Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán tp hcm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ KIM HƯỜNG

ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẶC ĐIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
ĐẾN QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT
TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP. HCM

Chuyên ngành: Tài chính – ngân hàng
Mã chuyên ngành: 60.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS VÕ THỊ QUÝ

TPHCM - Năm 2016
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của đặc điểm hội đồng quản trị đến
quản trị lợi nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE” là công
trình nghiên cứu của tôi
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết quản trị, các nghiên cứu trước
về đặc điểm của hội đồng quản trị và quản trị lợi nhuận của nhiều tác giả trong và
ngoài nước.
Dữ liệu, phương pháp ước lượng và kết quả hồi quy của đề tài là trung thực và
đáng tin cậy.
Không có nghiên cứu của tác giả nào trong luận văn không được trính dẫn đúng
quy định.
TPHCM, ngày



tháng

Võ Thị Kim Hường

năm


LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ, hổ trợ và động
viên của giáo viên hướng dẫn, người thân và bạn bè. Tôi xin gởi đến tất cả lời
cảm ơn chân thành nhất.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô Trường
Đại học Mở TP HCM, những người đã truyền đạt kiến thức chuyên môn về
ngành Tài chính – ngân hàng. Đó là kiến thức nền tảng giúp tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Võ Thị Quý –
người hướng dẫn khoa học giúp tôi hoàn thành luận văn này. Nhờ sự chỉ dẫn
tận tình của cô trong suốt thời gian qua đã giúp tôi củng cố kiến thức, hướng
nghiên cứu và hỗ trợ về dữ liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến PGS. TS Vũ Hữu Đức
– thầy đã đóng góp nhiều ý kiến chuyên môn liên quan đến đề tài nghiên cứu
của tôi.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thành viên lớp MFB7 đã
hổ trợ, đồng hành và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
TPHCM, ngày

tháng

Võ Thị Kim Hường


năm


TÓM TẮT
Sự sụp đổ của nhiều công ty lớn xuất phát từ quản trị lợi nhuận của ban giám
đốc như Enron, Lehman Brothers…làm vai trò giám sát và định hướng chiến lược
của HĐQT trong công ty bị nghi ngờ. Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng của HĐQT
đến quản trị lợi nhuận của công ty luôn là vấn đề được nhiều sự quan tâm của cổ đông
và nhà đầu tư.
Quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu được xem xét theo 2 góc độ là quản trị lợi
nhuận dồn tích và quản trị lợi nhuận thực. Quản trị lợi nhuận trong nghiên cứu được
hiểu là việc ban giám đốc lựa chọn các chính sách kế toán để làm đẹp cho báo cáo tài
chính (Dechow và Skinnern, 2000; Zang, 2012) và quản trị lợi nhuận được đo lường
bằng sự chênh lệch của các ước lượng kế toán điều chỉnh được với các khoảng ước
lượng không điều chỉnh được.
Bên cạnh đó, đặc điểm của HĐQT được xem xét gồm: quy mô của HĐQT, tỷ
lệ sở hữu, thành viên HĐQT nữ, thành viên HĐQT độc lập, số cuộc họp của HĐQT.
Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng FEM và REM để ước lượng hồi
quy cho 192 công ty niêm yết trên sàn HOSE giai đoạn 2010 - 2015. Nghiên cứu cho
kết quả tỷ lệ sỡ hữu, thành viên HĐQT độc lập có mối quan hệ ngược chiều với quản
trị lợi nhuận. Thành viên HĐQT nữ và số cuộc họp của HĐQT có mối quan hệ cùng
chiều với quản trị lợi nhuận. Quy mô HĐQT và quyền kiêm nhiệm không có mối
quan hệ với quản trị lợi nhuận của công ty.


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ............................................................................................................................ ii
Tóm tắt nghiên cứu ............................................................................................................. iii

Mục lục................................................................................................................................. iv
Danh mục bảng .................................................................................................................... v
Danh mục viết tắt ................................................................................................................ vi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Vấn đề nghiên cứu ......................................................................................................... 1
1.2 Lý do nghiên cứu............................................................................................................ 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................................ 4
1.4 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 4
1.5 Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.7 Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................................. 5
1.8 Kết cấu của nghiên cứu ................................................................................................. 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm và phương pháp quản trị lợi nhuận .......................................................... 7
2.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận ................................................................................... 7
2.1.2 Động cơ quản trị lợi nhuận....................................................................................... 8
2.1.3 Phương pháp quản trị lợi nhuận ............................................................................. 10
2.2 Các lý thuyết quản trị công ty..................................................................................... 11
2.2.1 Lý thuyết đại diện................................................................................................... 11


2.2.2 Lý thuyết quản trị ................................................................................................... 12
2.2.3 Lý thuyết ràng buộc các nguồn lực ........................................................................ 13
2.2.4 Lý thuyết chuyên quyền quản lý ............................................................................ 14
2.2.5 Lý thuyết các bên liên quan ................................................................................... 14
2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi
nhuận................................................................................................................................... 15
2.3.1 Quy mô của HĐQT ................................................................................................ 16
2.3.2 Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT .................................................................................. 19
2.3.3 Quyền kiêm nhiệm ................................................................................................. 20

2.3.4 Thành viên HĐQT nữ ............................................................................................ 22
2.3.5 Thành viên HĐQT độc lập ..................................................................................... 23
2.3.6 Số cuộc họp của HĐQT ......................................................................................... 26
2.4 Sự khác biệt của nghiên cứu so với nghiên cứu trước .............................................. 30
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khung tiếp cận nghiên cứu ......................................................................................... 31
3.2 Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................................. 32
3.2.1 Quy mô của HĐQT ................................................................................................ 32
3.2.2 Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT .................................................................................. 33
3.2.3 Quyền kiêm nhiệm ................................................................................................. 34
3.2.4 Thành viên HĐQT nữ ............................................................................................ 34
3.2.5 Thành viên HĐQT độc lập ..................................................................................... 35
3.2.6 Số cuộc họp của HĐQT ......................................................................................... 36
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 37


3.3.1 Mẫu nghiên cứu...................................................................................................... 37
3.3.2 Đo lường các biến trong nghiên cứu ...................................................................... 39
3.3.2.1 Biến phụ thuộc ................................................................................................ 39
3.3.2.2 Biến độc lập .................................................................................................... 44
3.3.2.3 Biến kiểm soát ................................................................................................ 45
3.4 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................................... 48
3.5 Trình tự thực hiện định lượng .................................................................................... 49
3.5.1 Đo lường quản trị lợi nhuận dồn tích và quản trị lợi nhuận thực ........................... 49
3.5.1.1 Hồi quy Pooled OLS quản trị lợi nhuận......................................................... 49
3.5.1.2 Kiểm định và khắc phục ................................................................................. 49
3.5.2 Ước lượng hồi quy đặc điểm của HĐQT và quản trị lợi nhuận ............................. 49
3.5.2.1 Kiểm định ảnh hưởng của biến giả thời gian ................................................. 49
3.5.2.2 Kiểm định sự phù hợp của các biến độc lập trong mô hình ........................... 50
3.5.2.3 Mô hình hồi quy đặc điểm của HĐQT và quản trị lợi nhuận......................... 50

3.5.2.4 Các kiểm định và khắc phục ........................................................................... 51
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Thống kê mô tả ............................................................................................................. 52
4.1.1 Thống kê mô tả quản trị lợi nhuận dồn tích ........................................................... 52
4.1.2 Thống kê mô tả quản trị lợi nhuận thực ................................................................. 54
4.1.3 Thống kê mô tả đặc điểm của HĐQT .................................................................... 56
4.2 Kết quả kiểm định........................................................................................................ 61
4.2.1 Kiểm định biến giả thời gian .................................................................................. 61
4.2.2 Kiểm định sự cần thiết của các biến độc lập trong mô hình .................................. 61


4.2.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Pooled OLS, FEM, REM.............................. 62
4.2.4 Các kiểm định của mô hình 1 và mô hình 2........................................................... 64
4.3 Kết quả hồi quy ............................................................................................................ 65
4.4 Thảo luận kết quả ........................................................................................................ 66
4.4.1 Quy mô của HĐQT ................................................................................................ 66
4.4.2 Tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT .................................................................................. 67
4.4.3 Quyền kiêm nhiệm ................................................................................................. 67
4.4.4 Thành viên HĐQT nữ ............................................................................................ 68
4.4.5 Thành viên HĐQT độc lập ..................................................................................... 68
4.4.6 Số cuộc họp của HĐQT ......................................................................................... 69
CHƯƠNG 5: TỔNG KẾT
5.1 Đặc điểm của nghiên cứu ............................................................................................ 71
5.2 Kết luận kết quả nghiên cứu ....................................................................................... 71
5.1.1 Quan hệ cùng chiều ................................................................................................ 71
5.1.2 Quan hệ ngược chiều.............................................................................................. 72
5.1.3 Không có mối quan hệ ........................................................................................... 72
5.3 khuyến nghị .................................................................................................................. 73
5.4 Hạn chế và hướng triển của nghiên cứu .................................................................... 73
5.4.1 Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 73

5.4.2 Hướng phát triển của nghiên cứu ........................................................................... 74
5.5 Kết luận ......................................................................................................................... 74


DANH MỤC BẢNG

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17

Tên bảng
Bảng tóm tắt các nghiên cứu trước
Bảng tóm tắt giả thuyết và kỳ vọng dấu
Bảng mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu
Bảng thống kê mô tả mức độ quản trị lợi nhuận dồn tích

Bảng thống kê mô tả hướng của quản trị lợi nhận dồn tích
Bảng thống kê mô tả mức độ quản trị lợi nhuận thực
Bảng thống kê mô tả hướng của quản trị lợi nhận thực
Bảng tần suất phân bổ của đặc điểm HĐQT
Bảng thống kê mô tả các biến quan sát
Bảng ma trận tương quan giữa các biến
Bảng kiểm định biến giả thời gian
Bảng kiểm định sự cần thiết của các biến độc lập trong mô hình
Bảng kiểm định sự phù hợp của mô hình Pooled, FEM, REM cho mô
hình quản trị lợi nhuận dồn tích
Bảng kiểm định sự phù hợp của mô hình Pooled, FEM, REM cho mô
hình quản trị lợi nhuận thực
Bảng kết quả kiểm định mô hình 1 và mô hình 2
Bảng kết quả hồi quy ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi
nhuận của công ty
Bảng tóm tắt kỳ vọng dấu và kết quả

Trang
29
37
47
52
53
54
55
56
58
60
61
61

62
63
64
65
66


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

21
22
23
24
25
26
27

CHỮ VIẾT
TẮT
HĐQT
HOSE
FEM
REM
RE
DA
NDA
FIFO
LIFO
BS
DUA
GEN
BI
BM
TA
EAT
CFO
A
REV
REC

PPE
RCFO
NCFO
RProd
NProd
RDicsExp
NDicsExp

CHỨ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Hội đồng quản trị
Ho Chi Minh stock exchange
Fixed effect Model
Random effect Model
Real earning management
Discretionary accruals
Non discretionary accruals
First in first out
Last in first out
Board size
Duality
Gender
Board independence
Board meeting
Total accruals
Earning after tax
Cash flow operating
Asset
Revenue
Recivable
Property, plant, equipment

Real cash flow operating
Non cash flow operating
Real Product
Non Product
Real discretionary expenses
Non discretionary expenses


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Chương tổng quan nghiên cứu sẽ giới thiệu vấn đề và lý do nghiên cứu. Từ vấn
đề nghiên cứu xác định câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu của nghiên cứu. Trong chương
này cũng cho thấy phạm vi, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa cũng như kết cấu của
nghiên cứu.
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh,
hoạt động tài chính, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế của công ty.
Do đó các vấn đề liên quan đến quản trị lợi nhuận luôn là vấn đề được nhiều sự quan
tâm của cổ đông, nhà đầu tư.
Với vai trò đại diện cho cổ đông, thực hiện các chính sách lương thưởng, bổ
nhiệm, sa thải ban giám đốc thì sự sụp đổ của nhiều công ty lớn trên thế giới xuất
phát từ quản trị lợi nhuận của ban giám đốc như Enron, Lehman Brothers…làm vai
trò giám sát và định hướng chiến lược của HĐQT bị nghi ngờ.
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng HĐQT có ảnh hưởng trực tiếp đến
hành vi quản trị lợi nhuận của ban giám đốc. Chẳng hạn như, khi gia tăng số lượng
thành viên HĐQT sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận (Bedard và ctg, 2004; Bradbury và
ctg, 2006; González, 2014; Azzoz, 2016), khi công ty có chủ tịch HĐQT kiêm tổng
giám đốc sẽ làm tăng quản trị lợi nhuận (Gulzar, 2011; Vu, 2016), hay sự gia tăng về
số lượng thành viên HĐQT độc lập, thành viên HĐQT nữ, số lượng cuộc họp cũng
làm giảm quản trị lợi nhuận của công ty (Xie và ctg, 2003; Ming và ctg, 2015)… Như

vậy, mỗi đặc điểm HĐQT sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến quản trị lợi nhuận của công
ty.
Vậy trên thị trường Việt Nam, đặc điểm nào của HĐQT sẽ làm tăng quản trị lợi
nhuận? Đặc điểm nào của quản trị lợi nhuận sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận? Đặc

1


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

điểm nào của HĐQT sẽ không ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận? Đó là vấn đề mà đề
tài muốn tập trung nghiên cứu.
1.2 Lý do nghiên cứu
Có 2 lý do để nghiên cứu: “Ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi
nhuận của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP. HCM”
Thứ nhất, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và quản trị lợi
nhuận trên thế giới chưa thống nhất các yếu tố đặc điểm của HĐQT và các yếu tố đặc
điểm HĐQT trong các nghiên cứu cho nhiều kết quả khác nhau đối với quản trị lợi
nhuận. Cụ thể:
 Quy mô HĐQT: có quan hệ cùng chiều đến quản trị lợi nhuận (Ching và ctg,
2006; Abdul và ctg, 2006; Gulzar, 2011; Liu, 2011; Alves, 2012). Nghiên cứu
Klein (2002a), Peasnell và ctg (2001), Xie và ctg (2003), Abed (2012) đưa ra
kết luận quy mô HĐQT có quan hệ ngược chiều đến quản trị lợi nhuận. Một
nghiên cứu khác của Bedard và ctg (2004), Bradbury và ctg (2006), González
(2014), Azzoz (2016) lại cho kết quả không có mối liên hệ giữa quy mô HĐQT
và quản trị lợi nhuận.
 Tỷ lệ sở hữu của HĐQT: có quan hệ cùng chiều đến quản trị lợi nhuận (Cheng
và ctg, 2005; Gulzar, 2011; González và ctg, 2014). Nghiên cứu của Gillan
(2006), Al-Fayoumi (2010) cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu vốn của HĐQT có quan
hệ ngược chiều với quản trị lợi nhuận. Một số nghiên cứu khác như nghiên

cứu của Nugroho (2012), nghiên cứu Liu và ctg (2015), Malik (2015) cho kết
quả không có mối quan hệ giữa tỷ lệ sở hữu của HĐQT và quản trị lợi nhuận
của công ty.
 Quyền kiêm nhiệm: có quan hệ cùng chiều đến quản trị lợi nhuận (Peanell và
ctg ,2001; García, 2009; Gulzar, 2011; Liu, 2011; Vu, 2016). Tuy nhiên, một
số nghiên cứu khác của Bedard và ctg (2004), González (2014), Liu và ctg
(2015), Malik (2015), Azzoz (2016) cho thấy không có mối quan hệ giữa
quyền kiêm nhiệm và quản trị lợi nhuận của công ty.
2


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

 Thành viên HĐQT nữ: Nghiên cứu của Gulzar (2011), Omoye (2014), Lakhal
(2015) cho kết quả có mối quan hệ ngược chiều giữa thành viên HĐQT nữ và
quản trị lợi nhuận của công ty. Một số nghiên cứu khác của Buniamin (2012),
Abdulah (2013) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa thành viên HĐQT
nữ và quản trị lợi nhuận trong các công ty sở hữu gia đình.
 Thành viên HĐQT độc lập không điều hành: có quan hệ ngược chiều với quản
trị lợi nhuận (Xie và ctg, 2003; Benkel và ctg, 2006; Niu, 2006). Một nghiên
cứu khác của Omoye (2014) cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa thành
viên HĐQT độc lập và quản trị lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, nghiên cứu
của Bedard và ctg (2004), Chen và ctg (2006), Siergar và ctg (2008), González
và ctg (2014) cho kết quả không có mối quan hệ giữa thành viên HĐQT độc
lập và quản trị lợi nhuận của công ty.
 Số cuộc họp của HĐQT: có mối quan hệ ngược chiều giữa số cuộc họp HĐQT
và quản trị lợi nhuận của công ty (Vafeas, 1999; Xie và ctg, 2003; Ming và
ctg, 2015). Nghiên cứu của Gulzar (2011), Daghsni và ctg (2016) cho kết quả
có mối quan hệ cùng chiều giữa số cuộc họp và quản trị lợi nhuận. Một nghiên
cứu khác của Habbash (2011) cho kết quả không có mối quan hệ giữa số cuộc

họp của HĐQT và quản trị lợi nhuận của công ty.
Sự khác nhau trong các nghiên cứu trên có thể do sự khác nhau về nền văn hóa,
nền kinh tế của mỗi quốc gia. Chính sự khác nhau này, dẫn đến sự tác động khác nhau
giữa đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi nhuận.
Thứ hai, trên thị trường chứng khoán TP. HCM, nghiên cứu về quản trị lợi
nhuận được thực hiện với nhiều khía cạnh khác nhau như nghiên cứu mô hình nhận
diện quản trị lợi nhuận của Phạm Thị Bích Vân (2012), nghiên cứu hành vi quản trị
lợi nhuận của Huỳnh Thị Vân (2012). Tuy nhiên, các nghiên cứu trước về quản trị lợi
nhuận trên thị trường chứng khoán TP. HCM chưa quan tâm nhiều đến ảnh hưởng
của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi nhuận.

3


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Xuất phát từ các nghiên cứu trong nước chưa quan tâm nhiều đến ảnh hưởng
của đặc điểm của HĐQT đến quản trị lợi nhuận và các nghiên cứu nước ngoài đưa ra
nhiều kết luận khác nhau về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi nhuận
của công ty. Nên đề tài tập trung nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến
quản trị lợi nhuận các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa vào vấn đề nghiên cứu, nghiên cứu mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
1. Xác định các đặc điểm của HĐQT có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận dồn tích
của công ty.
2. Xác định các đặc điểm của HĐQT có ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận thực
của công ty
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu như đã trình bày ở
trên, đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu và tìm lời giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu

như sau:
1. Đặc điểm nào của HĐQT sẽ làm tăng, đặc điểm nào của HĐQT sẽ làm giảm,
đặc điểm nào của HĐQT sẽ không ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận dồn tích
của công ty?
2. Đặc điểm nào của HĐQT sẽ làm tăng, đặc điểm nào của HĐQT sẽ làm giảm,
đặc điểm nào của HĐQT sẽ không ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận thực của
công ty?
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Các công ty được đề cập trong luận văn là những công ty được niêm yết trên
sàn chứng khoán TP HCM (HOSE). Những công ty này không bao gồm các công ty
hoạt động trong các lĩnh tài chính vực như: ngân hàng, bảo hiểm, công ty chứng khoán
và quỹ đầu tư.

4


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên và báo
cáo quản trị của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán TPHCM (HOSE) giai
đoạn 2010 – 2015.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng. Trong đó thống kê mô tả được
sử dụng để khái quát về dữ liệu nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước
lượng cố định (FEM) cho mô hình ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi
nhuận dồn tích và ước lượng ngẫu nhiên (REM) cho mô hình ảnh hưởng của đặc điểm
HĐQT đến quản trị lợi nhuận thực của công ty. Từ đó, tiến hành phân tích và rút ra
các kết luận.
1.7 Đóng góp của nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu “Ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi

nhuận của các công ty niêm yết trên sàn HOSE”. Kết quả của nghiên cứu có những
đóng góp sau:
Thứ nhất, làm phong phú thêm các nghiên cứu về đặc điểm của HĐQT trên sàn
chứng khoáng HOSE.
Thứ hai, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của đặc điểm
HĐQT đến quản trị lợi nhuận dồn tích và quản trị lợi nhuận thực của công ty. Cụ thể,
kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
 Tỷ lệ sỡ hữu của HĐQT tăng sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận dồn tích và quản
trị lợi nhuận thực của công ty.
 Thành viên HĐQT độc lập tăng sẽ làm tăng quản trị lợi nhuận dồn tích những
sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận thực của công ty.
 Thành viên HĐQT nữ tăng sẽ làm tăng quản trị lợi nhuận thực của công ty.
Tuy nhiên, thành viên HĐQT nữ tăng lại không ảnh hưởng đến quản trị lợi
nhuận dồn tích của công ty.

5


Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

 Số cuộc họp của HĐQT tăng sẽ làm tăng quản trị lợi nhuận dồn tích và quản
trị lợi nhuận thực của công ty.
 Sự gia tăng số lượng thành viên HĐQT và việc chủ tịch HĐQT kiêm tổng
giám đốc công ty không ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận dồn tích và quản
trị lợi nhuận thực của công ty.
8. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Dự kiến kết cấu đề tài gồm 5 chương và được trình bày theo thứ tự dưới đây
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về nội dung nghiên cứu, bao gồm vấn đề nghiên
cứu, lý do nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu…

Chương 2: Cơ sở lý thuyết của đề tài, các nghiên cứu trước trong và ngoài nước.
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu, bao gồm giả thuyết nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu
Chương 4: Phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Rút ra kết luận và các mặt hạn chế.

6


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trong chương này, nghiên cứu trình bày các lý thuyết nền tảng cho vấn đề nghiên
cứu của luận văn. Bên cạnh đó, nghiên cứu trình bày các nghiên cứu thực nghiệm có
liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Và cuối cùng là sự khác biệt của nghiên cứu so với
các nghiên cứu trước đó.
2.1 Khái niệm, động cơ và phương pháp quản trị lợi nhuận
2.1.1 Khái niệm quản trị lợi nhuận
Quản trị lợi nhuận (Earning management) là một sự can thiệp có tính toán kỹ lưỡng
trong quá trình cung cấp thông tin tài chính nhằm đạt những mục đích cá nhân (Schipper,
1989).
Quản trị lợi nhuận (Earning management) xảy ra khi nhà quản trị sử dụng các ước
tính kế toán hoặc giao dịch nội bộ tác động đến báo cáo tài chính, nhằm làm cho đối
tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hiểu sai về hoạt động kinh doanh thực
của doanh nghiệp (Haley và Whalen, 1999).
Ronen và Yarri (2008) cho rằng định nghĩa của Healy và Wahlen là thực tiễn của
việc sử dụng các thủ thuật để xuyên tạc hoặc làm giảm tính minh bạch của báo cáo tài
chính. Đồng thời, Ronen và Yaari (2008) lập luận rằng có 2 điểm yếu trong định nghĩa
của Healy và Wahlen (1999). Thứ nhất, định nghĩa của Healy và Wahlen (1999) không
phân biệt ranh giới giữa quản trị lợi nhuận và việc lựa chọn chính sách kế toán trong

hoạt động kinh doanh của công ty. Thứ hai, quản trị lợi nhuận không phải lúc nào cũng
tiêu cực. Các công ty không phải lúc nào cũng quản trị lợi nhuận để tác động đến nhà
đầu tư, hoạt động quản trị lợi nhuận đôi khi để nâng cáo giá trị thông tin của các khoản
lợi nhuận của công ty (Ronen và Yarri, 2008).
Theo Ronen và Yarri (2008) quản trị lợi nhuận được định nghĩa theo 3 màu sắc.
Cụ thể là: trắng, xám và đen. Những màu sắc này đại diện cho hình thức quản trị lợi
nhuận khác nhau. Màu trắng, quản trị lợi nhuận sử dụng sự linh hoạt trong lựa chọn
7


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
chính sách kế toán để báo hiệu cho nhà quản lý về các dòng tiền trong tương lai. Màu
xám, quản trị lợi nhuận lựa chọn chính sách kế toán, chính sách quản trị để tối tiểu hóa
các chi phí quản trị. Màu đen, quản trị lợi nhuận sử dụng các thủ thuật để xuyên tạc hoặc
làm giảm tính minh bạch của báo cáo tài chính.
2.1.2 Động cơ quản trị lợi nhuận
 Nhà quản trị muốn tối đa hóa lương, thưởng, lợi ích cá nhân.
Nếu trả lương hoặc thưởng cho nhà quản trị gắn với tỷ lệ % lợi nhuận kế toán thì
nhà quản trị có xu hướng điều chỉnh lợi nhuận. Vì tỷ lệ % là không đổi nên muốn được
lương và thưởng nhiều thì nhà quản trị có động cơ để điều chỉnh lợi nhuận tăng. Nghiên
cứu của Cheng và Warfield (2005), Cohen và ctg (2008) cho thấy rằng quản trị lợi nhuận
sẽ tăng lên nếu có liên quan đến việc trả lương, thưởng, cổ phần vốn, quyền chọn cổ
phiếu.
Một nghiên cứu khác của Guidry và ctg (1999) đã chỉ ra rằng nhà quản trị thực
hiện quản trị lợi nhuận để làm cho lợi nhuận của công ty duy trì ở 1 mức nào đó. Trong
đó những khoản lợi nhuận bất thường vượt trội được tích trữ cho tương lai.
Theo Reitenga và Tearney (2003) thì một nhà quản trị có thể điều chỉnh các khoản
lợi nhuận để đảm bảo anh ta sẽ có một công việc tốt hơn sau khi rời khỏi công ty. Còn
Pourciau (1993) cho rằng các nhà quản trị làm tăng thu nhập để che giấu sự yếu kém
của bản thân và sự yếu kém đó có thể dẫn đến việc các nhà quản trị đó bị sa thải.

Ngoài ra, nghiên cứu của Francis và ctg (1996) cho rằng các nhà quản trị mới được
bổ nhiệm thường ghi nhận những khoảng lỗ lớn trong năm đầu tiên họ đương nhiệm.
Chính khoản lỗ lớn này có thể là một nguồn tăng lợi nhuận trong những năm sau. Khi
đó nhà quản trị sẽ khẳng định đó là năng lực bản thân, còn những khoản lỗ trước là do
người tiền nhiệm.
 Tránh vi phạm hợp đồng đi vay
Các công ty gần đến mức vi phạm hợp đồng nợ thì việc quản trị lợi nhuận tăng cao
(Dichew và Skinner, 2002). Dichew và Skinner (2002) lập luận rằng: nếu vi phạm hợp
đồng vay thì các chủ nợ có thể tăng lãi suất, yêu cầu công ty trả ngay lập tức và nghiêm
8


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
trọng hơn là việc vi phạm này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi vay vốn sau này của
công ty.
 Hưởng những quy định về thuế hoặc quy định cụ thể về ngành
Moyer (1990) cho thấy rằng các ngân hàng thương mại quản trị lợi nhuận (thông
qua việc điều chỉnh dự phòng rủi ro, các khoản nợ, lãi hay lỗ từ chứng khoán đang nắm
giữ) để giữ cho tỷ lệ an toàn vốn cao hơn mức yêu cầu tối thiểu của ngành ngân hàng.
 Đáp ứng kỳ vọng của giới phân tích thị trường
 Đáp ứng lại ngưỡng yêu cầu của thị trường
Nhà quản trị có động lực mạnh mẽ để đáp ứng hoặc vượt qua các tiêu chuẩn, bao
gồm thu nhập năm trước, dự báo sự đồng thuận của giới phân tích và dự kiến chi trả cổ
tức (Burgstahler và Dichev, 1997).
 Phát hành cổ phiếu
Trước khi phát hành cổ phiếu ra thị trường thì các công ty sẽ có xu hướng điều
chỉnh lợi nhuận tăng để cổ phiếu có giá hơn. Teoh và ctg (1998a, 1998b) tìm thấy bằng
chứng cho thấy các doanh nghiệp tham gia vào việc quản trị lợi nhuận tăng trước khi
IPO và SEO
 Xác nhập công ty

Quá trình xác nhập công ty bằng cổ phiếu thì công ty mua lại công ty khác sẽ có
động cơ lớn để điều chỉnh lợi nhuận tăng nhằm thổi phồng giá cổ phiếu của nó. Erickson
và Wang (1999), Botsari và Meeks (2008) đã tìm thấy bằng chứng về điều chỉnh lợi
nhuận trước khi mua bán và sáp nhập bằng cổ phiếu.
 Cổ phiếu bị định giá sai
Công ty bị định giá quá cao sẽ làm tăng lợi nhuận trong ngắn hạn để tránh 1 sự
điều chỉnh giá đột ngột (Houmes và Skantz, 2010; Chi và Gupta, 2009).

9


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.1.3 Phương pháp quản trị lợi nhuận
Theo Biscontri (2014) lợi nhuận bao gồm các khoản dồn tích và dòng tiền từ hoạt
động kinh doanh, vì vậy các công ty có hai phương pháp để quản trị lợi nhuận.
Thứ nhất, các công ty có thể quản trị lợi nhuận thông qua việc làm sai lệch các
hoạt động kinh doanh thực, do đó dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng.
Làm sai lệch hoạt động kinh doanh thực để quản trị lợi nhuận được gọi là quản trị lợi
nhuận thực (Rowchowdhury, 2006).
Thứ hai, các công ty có thể thay đổi mức dồn tích để có được mức lợi nhuận mong
muốn. Phương pháp này được gọi là quản trị lợi nhuận dồn tích (Healy và Wahlen,
1999).
Cả hai phương pháp quản trị lợi nhuận đều ảnh hưởng đến lợi nhuận theo những
cách khác nhau. Quản trị lợi nhuận thực (Real earning management: RE) được áp dụng
tương đối nhiều so với quản trị lợi nhuận dồn tích (Discretionary accruals: DA) nếu chi
phí của việc sử dụng DA cao hơn so với chi phí sử dụng RE và ngược lại. Các chi phí
của việc điều chỉnh các khoản lợi nhuận phụ thuộc vào những hạn chế trong việc áp
dụng RE và DA (Zang, 2012).
Quản trị lợi nhuận thực (Real earning management: RE)
Bange và De Bondt (1998), Rowchowdhury (2006), Pincus và Rajgopal (2002) đã

xác định được một số phương pháp để điều chỉnh lợi nhuận thông qua việc làm sai lệch
các hoạt động kinh doanh thực. Phương pháp này có thể được chia thành làm lệch hoạt
động kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính (Xu và ctg, 2007).
Theo Roychowdhury (2006) Quản trị lợi nhuận thực bao gồm: quản trị lợi nhuận
thông qua dòng tiền hoạt động kinh doanh, quản trị lợi nhuận thông qua chi phí sản xuất,
quản trị lợi nhuận thông qua chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.
Các công ty có thể làm sai lệch hoạt động kinh doanh bằng cách thay đổi tùy ý
mức chi tiêu, chẳng hạn như chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) và chi phí bán hàng.
Bằng cách giảm các chi phí sẽ ảnh hưởng ngay lập tức đến báo cáo thu nhập. Hơn nữa,
hoạt động đầu tư và kinh doanh có thể bị sai lệch nếu các công ty sản xuất số lượng lớn
để giảm chi phí cố định, làm mức giá bán giảm để tăng doanh số bán hàng từ đó ảnh
hưởng đến lợi nhuận (Rowchowdhury, 2006).

10


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
Trong 1 cuộc khảo sát của Graham và ctg (2005) đã đưa ra kết quả như sau: tìm
thấy bằng chứng mạnh mẽ cho rằng nhà quản trị có những hành động thực tế để duy trì
số liệu kế toán. Trong đó, 80% người tham gia khảo sát cho rằng họ sẽ giảm chi tiêu
R&D, quảng cáo, bảo trì để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận, 55,3% cho rằng họ sẽ trì hoãn
việc bắt đầu 1 dự án mới để đáp ứng mục tiêu lợi nhuận.
Quản trị lợi nhuận dồn tích (Discretionary accruals: DA)
Quản trị lợi nhuận dồn tích (DA) là việc nhà quản trị lựa chọn phương pháp kế
toán, hoặc ước lượng kế toán để cố gắng làm mờ hoặc làm đẹp cho báo cáo tài chính
(Dechow và Skinner, 2000; Zang, 2012).
Quản trị lợi nhuận dồn tích gồm 2 phần: dồn tích điều chỉnh được (DA) và dồn
tích không điều chỉnh được (NDA). Dồn tích không điều chỉnh được là những phần nằm
ngoài sự kiểm soát của nhà quản trị, chẳng hạn như sự tăng trưởng kinh tế... Dồn tích
điều chỉnh cho phép nhà quản trị lựa chọn chính sách kế toán nên nhà quản trị có thể

quản trị lợi nhuận theo mục đích của mình (Jones, 1991).
Một ví dụ điển hình của phương pháp quản trị lợi nhuận dồn tích là thao tác dồn
tích nhằm làm thấp chi phí giá vốn hàng bán thông qua kế toán hàng tồn kho, sử dụng
các kỹ thuật trong kế toán như nhập trước xuất trước (FIFO), nhập sau xuất trước (LIFO)
(Roychowdhury, 2006) hoặc lựa chọn phương pháp kế toán ảnh hưởng đến thời điểm
ghi nhận doanh thu và chi phí, lựa chọn thời điểm mua hoặc thời điểm bán tài sản, lựa
chọn thời điểm ghi nhận chi phí và các ước tính kế toán (Nguyễn Thị Minh Trang, 2011).
2.2 Các lý thuyết quản trị công ty
2.2.1 Lý thuyết người đại diện
Lý thuyết người đại diện tập trung vào mối quan hệ giữa người chủ và người thừa
hành, người thừa hành sẽ đại diện người chủ thực hiện một số quyết định và được phép
ra những quyết định liên quan (Jensen và Meckling, 1976). Tuy nhiên, người thừa hành
không phải lúc nào cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người chủ (Eisenhardt, 1989).
Do bất cân xứng thông tin nên người thừa hành luôn biết nhiều thông tin hơn người
chủ, điều này dễ dẫn đến hành vi cơ hội của người thừa hành (Jensen và Meckling,
11


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
1976). Để giảm sự bất cân xứng thông tin người chủ phải gia tăng sự giám sát của mình
nên phát sinh chi phí giám sát. Đồng thời trong quá trình làm việc người thừa hành cũng
phải chịu chi phí ràng buộc cho những hành vi có thể gây ra tổn thất cho người chủ. Mâu
thuẫn về lợi ích cũng tạo ra những mất mát phụ trội do phúc lợi không được tối đa hóa
(Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013). Tổng các chi phí giám sát, chi phí ràng
buộc, chi phí phụ trội được gọi là chi phí đại diện.
Giải pháp giảm bớt vấn đề chi phí đại diện giữa người chủ và người thừa hành là
hợp đồng thù lao (Jensen và Meckling, 1976). Thù lao bao gồm: tiền mặt, thưởng chứng
khoán, cổ phiếu ưu đãi. Mỗi hình thức trả thù lao điều có ưu nhược điểm riêng nhằm
mục đích thúc đẩy các thành viên HĐQT thực hiện tốt các vai trò của mình vì lợi ích
của công ty.

Lý thuyết đại diện được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu về mối quan hệ giữa
người chủ và người thừa hành. Theo Babic và ctg (2011), lý thuyết người đại diện có
mối liên hệ với vai trò kiểm soát công ty của HĐQT. HĐQT kiểm soát tốt hoạt động của
công ty sẽ làm giảm được quản trị lợi nhuận và ngược lại.
2.2.2 Lý thuyết quản trị
Lý thuyết người đại diện cho rằng, con người có tính tư lợi vì vậy các mối quan hệ
trong tổ chức sẽ trở nên phức tạp hơn và rất khó giải thích hơn nếu chỉ dựa theo lý thuyết
người đại diện (Davis và Shoorman, 1997). Do đó cần có một góc nhìn khác về ban
giám đốc.
Lý thuyết quản trị cho rằng ban giám đốc là những cá nhân đáng tin cậy, có động
cơ, có nhu cầu thúc đẩy làm việc để được gia tăng sự công nhận từ đồng nghiệp và
HĐQT (Donaldson, 1990; Donaldson và Davis, 1991) và ban giám đốc này sẽ tối thiểu
hóa chi phí đại diện trong công ty (Donaldson và Preston, 1995).
Lý thuyết quản trị chủ yếu tập trung vào các cá nhân điều hành trong công ty chứ
không nhấn mạnh mối liên kết giữa các cá nhân bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
(Võ Hồng Đức, Phan Bùi Gia Thủy, 2012) nên lý thuyết ràng buộc các nguồn lực được
xây dựng để giải thích mối liên kết giữa các cá nhân bên trong và bên ngoài công ty.

12


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.2.3 Lý thuyết ràng buộc nguồn lực
Lý thuyết ràng buộc nguồn nhân lực tập trung vào vai trò liên kết và tính đa dạng
của các thành viên HĐQT. Các thành viên HĐQT này có thể vừa hoạt động trong công
ty sở tại vừa đảm nhiệm vị trí quản lý ở những công ty khác. Những thành viên HĐQT
này sẽ làm cầu nối cho doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh và các bên liên quan khác
(Zahra và Pearce, 1989).
Không những vậy, lý thuyết này đã cung cấp nền tảng về vai trò của HĐQT như
một nguồn lực trong công ty (Johnson và ctg, 1996; Hillman và ctg, 2000), nhấn mạnh

vai trò kiểm soát của HĐQT (Penrose, 2009).
Điều then chốt của lý thuyết ràng buộc các nguồn nhân lực cho rằng công ty nỗ
lực, cố gắng kiểm soát môi trường kinh doanh bằng cách chọn lọc những nguồn lực cần
thiết để tồn tại (Pfeffer, 1972; Pfeffer và Salancik, 1978; Pearce và Zahra, 1991). Đồng
thời các công ty sẽ tiếp cận các nguồn lực bên ngoài để công ty hoạt động hiệu quả hơn,
việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT bên ngoài vào HĐQT góp phần gia tăng khả năng
tiếp nhận các nguồn lực, quyết định thành công cho công ty (Johnson và ctg, 1996).
Nghiên cứu mở rộng lý thuyết ràng buộc các nguồn nhân lực của Hillman và ctg
(2000) cho thấy rằng các giám đốc bên ngoài khác nhau sẽ cung cấp các nguồn lợi khác
nhau cho công ty, một HĐQT đa dạng hơn sẽ cung cấp các nguồn tài nguyên có giá trị
hơn như tiếp nhận và phản hồi thông tin, kỹ năng và tri thức. Nghiên cứu khác của
Agrawal và ctg (2005) cho thấy việc giám đốc thuê ngoài là chính trị gia sẽ giúp công
ty trong các chính sách của chính phủ.
Lý thuyết quản lý nguồn lực thể hiện vai trò tư vấn và hổ trợ của HĐQT (Babic và
ctg, 2011). Trong nghiên cứu, lý thuyết này nhằm nhấn mạnh việc đa dạng thành viên
HĐQT sẽ cung cấp nhiều nguồn lực hữu ích cho công ty, tăng tri thức cho HĐQT. Điều
này sẽ làm giảm quản trị lợi nhuận.

13


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
2.2.4 Lý thuyết chuyên quyền quản lý
Chuyên quyền quản lý là việc chủ tịch HĐQT kiêm luôn chức vụ TGĐ công ty.
Việc kiêm nhiệm như vậy sẽ làm mất đi tính độc lập của HĐQT trong quá trình kiểm
soát công ty.
Theo thuyết chuyên quyền quản lý, vai trò của HĐQT bị kiềm hãm để trở thành
một công cụ quản lý theo chủ ý của nhà điều hành (Pfeffer, 1972). Do đó, HĐQT thực
hiện phê chuẩn mà không cân nhắc trước những lời đề xuất của nhà quản lý (Herman,
1981; Babic và ctg, 2011).

Sự tách biệt giữa HĐQT và ban giám đốc công ty là xu thế tất yếu, đưa HĐQT về
đúng vai trò kiểm soát công ty. Thuyết chuyên quyền quản lý được sử dụng trong nghiên
cứu nhằm mục đích nhấn mạnh việc HĐQT kiêm TGĐ sẽ là giảm vai trò kiểm soát hoạt
động quản trị lợi nhuận. Chuyên quyền quản lý càng tăng thì quản trị lợi nhuận càng
tăng.
2.2.5 Lý thuyết các bên có liên quan
Lý thuyết các bên có liên quan là lý thuyết mở rộng của lý thuyết người đại diện.
Nếu lý thuyết người đại diện cho rằng, HĐQT phải đảm bảo lợi ích cho cổ đông thì lý
thuyết các bên có liên quan cho rằng, HĐQT phải hướng đến lợi ích của các nhóm có
liên quan khác nhau.
Các bên liên quan được định nghĩa là cá nhân hoặc tổ chức có những lợi ích hợp
pháp thể hiện trong từng khía cạnh riêng biệt hay trong từng hình thức của hoạt động
công ty (Donaldson và Preston, 1995), các bên có liên quan này có mục đích khác nhau.
Do đó khi nhà quản lý đặt mình vào vị trí của các bên có liên quan sẽ ảnh hưởng đến
hành vi quản lý của họ.
Theo Jones (1995), Mitchell và ctg (1997), các bên có liên quan được xác định từ
việc sở hữu một, hai hoặt ba hình thức sau: sức mạnh của các bên có liên quan ảnh
hưởng đến công ty, tính hợp pháp về mối quan hệ của các bên có liên quan và công ty,
những yêu sách của các bên có liên quan áp đặt lên công ty. Theo nghiên cứu về thuyết
các bên có liên quan của Ayuso và ctg (2007) cho rằng các công ty có trách nhiệm phản
14


Chương 2: Cơ sở lý thuyết nghiên cứu
ánh sự đa dạng xã hội trong hệ thống quản trị của họ và làm như vậy sẽ giúp công ty cải
thiện mối quan hệ với các bên liên quan ngày càng đa dạng hơn.
Điểm trọng tâm của lý thuyết các bên có liên quan là lý thuyết này cho rằng ngoài
cổ đông ra còn có những bên khác quan tâm đến hành động và quyết định của công ty.
Trong nghiên cứu này sử dụng thuyết các bên có liên quan nhằm nhấn mạnh vai trò kiểm
soát của HĐQT độc lập không điều hành công ty.

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của đặc điểm HĐQT đến quản trị
lợi nhuận
Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng đặc điểm HĐQT đến quản trị lợi nhuận
từ cuối những 1980 đến giữa những năm 1990 xuất phát từ quan điểm người đại diện
(Jensen và Meckling, 1976), sự tranh luận về tính độc lập của HĐQT, sự xung đột lợi
ích giữa người chủ và người đại diện. Các nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về tỷ lệ
sở hữu vốn của HĐQT (Morck và ctg, 1988; Mc Connell và Servaes, 1990; Warfield và
ctg, 1995).
Trên nền tảng lý thuyết người đại diện, một số nghiên cứu khác xem xét mối quan
hệ giữa đặc điểm HĐQT và quản trị lợi nhuận thông qua quy mô của HĐQT (Peasnell
và ctg, 2001; Xie và ctg, 2003; Bradbury và ctg, 2006; Ching và ctg, 2006; Abdul và
ctg, 2006; Gulzar, 2011).
Không đồng quan điểm với lý thuyết người đại diện, một số nghiên cứu khác dựa
trên lý thuyết chuyên quyền quản lý để kiểm định mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và
quản trị lợi nhuận bằng yếu tố quyền kiêm nhiệm (Bugshan, 2005; Cornett, Marcus và
ctg, 2006; Davidson và ctg, 2005; Abdul và ctg, 2006; García và ctg, 2009; Gulzar,
2011).
Không dừng ở hai lý thuyết trên, sự ra đời của các thuyết quản trị mới như lý thuyết
ràng buộc các nguồn lực (Johnson và ctg, 1996; Hillman và ctg, 2000), lý thuyết các bên
liên quan (Donalson và Perston, 1995) thì mối quan hệ giữa đặc điểm HĐQT và quản
trị lợi nhuận được xem xét ở nhiều góc độ như: số thành viên HĐQT nữ (Adams và
Ferreira, 2009, Peni và ctg, 2010; Gulzar, 2011; Lakhal, 2015), thành viên HĐQT độc

15


×