PHẦN I.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Hiện tượng học sinh thuộc hộ đói, nghèo bỏ học đã có từ lâu, trên diện
rộng từ cấp I, II, III đến trung học chuyên nghiệp cũng như ở bậc Đại học.
Hiện nay, với tình hình kinh tế thị trường có nhiều biến động. Sự phân
chia giàu nghèo ngày càng rõ rệt. Từ đó cũng phân loại số học sinh tiếp tục
học lên và số học sinh không đủ điều kiện kinh tế để theo học chiếm một tỉ lệ
không nhỏ.
Trước tình hình đó Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đã có những
chính sách ưu tiên và giúp đỡ những học sinh nghèo về vật chất để học sinh đó
tiếp tục theo học.
Trong nhà trường cũng có hội khuyến học giúp đỡ học sinh nghèo tiếp
tục học tập.
Nhưng trong thực tế giảng dạy, với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm
(GVCN) lớp 10 cùng với đồng nghiệp chủ nhiệm lớp 10 trong một năm học
đều đi tới một kết luận: Học sinh lớp 10 thuộc hộ đói, nghèo bỏ học vẫn đang
còn nhiều, tỉ lệ này ở các khối 11, 12 ít hơn. Vấn đề này thật mâu thẫn với vấn
đề ưu tiên, giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, Ngành Giáo dục với học sinh thuộc
hộ nghèo!
Như vậy, bên trong của vấn đề giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo tiếp tục
theo học vẫn còn là vấn đề nan giải. Vậy vấn đề đó là gì ? Có phải đó là vấn
đề nhà trường ? Tuổi trẻ con người, hầu hết là học tập và sinh hoạt ở nhà
trường. Vậy ở trường học, động lực nào có tác động quyết định tới giúp đỡ
học sinh nghèo tiếp tục học tập ? Đó chính là vai trò của người GVCN. Vì thế,
1
với đề tài “GVCN lớp 10 giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo không bỏ học”
đóng một vị trí trọng trách. GVCN phải có trách nhiệm, tình thương và tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục mới đóng góp làm hạn chế từng buổi bỏ học của
học sinh nghèo.
Giáo viên chủ nhiệm làm được điều hạn chế học sinh nghèo bỏ học cần
giải quyết các mối quan hệ : Nhà trường – Gia đình – Xã hội, có như vậy mới
mang lại tương lai cho thế hệ trẻ, góp phần làm cho xã hội ngày càng “công
bằng và văn minh”.
2. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Để giải quyết được vấn đề giáo viên chủ nhiệm lớp 10 giúp đỡ học sinh
thuộc hộ nghèo tiếp tục theo học chúng ta cần phân chia thành các đối tượng :
Học sinh nghèo là học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh nghèo là học sinh dân tộc kinh.
Mặt khác cần phân chia học sinh nghèo là học sinh dân tộc thiểu số ra làm hai
loại :
• Học sinh dân tộc thuộc hộ nghèo có lực học trung bình nhưng vì gia
đình khó khăn phải bỏ học.
• Học sinh dân tộc thuộc hộ nghèo có học lực yếu bỏ học, với đối tượng
này trong sáng kiến kinh nghiệm không đề cập tới.
Tương tự cho học sinh nghèo là dân tộc kinh.
Như vậy trong đề tài chỉ tập trung trình bày hai đối tượng : học sinh dân
tộc thiểu số và học sinh dân tộc kinh có lực học trung bình nhưng phải bỏ học
do hoàn cảnh khó khăn.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Lớp 10A
8
, 11A
7
(10A
8
cũ) Trường THPT Trường Chinh.
2
2.3. Kế hoạch nghiên cứu
Từ tháng 09/2008 đến tháng 03/ 2010.
3
PHẦN II.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của việc giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo
Để giải quyết vấn đề giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo không bỏ học
Đảng, Nhà nước, ngành GD đã đề ra nhiều chính sách ưu tiên, tạo điều kiện
cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế xã
hội đặc biệt khó khăn được đến lớp. “Nhà nước đã miễn học phí đối với học
sinh thuộc hộ nghèo, giảm học phí đối với hộ cận nghèo, hỗ trợ học phí cho
học sinh thuộc hộ thu nhập thấp”
(1)
.
Tình trạng học sinh bỏ học diễn ra là chuyện lớn của xã hội, việc để học
sinh bỏ học dù ít hay nhiều cũng là thiếu công bằng với các em. Hơn nữa, đây
chính là những đối tượng dễ trở thành gánh nặng cho xã hội. Vì vậy “Nhà
nước đã thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng
được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học
tập”
(2)
.
Nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và huy động được các nguồn lực
trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp GD&ĐT. Điều 93
Luật GD năm 2005 khẳng định : “Nhà trường có trách nhiệm chủ động phối
hợp với gia đình và xã hội để thực hiện mục tiêu, nguyên lý giáo dục”.
Hiện nay trong các trường học đều có hội khuyến học. Mỗi lớp, mỗi
trường đều có ban đại diện cha mẹ học sinh để giữ mối liên hệ giữa các bậc
phụ huynh với nhà trường, với GVCN và các GVBM.
2. Thực trạng của việc giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo
Chúng tôi đặt vấn đề GVCN lớp 10 giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo
không bỏ học với lí do rất thực tế đó là : Khi học sinh bước vào lớp 10 về
4
(1) Điều 2 Nghị quyết của Quốc hội số 35/2009/NQ-QH12
(2) Điều 10 Luật Giáo dục 2005
phương tiện đi lại, đồ dùng học tập, phương pháp học tập thay đổi hầu hết. Vì
vậy, về mặt kinh tế thì chi phí cho một học sinh như sách vở, quần áo, giày
dép, phương tiện đi lại, chi tiêu sinh hoạt và các khoản đóng góp khác ở bậc
THPT sẽ nhiều hơn so với bậc THCS.
Vậy, đối với học sinh thuộc hộ nghèo sẽ như thế nào ? Thực tế cho thấy
rằng, hàng ngàn gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn rất muốn cho con em
minh theo học, các em cũng rất muốn được đi học nhưng không đủ điều kiện
kinh tế buộc các em phải bỏ học. Những học sinh này có thể bỏ học khi chưa
tới trường hoặc nhập học được một thời gian ngắn rồi phải bỏ học. Việc các
em bỏ học sớm sẽ làm tăng thêm lực lượng lao động không có tay nghề,
không qua đào tạo, năng suất lao động thấp, chưa kể việc các em rất dễ bị lôi
kéo vào các tệ nạn xã hội.
Vấn đề quan trọng là làm thế nào để biết được trong lớp mình có bao
nhiêu học sinh nghèo dân tộc thiểu số và học sinh nghèo dân tộc kinh ? GVCN
có biện pháp giúp đỡ các em không ?
Thực tế là lâu nay GVCN đã không xuống gia đình các em hoặc nếu có
cũng rất ít và chỉ dừng lại ở mức độ tìm hiểu hoàn cảnh kinh tế và động viên
chứ chưa có biện pháp thiết thực để giúp đỡ các em. Có những trường, có
những GVCN biết học sinh bỏ học do hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn làm
ngơ.
Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục đã rất quan tâm và thực hiện nhiều
biện pháp giúp đỡ học sinh nghèo để các em không bỏ học nhưng tình trạng
bỏ học của các em vẫn diễn ra. Đảng, Nhà nước, ngành GD, nhà trường trên
thực tế chỉ quan tâm cái chung nhất, còn những cái riêng, cái nhỏ thì chỉ có
GVCN và gia đình mới nhìn thấy mới có biện pháp cụ thể để giải quyết từng
chi tiết nhỏ nhưng hiệu quả mang lại rất lớn.
5
Mấu chốt của vấn đề là GVCN cần phối hợp với gia đình, nhà trường và
các tổ chức đoàn thể ở xã một cách chặt chẽ và thường xuyên. Muốn đạt được
kết quả cao GVCN cần phải nắm chắc đối tượng, tìm hiểu rõ nguyên nhân
dẫn tới bỏ học của từng học sinh và cần phải có biện pháp giải quyết trước mắt
lâu dài. Từ những suy nghĩ đó tôi đã tiến hành những biện pháp giúp đỡ các
em như sau.
3. Các biện pháp giúp đỡ học sinh thuộc hộ nghèo không bỏ học
Khi bước vào lớp 10 cả thầy và trò đều bỡ ngỡ không biết trong lớp
mình có bao nhiêu học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, cận nghèo, hộ
nghèo. Sau khi lớp học được 1 tuần tôi quyết định : Dùng phiếu thăm dò có
nội dung như sau :
1. Họ và tên :..................................................................................................
2. Bố, Mẹ em làm nghề gì ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
3. Gia đình có bao nhiêu anh, chị em ? Các anh chị còn theo học hay
không ? ......................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
.............
4. Nếu anh chị còn theo học thì học lớp mấy ? Nếu không thì hiện nay
đang làm gì ? Đã lập gia đình
chưa ? ........................................................................................................
...................................................................................................................
6
...................................................................................................................
...........
5. Kinh tế gia đình em có khó khăn hoặc không khó khăn ? Có sổ hộ
nghèo không ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
6. Em thường giúp đỡ bố mẹ như thế nào ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
........................................................................................................................
7. Mong muốn lớn nhất hiện nay của em là gì ?
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
8. Xếp loại học lực hạnh kiểm của năm học vừa qua :
+ Học lực : ............................................
+ Hạnh kiểm : .......................................
Phiếu thăm dò tôi chuẩn bị sẵn, khi lớp đã gần đủ sĩ số tôi phát cho học
sinh (Tôi không đề tiêu đề là phiếu thăm dò để tránh sự khai không đúng của
học sinh).
Như vậy, tôi đã thu được kết quả có 3 em thuộc hộ nghèo là : Nay
H’Hương, Trần Thanh Tình, Lê Thị Diễm Quyên. Qua quá trình theo dõi sĩ số
của lớp ở các tuần đầu tôi thấy HS Tình, H’Hương thường xuyên vắng học,
còn HS Quyên có nghỉ nhưng ít hơn. Tôi quyết định đến gia đình của cả 3 em
này để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn tới nghỉ học của các em.
7
Qua trao đổi với các em, gia đình và hàng xóm của gia đình các em tôi
thấy
+ Các em có hoàn cảnh kinh tế gia đình rất khó khăn. Vì vậy, ngoài việc
đi học trên lớp các em phải dành phần lớn thời gian để giúp đỡ Bố, Mẹ lo cho
miếng cơm manh áo. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới việc nghỉ học thường
xuyên của các em.
+ Gia đình em H’Hương đã vay vốn hộ nghèo nhưng chưa biết đầu tư
như thế nào, gia đình 2 em còn lại thì chưa.
+ Các bậc phụ huynh rất muốn cho con em tiếp tục theo học và các em
cũng rất muốn được đi học nhưng còn tùy thuộc vào kinh tế gia đình. Gia đình
các em rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía nhà trường và địa phương
nhiều hơn nữa để các em có thể tiếp tục theo học.
Sau khi đã nắm chắc tình hình kinh tế gia đình, cũng như hiểu rõ
nguyện vọng của gia đình và các em. Để chia sẽ những khó khăn, thiếu thốn
về mặt vật chất lẫn tinh thần và học tập của các em, tôi đã tiến hành giúp đỡ
các em về các mặt sau :
• Giúp đỡ về mặt vật chất
• Giúp đỡ về mặt học tập
• Giúp đỡ về mặt tinh thần
3.1. Giúp đỡ về mặt vật chất.
3.1.1. Sự giúp đỡ của lớp
+ Để giải quyết những khó khăn trước mắt, với tinh thần “lá lành đùm
lá rách” tôi đã phát động phong trào : quyên góp sách, vỡ, đồ dùng học tập, áo
ấm, chăn màn, tiền mặt... Số sách, vở quyên góp được trao cho HS Tình và
Quyên (vì HS H’Hương đã được nhà trường cấp sách, vở). Còn đồ dùng học
tập, áo ấm, chăn màn, tiền mặt được trao cho cả 3 em. Phong trào đã được các
8