Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

(Luận văn thạc sĩ) các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.03 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

HUỲNH THỊ THIỆN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CƠNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------------------

HUỲNH THỊ THIỆN

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TẠI CÁC CƠNG
TY NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG
KHỐN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT

TP. Hồ Chí Minh, năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các
cơng ty niêm yết trên thị sàn khoán Thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả nghiên
cứu riêng của tơi có sự hỗ trợ từ cô hướng dẫn PGS. TS. Phan Thị Bích Nguyệt.
Các số liệu và thơng tin sử dụng trong luận văn đều có nguồn gốc, trung thực và
được phép cơng bố. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông
tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu
của luận văn.
Trân trọng.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Thiện




LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Cơ – PGS. TS. PHAN THỊ BÍCH
NGUYỆT đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Tơi xin gửi lời tri ân đến các quý Thầy Cô trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ
Chí Minh, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tơi trong ba năm học

cao học vừa qua.
Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn đến gia đình đã hết lịng quan tâm và tạo điều kiện tốt
nhất để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Thiện




MỤC LỤC

TÓM TẮT .................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 7
1.1.  Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 7 
1.2.  Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 7 
1.3.  Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 8 
1.4.  Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................... 9 
1.5.  Bố cục luận văn ................................................................................................. 9 
CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CỔ TỨC10 
2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây liên quan đến mối liên hệ giữa cấu
trúc sở hữu và chính sách cổ tức............................................................................ 10 
2.1.1. Tác giả Mohammad Al- Gharaibeh; Ziad Zurigat; Khaled AlHarahsheh - năm 2013. ..................................................................................10 
2.1.2. Tác giả Hamid Ullah; Asma Fida; Shafiullah Khan, năm 2012. .....10 
2.1.3. Tác giả Mahmoud Al - Nawaiseh, năm 2013. ....................................11 
2.1.4. Tác giả Dr. Hossein Mirzaei, năm 2012. ............................................11 
2.1.5. Tác giả Lina Warrad, Suzan Abed, Ola Khriasat, Imad Al-Sheikh,
năm 2012. ........................................................................................................11 

2.1.6. Tác giả Dr. Syed Zulfiqar Ali Shah, Wasim Ullah, Baqir Hasnain,
năm 2011. ........................................................................................................12 
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới liên quan đến mối liên hệ giữa
cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức..................................................................... 12 
2.2.1. Tác giả Gugler, K., Yurtoglu, B., (2003). ...........................................12 
2.2.2. Tác giả Maury, C.B, & Pajuste, A., (2002). .......................................13 
2.2.3. Tác giả Mancinelli, L., & Ozkan, A., (2006). .....................................13 
2.2.4. Tác giả Renneboog, L., & Trojanowski, G., (2007)...........................13 
2.2. 5. Tác giả Faccio, M., Lang, L.H.P., & Young, L. (2001). ...................14 
2.2.6. Tác giả Truong, T., & Heaney, R., (2007) ..........................................14
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 16 
3.1.   Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 16 




3.1.1. Phương pháp thống kê .........................................................................16 
3.1.2. Phương pháp phân tích định lượng ....................................................16 
3.1.3. Phương pháp mô tả ..............................................................................16 
3.2.   Dữ liệu nghiên cứu.......................................................................................... 16 
3.2.1. Dữ liệu sơ cấp: ......................................................................................17 
3.2.2. Dữ liệu thứ cấp: ....................................................................................17 
3.3.   Phương pháp xử lý số liệu.............................................................................. 17 
3.4.   Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 18 
3.4.1. Phương trình hồi quy đa biến .............................................................18 
3.4.2. Giải thích các biến ................................................................................18 
3.5. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu .............................................................. 21 
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY ...................................................................... 23
4.1.   Thiết lập mơ hình ........................................................................................... 23 
4.2.   Các giả thuyết của mơ hình ........................................................................... 23 

4.3.   Kết quả của mơ hình ...................................................................................... 24 
4.4.   Kiểm định mơ hình ......................................................................................... 27 
4.4.1. Đa cộng tuyến: ......................................................................................27 
4.4.2. Tự tương quan: .....................................................................................28 
4.4.3. Phương sai thay đổi:.............................................................................28 
4.5.   Giải thích tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc ..................... 29 
4.6.   Kết luận ........................................................................................................... 30 
4.6.1. So sánh các kết quả nghiên cứu ..........................................................31 
4.6.2. Điểm mới của đề tài: ............................................................................33 
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 34
5.1.   Những hạn chế ................................................................................................ 34 
5.2.   Định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................. 35 
KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 39
Phụ lục 1: Một số khái niệm ................................................................................... 43




Phụ lục 2. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................... 46 
Lý thuyết của Modigliani & Miller (1961) ...................................................46 
Chính sách cổ tức, vấn đề đại diện................................................................46 
Lý thuyết về chi phí đại diện .........................................................................47 
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (G.A. Akerlof, 1970) ..............................47
Phụ lục 3: Danh sách các công ty trong mẫu nghiên cứu .................................... 51
Phụ lục 4: Số liệu sử dụng cho mơ hình ................................................................ 51
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
HOSE: Sàn giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh
HNX: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
OTC: Thị trường chứng khoán tự do (thị trường mở)

SPSS: Statistical Products for the Social Services
M & M: Modigliani & Miller
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1: Thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Bảng 2: Thống kê số lượng cơng ty theo ngành trong mẫu nghiên cứu
Bảng 3: Kết quả chạy phương trình mơ hình hồi quy
Bảng 4: Tác động của 5 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức (sau khi loại biến Size)
Bảng 5: Tác động của 4 biến độc lập đến tỷ lệ chi trả cổ tức (sau khi loại biến Size
và biến giả Maj)
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1: Tỷ trọng số lượng cơng ty theo ngành trong mẫu nghiên cứu
Hình 2: Mơ hình các nhân tố tác động đến DIV của các cơng ty cổ phần tại HOSE.
Hình 3: Biểu đồ thể hiện phần dư




TĨM TẮT
Trên thị trường chứng khốn Việt Nam, chính sách cổ tức của doanh nghiệp thời
gian qua nổi lên thành một trong những vấn đề được các nhà đầu tư rất chú trọng.
Trong khi vẫn còn các tranh cãi về chính sách cổ tức của cơng ty tại các thị trường
vốn hồn hảo, các tranh cãi này cịn nhiều hơn tại nơi khơng có sự tồn tại của thị
trường hồn hảo. Sự hiện diện của thông tin bất cân xứng, vấn đề chi phí đại diện,
thuế, chi phí giao dịch và cấu trúc sở hữu trong công ty, tất cả làm cho chính sách
cổ tức trở nên quan trọng.
Đã có rất nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cố gắng xác định những yếu tố
quyết định đến chính sách cổ tức của công ty, tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có sự
đồng thuận về những yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của cơng ty. Vấn đề
này thậm chí cịn phức tạp hơn khi đề cập đến những thị trường kinh tế mới nổi. Bài
nghiên cứu này nhằm xem xét tình hình chi trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết

trong thời gian qua, phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách cổ tức
của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu với chính sách chi trả cổ tức
trong doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu bài này chỉ giới hạn ở sàn giao dịch chứng khốn thành phố Hồ
Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2008 – 2012 các doanh
nghiệp duy trì mức chi trả cổ tức tương đối ổn định trong khoảng 30 – 60%. Đồng
thời, từ mơ hình hồi quy, tác giả cũng tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho rằng tỷ
lệ cổ tức thấp hơn khi dòng tiền cao và cơ hội tăng trưởng trong tương lai cao hơn.
Ngược lại, giữa tỷ lệ sở hữu của tổ chức và chính sách chi trả cổ tức lại có mối quan
hệ đồng biến.




CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Ai cũng hiểu rằng, cổ tức của mỗi cổ phiếu là một phần thu nhập từ lợi nhuận sau
thuế của công ty chia đều cho số lượng cổ phiếu đang lưu hành và được đại hội cổ
đông thông qua tỷ lệ chi trả. Ở mỗi quốc gia, mỗi nền kinh tế khác nhau thì các yếu
tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức cũng khác nhau. Nó bị ảnh hưởng, tác động bởi:
nền kinh tế đó đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển kinh tế; biểu thuế của
quốc gia đó; mức độ tăng trưởng, khả năng thanh khoản; chính sách của mỗi quốc
gia đó; và cấu trúc sở hữu tại từng doanh nghiệp cụ thể.
Các nghiên cứu ở những nước đã phát triển cũng như ở cả các quốc gia mới nổi đều
tìm thấy sự tồn tại của mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức của doanh nghiệp
và cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp.
Trong tài chính doanh nghiệp, có ba quyết định cơ bản: quyết định đầu tư, quyết

định tài trợ, và quyết định phân phối lợi nhuận (trong đó có quyết định chi trả cổ
tức). Cả ba quyết định trên đều phải nhất quán với mục tiêu nhằm tối đa hóa giá trị
doanh nghiệp. Ta cần phải thấy rằng, các quyết định này liên quan với nhau theo
một cách nào đó. Bài nghiên cứu này sẽ xem xét khía cạnh, cấu trúc sở hữu ảnh
hưởng đến việc chi trả cổ tức của các công ty niêm yết như thế nào.
Cổ tức là chỉ tiêu nhạy cảm và có thể nói là quan trọng đối với nhà đầu tư. Chính
sách cổ tức của các cơng ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến diễn biến trên thị trường chứng khốn. Nhưng
chính sách cổ tức lại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố trực tiếp và gián tiếp khác,
bên trong nội bộ doanh nghiệp và bên ngoài doanh nghiệp; và từ đó nó ảnh hưởng
lớn đến lợi ích của mỗi nhà đầu tư và của chính công ty niêm yết.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

Qua việc hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến chính sách cổ tức và tóm tắt các
kết quả nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về chính sách cổ tức. Nghiên cứu thực




nghiệm trên thế giới về các nhân tố quyết định chính sách cổ tức của các cơng ty và
tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức. Cũng như việc
phân tích ảnh hưởng của các đặc tính trong cơng ty như, dịng tiền, quy mơ cơng ty,
cơ hội tăng trưởng trong tương lai, địn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu là tổ chức… trên
mơ hình chi trả cổ tức để xác định mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố này
đến chính sách chi trả cổ tức tại Việt Nam. Mục đích cuối cùng của nghiên cứu là
để trả lời các câu hỏi nghiên cứu được đề ra.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cịn phân tích những hạn chế, tồn tại đồng thời đề xuất ra
định hướng và giải pháp giúp cho các doanh nghiệp trong việc đưa ra các chính

sách chi trả cổ tức. Qua đó, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai bổ
sung cho đề tài này.
1.3.

Vấn đề nghiên cứu

Glen et al (1995) tìm thấy rằng chính sách chi trả cổ tức tại các thị trường mới nổi
rất khác thị trường vốn phát triển. Tài liệu này báo cáo rằng, tỷ lệ thanh toán cổ tức
ở các nước đang phát triển cũng chỉ bằng 2/3 của các nước phát triển. Aivazian et al
(2003) đã so sánh một mẫu các công ty hoạt động trong tám thị trường mới nổi với
mẫu là 99 công ty tại Mỹ và đưa ra kết luận ngược lại với nghiên cứu của Glen et al
(1995), khi ông cho rằng tỷ lệ thanh tốn của các cơng ty ở thị trường mới nổi cũng
tương đương với các công ty tại Mỹ. Điều này làm tăng thêm tính gây tranh cãi của
chính sách cổ tức.
Thị trường mới nổi khác các nước phát triển ở nhiều khía cạnh: thơng tin hiệu quả ít
hơn, biến động nhiều hơn, và có vốn hóa thấp hơn; mơ hình quản trị doanh nghiệp,
thuế áp cho cổ tức, lợi nhuận đầu tư, và cấu trúc sở hữu. Hơn nữa, thị trường mới
nổi, bao gồm cả Việt Nam thường có đặc tính là tính sở hữu tập trung cao ở một tổ
chức hoặc cá nhân và hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng chứ không phải dựa vào
thị trường vốn. Ngồi ra, các cơng ty tại các thị trường mới nổi lại bị hạn chế về tài
chính nhiều hơn so với các công ty tại thị trường phát triển, nơi việc tiếp cận vốn
được dồi dào, và điều này có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của họ.




Tuy nhiên, thị trường chứng khốn mới nổi cũng có một số đặc điểm tương đồng.
Chính sách cổ tức tại các công ty ở Việt Nam, về mức độ nào đó, có thể cũng có
cùng một số điểm tương đồng quan trọng với các nước mới nổi khác. Vì vậy, qua
cơ sở lý thuyết và nghiên cứu các đề tài đã được thực hiện trên các thị trường mới

nổi như Jordan, Ấn Độ, Pakistan,…., đề tài nghiên cứu này muốn tìm hiểu về chính
sách cổ tức tại các thị trường đang phát triển, để ứng dụng nghiên cứu vào Việt
Nam bằng cách xem xét các yếu tố tiềm năng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ
tức của các cơng ty niêm yết.
1.4.

Câu hỏi nghiên cứu

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố liên quan tác động như thế nào đến chính sách
chi trả cổ tức trong cơng ty cổ phần?
Quyền kiểm soát, sở hữu tập trung vào chủ sở hữu là các tổ chức có tác động như
thế nào đến chính sách cổ tức của cơng ty?
Quyền kiểm sốt, sở hữu nếu tập trung vào một nhóm các cổ đơng lớn thì ảnh
hưởng đến chính sách cổ tức như thế nào?
1.5.

Bố cục luận văn

Luận văn được trình bày theo kết cấu sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và chính sách cổ tức
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả hồi quy
Chương 5: Kết luận


10 

CHƯƠNG 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ

GIỚI VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH
SÁCH CỔ TỨC
2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm gần đây liên quan đến mối liên hệ giữa cấu
trúc sở hữu và chính sách cổ tức
2.1.1. Tác giả Mohammad Al- Gharaibeh; Ziad Zurigat; Khaled Al-Harahsheh
- năm 2013.
Tên bài nghiên cứu: The Effect of Ownership Structure on Dividends Policy in
Jordanian Companies. Mục tiêu nghiên cứu: điều tra ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu
và chính sách chi trả cổ tức của cơng ty. Dữ liệu nghiên cứu: 35 công ty Jordan
niêm yết trên thị trường chứng khoán Amman. Thời gian nghiên cứu: 6 năm (từ
năm 2005 đến năm 2010). Phương pháp nghiên cứu: sử dụng mơ hình Full
Adjustment Model and Partial adjustment Model. Kết quả nghiên cứu: đưa ra sự
ảnh hưởng của quyền sở hữu là tổ chức cho cổ đơng kiểm sốt để tối đa hóa giá trị
của cơng ty bằng cách giảm việc sử dụng vốn trong các dự án lợi nhuận thấp, do đó
ngụ ý rằng dịng tiền nhiều hơn có thể được phân phối dưới dạng cổ tức.
2.1.2. Tác giả Hamid Ullah; Asma Fida; Shafiullah Khan, năm 2012.
Tên bài nghiên cứu: The Impact of Ownership Structure on Dividend Policy
Evidence from Emerging Markets KSE-100 Index Pakistan. Mục tiêu nghiên cứu:
Tập trung vào nghiên cứu một trong những quyết định quan trọng ảnh hướng tới
chính sách cổ tức của doanh nghiệp là nhà đầu tư là tổ chức. Dữ liệu nghiên cứu:
chọn ngẫu nhiên 70 công ty niêm yết trên sàn Karachi Stock Exchange KSE-100.
Thời gian nghiên cứu: 8 năm (từ năm 2003 đến năm 2010). Phương pháp nghiên
cứu: Xử lý mơ hình hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS). Kết quả nghiên cứu: mối quan hệ nghịch biến giữa chính sách chi trả cổ tức
và sở hữu là nhà quản lý. Vì chúng được xem như là một cơng cụ để giảm thiểu chi
phí đại diện cho doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa
chính sách cổ tức và tỷ lệ sở hữu là tổ chức và sở hữu là nước ngoài.


11 


2.1.3. Tác giả Mahmoud Al - Nawaiseh, năm 2013.
Tên bài nghiên cứu: Dividend Police and Ownership Structure: An Applied Study
on Industrial Companies in Amman Stock. Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối quan
hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách chi trả cổ tức của các công ty công nghiệp
niêm yết trên Amman Stock Exchange ASE. Dữ liệu nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên
60 công ty niêm yết trên sàn ASE. Thời gian nghiên cứu: 7 năm (từ năm 2000 đến
năm 2006). Phương pháp nghiên cứu: sử dụng mơ hình Tobit hoặc mơ hình hồi quy
đa biến với phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS. Kết quả nghiên cứu: quan hệ
đồng biến giữa sở hữu là tổ chức nước ngoài với chính sách cổ tức. Và mối quan hệ
nghịch biến của tỷ lệ sở hữu bên trong công ty với chính sách chi trả cổ tức.
2.1.4. Tác giả Dr. Hossein Mirzaei, năm 2012.
Tên bài nghiên cứu: A servey on the relationship between ownership structure and
dividend policy in Tehran Stock Exchange. Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra mối quan
hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn
Tehran. Dữ liệu nghiên cứu: chọn mẫu là 88 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Tehran. Thời gian nghiên cứu: 5 năm (từ năm 2004 đến năm 2009). Phương pháp
nghiên cứu: kiểm định Kolmogorov – Smirnov Test. Kết quả nghiên cứu: tìm ra
mối quan hệ nghịch biến giữa sở hữu là tổ chức và tỷ lệ chi trả cổ tức trong công ty.
2.1.5. Tác giả Lina Warrad, Suzan Abed, Ola Khriasat, Imad Al-Sheikh, năm
2012.
Tên bài nghiên cứu: The Effect of Ownership Structure on Dividend Payout Policy:
Evidence from Jordanian Context. Mục tiêu nghiên cứu: xác định mối quan hệ giữa
cấu trúc sở hữu và tỷ lệ chi trả cổ tức tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán
Jordan Amman Stock Exchange (ASE). Thời gian nghiên cứu: 3 năm (từ năm 2005
đến năm 2007). Phương pháp nghiên cứu: phân tích hồi quy đa biến. Kết quả
nghiên cứu: tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa cấu trúc sở hữu là nước ngồi và
chính sách chi trả cổ tức thông qua việc đo lường biến Tobin’s Q.



12 

2.1.6. Tác giả Dr. Syed Zulfiqar Ali Shah, Wasim Ullah, Baqir Hasnain, năm
2011.
Tên bài nghiên cứu: Impact of Ownership Structure on Dividend Policy of Firm
(Evidence from Pakistan). Mục tiêu nghiên cứu: tìm ra sự ảnh hưởng của cấu trúc
sở hữu và chính sách chi trả cổ tức tại các cơng ty Pakistan. Dữ liệu nghiên cứu: thu
thập dữ liệu bảng từ các cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Karachi. Thời gian
nghiên cứu: 5 năm (từ năm 2002 đến năm 2006). Phương pháp nghiên cứu:
Common Effect Model. Kết quả nghiên cứu: tìm ra mối quan hệ đồng biến giữa cấu
trúc sở hữu và chính sách chi trả cổ tức.
2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới liên quan đến mối liên hệ giữa
cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức
2.2.1. Tác giả Gugler, K., Yurtoglu, B., (2003).
Tên bài nghiên cứu: Corporate governance and dividend pay-out policy in
Germany, University of Vienna. Mục tiêu nghiên cứu: bài nghiên cứu nhằm tìm ra
bằng chứng về sự bất đồng giữa chủ sở hữu có quyền kiểm sốt lớn và các cổ đơng
nhỏ bên ngồi. Dữ liệu: 266 thơng báo chi trả cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức tại
Standard&Poors’ Global Vantage. Dữ liệu về stock return được lấy từ Institut fur
Entscheidungstheorie and Unternehmens – furschung của trường đại học Karlsruhe.
Ước tính về market return lấy theo chỉ số CDAX, sàn chứng khoán Đức (Deutsche
Borse AG). Thời gian nghiên cứu: năm 1992 đến năm 1998. Phương pháp nghiên
cứu: sử dụng mơ hình của Scholes – Williams (1977) để ước tính tham số của thị
trường. Sử dụng mơ hình Lintner (1956) đối với các nhóm cơng ty có cổ tức khác
nhau. Kết quả nghiên cứu: tồn tại quan hệ nghịch biến giữa quyền sở hữu của các cổ
đơng lớn và chính sách chi trả cổ tức. Và mối quan hệ đồng biến giữa nhóm cổ đơng
lớn thứ 2 và chính sách chi trả cổ tức. Cổ đông sở hữu cổ tức lớn thứ 2 tăng lên thì
tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ tăng lên.



13 

2.2.2. Tác giả Maury, C.B, & Pajuste, A., (2002).
Tên bài nghiên cứu: Controlling shareholders, Agency problems, and dividend
policy in Finland, Swidish school of Economics and Business Administration. Mục
tiêu nghiên cứu: nhằm tìm ra ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và kiểm sốt lên chính
sách cổ tức ở các cơng ty niêm yết tại Phần Lan. Dữ liệu: 127 công ty trên sàn
chứng khoán Helsinki. Thời gian nghiên cứu: năm 1995 đến năm 1999. Phương
pháp nghiên cứu: Thống kê mô tả, mơ hình bình phương nhỏ nhất OLS và thực
hiện ước tính với sai số heteroscedasticity. Mơ hình Tobit cũng được sử dụng để
phù hợp với các vấn đề tiềm tàng trong trường hợp giá trị cổ tức bằng 0 trong các
biến phụ thuộc. Kết quả nghiên cứu: tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa quyền sở
hữu của các cổ đơng lớn và chính sách chi trả cổ tức. Và mối quan hệ nghịch biến
giữa cổ đơng kiểm sốt và chính sách cổ tức. Sự khác nhau giữa các loại chủ sở hữu
có ảnh hưởng khác nhau đến chính sách chi trả cổ tức.
2.2.3. Tác giả Mancinelli, L., & Ozkan, A., (2006).
Tên bài nghiên cứu: Ownership structure and dividend policy: Evidence from
Italian firms. The European Journal of Finance 12(3):265. Mục tiêu nghiên cứu: Bài
viết là điều tra thực nghiệm vào mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và cơ cấu sở
hữu của các công ty Ý. Cơ cấu sở hữu ở Ý được tập trung cao độ và do đó vấn đề sử
chi phí đại diện có liên quan để phân tích có vẻ là một trong những phát sinh từ
xung đột lợi ích của các cổ đơng lớn và cổ đông thiểu số. Giả thuyết cho rằng các cổ
đơng lớn khơng kiểm sốt có thể được ưu đãi để kiểm sốt các cổ đơng lớn. Dữ liệu:
139 cơng ty niêm yết trên sàn chứng khốn Italia. Kết quả nghiên cứu: tồn tại mối
quan hệ nghịch biến giữa quyền sở hữu của các cổ đơng lớn và chính sách chi trả cổ
tức.
2.2.4. Tác giả Renneboog, L., & Trojanowski, G., (2007).
Tên bài nghiên cứu: Control structures and payout policy. Managerial Finance
33(1):43. Mục tiêu nghiên cứu: Bài viết này tìm cách kiểm tra có hay khơng việc
chính sách cổ tức chịu ảnh hưởng của các cổ đông lớn trong công ty, điều tra mối



14 

quan hệ giữa sự thay đổi của thu nhập cổ tức và quyền biểu quyết được hưởng từ
các loại cổ đông khác nhau. Dữ liệu: được thu thập từ 985 cơng ty niêm yết trên thị
trường chứng khốn London – Anh. Trong đó, 206 cơng ty thuộc lĩnh vực nơng
nghiệp, khai khống, thủy sản và xây dựng. 407 cơng ty sản xuất, 204 công ty bán
lẻ và bán sỉ, 168 công ty dịch vụ. Thời gian nghiên cứu: năm 1992 đến năm 1998.
Phương pháp nghiên cứu: ứng dụng mơ hình Lintner (1956). Giả thuyết của mơ
hình này là, tất cả các cơng ty nên duy trì tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu và thu nhập về
cổ phiếu phản ánh sự thay đổi trong chính sách chi trả cổ tức. Với ước tính GMM
(được phát triển bởi Blundell & Bond 1998). Kết quả nghiên cứu: quan hệ giữa
quyền sở hữu giữa các cổ đông lớn và việc chi trả cổ tức là nghịch biến.
2.2. 5. Tác giả Faccio, M., Lang, L.H.P., & Young, L. (2001).
Tên bài nghiên cứu: Dividend and Expropriation American Economic Review, vol
91. pp 54-78. Mục tiêu nghiên cứu: nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của các cổ đơng lớn
đến chính sách cổ tức trong cơng ty là như thế nào. Dữ liệu: được lấy từ
Worldscope tất cả các công ty niêm yết tại các quốc gia: Pháp, Đức, Hồng Kông,
Indonesia, Ý, Nhật, Mã lai, Philippin, Singapore, Nam Triều Tiên, Tây Ban Nha,
Đài Loan, Thái Lan, và Anh. Và từ sàn chứng khoán của các quốc gia này. Thời
gian nghiên cứu: 5 năm, từ 1992 đến 1996. Phương pháp nghiên cứu: phân tích
phương trình hồi quy, với ước lượng OLS. Kết quả nghiên cứu: ảnh hưởng của các
cổ đơng lớn lên chính sách cổ tức là có giới hạn. Tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn ở thị
trường Châu Âu, nhưng thấp hơn ở Châu Á.
2.2.6. Tác giả Truong, T., & Heaney, R., (2007)
Tên bài nghiên cứu: Largest shareholder and dividend policy around the world. The
Quarterly Review of Economics and Finance 47(5):667-687. Mục tiêu nghiên cứu:
Bài viết nhằm khảo sát sự tương tác giữa các cổ đơng lớn nhất và chính sách cổ tức
trong cơng ty. Dữ liệu: mẫu là 8279 công ty niêm yết được rút ra từ 37 quốc gia.

Kết quả nghiên cứu: cho rằng tồn tại mối quan hệ đồng biến giữa quyền sở hữu của


15 

các cổ đơng lớn nhất và chính sách chi trả cổ tức. Các cơng ty có nhiều khả năng để
trả cổ tức khi lợi nhuận cao, nợ thấp, cơ hội đầu tư bị hạn chế.
Kết quả các nghiên cứu được tóm lượt lại, cụ thể như sau:
Kết quả đồng biến bao gồm các tác giả sau:
Lina Warrad, Suzan Abed, Ola Khriasat, Imad Al-Sheikh (2012);
Truong, T., & Heaney, R., (2007);
Allen và Michaely (2001);
Short et al. (2002).
Kết quả nghịch biến bao gồm các tác giả sau:
Mahmoud Al – Nawaiseh (2013)
Hamid Ullah; Asma Fida; Shafiullah Khan (2012)
Dr. Hossein Mirzaei (2012)
Dr. Syed Zulfiqar Ali Shah, Wasim Ullah, Baqir Hasnain (2011)
Kết quả hỗn hợp bao gồm các tác giả sau:
Tác giả Gugler, K., Yurtoglu, B., (2003): (tồn tại quan hệ nghịch biến giữa quyền sở
hữu của các cổ đơng lớn và chính sách chi trả cổ tức. Và mối quan hệ đồng biến
giữa nhóm cổ đơng lớn thứ 2 và chính sách chi trả cổ tức);
Tác giả Faccio, M., Lang, L.H.P., & Young, L. (2001);


16 

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.


Phương pháp nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng các phương pháp sau:
3.1.1. Phương pháp thống kê
Tập hợp tất cả các số liệu nghiên cứu có liên quan, phân tích và xử lý các mối quan
hệ giữa chúng.
3.1.2. Phương pháp phân tích định lượng
Sử dụng phương pháp hồi quy để phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
chính sách cổ tức của 60 công ty niêm yết trên HOSE giai đoạn từ năm 2008 đến
năm 2012. Số liệu được thu thập chính xác đến ngày 31/12/2012.
Sử dụng cơng cụ Eviews để xử lý số liệu.
3.1.3. Phương pháp mô tả
Đưa ra nhận định về mối quan hệ trên cơ sở thông tin, dữ liệu đã được xử lý.
3.2.

Dữ liệu nghiên cứu

Lựa chọn nguồn dữ liệu nghiên cứu đảm bảo kích thước và tính đại diện của mẫu
đối với đối tượng khảo sát. Mẫu nghiên cứu là tập hợp 60 công ty niêm yết trên
HOSE giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012, chỉ xem xét đến những công ty niêm
yết liên tục trong vòng năm năm này và loại trừ các công ty thuộc các ngành: ngân
hàng, bảo hiểm và các quỹ, các cơng ty có tình hình tài chính lỗ trong ba năm liên
tục và những cơng ty có dịng tiền trong năm âm. Vì những lý do sau:
-

Do tính sẵn có và dễ thu thập của dữ liệu, vì nhóm cơng ty niêm yết có nghĩa

vụ phải cơng bố thông tin định kỳ, thông tin bất thường và thông tin theo yêu cầu
của cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quản lý thị trường theo quy định.
-


Thông tin cần thiết phục vụ cho việc kiểm định được thu thập từ Báo cáo tài

chính đã được kiểm toán, báo cáo thường niên và bản cáo bạch niêm yết….
-

Loại trừ những công ty thuộc ngành ngân hàng, bảo hiểm và các quỹ vì các

cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này ngồi các quy định chung cịn phải tuân thủ
các quy định đặc thù riêng của lĩnh vực kinh doanh, như Luật Kinh doanh Bảo
hiểm, Luật các tổ chức tín dụng.


17 

Nguồn dữ liệu: Có 2 nguồn chính
3.2.1. Dữ liệu sơ cấp:
Được lấy trực tiếp từ website của các công ty cổ phần niêm yết, cụ thể. Tính tốn
các chỉ tiêu (các biến trong mơ hình nghiên cứu) được chi tiết như sau:
Tỷ lệ chi trả cổ tức_DIV (mức cổ tức được chi trả của mỗi cổ phiếu trong năm/thu
nhập mỗi cồ phần trong năm) = DPS/EPS. Ta có DPS được thu thập từ các công bố
chi trả cổ tức trong năm đó và EPS được lấy từ trang vietstock.vn;
Dịng tiền _ FCF (bao gồm lợi nhuận sau thuế, khấu hao và chi phí lãi vay) lấy từ
báo cáo kết quả hoạt kinh doanh và bản cân đối kế toán hàng năm;
Địn bẩy tài chính _ LEV (tổng nợ trên vốn chủ sở hữu) lấy từ bản cân đối kế toán;
Cơ hội tăng trưởng trong tương lai _Q = giá thị trường/giá trị sổ sách của vốn chủ
sở hữu (the ratio of market to book value of equity). Trong đó, giá trị thị trường của
vốn chủ sở hữu được tính bằng cách lấy số lượng cổ phiếu đang lưu hành nhân với
giá cổ phiếu tại ngày cuối năm đó (cophieu68.com.vn). Và giá trị sổ sách của vốn
chủ sở hữu được lấy từ bản cân đối kế tốn;

Quy mơ cơng ty _SIZE (logarit của tổng tài sản) lấy từ bản cân đối kế toán;
Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư là tổ chức _INST lấy từ báo cáo thường niên hoặc bản
cáo bạch của công ty phần sở hữu là tổ chức;
Biến giả _MAJ cũng lấy từ báo cáo thường niên của công ty (số lượng cổ đông lớn
_tỷ lệ chiếm lớn hơn 5%_ số lượng cổ đông không vượt quá 5 thì có giá trị là 1 và
ngược lại thì có giá trị là 0).
3.2.2. Dữ liệu thứ cấp:
Được lấy gián tiếp thông qua các trang web thông tin đại chúng như:
cophieu68.com.vn; cafef.vn; vietstock.vn;….
3.3.

Phương pháp xử lý số liệu

Trong trường hợp nghiên cứu của luận văn, dữ liệu thứ cấp được tập hợp từ số liệu
đã được công bố của các công ty niêm yết, công cụ xử lý là phương trình hồi quy,
cần có sự trợ giúp của phần mềm thống kê. Hiện nay có rất nhiều phần mềm thống
kê được sử dụng như SPSS, Eviews, Stata,… Đối với luận văn này, tác giả sử dụng


18 

phần mềm Eviews để xử lý số liệu, đồng thời phương pháp áp dụng là phương pháp
OLS thông thường cho tập dữ liệu của tổng thể.
Trình tự xử lý bao gồm: mơ tả và trình bày thống kê dữ liệu, khảo sát tự tương quan
cặp giữa các biến độc lập và biến kiểm soát, kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến; tự
tương quan và phương sai thay đổi của các biến trong phương trình hồi quy, đánh
giá mức độ phù hợp của phương trình mức độ ý nghĩa của các biến và giải thích các
kết quả đạt được.
3.4.


Mơ hình nghiên cứu

3.4.1. Phương trình hồi quy đa biến
Dựa vào mơ hình nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng cấu trúc sở hữu đến chính
sách cổ tức của các cơng ty niêm yết tại Jordan của ba tác giả Faris Nasif Al Shubiri; Ghassan Al Taleb và Abd Al – Naser Al – Zoued (2012). Trong nghiên cứu
này tác giả xem xét cấu trúc sở hữu ảnh hưởng như thế nào đến chính sách cổ tức
của các công ty niêm yết trên HOSE bằng phương pháp xử lý phương trình hồi quy.
Mơ hình như sau:
DIV= c0 +b1 FCF +b2 LEV+b3 Q +b4 SIZE +b5 INST +b6 MAJ +e
3.4.2. Giải thích các biến
Các biến trong mơ hình nghiên cứu được giải thích như sau:
Biến phụ thuộc
DIV (Dividend payout ratio): Tỷ lệ chi trả cổ tức.
Tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty thể hiện chính sách cổ tức của cơng ty. Khi làm ăn
có lãi thì cơng ty sẽ quyết định chi trả cổ tức bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu hay
giữ lại là phụ thuộc vào chính sách hiện tại của cơng ty tại giai đoạn đó. Cơng ty có
thể chi trả một phần cổ tức, phần còn lại để tái đầu tư. Tỷ lệ chi trả cổ tức được sử
dụng là biến phụ thuộc và được xác định như sau:
DIV = (mức cổ tức được chi trả của mỗi cổ phiếu trong năm/thu nhập mỗi cồ phần
trong năm) = DPS/EPS


19 

Các biến độc lập, bao gồm:
FCF (Free cash-flow): Dòng tiền tự do
Dòng tiền mặt của doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định các khoản
thanh toán cổ tức. Tính thanh khoản kém có nghĩa là nguồn tiền mặt không đủ để
chi trả cổ tức. Jensen (1986) cho rằng dịng tiền nhàn rỗi dồi dào có ảnh hưởng đến
lợi ích của người điều hành doanh nghiệp và cổ đông chủ sở hữu doanh nghiệp. Một

số nhà nghiên cứu cho rằng khi dịng tiền nhàn rỗi nhiều thì người điều hành, quản
lý doanh nghiệp có xu hướng sử dụng khơng hiệu quả nguồn tài chính của doanh
nghiệp.
FCF=[Lợi nhuận sau thuế (Net Income)+khấu hao (Depreciation)+Chi phí lãi vay
(The Interest Expense)]/Tổng tài sản (Total Asset).
LEV (Leverage): Địn bẩy tài chính
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là tỷ lệ tài chính cho biết tỷ lệ tương đối của vốn chủ
sở hữu và tổng nợ sử dụng để tài trợ cho tài sản của một cơng ty. Tỷ lệ này cịn
được gọi là rủi ro nợ hay địn bẩy tài chính. Pruitt SW và Gitman LW cho rằng tỷ lệ
này có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của cơng ty. Các cơng ty có mức tăng
trưởng cao và tỷ lệ chi trả cổ tức cao thường sử dụng vốn vay và có địn bẩy tài
chính cao so với các cơng ty khác tương ứng. Có nhiều nghiên cứu cho rằng, khi
doanh nghiệp đang phát triển và nền kinh tế ổn định, lãi suất thấp thì địn bẩy tài
chính có lợi cho chính sách cổ tức và ngược lại. Trong luận văn, tác giả sử dụng
biến độc lập là tỷ lệ nợ đối với vốn chủ sở hữu của công ty để đo lường, phân tích
mức độ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức.
LEV=Tổng nợ (bao gồm nợ dài hạn và nợ ngắn hạn)/Tổng vốn chủ sở hữu
Q (Future growth opportunities): Cơ hội tăng trưởng trong tương lai.
Theo lý thuyết ta cũng có một mối liên kết giữa tăng trưởng, lợi nhuận và nhu cầu
tài chính. Cụ thể hơn, Jensen (1986) cho thấy, các công ty tăng trưởng nhanh sẽ sử
dụng phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho các dự án để tránh phụ thuộc vào tài chính
bên ngồi với chi phí cao nên thường chi trả cổ tức thấp, cịn các cơng ty có cơ hội


20 

tăng trưởng thấp, lượng tiền mặt nhiều, thường chi trả cổ tức cao để giảm chi phí
đại diện.
Theo Farinha (2002) thì biến này được xác định là:
Q=MV/BV tức là bằng giá thị trường/giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu

Size: Quy mơ doanh nghiệp
Là một biến kiểm sốt được xác định bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản hàng
năm. Theo Jensen et al (1992), Redding (1997) và Fama & French (2000) chỉ ra
rằng các công ty lớn chi trả cổ tức cao hơn các công ty nhỏ. Smith và Watts (1992)
cũng chỉ ra rằng, cơng ty có tài sản lớn hơn thì sẽ có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn.
Quy mô doanh nghiệp là biến số đại diện cho sự tiếp cận với thị trường tài chính,
doanh nghiệp càng lớn thì càng tiếp cận với thị trường tốt hơn và càng có khả năng
thanh tốn cổ tức nhiều hơn. Luận văn này sử dụng tổng tài sản để đo lường quy mô
doanh nghiệp.
Size=Log (Tổng tài sản)
Inst: tỷ lệ sở hữu là tổ chức
Đây là biến thể hiện cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp. Là tỷ lệ phần trăm của cổ
đông sở hữu là các tổ chức. Trong đó, bao gồm, sở hữu Nhà nước và sở hữu của các
công ty là tổ chức. Allen và Michaely (2001) nhận định rằng khi cơng ty có tỷ lệ sở
hữu là các tổ chức với tỷ lệ lớn hơn thì cơng ty sẵn lịng chi trả cổ tức nhiều hơn.
Short et al. (2002) cũng tìm thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và
tỷ lệ sở hữu là các tổ chức tại các công ty ở Anh.
Inst = giá trị đầu tư của nhà đầu tư là tổ chức/ Tổng vốn chủ sở hữu (giá trị sổ sách)
Maj: biến giả: Maj có giá trị bằng 1 nếu chủ sở hữu tập trung vào 5 cổ đông lớn (cổ
đông chiếm tỷ lệ sở hữu cổ tức trên 5%) và ngược lại thì Maj có giá trị bằng 0.
Các hệ số
c0: hồi quy cố định
b1: hệ số hồi quy cho FCF
b2: hệ số hồi quy cho LEV
b3: hệ số hồi quy cho Q


21 

b4: hệ số hồi quy cho Size

b5: hệ số hồi quy cho Inst
b6: hệ số hồi quy biến giả
3.5. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu
Tổng hợp nghiên cứu được chọn gồm 60 công ty cổ phần được niêm yết liên tục
trên HOSE giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012. Tác giả thống kê mô tả các biến
nghiên cứu theo 6 biến, thu thập từ báo cáo tài chính (đã kiểm tốn) của 60 cơng ty
cổ phần niêm yết được chọn, thống kê mô tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1: Thống kê mơ tả các biến trong mơ hình nghiên cứu
Mean
Median
Maximum
Minimum
Std. Dev.
Skewness
Kurtosis

DIV
0.508393
0.480288
3.205128
0.000000
0.337498
2.720865
19.59025

FCF
0.145049
0.136900
0.480646

0.027714
0.069918
1.158737
5.141749

LEV
1.145030
0.965072
4.074135
0.040596
0.978908
0.990876
3.263103

Q
1.083798
0.947122
3.687451
0.228744
0.613135
1.215870
4.562532

SIZE
27.32781
27.20402
30.57629
25.38011
1.018862
0.782373

3.601838

INST
0.269514
0.245422
0.845353
0.015816
0.163163
0.697068
3.117769

MAJ
0.943333
1.000000
1.000000
0.000000
0.231591
-3.834988
15.70713

Jarque-Bera
Probability

3810.610
0.000000

124.4722
0.000000

49.95704

0.000000

104.4358
0.000000

35.13298
0.000000

24.46855
0.000005

2753.746
0.000000

Sum
Sum Sq. Dev.

152.5179
34.05757

43.51470
1.461659

343.5091
286.5201

325.1394
112.4044

8198.343

310.3860

80.85410
7.960020

283.0000
16.03667

Observations

300

300

300

300

300

300

300

Nguồn: tính tốn từ chương trình Eviews 6.0
Bảng 2: Thống kê số lượng công ty theo ngành trong mẫu nghiên cứu
Bất động

Sản


Thủy

Vận tải

Các

lượng, điện, nghiệp nặng

xuất

sản,

cảng,

cơng ty

dựng,

khí, ga, dầu

(thép, cơ

kinh

thực

xăng

ngành


VLXD

khí

khí, cao su)

doanh

phẩm

dầu

khác

09

06

09

12

10

06

08

sản, xây


Năng

Cơng

Số cty
trong
mẫu NC


22


H
Hình
1: Tỷ trọng số lư
ượng cơngg ty theo ng
gành trongg mẫu nghiên cứu

Tỷ trọn
ng các côông ty trrong mẫu
u nghiên
n cứu

Sản xuất, kinh doanh
Thủyy sản, thực ph
hẩm
Bất động sản, xây
y dựng
Cơnng nghiệp nặng
g

Nănng lượng, điện, dầu khí
Vậnn tải
Kháác

Q hình vẽẽ ta thấy nggành sản xuất
Qua
x kinh do
oanh thươnng mại chiếm tỷ trọn
ng cao nhấtt
chhiếm 20%;; tiếp theo là ngành thủy
t
sản, thực
t
phẩm chiếm 16,67%; các ngành bấtt
độộng sản, xâây dựng vậật liệu xây dựng; năn
ng lượng chhiếm các tỷỷ lệ nhỏ tiếếp theo; vàà
nhhỏ nhất troong mẫu nghiên
n
cứuu là các côn
ng ty ngànnh cơng ngghiệp nặng
g (thép, cơ
ơ
khhí, cao su) và vận tải..
Saau khi dữ liệu được tổng hợp sẽ được đư
ưa vào mơơ hình chạyy hồi quy tuyến tínhh
bằằng phần mềm
m Eview
ws. Kết quảả chạy hồi quy
q sẽ đượ
ợc trình bàyy ở Chương 4.



23 

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ HỒI QUY
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được trình bày ở đây được thực hiện theo phương
pháp nghiên cứu đã được trình bày ở Chương 3. Dựa vào phương trình hồi quy đa
biến. Các biến trong phương trình bao gồm: biến phụ thuộc là tỷ lệ chi trả cổ tức;
biến độc lập bao gồm: dòng tiền; địn bẩy tài chính; cơ hội tăng trưởng trong tương
lai; quy mô công ty; tỷ lệ sở hữu và biến giả.
4.1.

Thiết lập mơ hình

Nhằm xác định ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các
công ty cổ phần, chúng ta sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS).
Hình 2: Mơ hình các nhân tố tác động đến DIV của các công ty cổ phần tại
HOSE.
FCF
Q

LEV

DIV
SIZE

INST
MAJ

4.2.


Các giả thuyết của mơ hình

Giả thuyết H0: βi = 0: biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Giả thuyết H1: βi ≠ 0: biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc
Với mức ý nghĩa α =5%, nếu các giá trị xác suất (Prob hoặc p-value) nhỏ hơn mức
ý nghĩa α = 5% thì giả thuyết H0 bị bác bỏ, nghĩa là biến độc lập sẽ có ảnh hưởng
đến biến phụ thuộc. Nếu ngược lại, các giá trị xác suất (Prob hoặc p-value) lớn hơn
mức ý nghĩa α = 5% thì ta chấp nhận giả thuyết H0, nghĩa là biến độc lập khơng có
ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.


×