Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến đói nghèo tại các căn hộ gia đình huyện tân phú tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------------------

NGUYỄN QUYẾT

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÓI NGHÈO
TẠI CÁC HỘ GIA ĐÌNH HUYỆN TÂN PHÚ
TỈNH ĐỒNG NAI

Chuyên ngành:
Mã số:

KINH TẾ PHÁT TRIỂN
60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN QUỲNH HOA

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2010


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................... 1
1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 2
2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................... 2
2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2


3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 2
4 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU............................................................................. 3
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................... 3
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ...................... 3
7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 4
Chương 1: ............................................................................................................. 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHÈO ĐÓI
1.1 KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO ĐÓI ......................................................................... 5
1.2 PHÂN LOẠI NGHÈO ĐÓI .............................................................................. 6
1.2.1 Nghèo tuyệt đối ...................................................................................... 6
1.2.2 Nghèo tương đối .................................................................................... 6
1.3 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHÈO HIỆN NAY................... 7
1.3.1 Chi tiêu hộ gia đình ................................................................................ 7
1.3.2 Vẽ bản đồ nghèo .................................................................................... 7
1.3.3 Phương pháp dựa vào thu nhập ............................................................... 8
1.3.4 Phân loại địa phương ............................................................................. 8
1.3.5 Phương pháp tự đánh giá ........................................................................ 9
1.3.6 Xếp hạng giàu nghèo .............................................................................. 9
1.4 NGUYÊN NHÂN CỦA NGHÈO ĐÓI ............................................................ 10
1.4.1 Cơ sở hạ tầng thấp kém......................................................................... 10
1.4.2 Thiếu đất .............................................................................................. 11
1.4.3 Trình độ học vấn................................................................................... 11
1.4.4 Bệnh tật ................................................................................................ 11


1.4.5 Đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao............................................................... 11
1.4.6 Khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức bị hạn chế ...................... 12
1.4.7 Rủi ro về thiên tai ................................................................................. 12
1.4.8 Tâm lý ỷ lại của người nghèo................................................................ 12
1.4.9 Thiếu việc làm ...................................................................................... 13

1.4.10 Vịng luẩn quẩn của nghèo đói............................................................ 13
1.5 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐĨI CỦA THẾ GIỚI ..................... 14
1.5.1 Thực trạng nghèo đói thế giới ............................................................... 14
1.5.2 Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới ....................... 16
1.6 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐĨI CỦA VIỆT NAM ................... 23
1.6.1 Thực trạng nghèo đói và chính sách giảm nghèo của Việt Nam trong
những năm gần đây ...................................................................................... 23
1.6.2 Một số nghiên cứu về nghèo đói ........................................................... 25
1.6.3 Thành tựu giảm nghèo đói tại Việt Nam ............................................... 26
1.7 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 28
Chương 2: ............................................................................................................ 33
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHÈO ĐÓI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC
ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ
2.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN PHÚ...................... 30
2.1.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................... 30
2.1.2 Tình hình nghèo đói và cơng tác giảm nghèo tại huyện Tân Phú........... 31
2.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ....................................................................... 33
2.2.1 Chọn số liệu sơ cấp............................................................................... 33
2.2.2 Chọn số liệu thứ cấp ............................................................................ 34
2.2.3 Chọn địa bàn nghiên cứu ...................................................................... 34
2.2.4 Sử dụng chi tiêu bình qn làm tiêu chí phân tích nghèo....................... 35
2.2.5 Cơ sở xác định nghèo ........................................................................... 36
2.3 MƠ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ....................................................................... 36


2.3.1 Mơ hình hồi quy phân tích những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu
người..................................................................................................................... 36
2.3.2 Mơ hình hồi quy phân tích những nhân tố tác động đến xác suất nghèo 37
2.3.3 Các biến giải thích trong 2 mơ hình hồi quy và giả thuyết kỳ vọng ....... 38
2.3.4 Hạn chế của mơ hình kinh tế lượng....................................................... 39

2.4 THỰC TRẠNG NGHÈO VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI NGHÈO
TẠI HUYỆN TÂN PHÚ ...................................................................................... 39
2.4.1 Đặc điểm của người nghèo tại huyện Tân Phú ...................................... 39
2.4.2 Kết quả nghiên cứu nghèo đói tại huyện Tân Phú ................................ 40
2.5 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN TÂN PHÚ.... 41
2.5.1 Nhóm nhân tố thứ nhất: Những nhân tố về kinh tế - xã hội ................... 41
2.5.2 Nhóm nhân tố thứ hai: Những nhân tố thuộc về bản thân của người
nghèo..................................................................................................................... 42
2.5.3 Nhóm nhân tố thứ ba: Điều kiện tự nhiên và cơ chế chính sách ............ 42
2.5.4 Quy mơ hộ và trình độ học vấn và trình trạng nghèo đói của người dân
huyện Tân Phú ...................................................................................................... 44
2.5.4.1 Nhân khẩu và tỷ lệ phụ thuộc ...................................................... 44
2.5.4.2 Nghèo theo trình độ học vấn......................................................... 45
2.5.5 Nghề nghiệp của chủ hộ........................................................................ 47
2.5.6. Giới tính của chủ hộ............................................................................. 48
2.5.7. Khả năng tiếp cận các nguồn lực xã hội và điều kiện sinh sống cơ bản 49
2.5.7.1. Đất đai......................................................................................... 49
2.5.7.2. Cơ sở hạ tầng và điều kiện sống .................................................. 50
2.5.8 Những chi tiêu cơ bản của hộ gia đình tại huyện Tân Phú..................... 55
2.6. KẾT QUẢ MƠ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG ..................................................... 57
2.6.1 Kết quả ước lượng tham số mơ hình đánh giá tác động của các nhân tố
đến chi tiêu bình quân hằng năm của hộ gia đình tại huyện Tân Phú...................... 57
2.6.2 Kết quả ước lượng tham số mơ hình probit đánh giá tác động của các
nhân tố đến xác suất nghèo tại huyện Tân Phú....................................................... 58


2.7 KẾT LUẬN .................................................................................................... 61
Chương 3: ............................................................................................................ 65
GỢI Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ GIẢM ĐÓI NGHÈO TẠI HUYỆN TÂN PHÚ
3.1 Cho vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp .............................................. 62

3.2 Giải pháp về vấn đề giáo dục đào tạo............................................................... 64
3.3 Tạo việc làm cho người nghèo mở rộng thị trường lao động ............................ 66
3.4 Giảm khoảng cách nông thôn và thành thị ....................................................... 67
3.5 Nâng cao ý thức thoát nghèo ........................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 72
PHỤ LỤC............................................................................................................. 75


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 1.1: Vịng luẩn quẩn của nghèo đói ............................................................... 13
Hình 1.2: Tỷ lệ nghèo theo phần trăm dân số......................................................... 28
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Tân Phú......................................................... 30
Hình 2.2: Phân phối chi tiêu bình quân hộ gia đình................................................ 40
Hình 2.3: Trình độ học vấn trung bình của chủ hộ ................................................. 45


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ nghèo và khoảng cách nghèo ........................................................ 27
Bảng 2.1: Danh sách các xã được chọn điều tra ..................................................... 34
Bảng 2.2: Phân tích chi tiêu bình quân hằng năm................................................... 41
Bảng 2.3: Phần trăm nhân tố tác động tới nghèo đói huyện Tân Phú...................... 43
Bảng 2.4: Quy mơ hộ chia theo nhóm chi tiêu bình qn ....................................... 44
Bảng 2.5: Dân số trung bình thành thị và nơng thơn .............................................. 44
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của chủ hộ.................................................................. 45
Bảng 2.7: Nghề nghiệp phân theo nhóm hộ ........................................................... 47
Bảng 2.8: Việc làm và người nghèo thường đi làm thuê ........................................ 48
Bảng 2.9: Chi tiêu bình quân đầu người phân theo giới tính chủ hộ ....................... 48
Bảng 2.10: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo học vấn của bà mẹ ..................................... 49

Bảng 1.11: Diện tích đất trung bình của hộ............................................................ 50
Bảng 2.12: Khoảng cách đến trung tâm mua bán gần nhất..................................... 51
Bảng 2.13: Tỷ lệ hộ dân có điện ........................................................................... 51
Bảng 2.14: Tỷ lệ người dân có nước sạch .............................................................. 52
Bảng 2.15: Tỷ lệ hộ dân có nhà vệ sinh ................................................................. 53
Bảng 2.16: Tình trạng hộ dân có nhà ở .................................................................. 54
Bảng 2.17: Khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức ............................................. 55
Bảng 2.18: Tỷ lệ chi tiêu của hộ gia đình............................................................... 56
Bảng 2.19: Kết quả mơ hình hồi quy có biến phụ thuộc là Ln(Chitieu).................. 57
Bảng 2.20: Kết quả ước lượng mơ hình Probit....................................................... 59
Bảng 2.21: Ước lượng xác suất nghèo đói theo tác động biên của biến độc lập...... 60


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BCPTVN

Báo cáo phát triển Việt Nam

Bộ LĐTBXH Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội
ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

NHTG

Ngân hàng thế giới (World Bank)

PPA


Đánh giá về hiện trạng nghèo đói có cộng đồng tham gia

PRA

Đánh giá về nơng thơn có cộng đồng tham gia

TCTK

Tổng cục thống kê

VHLSS

Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VietNam Living Household
Standard Survey)

ĐTMSHGĐ Điều tra mức sống hộ gia đình
WB

World bank

BOT

Built-Operation-Transfer

BT

Built- Transfer

ODA


Official Development Assistant


MỞ ĐẦU
1. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đói nghèo được coi là vấn nạn xã hội bởi vì đó là một vết thương ăn sâu vào
mọi phương diện của đời sống văn hóa xã hội. Nó bao gồm sự thiếu thốn các dịch
vụ giáo dục, y tế, vệ sinh, đường giao thông... Hơn nữa, đó cịn là sự nghèo nàn về
tinh thần làm cho người ta càng lún sâu vào sự tuyệt vọng, bất lực, thờ ơ và nhút
nhát. Đói nghèo hiện nay là một trong những vấn đề mang tính tồn cầu, khơng cịn
là vấn đề riêng của một vùng lãnh thổ, một quốc gia cụ thể nào. Các quốc gia đã,
đang và chưa phát triển đều có mối quan tâm giải quyết vấn đề đói nghèo theo
những hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây quá trình phát
triển kinh tế-xã hội đều hàm chứa hầu hết các mục tiêu quan trọng này và đều
hướng về các chiến lược xóa đói giảm nghèo. Xóa đói giảm nghèo được nhà nước
định hướng xác định như một chính sách quan trọng, chính sách này khơng đồng
nghĩa với việc ban phát, hay cho tặng mà là một trọng trách, trách nhiệm và là một
đạo lý chung của dân tộc Việt Nam “lá lành đùm lá rách”.
Từ khi bắt đầu đổi mới, tăng trưởng của kinh tế Việt Nam luôn đi đôi với giảm
nghèo, thành quả giảm nghèo của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Nhưng so với u cầu, Việt Nam vẫn cịn khơng ít khó khăn trong việc nâng cao
chất lượng, bảo vệ tính bền vững của tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Việc xóa
đói giảm nghèo có lúc, có nơi chưa thực hiện đồng bộ và thường xuyên, bản thân
người nghèo vẫn còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trơng chờ. Vì vậy, vấn đề giảm
nghèo đang còn là vấn đề thách thức, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng
có đồng bào thiểu số.
Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hơn
nữa, khơng thể xóa được vấn nạn nghèo đói bằng cách loại bỏ những triệu chứng
của nó mà phải tấn công vào những nhân tố tạo nên nó. Cho nên, cơng tác xóa đói

giảm nghèo cần phải quan tâm đặc biệt để tuyên chiến với đói nghèo, phải thực hiện
liên tục, đồng bộ và có căn cơ.

1


Trước đây, đã có khá nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài
nước về các nhân tố tác động tới nghèo đói trên đại bàn huyện Tân Phú, Tỉnh Đồng
Nai. Tuy nhiên, các nghiên cứu này đều mới chỉ dừng lại ở các phương pháp định
tính, do đó các kết quả nghiên cứu chưa có tính thuyết phục cao và chưa lượng hóa
được tác động của các nhân tố tới đói nghèo. Hơn nữa, các cơng trình này chỉ xem
xét tác động của các nhân tố tới đói nghèo ở một số khía cạnh kinh tế - xã hội. Thực
tế, việc nghiên cứu vấn đề này vẫn chưa bao quát toàn diện điều kiện kinh tế - xã
hội mang tính đặc thù của vùng. Vì vậy, cần phải nghiên cứu định lượng những
nhân tố nào tác động tới nghèo, để từ đó làm chứng cứ khoa học nhằm thực hiện
giảm nghèo có hiệu quả. Với ý tưởng đó chúng tôi chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh
hưởng đến đói nghèo tại các hộ gia đình huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai” làm đề
tài tốt nghiệp, với mong muốn tìm ra những nhân tố chính tác động tới nghèo của
địa phương trên, giúp lãnh đạo địa phương thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
có căn cơ và hiệu quả hơn.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến thu nhập của
những hộ gia đình huyện Tân Phú.
Phân tích thực trạng nghèo đói của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Tân
Phú, tỉnh Đồng Nai.
Phân tích một số nguyên nhân ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ dân trên
địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, để từ đó gợi ý một số chính sách giúp chính
quyền địa phương thực hiện xóa đói, giảm nghèo có căn cơ và bền vững.
3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo trên địa bàn huyện

Tân Phú, tỉnh Đồng Nai là gì?
Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tăng chi tiêu của các hộ gia đình tại địa
phương này?
Các yếu tố nào có ảnh hưởng đến đói nghèo của các hộ gia đình tại địa phương
này?

2


4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính, gia đình có đơng con, thiếu đất sản
xuất, thiếu việc làm, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức và ví trí địa lý
là các nhân tố chính ảnh hưởng đến việc tăng thu nhập và sự đói nghèo của các hộ
dân ở khu vực huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
Trình độ học vấn của chủ hộ, giới tính, gia đình có đơng con, thiếu đất sản
xuất, thiếu việc làm, không tiếp cận được nguồn vốn vay chính thức và ví trí địa lý
là là sự khác biệt lớn nhất giữa những hộ nghèo và không nghèo ở khu vực huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thống kê mô tả: Căn cứ vào đồ thị, biểu đồ và các bảng biểu, kết
hợp với phương pháp so sánh để tìm ra sự khác biệt về điều kiện văn hóa, việc làm,
thu nhập giữa địa bàn huyện Tân Phú so với các vùng khác.
Phương pháp định lượng: Xây dựng mơ hình kinh tế lượng tìm ra mối quan hệ
giữa thu nhập (chi tiêu) với các biến như việc làm, đất đai, nghề nghiệp… Từ mơ
hình này sẽ tìm ra những nhân tố chính tác động tới mức sống của dân cư trong địa
bàn nghiên cứu. Ngồi việc tìm ra những nhân tố tác động đến thu nhập (chi tiêu),
mơ hình Probit được sử dụng, nhằm ước lượng các nhân tố kinh tế tác động đến xác
suất rơi vào ngưỡng nghèo của các hộ dân cư, từ đó làm căn cứ khoa học gợi ý
chính sách giúp lãnh đạo địa phương xóa đói giảm nghèo bền vững.
Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện điều tra các hộ dân trên địa bàn

huyện Tân Phú với các tiêu thức chủ yếu: việc làm, nghề nghiệp, giới tính, mức chi
tiêu, y tế, giáo dục…Phương pháp này, kết quả thu được bộ số liệu dùng cho phân
tích trong mơ hình kinh tế lượng.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hố và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tác động
của các nhân tố đến đói nghèo.
Tổng kết kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo ở một số nước trên thế giới và rút
ra những bài học kinh nghiệm, và vận dụng vào điều kiện địa bàn nghiên cứu.

3


Đánh giá thực trạng nghèo đói tại huyện Tân Phú thơng qua các tiêu chí khác
nhau: mức độ nghèo, thu nhập trung bình …
Xác định những đặc điểm của người nghèo tại địa bàn huyện Tân Phú và
nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói của họ.
Sử dụng mơ hình kinh tế lượng để ước lượng và kiểm định tác động của các
nhân tố đến đói nghèo ở cấp huyện.
Gợi ý một số chính sách giúp địa bàn huyện Tân Phú giảm nghèo có hiệu quả.
7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghèo đói
Chương 2: Phân tích thực trạng nghèo đói và những nhân tố tác động tới
nghèo đói trên địa bàn huyện Tân Phú.
Chương 3: Một số gợi ý chính sách giảm nghèo của huyện Tân Phú.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHÈO ĐĨI

1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGHÈO ĐĨI
Có rất nhiều khái niệm về nghèo đói, tùy thuộc vào những đối tượng khác
nhau mà họ nhận thức về nghèo đói khác nhau, sau đây là một số khái niệm về
nghèo đói. Theo Ngân Hàng Thế Giới, nghèo là một khái niệm đa chiều vượt khỏi
phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ dựa trên thu nhập mà bao gồm các
vấn đề liên quan tới: dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, khả năng dể bị tổn thương,
khơng có quyền phát ngơn và khơng có quyền lực.
Tháng 3 năm 1993, hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh Tế - Xã Hội
khu vực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đã
thống nhất khái niệm nghèo đói: nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư khơng
có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu ấy phụ thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tâp quán từng vùng mà những
phong tục ấy được xã hội công nhận.
Theo Solages (1996), nghèo khổ cùng cực là một điều kiện sống bị hạn chế bởi
suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường bị ô nhiễm, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ
sinh cao, tuổi thọ thấp, còn tệ hại hơn so với bất kỳ định nghĩa nào khả dĩ chấp nhận
được về một cuộc sống bình dị nhất của một con người.
Theo người đứng đầu tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 1998, ông Abaipia
Sen, nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của
cộng đồng.
Trong nhận thức của người Việt Nam khi nói tới nghèo đói mọi người hiểu
rằng, đó là tình trạng “cơm khơng đủ no, áo không đủ mặc con cái không được học
hành tử tế, ốm đau khơng có tiền trị bệnh, nhà cửa tạm bợ, khơng có đất đai để sản
xuất…”.
Đến nay khái niệm nghèo đói vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất bởi các
tiêu chí về chất và về lượng, giàu và nghèo là hai khái niệm có ý nghĩa trái ngược
nhau. Theo từ điển Tiếng Việt, viện ngôn ngữ học “nghèo là tình trạng khơng có

5



hoặc có rất ít những gì thuộc về u cầu tối thiểu của đời sống vật chất, nghèo trái
ngược với giàu”.
Qua một số khái niệm và nhận thức về nghèo đói đã nêu trên cho thấy khơng
có chuẩn nghèo chung cho tất cả các quốc gia, các khu vực, vì chúng phụ thuộc vào
trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng đó là sự thay
đổi theo không gian và thời gian. Do đó, chuẩn nghèo cũng là một đại lượng thay
đổi theo không gian và thời gian chứ không phải là đại lượng bất biến.
1.2. PHÂN LOẠI NGHÈO ĐÓI
1.2.1. Nghèo tuyệt đối
Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư khơng có khả năng thỏa mãn
các nhu cầu ăn, mặc, ở, vệ sinh, y tế, giáo dục. Đó là mức tồn tại tối thiểu để duy trì
cuộc sống con người, là tình trạng khơng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản cho cuộc
sống của con người mà những nhu cầu này đã được thừa nhận tùy theo trình độ phát
triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng địa phương.
Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân Hàng Thế Giới, đã đưa ra khái
niệm (Nghèo tuyệt đối): "Nghèo tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn
tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong
các thiếu thốn, tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng
tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới tri thức chúng ta".
1.2.2. Nghèo tương đối
Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới trung
bình của cộng đồng. Người nghèo của địa phương này có thể khơng là người nghèo
của địa phương khác.
1.2.2.1. Nghèo sơ cấp
Nghèo sơ cấp hay cịn gọi là nghèo hữu hình là tình trạng mức sống của người
được nghiên cứu thấp đến mức họ khơng tự đảm bảo được sự tồn tại có tính hữu
hình của họ.
1.2.2.2. Nghèo thứ cấp
Nghèo thứ cấp là nghèo về tinh thần, là thiếu thốn trong lĩnh vực tâm lý xã hội.


6


1.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG NGHÈO HIỆN NAY
1.3.1. Chi tiêu hộ gia đình
Phương pháp này do các chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới đề xuất và cũng
là phương pháp hiện nay được nhiều quốc gia trên thế giới vận dụng để xác định
chuẩn nghèo cấp quốc gia. Ý tưởng trong nội dung của phương pháp này là căn cứ
vào nhu cầu chi tiêu để đảm bảo nhu cầu cơ bản của con người trong đó lương thực
(70%) phi lương thực (30%), được tiến hành trình tự theo ba bước.
Bước 1: Xác định nhu cầu chi tiêu cho lương thực thực phẩm (nhu cầu ăn uống
để tồn tại). Để xác định nhu cầu này, người ta xác định rổ hàng hóa (khoảng 40 mặt
hàng, chia thành 16 nhóm) để bình quân hàng ngày một người tiếp nhận được
khoảng 2.100Kcal.
Bước 2: Xác định nhu cầu chi tiêu phi lương thực, đối với nhóm giàu thì chi
cho lương thực và phi lương thực là bằng nhau (50%), đối với nhóm nghèo thì
(70%) chi cho lương thực và phi lương thực (30%).
Bước 3: Xác định tổng nhu cầu chi tiêu cho lương thực và phi lương thực.
Tổng nhu cầu đó chính là chuẩn nghèo. Người có thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo
được xếp vào nhóm người nghèo.
Ưu điểm của phương pháp này là phản ánh sát thực tế cuộc sống của người
nghèo, cơ sở khoa học, mức độ tin cậy cao, nhiều quốc gia áp dụng. Tuy vậy, bên
cạnh những ưu điểm thì phương pháp này cũng bộc lộ một số nhược điểm, để khai
thác được số liệu chi tiêu hộ gia đình thì cần phải khảo sát phỏng vấn trực tiếp, cỡ
mẫu đòi hỏi phải lớn để đảm bảo độ tin cậy cao. Cho nên đây là vấn đề tốn kém về
mặt thời gian, tiền bạc và nguồn lực. Phương pháp này thật sự có tác dụng khi áp
dụng ở cấp tỉnh trở lên hạn chế đáng kể khi áp dụng ở cấp thấp hơn.
1.3.2. Vẽ bản đồ nghèo
Phương pháp này kết hợp giữa phỏng vấn sâu của điều tra hộ với phạm vi rộng

của tổng điều tra dân số. Những cuộc điều tra hộ như Điều Tra Mức Sống Hộ Gia
Đình, thu thập thơng tin khơng chỉ về chi tiêu của hộ mà còn cả về một số các biến
khác, như quy mơ, thành phần của hộ, trình độ học vấn của các thành viên trong

7


hộ,… Cịn tổng điều tra dân số khơng hỏi về chi tiêu, nhưng lại bao gồm những
thông tin về nhiều biến số kể trên. Phương pháp vẽ bản đồ nghèo là gắn hai công cụ
thống kê này tiến hành theo ba bước chính.
Bước thứ 1: Xác định một loạt các biến số chung của 2 cuộc điều tra trong
cùng kỳ.
Bước thứ 2: Tiến hành phân tích thống kê để đánh giá mối quan hệ giữa mức
chi tiêu bình quân đầu người với những biến số này.
Bước thứ 3: Sử dụng những kết quả từ phân tích này để dự báo chi tiêu của
những hộ có trong tổng điều tra dân số. Mức chi tiêu dự báo này dùng để đánh giá
xem một hộ có nghèo hay khơng.
Phương pháp này được xem là một trong những phương pháp đo lường đói
nghèo tốt nhất, cho phép tính được tỷ lệ nghèo ở các cấp từ thấp đến cao. Tuy
nhiên, phương pháp này vẫn có hạn chế bởi mức chi tiêu dự báo chỉ có thể ước tính
với sai số.
1.3.3. Phương pháp dựa vào thu nhập
Từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo. Chuẩn
nghèo giai đoạn 2006-2010 đã được xây dựng trên 3 yêu cầu: (i) xóa đói giảm
nghèo tồn diện hơn, (ii) cơng bằng hơn và (iii) hội nhập theo chuẩn nghèo quốc tế.
Theo đó, những hộ gia đình ở nơng thơn có mức thu nhập bình quân dưới 200.000
đồng/người/tháng (2,4 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo. Ở khu vực
thành thị, những hộ có mức thu nhập bình quân dưới 260.000 đồng/người/tháng
(dưới 3,12 triệu đồng/người/năm) được coi là hộ nghèo (Đây cũng là phương pháp
xác định hộ nghèo được Bộ LĐTBXH áp dụng).

1.3.4. Phân loại địa phương1
Ưu điểm chính trong cách làm của Bộ LĐTBXH ở địa phương trên thực tế lại
là do các địa phương không tuân thủ một cách cứng nhắc, phương pháp dựa vào thu
nhập nêu trong tài liệu hướng dẫn. Điểm cơ bản trong phương pháp này là xác định
đối tượng nghèo và phân bổ các khoản trợ giúp trên thực tế ở cấp địa phương là có
1

Xem tài liệu [09], trang 18

8


sự chi phối của một thiết chế theo tập tục truyền thống, đó là thơn. Mỗi thơn sẽ lên
danh sách những hộ nghèo và đói. Danh sách này sẽ được cập nhật một trong hai
lần trong một năm, khi mà những lợi ích như miễn giảm học phí và thẻ khám chữa
bệnh được phát. Những hộ được coi là không nghèo thường khơng tham gia vào hội
đồng này vì họ ít có khả năng nhận được nhận được lợi ích gì. Nhiều khi số kinh phí
có được khơng cho phép phân bổ những khoản trợ giúp cho tất cả những hộ được
xếp vào diện nghèo. Do đó, vấn đề là bàn xem ai sẽ nhận được những khoản trợ
giúp đó. Phương pháp của BLĐTBXH chỉ được sử dụng mỗi khi khơng đạt được sự
nhất trí liệu một hộ này hay một hộ khác sẽ được nhận trợ cấp.
Nhược điểm của phương pháp này là thiếu một quy tắc chặt chẽ để xác định hộ
nghèo và việc đánh giá ở cấp thơn có thật sự chính xác tìm ra hộ nghèo hay khơng,
đó là vấn đề khơng chắc chắn. Một nhược điểm nữa là nó hồn tồn loại bỏ một số
hộ ra khỏi việc xem xét phân loại. Những hộ bị coi là khơng chịu chăm chỉ lao động
hoặc khơng có trách nhiệm xã hội hiếm khi được trợ giúp, thậm chí khơng được liệt
vào những danh sách những hộ nghèo.
1.3.5. Phương pháp tự đánh giá
Trong phương pháp này, các hộ được yêu cầu tự đánh giá về hiện trạng nghèo
của mình. Khơng có hướng dẫn gì về những tiêu chí để dựa vào đó mà đánh giá, do

đó cách làm này hồn tồn mang tính chủ quan.
Nhược điểm của phương pháp này là không thể tạo ra những tỷ lệ nghèo có thể
so sánh giữa các xã, các huyện hoặc các tỉnh. Một bất cập nữa là nó có thể dể bị
người trả lời làm cho sai lệch. Nếu trợ giúp sẽ được cung cấp cho những hộ đánh
giá mình nghèo, thì ai cũng có động cơ làm như vậy. do đó tự đánh giá là một
phương pháp nghiên cứu có ích, nhưng khơng phải là một cơ chế tốt để xác định đối
tượng nghèo.
1.3.6. Xếp hạng giàu nghèo
Phương pháp này được áp dụng nhiều nhất trong PPA (Participatory Poverty
Assessment), bao gồm tập hợp những nhận xét về hiện trạng tất cả các hộ trong
cộng đồng. Ở Việt Nam cộng đồng tiêu biểu chính là thơn. Một tỷ lệ đáng kể, các

9


hộ trong cộng đồng sẽ tập hợp nhau lại để xếp thứ tự, hoặc là phân loại tất cả các hộ
trong đó. Trong những PPA được thực hiện, những người tham dự được chọn sao
cho có đủ nam, nữ, người già, người trẻ, người nghèo và người không nghèo.
Đại diện chính quyền địa phương thường là những trưởng thơn. Việc phân loại
hộ thường được thực hiện thông qua phân loại nhóm nhằm chỉ ra những đặc tính
của người nghèo. Sau đó những tờ phiếu có ghi tên tất cả các hộ trong thôn được
phân phát cho các đại biểu tham dự để họ tự phân loại các hộ vào các nhóm. Sau
cùng những hộ được phân loại khác nhau bởi ít nhất hai thành viên sẽ được đem ra
thảo luận trong cả nhóm. Việc thảo luận nhằm tìm hiểu ngun nhân của sự khác
nhau và tìm kiếm sự nhất trí liên quan đến phân loại phù hợp cho mỗi trường hợp.
Do vậy, cơng việc xếp hạng giàu nghèo mang tính toàn diện hơn những
phương pháp chỉ dựa vào chi tiêu hay thu nhập và khách quan hơn phương pháp
hay phân loại bởi chính quyền địa phương. Nhược điểm của phương pháp này là chi
phí cao.
1.4. NGUN NHÂN CỦA NGHÈO ĐĨI

Rất nhiều nghiên cứu về nghèo đói đã chứng minh rằng, có rất nhiều nguyên
nhân làm cho con người lâm vào cảnh nghèo đói, như trình độ dân trí thấp, thiếu
vốn, thiếu tư liệu sản xuất, cơ sở hạ tầng kém, thiên tai, đơng con, số người phụ
thuộc nhiều, bất bình đẳng về giới, bất bình đẳng trong thu nhập, tâm lý ỷ lại của
người dân,… Sau đây là những phân tích về một số nguyên nhân chủ yếu gây nên
nghèo đói tại Việt Nam.
1.4.1. Cơ sở hạ tầng thấp kém
Cơ sở hạ tầng là nhân tố cơ bản phục vụ trực tiếp cuộc sống, lao động sản xuất
của con người, gồm có đường xá, trường học, điện nước, bệnh viện,…đây là thành
phần cơ bản để phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một quốc gia. Hạ tầng nông
thôn còn hạn chế, người nghèo chịu thiệt thòi, do sống ở những vùng xa xôi hẻo
lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí cao, bán
tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm
thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém. Vì vậy, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém, chậm

10


phát triển thì kéo theo xã hội chậm phát triển và dẫn đến nghèo đói. Đây là một
trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói tại Việt Nam
1.4.2. Thiếu đất
Việt Nam là nước nông nghiệp, 80% dân số là nơng dân, có thu nhập từ nơng
nghiệp. Do đó, đất đai đóng vai trị quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam. Trong khi đó diện tích đất nơng nghiệp lại rất thấp khoảng 1.150m2/ người
(tính tốn từ số liệu TCTK, 2009), diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ, năng suất lao
động nông nghiệp thấp so với các ngành khác, tình trạng nước biển dâng, đơ thị
hóa, dành đất nông nghiệp cho các dự án phát triển khu cơng nghiệp… Làm cho
diện tích đất nơng nghiệp vốn đã ít nay ngày càng bị thu hẹp, dẫn đến nguồn thu từ
đất nông nghiệp ngày càng thấp hơn. Do đó, thiếu đất cũng là một nguyên nhân gây
nên nghèo đói tại Việt Nam.

1.4.3. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn là một nguyên nhân cơ bản gây nên sự nghèo đói. Theo
Michael P.Todaro (1997), trình độ học vấn và mức sống có mối quan hệ tương quan
thuận. Nghĩa là, những người có trình độ học vấn cao thì họ có cơ hội kiếm được
việc làm tốt hơn, có cơ hội tiếp cận những thơng tin tốt hơn, từ đó họ sẽ tạo được
thu nhập cao hơn. Ngược lại, những người có trình độ thấp thì họ ít có cơ hội tìm
được việc làm tốt, khả năng tiếp cận thơng tin chậm hơn, cho nên đối tượng này sẽ
có thu nhập thấp hơn, dễ rơi vào tình trạng nghèo đói hơn.
1.4.4. Bệnh tật
Bệnh tật là nguyên nhân làm cho người nghèo lại càng nghèo hơn, trong thực
tế, nếu một người mắc bệnh thì sức khỏe kém, người này khơng thể lao động tạo ra
thu nhập mà cịn chi phí thuốc men tốn kém hơn những người có sức khỏe bình
thường và mức chi phí cho bệnh tật là một gánh nặng đối với họ.
1.4.5. Đông con, tỷ lệ phụ thuộc cao
Một hộ có mức thu nhập cố định mà phải chi cho nhiều người thì mỗi người
nhận được mức thu nhập càng ít. Những người có con đơng, số người phụ thuộc
nhiều thì điều kiện chăm sóc con cái sẽ hạn chế, nguy cơ bệnh tật xuất hiện cao, đây

11


là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói. Theo D.Naugton at al (1995), thấy tỷ lệ người
phụ thuộc tương quan nghịch với mức thu nhập. Nghĩa là, những hộ mặc dù họ
khơng đơng con nhưng có nhiều người sống phụ thuộc (người già, người thất
nghiệp, người bệnh…) thì hộ này cũng khó đạt được ở mức thu nhập cao.
1.4.6. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn chính thức bị hạn chế
Vốn đầu tư có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc thay đổi công nghệ, nâng
cao năng suất lao động, phát triển kinh tế-xã hội. Vốn đầu tư thấp thì năng suất lao
động thấp, kéo theo thu nhập thấp, mức thu nhập thấp thì mức tiết kiệm sẽ thấp, tiết
kiệm thấp làm cho thiếu vốn đầu tư lại dẫn đến thu nhập thấp. Người nghèo thường

tiếp cận các nguồn vốn chính thức rất hạn chế vì uy tín của họ thấp, hiểu biết bị hạn
chế trong các chủ trương, đường lối, thủ tục…. Không đủ vốn đầu tư, người nghèo
không thể đầu tư (hoặc tái đầu tư) để cải tiến cơng nghệ, nâng cao năng xuất. Đây
chính là vịng luẩn quẩn và là nguyên nhân dẫn tới nghèo đói.
1.4.7. Rủi ro về thiên tai
Việt Nam là một trong những nước chịu thiệt hại lớn bởi thiên tai như: lũ lụt,
nắng hạn, biến đổi khí hậu. Là một nước có thu nhập thấp nhưng thường phải gánh
chịu những hậu quả quá lớn từ thiên tai. Những hậu quả ấy, đã để lại những đau
thương, những mất mát không mô tả hết bằng những con số. Người dân rất dể rơi
vào cảnh nghèo đói sau những biến cố ấy xảy ra. Các vùng chịu tác động mạnh nhất
của thiên tai là vùng núi phía bắc, ven biển miền trung, và đồng bằng sông Cửu
Long. Điều này một phần lý giải tỷ lệ nghèo đói của các vùng này cao hơn so với
các vùng khác.
1.4.8. Tâm lý ỷ lại của người nghèo
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói, bao gồm nguyên nhân khách
quan và nguyên nhân chủ quan, một nguyên nhân chủ quan chủ yếu ở đây cần bàn
tới đó là tâm lý ỷ lại của người dân. Một số người dân họ khơng ý thức được mình
là người nghèo, họ cứ trông chờ vào các khoản trợ cấp của chính phủ, những nhà
hảo tâm, mà họ khơng nghĩ rằng, khơng ai khác bằng chính bản thân mình phải tự
nổ lực vượt khó vươn lên để thốt nghèo bằng những hành động rất cụ thể: nỗ lực

12


học tập, chăm chỉ lao động, chi tiêu đúng mức, khơng lãng phí…Có khơng ít thành
phần trong xã hội sống khơng có lý tưởng phấn đấu, khơng tin vào tương lai, khơng
có ý chí vượt khó, họ cứ trơng chờ, ỷ lại với mọi người xung quanh. Đây là thái độ
rất nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến sự nghèo đói.
1.4.9. Thiếu việc làm
Thiếu việc làm là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh, người nghèo ngồi trồng

trọt, họ khơng có vốn để phát triển chăn ni, làm ngành nghề. Thu nhập chỉ có
6,1% từ chăn ni, 5,4% từ ngành nghề. Trồng trọt thì khơng thâm canh, lao động
dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê. Trong khi ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ
học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm trong khu vực phi nông nghiệp, số ngày
làm không nhiều, thu nhập thấp, cơng việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết
liệt dẫn đến tình trạng những nơi thừa thì vẫn thừa những nơi thiếu thì vẫn thiếu lao
động. Thu nhập khơng ổn định đó là một trong những ngun nhân của nghèo đói.
1.4.10. Vịng luẩn quẩn của nghèo đói
Để lý giải sự nghèo đói của các nước, các nhà kinh tế đã mơ tả thơng qua vịng
luẩn quẩn của nghèo đói.

Năng suất thấp

Sinh sản nhiều

Thiếu DD

Bệnh tật

Đơng con

Thu nhập thấp

Đầu tư thấp

Thất học

Tích lũy thấp

Góc độ xã hội


Góc độ kinh tế

Hình 1.1: Vịng luẩn quẩn của nghèo đói2
Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho dân cư là cơ sở
để thoát khỏi vòng luẩn quẩn này. Trong chiến lược phát triển kinh tế của các nước
2

TS. Đinh Phi Hổ, 2003, kinh tế nông nghiệp: Lý thuyết và thực tiễn, nhà xuất bản thống kê

13


đang phát triển thì nơng nghiệp cũng được chọn là một khu vực sản xuất quan trọng
để tác động tăng trưởng. Điều này càng quan trọng hơn đối với những nước có tiềm
năng về nơng nghiệp như Việt Nam.
1.5. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHÈO ĐĨI CỦA THẾ GIỚI
1.5.1. Thực trạng nghèo đói trên thế giới
Ngày nay, khi nhân loại đã bước sang thế kỷ 21, thế kỷ của những phát minh
khoa học kỳ diệu, một nền kỹ thuật công nghệ cao, giúp giải phóng sức lao động
của con người và mang lại cho con người những thuận tiện vật chất trên cả tuyệt
vời. Trong khi đó, xã hội lồi người đang tỏ ra q lạc hậu, thậm chí cịn là hủ bại
khi nhìn vào bức tranh khơng mấy sáng sủa về một trật tự thế giới đầy rẫy những
bất cơng, một thế giới với sự đan xen giữa đói nghèo sâu sắc và sự giàu có tột cùng.
Trong số khoảng 6 tỷ người trên thế giới, 2,8 tỷ sống dưới mức 2 USD/ngày và 1,2
tỷ người sống dưới mức 1 USD/ ngày, trong đó 44% sống ở vùng Nam Á.
Đối với những nước giàu, cứ 100 đứa trẻ thì có chưa đến một đứa trẻ sống đến
tuổi thứ 5, trong khi đối với những nước nghèo nhất thì tỷ lệ này là 1/5. Và đối với
những nước giàu có thì tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là khơng q 5%, cịn
đối với những nước nghèo thì tỷ lệ này là 50%. Cảnh ảm đạm này vẫn tồn tại cho

dù tình trạng của loại người đã được cải thiện đáng kể trong thế kỷ vừa qua so với
thời gian trước. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hiện nay loài người trên thực
tế đã sản xuất đủ lương thực, thực phẩm để ni sống tồn bộ dân số trên hành tinh
này (tính theo lượng Kcalo bình quân đầu người)3. Nhưng sự phân chia thành quả
này hết sức bất công, 20% người giàu sử dụng 70-90% giá trị sản phẩm của toàn thế
giới, 6% người giàu nhất sử dụng 35-40% giá trị sản phẩm của toàn thế giới.
Ở một khía cạnh khác, nếu so với tồn bộ thế giới là 100% theo các chỉ tiêu:
GDP, thương mại thế giới, tích lũy và đầu tư thì 20% dân số giàu nhất thế giới
chiếm dụng 87,5% GDP, 84,2% thương mại thế giới, 85% tích lũy, và 85% đầu tư.
20% dân số nghèo nhất chiếm các chỉ tiêu tương ứng là 1,4%, 0,9%, 0,7%, 0,9%.
Rõ ràng số liệu cho thấy hai thái cực phân chia nghèo giàu thật nghiệt ngã. Một bên
3

Xem: Tài liệu [9], trang. 31

14


thì dường như có tất cả, cịn một bên thì hồn tồn ngược lại.
Nghịch lý trên chưa có dấu hiệu thay đổi theo xu hướng khả quan, điều đó
được minh chứng qua các số liệu thống kê gần đây. Theo AP (tháng 5-2001) trong
năm 2000 trên tồn thế giới có khoảng 7,2 triệu người là triệu phú USD, tổng giá trị
tài sản của những người này ước tính là 27.000 tỷ USD, năm 1999 con số ngày là
25.500 tỷ USD. Bên cạnh đó, tình trạng cùng cực đang đè nặng lên đầu của 2/3 dân
số thế giới. Trong những năm gần đây, thu nhập thực tế của 1,6 tỷ người (1/4 dân số
thế giới) đã bị giảm đi.
Bức tranh thế giới đầy rẫy những bất cơng. Bất bình đẳng, phân biệt vẫn còn
hiện hữu. Trong khi các nước giàu mặc sức tung tiền để đầu cơ nhiên liệu phục vụ
cho các loại xe hơi cực kỳ sang trọng và các sinh hoạt xa xỉ khác thì hơn 1/3 dân số
thế giới ở các nước nghèo đang còn phải dùng nước khơng đủ tiêu chuẩn vệ sinh do

khơng có đủ khả năng mua nhiên liệu hay các thiết bị làm sạch nước. Gần 43 triệu
trẻ em chết mỗi ngày do thiếu điều kiện chăm sóc cơ bản. Hằng năm, khoảng 8 triệu
trẻ em chết vì ơ nhiễm nguồn nước và mơi trường sống, 50 triệu trẻ em bị tổn
thương nặng nề về thể lực hoặc tinh thần do bị suy dinh dưỡng và khoảng 130 triệu
trẻ em (trong đó khoảng 80% là trẻ em gái) không đủ điều kiện để tới trường. Trong
khi chỉ cần 40 triệu tấn ngũ cốc quy đổi là có thể cứu đói cho 730 triệu người, thì
gần 600 triệu tấn (gần 40% sản lượng ngũ cốc thế giới) dùng để nuôi gia súc ở các
nước giàu, vì rằng lương thực để ni gia súc mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với
việc bán chúng cho người nghèo.4
Tình trạng nghèo đói phân bố ở các nước và các khu vực trên thế giới là hồn
tồn khơng giống nhau. Chẳng hạn:
- Tại các nước phát triển, tính đến năm 1998 vẫn cịn có hơn 100 triệu người
nghèo và hơn 100 triệu người khơng có nhà ở. Dĩ nhiên, cái nghèo ở các nước này
là nghèo tương đối.
- Khu vực Nam Mỹ và cận Sahara còn 215 triệu người thuộc diện nghèo đói,
120 triệu người lớn mù chữ, 170 triệu người không đủ ăn, hơn 80 triệu trẻ em không
4

World Bank: Poverty Reduction and World Bank, World Bank, Washington, D.C, 1996,p.53.

15


có khả năng tới trường học, trong khi đó hàng năm có khoảng 1,3 triệu m 2 đất nơng
nghiệp bị bỏ hoang.
- Tại Ảrập, hiện có khoảng 73 triệu người nghèo và trên 60 triệu người mù
chữ.
- Tại Mỹ Latin và Caribe có khoảng 150 triệu người nghèo, khoảng 56% nơng
dân khơng có khả năng được dùng nước sạch để sinh hoạt, ăn uống.
- Khu vực Đơng Á cũng có khoảng 170 triệu người cịn sống trong cảnh nghèo

đói.
- Khu vực Nam Á, có khoảng 560 triệu người đói nghèo, 600 triệu dân trong
tình trạng suy dinh dưỡng, 250 triệu người không được sống trong những điều kiện
vệ sinh cơ bản, 1/3 trẻ sơ sinh không đủ trọng lượng tối thiểu, 48 triệu trẻ em khơng
được tới trường, tình trạng cưỡng bức lao động trẻ em vẫn cịn tràn lan…
Đói nghèo còn phân biệt giữa các giới, nghĩa là tỷ lệ người nghèo đói trong nữ
giới vẫn cao hơn so với nam giới. Phụ nữ chiếm 60% lực lượng lao động thế giới
nhưng họ chỉ được hưởng 10% thu nhập và sử dụng chưa đầy 1% ruộng đất của thế
giới. Có khoảng 20-40% phụ nữ của các nước đang phát triển có chế độ ăn khơng
phù hợp, 3505 triệu phụ nữ khơng được hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tối thiểu
cần thiết.[6],[25]
1.5.2. Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới
Trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, xóa bỏ tình trạng nghèo khổ và bất
bình đẳng xã hội khơng cịn là mục tiêu chỉ của riêng một quốc gia, mà đã trở thành
mục tiêu phấn đấu của thế giới. Để giải quyết tận gốc của sự nghèo đói mỗi quốc
gia đều có cách thức giải quyết khác nhau.
 Trung Quốc
Trong giai đoạn 1978-1995, mức tăng bình quân GDP đạt 9,4%. Những thành
tựu trên đã đưa Trung Quốc đứng trong số ba nước có GDP lớn nhất thế giới. Tuy
nhiên, mặc dù đạt được những thành công về mặt tăng trưởng, nhưng Trung Quốc
gặp khơng ít khó khăn trong chất lượng tăng trưởng kinh tế, đó là tăng trưởng kinh
5

16


tế quá nóng, lạm phát cao, phân hóa giàu nghèo rõ rệt, mơi trường suy thối xuống
cấp nghiêm trọng…
Năm 1978, dân cư thành thị chiếm 18% dân số cả nước, chiếm 34% thu nhập
của cả nước. Đến năm 1996, tỷ lệ dân số thành thị chiếm 28%, tỷ lệ thu nhập chiếm

tới 50% tổng thu nhập cả nước. Thêm vào đó, chênh lệch giàu nghèo giữa các khu
vực này càng trầm trọng hơn. Năm 1978, thu nhập trung bình của dân cư ở khu vực
Miền Đông cao hơn dân cư ở khu vực Miền Tây là 1,38 lần, năm 1995 là 2,42 lần,
2004 con số này lên tới 3,2 lần. Sự chênh lệch giàu nghèo của Trung Quốc có nhiều
nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là sự lạc hậu và trì trệ của khu vực
nơng thơn. Cơ sở hạ tầng lạc hậu, nông dân thiếu các điều kiện tiếp cận giáo dục, y
tế, nên khơng có khả năng tiếp cận được với nghề nghiệp địi hỏi có chun mơn
cao, có thu nhập cao. Thêm vào đó, thiên tai thường xun xảy ra, đặc biệt là vùng
nơng thơn phía tây, càng làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng kéo rộng ra.
Chính vì sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo này làm nảy sinh mâu thuẫn trong
lòng xã hội Trung Quốc ngày càng gay gắt, làm bất ổn xã hội ngày càng gia tăng,
điển hình qua vụ nổi dậy địi tự trị của người dân ở khu vực cao nguyên Tây Tạng.
Để khắc phục những mặt trái trong quá trình tăng trưởng chính phủ Trung
Quốc đã thực thi một số chính sách sau:
Một là, phát triển cân đối, hài hịa giữa các vùng, khu vực
Trung Quốc tăng cường đầu tư và thu hút đầu tư vào khu vực miền Trung và
miền Tây. Năm 2000, Trung Quốc đã dành 70% tiền đầu tư bán công trái, 70%
khoản vay ưu đãi của các tổ chức tiền tệ quốc tế đầu tư vào miền Tây. Trong những
năm gần đây Trung Quốc đã có những đầu tư cũng như hỗ trợ lớn cho khu vực nơng
nghiệp và nơng thơn.
Hai là, duy trì mức tăng trưởng kinh tế vừa phải nhưng phải ổn định
Sự tăng trưởng kinh tế liên tục và quá nóng của Trung Quốc trong thời gian
qua, làm cho nền kinh tế bị mất cân đối, căng thẳng về nguồn năng lượng, vật liệu,
lạm phát tăng nhanh. Chính vì vậy, khoảng thập niên 1990 trở lại đây, Trung Quốc
chủ trương điều chỉnh chính sách kinh tế vĩ mô, khống chế mức tăng trưởng, kiểm

17



×