế hoạch còn lại đều được thực
hiện rất tốt. Sản lượng khai thác Mực đã vượt kế hoạch 17.86%, sản lượng khi thác
cá tăng 6.56%... Tuy sản lượng tôm không thực hiện đạt kết quả kế hoạch, thế
nhưng theo nhận xét của các nhà nghiên cứu kinh tế thủy sản thì lại là một điều
đáng mừng. Kế hoạch sản lượng khai thác Tôm đề ra là tương đối cao có thể tác
động xấu tới môi trường sinh thái sau này vì sản lượng tôm thời gian qua đã bị khai
thác một cách triệt để. Theo đánh giá thì sản lượng Mực khai thác cũng đã tới
ngưỡng bão hòa, hai năm qua khai thác Mực tăng rất cao, đây là điều đáng mừng

cho tăng trưởng ngành nhưng đáng lo cho nguồn lợi thủy sản. Nói chung tăng
trưởng cao như thế là một nỗ lực rất lớn của ngành nhưng có thể sẽ gây ảnh hưởng
xấu. Ngành thủy sản cần phải có sự quy hoạch hợp lý hơn những năm tiếp theo.
Xét về tỷ trọng sản lượng khai thác, sản lượng Cá chiếm tỷ trọng cao nhất
trong tổng sản lượng nuôi trồng chiếm 75.83% thấp hơn tỷ trọng năm 2000
(79.5%). Trong đó, Cá đáy chiếm 37%, Cá nổi chiếm 38.83%, gấp hơn 3 lần cơ
cấu sản lượng các sản phẩm còn lại. Sản lượng cá tuy khai thác được nhiều nhưng
vì giá trị của sản phẩm này không cao nên hiệu quả kinh tế chưa lớn và chưa phản
ánh đúng thực chất những nỗ lực của ngành. Trong 24.17% các sản phẩm còn lại
này Mực chiếm 12.28% ( Mực ống 7.32%, Mực nang 5.06% ). Tôm chiếm 6.126%
( trong đó Tôm hùm 0,08% ), còn lại là sản lượng các hải sản khác. Chỉ chiếm
khiêm tốn trong tổng sản lượng nhưng Tôm và Mực cho hiệu quả kinh tế rất cao,
đây là những sản phẩm chính trong xuất khẩu và chiếm phần lớn trong kim ngạch
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Như vậy, cơ cấu sản phẩm khai thác hải sản trong những năm 2001-2002 có
một số biến động. Sản lượng cá giảm xuống trong khi các sản phẩm có giá trị kinh
tế cao tăng ( như tôm, mực ). Chúng ta có thể thấy rõ điều đó hơn nữa qua các số
liệu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.8: Biến động sản lượng khai thác thuỷ sản của Việt Nam
trong thời kỳ 2000-2002
Đơn vị: Sản lượng: Nghìn tấn, Tốc độ tăng trưởng(TT): %
Sản lượng 2000 2001 2002 TB(%)
Cá 986.6 1010 1100
Mực 110 165 176.8
Tôm 80 88.8 85
Hải sản khác 65 84 73
Tổng 1241.6 1347.8 1434.8
TT Cá 2.37 8.91 5.64
TT Mực 50 7.0 28.5
TT Tôm 11 -4.28 3.36

TT H.sản khác 29.23 3.57 16.4
TT Tổng SL 8.55 6.45 7.5
Nguồn: Quy hoach tổng thể phát triển ngành thủy sản đến 2010 năm 2002 -
Viện chiến lược thủy sản
Qua bảng ta thấy sản lượng khai thác các đối tượng thuỷ sản như Cá, Mực
tăng lên qua các năm còn các sản phẩm khác hiện nay đã giảm hoặc chững lại.
Nhìn chung, sản lượng Mực khai thác tăng nhanh hơn cả, tốc độ tăng trung bình
hàng năm là 28.5. Tuy nhiên trong năm 2002, tốc độ tăng sản lượng khai thác Mực
đã giảm đáng kể so với năm 2001. Hiện nay sản lượng Tôm đạt tốc độ tăng trưởng
âm Tôm có giá trị âm (-4.28%), lý do là các chính sách của ngành kiềm chế khai
thác những sản phẩm này để đối phó với nguy cơ ngày càng suy kiệt tài nguyên
này. Điều này cho thấy chiều hướng chững lại và có phần giảm dần của việc khai
thác hải sản trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản đang trong tình trạng suy kiệt và sự
mất cân đối của môi trường sinh thái. Đây là một chủ trương và ý thức đúng đắn
của Đảng và nhân dân ta.
Qua những kết quả trên ta cũng có một nhận xét: hầu hết các chỉ tiêu thực
hiện của năm 2002 hoặc là giảm hặc là tăng không đáng kể so với năm 2001. Điều
này phải chăng ngành thuỷ sản đã đặt chỉ tiêu cho kế hoạch quá cao những năm
đầu làm ảnh hưởng tới kết quả những năm tiếp theo. Vấn đề này những năm tiếp
theo ngành cần quan tâm hơn nữa.
⇒ Như vậy, cơ cấu lĩnh vực khai thác hải sản thời gian qua có những bước
tiến dài và đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nghề
cá... Số lượng tàu thuyền nhất là tàu thuyền công suất lớn hiện đại với nguyện vọng
vươn ra xa bờ tăng lên, cơ cấu nghề nghiệp cũng dần thay đổi theo hướng khai thác
chọn lọc những đối tượng có giá trị kinh tế cao như tôm, mực, cá ngừ, thu...Những
đối tượng có trữ lượng lớn nhưng giá trị kinh tế thấp bị loại dần khỏi đối tượng
đánh bắt. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số tồn tại mà chúng ta cần phải điều chỉnh
để thực hiện đạt kết quả tốt hơn trong thời kỳ tiếp theo. Những tồn tại và giải pháp
thực hiện đó được đề cập ở phần sau.
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nuôi trồng Thuỷ sản

2.1.2.1. Cơ cấu mặt nước được sử dụng
Có hai loại hình mặt nước được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản là: nuôi
nước ngọt và nuôi nước lợ, mặn. Trong 2 năm thực hiện kế hoạch 2001-2002, diện
tích nuôi trồng Thuỷ sản đã tăng lên rất nhiều đạt 108,38% kế hoạch đề ra. Trong
đó, diện tích nước ngọt đạt 107,57% và diện tích nước mặn, lợ đạt 106,79% so với
kế hoạch. Những năm qua, diện tích được sử dụng để nuôi trồng Thuỷ sản ở nước
ta đã không ngừng được tăng lên. Đến năm 2002 tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
đạt 955 ha tăng 55,14% so với năm 2000, trong đó tốc độ tăng diện tích nuôi trồng
nước ngọt tăng nhanh hơn. Có thể thấy rõ qua bảng sau:
Bảng 2.9 : Biến động diện tích nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam trong thời kỳ
2000-2002 (Đơn vị: Nghìn ha)
Chỉ tiêu
Đơn vị 2000 2001 2002 T.Bình
S. nước ngọt Ha 244.5 487.5 530
S. nước lợ, mặn, biển Ha 370 408.7 425
Cả nước Ha 614.5 887.5 955

×