Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Hướng dẫn học bài tuần 20, khối 9, môn Hóa học - Trường THCS Nguyễn Thị Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.56 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài 30 - Tiết 38 SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT</b>


<b>A.KIẾN THỨC:</b>


Nội dung bài HS cần tìm hiểu:


 Tính chất của silic : trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng của silic.


 Tính chất của Silic đioxit : viết được phương trình phản ứng minh họa tính chất
của silic đioxit.


 Tìm hiểu một số ngành silicat : nguyên liệu và quy trình sản xuất.
 Liên hệ thực tế về những cơ sở sản xuất của các ngành sản xuất đó.
<b>I. Silic: KHHH : Si, NTK : 28</b>


<b>1. Trạng thái thiên nhiên:</b>


- Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi và chiếm ¼ khối
lượng vỏ trái đất.


- Silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất của
silic tồn tại nhiều là cát trắng, đất sét (cao lanh).


<b>2.Tính chất:</b>
a.Tính chất vật lí:


- Silic là chất rắn, màu xám, khó nóng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
- Tinh thể silic tinh khiết là chất bán dẫn.


- Silic để chế tạo pin mặt trời, dùng làm vật liệu bán dẫn trong kĩ thuật điện tử.
b.Tính chất hóa học:



- Silic là phi kim yếu hơn C và Cl2.
- Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao


- Si không tác dung với H2
<b>II. Silic đioxit: SiO2</b>


- SiO2 là oxit axit.


- Tác dụng với kiềm, với oxit bazơ ở nhiệt độ cao:


SiO2 + 2NaOH

<i>t</i>
0


Na2SiO3 +H2O
(natri silicat)


SiO2 + CaO

<i>t</i>
0


CaSiO3 (canxi silicat)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- SiO2 không tác dụng với nước.
<b>III. Sơ lược về công nghiệp silicat:</b>
<b>1.Sản xuất đồ gốm, sứ:</b>


<i>? Đồ gồm bao gồm những vật dụng nào?</i>


<i>? Hiện nay ở Quảng Nam và Đà Nẵng có cơ sở/làng nghề truyền thống nào sản xuất đồ</i>
<i>gốm?</i>



<i>? Hãy nêu các cơng đoạn chính để tạo thành bình hoa bằng gốm?</i>


a. Ngun liệu: Đất sét, thạch anh....
b. Các cơng đoạn chính:


c. Cơ sở sản xuất: Ở nước ta có nhiều cơ sở sản xuất gốm, sứ như: Bát Tràng – Hà Nội, Minh
long, Phủ Lãng…


<b>2. Sản xuất xi măng:</b>


<i>? Quá trình sản xuất xi măng có tác động đến mơi trường khơng? Nếu có em hãy nêu một số </i>
<i>biện pháp giảm thiểu sự tác động đó?</i>


a. Nguyên liệu: Đá vơi, đất sét
b. Các cơng đoạn chính:


c) Cơ sở sản xuất: nhà máy xi măng Hà Tiên, Hải Phòng, Bỉm Sơn…
<b>3. Sản xuất thủy tinh:</b>


<i>? Hãy nêu một số vật dụng bằng thủy tinh ở xung quanh em?</i>


<i>? Hãy nghiên cứu và nêu các cơng đoạn chính để sản xuất thủy tinh?</i>


a. Ngun liệu: cát thạch anh, đá vôi, sôđa (Na2CO3).
b. Các công đoạn chính:


c) Cơ sở sản xuất: Nhà máy Rạng Đơng, Cơng ty Điện Quang…
<b>B. Củng cố dặn dị:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>I. Bài tập:</b>



Câu 1: Những cặp chất nào sau đây có thể tác dụng được với nhau?
a. SiO2 và SO2.


b. SiO2 và H2O.
c. SiO2 và NaOH.
d. SiO2 và H2SO4.


Câu 2: Công nghiệp silicat là ngành công nghiệp chế biến các hợp chất của silic. Ngành sản
xuất nào sau đây không thuộc ngành công nghiệp slicat?


a. Sản xuất xi măng.
b. Sản xuất đồ gốm.


c. Sản xuất thủy tinh hữu cơ.
d. Sản xuất thủy tinh.


Câu 3: Natri silicat có thể được tạo thành bằng cách:
a. Đun SiO2 với NaOH nóng chảy.


b. Cho SiO2 tác dụng với NaOH loãng.


c. Cho dung dịch K2SiO3 tác dụng với NaHCO3.
d. Cho Si tác dụng với NaCl


Câu 4: Nguyên liệu để sản xuất đồ gốm là:
a. Đất sét, thạch anh, Fenfat.


b. Đất sét, đá vôi, cát.



c. Cát, thạch anh, đá vôi, soda.
d. Đất sét, thạch anh, đá vôi


Câu 5: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng:
a. Đơn chất.


b. Hợp chất.
c. Hỗn Hợp.


d. Vừa đơn chất vừa hợp chất.


Câu 6: Silic đioxit là một oxit axit vì phản ứng được với
a. Nước và kiềm.


b. Nước và oxit bazơ.
c. Kiềm và oxit bazơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

d. Kiềm và oxit axit.


Câu 7: Phát biểu nào sau đây sai?


a. Silic là nguyên tố phổ biến nhất trong thiên nhiên.


b. Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.
c. Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện


điện tử...


d. Silic là chất rắn, màu xám, khó nịng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém.
<b>II. Dặn dị:</b>



- Ơn lại nội dung kiến thức.


- Làm bài tập 1; 2; 3;4/SGK trg95.


- Xem trước bài 30: Sơ lược bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hóa học.
<b>HẾT</b>


</div>

<!--links-->

×