Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

(Luận văn thạc sĩ) cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô việt nam giai đoạn 2000 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ THÙY LINH

CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐỒNG TIỀN THỨ BA TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––

LÊ THỊ THÙY LINH

CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐỒNG TIỀN THỨ BA TÁC
ĐỘNG ĐẾN CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ
VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013
Chuyên Ngành: Tài Chính – Ngân Hàng

Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ giáo
viên hướng dẫn là TS.Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các nội dung nghiên cứu và kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình
nào.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh
giá đuợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu
tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng
như số liệu của các tác giả khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để
dễ tra cứu, kiểm chứng.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2014
Tác giả

Lê Thị Thùy Linh


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
TĨM TẮT ................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU............................................................................................. 2
1.1.


Giới thiệu.......................................................................................................... 2

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 5

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................... 6

1.4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 6

1.5.

Đóng góp mới của đề tài .................................................................................. 6

1.6.

Bố cục luận văn ................................................................................................ 6

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN THỨ BA VÀ CÁC NGHIÊN
CỨU LIÊN QUAN .................................................................................................... 8
2.1.

Cơ sở lựa chọn đồng tiền thứ ba ...................................................................... 8

2.2.


Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 11

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU..................................... 25
3.1.

Mơ hình nghiên cứu ....................................................................................... 25

3.2.

Dữ liệu nghiên cứu ......................................................................................... 27

CHƢƠNG 4: CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐỒNG TIỀN THỨ BA TÁC ĐỘNG ĐẾN
CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2013 ......... 32
4.1.

Kiểm định nghiệm đơn vị các biến ................................................................ 32

4.2.

Mô hình VAR................................................................................................. 34

4.2.1. Lựa chọn độ trễ tối ưu .............................................................................. 34
4.2.2. Kiểm tra tính ổn định ............................................................................... 35


4.3.

Phân tích mơ hình VAR ................................................................................. 36

4.3.1. Hàm phản ứng xung ................................................................................. 36

4.3.2. Phân rã phương sai ................................................................................... 43
4.4.

Phân tích bổ sung thêm .................................................................................. 45

4.4.1. Mơ hình VAR thay biến ........................................................................... 45
4.4.2. Mơ hình ngắn hạn ECM ........................................................................... 51
4.5.

Thảo luận ........................................................................................................ 55

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ...................................................................................... 57
5.1.

Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 57

5.2.

Những hạn chế của luận văn .......................................................................... 58

5.3.

Những gợi ý và hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng trị giá nhập khẩu của Việt Nam phân theo nước từ 2000 – 2013
(Triệu đô la Mỹ)

Phụ lục 2: Bảng trị giá xuất khẩu của Việt Nam phân theo nước từ 2000 – 2013
(Triệu đô la Mỹ)
Phụ lục 3: Bảng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đối tác giai đoạn 2005
– 2013 (Triệu đơ la Mỹ)
Phụ lục 4: Dư nợ nước ngồi của chính phủ theo nhóm người cho vay, loại chủ
nợ và nước/tổ chức chủ nợ 2006 – 2010 (Triệu đô la Mỹ)
Phụ lục 5: Tóm tắt về kiểm định ADF, mơ hình tự hồi quy vectơ (VAR)
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định tính dừng ADF các biến
Phụ lục 7: Kiểm tra tính ổn định của mơ hình VAR
Phụ lục 8: Mơ hình VAR
Phụ lục 9: Kiểm định đồng liên kết


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT TẮT TÊN TIẾNG ANH

TÊN TIẾNG VIỆT

ADB

Asia Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

ADF

Augmented Dickey – Fuller

Kiểm định ADF


CNY

Chinese Yuan

Đồng Nhân dân tệ Trung Quốc

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

ECM

Error Correction Model

Mơ hình hiệu chỉnh sai số

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội


IFS

International Financial Statistics Thống kê tài chính

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IR

Interest Rate

Lãi suất huy động

OECD

Organisation for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh

Co–operation and Development

tế

PP

Phillips – Perron


Kiểm định PP

RER

Real Exchange Rate

Tỷ giá hối đối thực

USD

United State Dollars

Đơ la Mỹ

VAR

Vecto Autoregression Model

Mơ hình tự hồi quy vectơ

VDC

Variance Decompositions

Phân rã phương sai

VND

Việt Nam Đồng



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Dữ liệu các biến trong mô hình (Năm gốc: 2000)
Bảng 4.1: Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ADF và PP
Bảng 4.2: Bảng độ trễ tối ưu
Bảng 4.4: Phân rã phương sai
Bảng 4.5: Dữ liệu các biến thay thế trong mơ hình (Năm gốc: 2000)
Bảng 4.6: Phân rã phương sai _ phân tích bổ sung thêm
Bảng 4.7: Kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen – Juselius
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mơ hình ngắn hạn ECM

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam phân theo các nước giai đoạn
2000 – 2013 (tính trên 8 quốc gia Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất)
Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam phân theo các nước giai đoạn 2000
– 2013 (tính trên 8 quốc gia Việt Nam xuất khẩu nhiều nhất)
Hình 2.3: Tỷ trọng tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo
đối tác giai đoạn 2005 – 2013 (tính theo 10 quốc gia – khu vực đầu tư nhiều nhất
vào Việt Nam)
Hình 2.4: Tỷ trọng dư nợ nước ngồi của chính phủ theo nước/tổ chức chủ nợ
2006 – 2010 (tính theo 10 quốc gia – tổ chức Việt Nam có dư nợ nhiều nhất)
Hình 4.1: Kiểm tra tính ổn định của mơ hình VAR
Hình 4.2: Hàm phản ứng xung của DLGDP
Hình 4.3: Hàm phản ứng xung của DLCPI
Hình 4.4: Hàm phản ứng xung của DLM1
Hình 4.5: Hàm phản ứng xung của mơ hình thứ nhất
Hình 4.6: Hàm phản ứng xung của mơ hình thứ hai



-1-

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu thực nghiệm này đánh giá tác động của cú sốc tỷ giá đồng tiền
thứ ba, tức là tỷ giá đồng Nhân dân tệ Trung Quốc – Đô la Mỹ trên biến kinh tế vĩ
mô đã được lựa chọn, cụ thể là tổng sản lượng, mức giá và cung tiền cho nền kinh
tế Việt Nam. Kết quả dựa trên mơ hình vectơ tự hồi quy (VAR), cho thấy sự thay
đổi trong tỷ giá Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến biến kinh tế
vĩ mô của Việt Nam. Cụ thể hơn, sự mất giá đồng Nhân dân tệ so với đô la Mỹ có
dẫn đến sự sụt giảm trong chỉ số giá CPI Việt Nam. Ngoài việc cung cấp những
hiểu biết quan trọng vào sự tương tác giữa tỷ giá Nhân dân tệ – Đô la Mỹ và các
biến kinh tế vĩ mơ trong nước, kết quả của đề tài góp phần vào việc cân nhắc lựa
chọn các chế độ tỷ giá hối đối cho Việt Nam.
Các từ khóa: Yuan – dollar exchange rate (tỷ giá hối đoái Nhân dân tệ – Đô la
Mỹ); Vietnam (Việt Nam); Exchange rate regimes (chế độ tỷ giá hối đoái); Vector
autoregressive (vectơ tự hồi quy)


-2-

CHƢƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Giới thiệu
Lựa chọn cơ chế tỷ giá hối đoái từ lâu đã là một vấn đề gây tranh luận trong
kinh tế và tài chính quốc tế. Về mặt lý thuyết, mức độ một nền kinh tế phản ứng lại
những biến động thế giới phụ thuộc vào chế độ tỷ giá hối đoái đặc trưng của nền
kinh tế đó. Cụ thể, trong khi hệ thống tỷ giá hối đoái cố định cho thấy nền kinh tế
biến động theo quốc tế, thì tác dụng của một hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt nằm
trong khả năng bảo vệ nền kinh tế khỏi những cú sốc bên ngoài. Hơn nữa, tỷ giá hối
đoái linh hoạt cho phép các quốc gia áp dụng các chính sách bình ổn của mình một

cách độc lập hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, kể từ khi hệ thống Bretton Woods sụp
đổ, sự ra đời của tỷ giá hối đối linh hoạt khơng có nghĩa là cách ly hồn tồn nền
kinh tế khỏi những cú sốc từ bên ngoài. Thật vậy, bằng chứng từ những tài liệu
nghiên cứu thực nghiệm khác nhau cho thấy sự lan truyền của các cú sốc quốc tế
giữa các quốc gia, không phân biệt chế độ tỷ giá hối đoái mà các quốc gia đang theo
đuổi (xem Lastrapes và Koray, 1990, và các tài liệu tham khảo trong đó). Hơn nữa,
những thay đổi biên độ và mức độ biến động cao trong tỷ giá hối đoái theo hệ thống
tỷ giá hối đối linh hoạt khơng chỉ gây rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu và
nhà đầu từ nước ngồi mà cịn tạo cơ hội cho hoạt động đầu cơ gây bất ổn trong thị
trường tỷ giá hối đoái.
Những rủi ro liên quan đến biến động tỷ giá hối đối được xem là trở ngại
chính cho các quốc gia đang nỗ lực phát triển thông qua chiến lược mở rộng xuất
khẩu và tự do hóa tài chính. Theo đó, nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia nhỏ có
nền kinh tế mở đang phát triển có xu hướng ổn định tỷ giá so với rổ tiền tệ hoặc so
với đồng đơ la Mỹ. Ví dụ như, ngoại trừ trường hợp của Nhật Bản, tất cả các quốc
gia Đơng Á đều có chế độ tỷ giá neo vào đồng đô la Mỹ trong thời gian phi khủng
hoảng, hay cịn gọi là “chuẩn đơ la Đơng Á” bởi McKinnon (2000, 2001). Thật vậy,
thực tế việc cố định hoặc neo giữ tỷ giá đồng tiền của các quốc gia Đông Á do hậu
quả của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997–1998 đã khơi dậy mối quan


-3-

tâm đến phản ứng của nền kinh tế trong nước với các cú sốc quốc tế. Ngoài việc
làm giảm bớt quyền sở hữu và quyền độc lập về chính sách, các quốc gia áp dụng
chế độ đồng tiền cố định so với đồng đô la Mỹ dễ bị tác động bởi cú sốc các loại
tiền tệ thứ ba ví dụ như tỷ giá Yên Nhật – Đô la Mỹ (nghiên cứu của Rajan 2002;
McKinnon và Schnabl 2003).
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng, nền kinh tế Trung Quốc đã trở thành
một trong những nền kinh tế lớn trên thế giới. Theo đó, đồng tiền Trung Quốc –

đồng Nhân dân tệ (CNY hay RMB) ngày càng nâng cao vị thế tồn cầu của mình.
Đến cuối năm 2013, Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ nhì
trong tài chính thương mại, và đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 9 trong thanh tốn
tồn cầu. Theo kết quả một cuộc thăm dò ý kiến được thực hiện bởi cơng ty dịch vụ
tài chính State Street của Mỹ và bộ phận thông tin kinh tế Economist Intelligence
Unit (EIU) với sự tham gia của hơn 200 nhà đầu tư tổ chức, có 53% ý kiến dự báo
CNY sẽ vượt qua đồng USD để trở thành đồng tiền dự trữ chính của thế giới. “Với
ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc gia tăng, tầm quan trọng toàn cầu của đồng
Nhân dân tệ sẽ ngày càng lớn. Thế giới đã thuộc về đồng “bạc xanh” trong nhiều
thập kỷ, trong đó đồng USD là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Tuy nhiên, nhiều
người cho rằng, thế giới “bạc đỏ” – trong đó đồng Nhân dân tệ chiếm vị trí đồng
tiền chủ chốt – đang ngày càng có khả năng trở thành hiện thực”, báo cáo viết
(nguồn:vneconomy.vn-27/2/2014). Do đó, biến động trong tỷ giá Nhân dân tệ
Trung Quốc – Đô la Mỹ có thể ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế các nước Đông Á
theo “chuẩn đô la” thông qua nhiều hướng khác nhau. Hội nhập và tồn cầu hóa
ngày càng được các quốc gia chú ý trong phát triển kinh tế của mình, dẫn đến biến
động đồng Nhân dân tệ Trung Quốc – Đô la Mỹ trở thành một yếu tố quan trọng
trong việc đo lường mức độ bị ảnh hưởng bởi những biến động quốc tế của những
nước có giao dịch thương mại trực tiếp với Trung Quốc hay cạnh tranh với Trung
Quốc trong các thị trường thứ ba. Việc đánh giá cao đồng Nhân dân tệ so với đồng
đơ la Mỹ có tác động tiêu cực đến khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc,
nhưng ở các nước neo đồng tiền của mình với đồng đơ thì ngược lại. Hay nói cách


-4-

khác, khả năng cạnh tranh quốc tế của các nước Đơng Á được cải thiện, điều đó dẫn
đến gia tăng xuất khẩu khơng chỉ ở Trung Quốc mà cịn ở các thị trường thứ ba như
Mỹ hay Châu Âu. Đồng Nhân dân tệ tăng giá làm cho các khoản đầu tư của Trung
Quốc tại các nước Đông Á khác trở nên rẻ hơn và do đó khuyến khích các dịng vốn

FDI của Trung Quốc chảy vào các nước này. Vì vậy, sự gia tăng (giảm giá) giá trị
của đồng nhân dân tệ so với đơ la Mỹ có tác dụng làm gia tăng (sụt giảm) sản lượng
của các nước Đông Á thơng qua ảnh hưởng tích cực (tiêu cực) của nó vào xuất khẩu
và đầu tư. Ngược lại, một đồng Nhân dân tệ mạnh có nghĩa là chi phí nhập khẩu của
các quốc gia nhập hàng từ Trung Quốc tăng cao hơn và các khoản vay bằng đồng
Nhân dân tệ cũng tăng giá đáng kể. Trong trường hợp này, sản lượng có thể bị ảnh
hưởng bất lợi. Việc tổng hợp cung cầu của các điều nói trên có nghĩa là mặt bằng
giá của các nước Đơng Á cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi trong tỷ giá
đồng Nhân dân tệ.
Thêm vào đó, kể từ khi Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh với các nước
Đông Á khác trong thị trường xuất khẩu, nhưng mục tiêu chính của các nước này
vẫn từ các quỹ đầu tư tài chính của Trung Quốc, do đó, biến động tỷ giá đồng Nhân
dân tệ có thể có ảnh hưởng trực tiếp vào các chính sách tiền tệ của các nước Đơng
Á này. Ví dụ, giảm giá đồng Nhân dân tệ làm cho hoạt động đầu tư tài chính tại các
nước này trở nên đắt đỏ hơn. Điều này có thể dẫn đến sụt giảm dòng vốn đi vào
hoặc gia tăng luồng vốn đi ra. Sự thay đổi theo chiều hướng đi xuống trong nhu cầu
đối với tài sản trong nước và gia tăng nhu cầu ngoại tệ đòi hỏi phải giảm giá trị
đồng nội tệ xuống. Luồng vốn đi ra cũng có thể dẫn đến giảm lượng cung tiền khi
cơ quan hoạch định chính sách tiền tệ cố gắng bảo vệ và đảm bảo ổn định tiền tệ, đó
có vẻ là mục tiêu chính của các nước theo tiêu chuẩn đồng đơ la Đơng Á. Vì thế, sự
mất giá đồng Nhân dân tệ có thể dẫn đến thắt chặt tiền tệ. Do sự ảnh hưởng của
TGHĐ Nhân dân tệ – Đô la Mỹ khác nhau và đối lập ở các nước Đơng Á, cho nên
nó cần được nghiên cứu trong thực nghiệm.
Mục đích của bài viết này là nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của tỷ giá
Nhân dân tệ – Đô la Mỹ vào kinh tế vĩ mô của Việt Nam từ góc độ ảnh hưởng của


-5-

nó đối với sản lượng, mức giá và điều kiện về tiền tệ. Việt Nam là nước chọn tỷ giá

neo với đồng đô la Mỹ, từ chế độ cố định “cứng” đến chế độ thả nổi có quản lý của
Nhà nước với các biên độ dao động được điều chỉnh theo từng thời kì. Chế độ
TGHĐ là một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu học thuật và thảo luận chính
sách nhằm hướng đến một chế độ tỷ giá phù hợp với nước ta. Kết quả nghiên cứu
ảnh hưởng của đồng tiền thứ ba lên nền kinh tế trong nước có thể cung cấp một số
câu trả lời cho cuộc tranh luận. Hơn nữa, tại các thị trường kinh tế tài chính kết hợp,
hiểu biết về sự tương tác qua lại giữa các biến trong và ngồi nước có khả năng
quan hệ nhân quả với nhau là nhân tố rất quan trọng trong việc lập các chính sách
mục tiêu. Thêm vào đó, điều này có thể làm sáng tỏ về sự lựa chọn đúng đắn chế độ
TGHĐ đối với một quốc gia như Việt Nam.
Đó chính là lý do tác giả chọn đồng Nhân dân tệ làm đồng tiền thứ ba cho
nghiên cứu thực nghiệm đề tài “Cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba tác động đến các
yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000–2013”

1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Do việc nghiên cứu sâu rộng vấn đề này sẽ phải đầu tư rất nhiểu thời gian cho
việc nghiên cứu và thu thập dữ liệu. Trong phạm vi đề tài này, tác giả mong muốn
cung cấp một cái nhìn rõ hơn về ảnh hưởng của cú sốc tỷ giá một đồng tiền thứ ba
cụ thể là biến động tỷ giá Nhân dân tệ – Đô la Mỹ đối với nền kinh tế vĩ mô Việt
Nam, và phân tích chính sách lựa chọn tỷ giá hối đoái hiện nay của nước ta. Để đạt
được mục tiêu trên, tác giả tiến hành nghiên cứu để trả lời cho 2 vấn đề sau đây:
1. Tỷ giá hối đối Nhân dân tệ – Đơ la Mỹ ảnh hưởng như thế nào đến các yếu
tố kinh tế vĩ mô Việt Nam?
2. Chế độ neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ như hiện nay có phải là lựa chọn phù
hợp với sự phát triển kinh tế của nước ta hay không? Hướng nghiên cứu chế
độ tỷ giá neo vào một rổ tiền tệ.


-6-


1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu biến động tỷ giá Nhân dân tệ – Đô la Mỹ tác động lên các
biến kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000–2013, các biến được chọn: tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) đại diện cho sản lượng sản xuất, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
đại diện cho mức giá, lượng cung tiền (M1) đại diện cho cung tiền. Nguồn dữ liệu
được lấy từ các website: http://elibrary–data.imf.org/, /> />1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài kế thừa các kết quả và mơ hình nghiên cứu từ các học giả trên thế giới
đã thực hiện trên các thị trường khác nhau, và tác giả muốn đem áp dụng nghiên
cứu thực nghiệm tại Việt Nam.
Đề tài áp dụng mơ hình tự hồi quy vectơ (VAR – vector autoregression) và mơ
hình hiệu chỉnh sai số (ECM – Error Correction Model) để kiểm tra ảnh hưởng của
tỷ giá Nhân dân tệ – Đô la Mỹ đến các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
1.5 Đóng góp mới của đề tài
Luận văn này làm sáng tỏ thêm lý thuyết cú sốc từ một tiền tệ thứ ba vào nền
kinh tế các nước có chế độ tỷ giá hối đối neo cố định vào một loại tiền tệ bằng
cách cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm trên nền kinh tế vĩ mô Việt Nam.
Luận văn là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách xem xét áp dụng chế độ tỷ
giá neo vào một rổ tiền tệ vào thực tế nước ta.
1.6 Bố cục luận văn
Đề tài gồm 5 chương, nội dung các chương được trình bày như sau:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lựa chọn đồng tiền thứ ba và các nghiên cứu liên quan
Chương 3: Mơ hình và dữ liệu nghiên cứu


-7-

Chương 4: Cú sốc tỷ giá đồng tiền thứ ba (Nhân dân tệ – Đô la Mỹ) tác động
đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013
Chương 5: Kết luận



-8-

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LỰA CHỌN ĐỒNG TIỀN THỨ BA VÀ
CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
2.1 Cơ sở lựa chọn đồng tiền thứ ba
Trung Quốc là một nước có nền kinh tế lớn và phát triển trên thế giới, lại giáp
ranh với Việt Nam, cho nên hoạt động giao thương giữa hai nước khá thuận lợi.
Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam, từ năm 2000 – 2013 (hình 2.1), Trung
Quốc liên tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, là quốc gia nhập siêu
của Việt Nam, luôn đứng đầu trong bảng xếp hạng tỷ trọng nhập khẩu. Năm 2013,
tổng kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt gần 50 tỷ USD, tăng 21.1% so với
năm 2012 (ta xuất 13.1 tỷ USD, nhập 36.8 tỷ USD, lần lượt tăng 2.1% và 26.7%),
thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 23.7 tỷ USD, tiếp tục tăng
mạnh với 27.47%. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung
Quốc: máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nhóm hàng nguyên liệu, phụ liệu
ngành dệt may, da, giày; điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; vải,
sắt thép…
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là một trong những đối tác xuất khẩu lớn của
Việt Nam, là một trong 3 quốc gia chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu
trong nước (hình 2.2). Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu từ Việt Nam sang Trung
Quốc: sắn và các sản phẩm từ sắn; dầu thơ; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện; cao su; hàng nông sản thế mạnh như gạo và rau quả…Cơ cấu hàng xuất khẩu
của ta sang Trung Quốc đã và đang có những chuyển biến tích cực nhất định. Từ
năm 2011 đến nay, tỉ trọng nhóm hàng cơng nghiệp trong tổng kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu sang Trung Quốc đang có xu hướng tăng dần (trên 30% trong khi trước
đây chỉ 10%), vượt qua nhóm hàng truyền thống nông lâm thủy sản.
Quan hệ hợp tác đầu tư có bước phát triển mới, tính đến hết năm 2013, Trung
Quốc có 977 dự án đầu tư tại Việt Nam, tổng vốn đăng ký lũy kế đạt gần 7 tỷ USD,

đứng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đáng chú ý, riêng
năm 2013 đầu tư FDI của TQ vào VN tăng mạnh đạt 2.3 tỷ USD, chiếm 16% tổng


-9-

FDI của VN và đứng thứ 4 trong số 50 quốc gia và khu vực có dự án đầu tư cấp
phép mới vào VN. Trong những năm qua, Trung Quốc đã khơng ngừng tăng quy
mơ tín dụng ưu đãi dành cho Việt Nam. Đến nay, Trung Quốc đã cho ta vay 1,6 tỷ
USD ưu đãi tập trung vào những lĩnh vực cơng nghiệp, khai khống, đường sắt,
năng lượng, dệt may, hóa chất… Ngồi tín dụng ưu đãi, Chính phủ Trung Quốc cịn
hỗ trợ Việt Nam nhiều khoản viện trợ khơng hoàn lại dùng vào việc tổ chức các
đoàn tham quan, khảo sát kinh nghiệm phát triển kinh tế xã hội ở Trung Quốc; giao
lưu thanh thiếu niên; đầu tư trang thiết bị cho một số bệnh viện tại Việt Nam; xây
dựng khu nhà ở Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Trong cơ cấu nợ nước ngồi của Việt Nam (hình 2.4), Trung Quốc khơng
chiếm tỷ trọng lớn, chỉ từ 1–2%.
Do đó, dựa trên những mối quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc này, tác
giả đã chọn tỷ giá đồng tiền thứ ba là tỷ giá Nhân dân tệ - Đô la Mỹ để xem xét cú
Tỷ Trọng Nhập Khẩu Của Việt Nam Phân Theo Các Nước Giai Đoạn
sốc của nó tác
động đến các yếu tố kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2000 – 2013.
2000 - 2013

CHND Trung Hoa

Hàn Quốc

Nhật Bản


EU

Đài Loan

Xin-ga-po

Thái Lan

Hoa Kỳ

40
35

35
Tỷ Trọng Nhập Khẩu (%)

31
30

28
26

25
21

22

26
23


24

19

20
16
15
11

12

14

10
5
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam)
Hình 2.1: Tỷ trọng nhập khẩu của Việt Nam phân theo các nước giai đoạn
2000 – 2013 (tính trên 8 quốc gia Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất).


-10Tỷ Trọng Xuất Khẩu Của Việt Nam Phân Theo Các Nước Giai Đoạn
2000 - 2013
CHND Trung Hoa

Nhật Bản

Hàn Quốc


Hoa Kỳ

Ma-lai-xi-a

ĐKHC Hồng Công (TQ)

CHLB Đức

Vương quốc Anh

45

Tỷ Trọng Xuất Khẩu (%)

40
35
30
25

22
19

20

19
17

19


18

16

21
19

17
15

15

14

17

14

10
5
0
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam)
Hình 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam phân theo các nước giai đoạn
Thu Hút Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Phân Theo Đối Tác Giai Đoạn

2005
- 2013
2000 – 2013 (tính trên 8 quốc gia Việt

Nam
xuất khẩu nhiều nhất).
CHND Trung Hoa
Đài Loan
Đặc khu HC Hồng Kông (TQ)
Thái Lan

Nhật Bản
Hàn Quốc
Hoa Kỳ

Xin-ga-po
Quần đảo Vigin thuộc Anh
Ma-lai-xi-a

Tỷ Trọng Tổng Vốn Đăng Ký (%)

40
35
30
25
20
15

12

10
6
5


2

3

2

3

2

0
2005

2006

2007

2009

2011

2012

2013

(Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả từ số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam)
Hình 2.3: Tỷ trọng tổng vốn đăng ký của đầu tư trực tiếp nước ngoài phân
theo đối tác giai đoạn 2005 – 2013 (tính theo 10 quốc gia – khu vực đầu tư nhiều
nhất vào Việt Nam)



-11Dư Nợ Nước Ngồi Của Chính Phủ Theo Nước / Tổ Chức Chủ Nợ 2006
– 2010
Trung Quốc

Pháp

Đức

Nhật Bản

Nga

Mỹ

ADB

IDA

IMF

NIB

OPEC

40
35

Tỷ Trọng Dư Nợ (%)


30
25
20
15
10
5
0.97

0.98

1.98

1.5

0.99

0
2006

2007

2008

2009

2010

(Nguồn: Bộ Tài Chính Việt Nam)
Hình 2.4: Tỷ trọng dư nợ nước ngồi của chính phủ theo nước / tổ chức
chủ nợ 2006 – 2010 (tính theo 10 quốc gia – tổ chức Việt Nam có dư nợ nhiều

nhất)

2.2 Các nghiên cứu liên quan
2.2.1 Frankel, Jeffery A., and Shang–Jin Wei. 1994, “YEN BLOC OR DOLLAR
BLOC? EXCHANGE RATE POLICIES OF THE EAST ASIAN ECONOMIES.”
(Khối đồng Yên hay khối đồng đô la Mỹ? Chính sách tỷ giá của nền kinh tế Đông
Á.) In Macroeconomic Linkage: Savings, Exchange Rates, and Capital Flows, ed.
Takatoshi Ito and Anne O. Krueger. Chicago: Univeristy of Chicago Press.
Dữ liệu & mơ hình nghiên cứu:
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng tuần từ đầu năm 1979 đến tuần thứ hai của
tháng 5/1992. Dữ liệu tỷ giá hối đoái song phương của đồng nội tệ so với ngoại tệ:
đồng đô la Mỹ, đồng yên Nhật, Mác Đức (đại diện cho tiền tệ châu Âu), đồng đô la
Úc và Newzealand. Các đồng nội tệ trong nghiên cứu này là: Won Hàn Quốc, đô la
Singapore, Hồng Kông, Đài Loan, Ringgit Malaysia, Rupiah Indonesia, Peso


-12-

Philippine, Baht Thái Lan, và nhân dân tệ Trung Quốc. Kiểm tra bằng phương pháp
hồi quy bình phương tối thiểu (OLS) để kiểm tra tỷ trọng của đồng đô la Mỹ và
đồng n trong chính sách tỷ giá hối đối của các nước Đơng Á đó.

Nội dung & kết quả nghiên cứu:
“Khối đồng yên đang hình thành ở khu vực Đông Á, ảnh hưởng đến kinh tế
của các nước trong khu vực này từ chuyển đổi tỷ trọng đồng đô la Mỹ sang đồng
n trong chính sách tỷ giá”, đó là chủ đề mà bài nghiên cứu này xem xét, một số
vấn đề có thể có của một giả thuyết “khối yên”: Thứ nhất, tỷ trọng của đồng yên
đang tăng lên theo thời gian trong các chính sách tỷ giá hối đối của nền kinh tế
Đơng Á. Thứ hai, một khối thương mại trong khu vực tập trung vào kinh tế Nhật
Bản đang nổi lên. Thương mại giữa Nhật Bản và nền kinh tế Đông Á đã tăng nhanh

hơn so với những gì sẽ được dự đốn dựa trên các yếu tố như GNP song phương và
chi phí vận chuyển… Bên cạnh đó, bài nghiên cứu sẽ đồng thời đánh giá khu vực
Đông Á vẫn liên kết chặt chẽ với khối đơ la Mỹ.
Kết luận của những dự đốn, giả thuyết từ bài nghiên cứu này: Thứ nhất, đồng
đô la Mỹ vẫn là đồng tiền quốc tế chính trong chính sách tỷ giá hối đối Đơng Á.
Tất cả các nước Đông Á đã đặt phần lớn tỷ trọng vào đồng đơ la Mỹ trong chính
sách tỷ giá của họ. Thứ hai, một số loại tiền tệ (Singapore, Hồng Kông, Indonesia,
Thái Lan, Đài Loan) tăng tỷ trọng vào đồng yên trong giữa những năm 1980, nhưng
các bằng chứng cho thấy sự tăng lên của đồng yên này trong chính sách tỷ giá hối
đối của các nước đó là khơng đáng kể. Thứ ba, mức độ thương mại ở Đông Á,
cũng giống như thương mại trong khối Châu Âu là thiên về thương mại trong khu
vực, và vẫn khơng có bằng chứng của bất kỳ xu hướng tăng trong thương mại nội
khối này. Nội bộ khối Đông Á này cũng không tập trung vào thương mại Nhật Bản.
Nhìn chung, các bằng chứng liên quan đến cả thương mại và liên kết tiền tệ cho
thấy ít có dữ liệu cho sự hình thành của một khối yên. Ngược lại, các nước Đông Á
tiếp tục được liên kết chặt chẽ với Mỹ. Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền được ưa


-13-

chuộng trong thanh toán thương mại và cho vay quốc tế, ngay cả trong khu vực
Đông Á.
2.2.2 Kawai, Masahiro. 2002. “EXCHANGE RATE ARRANGEMENTS IN EAST
ASIA: LESSONS FROM THE 1997–1998 CURRENCY CRISIS.” (Sự sắp xếp tỷ giá
ở Đông Á: Bài học từ cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998.) Monetary and
Economic Studies 20, no. S–1: 167–204.
Dữ liệu & mơ hình nghiên cứu:
Dữ liệu tỷ giá hối đối chính thức được báo cáo của các nước thành viên từ
quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Để hiểu được cơ chế của sự sắp xếp tỷ giá, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân

tích hồi quy theo Frankel và Wei (1993, 1994, 1995), phương trình ước tính như
sau:
etj    1etUSD   2 etDM  3etJY   4 etFF  5etUKP  ut

Trong đó, etj là sự thay đổi hàng tháng trong tỷ giá hối đoái của tiền tệ j trong
tháng t, βk (k=1, 2, …) là hệ số về việc thay đổi hàng tháng trong tỷ giá hối đoái của
k ngoại tệ. Các đồng ngoại tệ tương ứng là: đô la Mỹ, mác Đức, yên Nhật, franc
Pháp, và bảng Anh. Một sự thay đổi hàng tháng trong tỷ giá hối đoái được xác định
bởi sự chênh lệch theo logarit của tỷ giá hối đối danh nghĩa. Dựa trên phân tích hồi
quy này, các nền kinh tế phát triển có thể được phân thành ba loại lớn theo quan sát
cơ chế tỷ giá hối đối, đó là “cố định” vào đồng đơ la Mỹ hay rổ tiền tệ, tỷ giá “thả
nổi” và “trung gian” giữa 2 loại này. Tùy thuộc vào độ biến động tỷ giá hối đoái, cụ
thể, các quốc gia được sắp xếp theo “cố định” khi biến động ít hơn 0.0075, “trung
gian” khi biến động là giữa 0.0075 và 0.015, và “thả nổi” khi biến động vượt quá
0.015.
Nội dung & kết quả nghiên cứu:
Bài nghiên cứu này xem xét sự phát triển của cơ chế tỷ giá hối đoái trong nền
kinh tế thị trường mới nổi ở Đông Á trong 10 năm qua. Bằng cách tập trung vào vai
trò của đồng đô la Mỹ, đồng yên và đồng Euro làm đồng tiền neo để ổn định tỷ giá,


-14-

bài nghiên cứu cho rằng đồng đô la Mỹ đã đóng một vai trị chủ đạo hay trên thực tế
là đồng tiền neo cho khu vực Đông Á cho đến khi cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997–
1998. Trong cuộc khủng hoảng, sự thống trị của đồng đô la Mỹ tự nhiên giảm trong
khu vực Đông Á như là kết quả dẫn đến một sự thay đổi chung cho cơ chế tỷ giả hối
đoái thả nổi. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, sự lựa chọn tỷ giá hối đối ở Đơng
Á bắt đầu khác nhau so với mơ hình trước khủng hoảng. Đồng đơ la Mỹ đã lấy lại
vị trí ở một số nước (đặc biệt ở Malaysia), trong khi sự thống trị của nó vẫn giảm và

tỷ giá hối đối thả nổi đã tăng lên ở những nước khác (đặc biệt ở Indonesia). Bên
cạnh đó, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore dường như đã chuyển sang neo vào một
rổ tiền tệ với tỷ trọng đáng kể trên đồng đô la Mỹ và đồng yên. Vì thế, bài này cần
nghiên cứu cho một hệ thống tiền tệ mong muốn của cả khu vực để thúc đẩy thương
mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế. Với biến động cao
của tỷ giá hối đối n – Đơ la Mỹ và các mối quan hệ đa dạng về đối tác thương
mại và dòng vốn FDI, kết quả đề xuất nền kinh tế Đông Á mới nổi sẽ được ổn định
hơn nếu neo đồng tiền của nước mình vào một rổ tiền tệ trong đó đồng đơ la Mỹ,
n và Euro có vai trị quan trọng khơng kém nhau. Tuy vậy, sự ổn định tỷ giá trong
khu vực vào một rổ tiền tệ không phải là cứng nhắc. Mỗi nền kinh tế có thể lựa
chọn hình thức tỷ giá riêng của nước mình trong điều hành chính sách, có thể là một
rổ tiền tệ, neo vào một đồng tiền, hoặc thả nổi với biên độ rộng. Sau giai đoạn đó,
nền kinh tế Đơng Á có thể đánh giá lại hiệu quả của chính sách ổn định tỷ giá của
nước mình so với rổ tiền tệ trong khu vực.
2.2.3 McKinnon, Ronald I., and Gunther Schnabl. 2003. “SYNCHRONISED
BUSSINESS CYCLE IN EAST ASIA AND FLUCTUATIONS IN THE YEN/DOLLAR
EXCHANGE RATE.” (Chu kỳ kinh doanh đồng bộ hóa ở Đơng Á và biến động
trong tỷ giá Yên – Đô la Mỹ.) World Economy 26, no. 8: 1067–88.
Dữ liệu & mơ hình nghiên cứu:
Nghiên cứu ước tính tác động của cú sốc tỷ giá đồng yên – Đô la Mỹ trên sản
lượng khu vực tại các quốc gia nhỏ ở Đông Á (EA1) cộng với Trung Quốc. Mơ hình


-15-

kinh tế của Kwan (2001: 38-41) được xem xét với dữ liệu sản lượng và tỷ giá hối
đoái được lấy theo năm cho giai đoạn 1982 – 1997. Tất cả hồi quy được chạy cho
tốc độ tăng trưởng sản lượng thực tế của EA2 (EA1 cộng với Trung Quốc) với sự
thay đổi hàng năm của tỷ giá yên – Đô la Mỹ (eYenDollar) và tăng trưởng sản lượng
thực tế ở Mỹ (YUS). Phương trình được mơ tả như sau:

yEA2t  1   2 yUSt  3eYenDollart   4eYenDollart 1  ut

Từ phương trình nghiên cứu sẽ cho thấy một mối tương quan tỷ lệ giữa tỷ giá
đồng yên – Đô la Mỹ cả hiện tại hay độ trễ một năm và tăng trưởng sản lượng thực
tế của EA2.
Nội dung & kết quả nghiên cứu:
Nhiều tác giả trong bài nghiên cứu này đã đề xuất vực dậy nền kinh tế trong
giai đoạn khó khăn của Nhật Bản bằng cách mở rộng cung tiền và giảm giá đồng
yên. Từ đó, việc nghiên cứu sẽ phát hiện ra những ảnh hưởng của giảm giá đồng
yên so với đồng đô la Mỹ trên nền kinh tế Đông Á mà phần lớn các nước neo đồng
tiền của họ vào đồng đô la này. Chu kỳ kinh tế của các nước Đông Á (trừ Trung
Quốc) có liên quan chặt chẽ với sự biến động của thay đổi tỷ giá đồng yên – Đô la
Mỹ thơng qua khả năng cạnh tranh xuất khẩu và dịng vốn đầu tư trực tiếp từ nước
ngoài. Nghiên cứu cho thấy rằng việc phá giá đồng yên với tỷ lệ lớn sẽ có tác động
tiêu cực đến nền kinh tế Đông Á, và đây không phải là một lựa chọn chính sách hợp
lý cho Nhật Bản.
Một giả thuyết nữa được đưa ra là tác động tiêu cực mà sự mất giá đồng yên
có thể gây ra ở các quốc gia ở Đông Á sẽ được bù đắp nhiều hơn bởi nhập khẩu từ
Nhật Bản. Nhưng nghiên cứu cho thấy rằng điều ngược lại là đúng. Tác động tiêu
cực của sự mất giá đồng yên với nền kinh tế Đông Á là mạnh hơn so với tác động
tích cực của việc nhập khẩu từ Nhật Bản. Vì thế, kết quả của nghiên cứu là rõ ràng:
đồng yên không nên giảm giá. Tổng quát hơn, biến động trong tỷ giả yên – Đô la
Mỹ sẽ gây tăng sự biến động của chu kỳ kinh tế trong nền kinh tế Đông Á. Các
nước này sẽ ổn định hơn nếu đồng yên ổn định.


-16-

2.2.4 Mansor H.Ibrahim. 2007. “THE YEN–DOLLAR EXCHANGE RATE AND
MALAYSIAN MACROECONOMIC DYNAMICS” (Tỷ giá Yên – Đô la Mỹ và động

thái kinh tế vĩ mô của Malaysia) The Developing Economies, XLV–3 (September
2007): 315–38.
Nội dung & kết quả nghiên cứu
Rajan (2002) và McKinnon và Schnabl (2003) cho rằng chính sách neo cố
định đồng tiền quốc gia với đồng đô la Mỹ, như trong trường hợp của Malaysia, đã
phơi bày bản chất của nền kinh tế khi gặp những cú sốc của một loại tiền tệ thứ ba
giống như tỷ giá của đồng n so với đồng đơ la Mỹ. Trong cơng trình nghiên cứu
của họ, McKinnon và Schnabl (2003) đánh giá những ảnh hưởng của biến động tỷ
giá hối đoái yên – Đô la Mỹ đến tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Đông Á.
Áp dụng phương pháp hồi quy OLS, họ dẫn chứng kết quả chính sau đây: sự giảm
giá của đồng n so với đồng đơ làm đình trệ sự tăng trưởng sản lượng của tổng thể
các nước Đông Á (bao gồm cả Trung Quốc). Tác động tiêu cực này của tỷ giá cũng
đúng với một số nền kinh tế độc lập như là Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan và
Thái Lan. Tài liệu cho thấy chu kì kinh doanh trong khu vực Đông Á dường như
được đồng bộ hóa, họ kết luận rằng biến động trong giá trị đồng n lý giải cho
đồng bộ hóa chu kì kinh doanh này. Điều thú vị là, đối với trường hợp của Malaysia,
trong khi tăng trưởng sảnn lượng của các nước Đơng Á khác (trừ Nhật Bản) ảnh
hưởng tích cực đến tăng trưởng sản lượng của Malaysia, mối quan hệ giữa tăng
trưởng sản lượng của Nhật Bản và Malaysia ở mức thơng thường là khơng đáng kể.
Ngồi ra, biến động tỷ giá đồng n – Đơ la Mỹ khơng có ảnh hưởng đáng kể đến
tăng trưởng sản lượng của Malaysia.
Ở bài nghiên cứu này của Ibarahim, tác giả bổ sung cho các nghiên cứu về tác
động kinh tế vĩ mô của thay đổi tỷ giá hối đoái bằng cách tập trung đặc biệt vào nội
dung của Rajan (2002) và McKinnon và Schnabl (2003) trong đó một quốc gia đã
ưu tiền đồng đô la Mỹ như một loại tiền tệ neo như Malaysia dễ bị những cú sốc
trong một loại tiền tệ thứ ba, trong trường hợp Đông Á, là đồng Yên Nhật. Cụ thể
hơn, tác giả mở rộng nghiên cứu của McKinnon và Schnabl ở hai khía cạnh: đầu


-17-


tiên, ngoài việc đánh giá những tác động của biến động tỷ giá đồng Yên – Đô la Mỹ
trên sản lượng thực tế, tác giả cũng điều tra tác động trên các biến khác, cụ thể là
chỉ số giá và biến tiền tệ. Bằng cách áp dụng phương pháp tự hồi quy vectơ (VAR),
tác giả đánh giá thực nghiệm tác động của tỷ giá đồng Yên – Đô la Mỹ trên các yếu
tố kinh tế vĩ mô với các biến: sản lượng thực tế (GDP), mức giá (CPI) và cung tiền
(M1) cho Malaysia. Các dữ liệu được sử dụng trong phân tích được lấy theo quý từ
quý 1 năm 1978 đến quý 4 năm 2003. Kết quả cho thấy sự thay đổi trong tỷ giá n
– Đơ la Mỹ có thể ảnh hưởng đáng kể đến các biến kinh tế vĩ mô của Malaysia, cụ
thể, sự mất giá đồng Yên so với đô la Mỹ dẫn đến suy giảm trong GDP thực tế và
cung tiền. Kết quả này khá vững chắc khi tác giả dùng các mơ hình VAR thay thế
khác như: dùng biến lãi suất liên ngân hàng thay cho cung tiền M1; dùng tỷ giá
danh nghĩa thay cho tỷ giá thực; loại bỏ thời kì hậu khủng hoảng ra khỏi giai đoạn
nghiên cứu.
Tổng hợp lại, tác giả đi đến kết luận rằng các kết quả của tác giả là phù hợp
với các luận điểm cho rằng các cú sốc trong đồng tiền thứ ba có thể có các tác động
mạnh đến các quốc gia neo tỷ giá vào đồng đô la Mỹ. Trong khi cách tiếp cận của
Malaysia trong việc cố định tỷ giá của nó đối với đồng đô la Mỹ trong thời gian
khủng hoảng đảm bảo sự ổn định tài chính đáng tranh cãi, việc áp dụng nó vào lúc
bình thường có thể đưa Malaysia vào tình thế quay vịng với các đồng tiền thứ ba
khác. Tương tự, cú sốc trong tỷ giá yên cần được xem xét đến khi thiết lập các
chính sách. Tuy nhiên, thật khơng dễ như cái nhìn bề ngồi, do tỷ giá yên tác động
cả thị trường xuất khẩu Malaysia và thị trường nội tệ, do đó chúng có thể gây khó
khăn cho các nhà tiền tệ trong việc đưa ra chính sách. Như tác giả đã thể hiện, sự
sụt giá trong đồng yên làm suy giảm sản lượng và thắt chặt tiền tệ. Câu hỏi đặt ra là:
Các nhà tiền tệ có nên nới lỏng chính sách tiền tệ bằng cách mở rộng cung tiền để
tăng sản lượng hay không? Câu trả lời có thể là có nếu sự sụt giảm hoặc suy thoái
của sản lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà làm chính sách. Tuy nhiên,
trong q trình hội nhập tài chính, lãi suất thấp có thể ngăn cản q trình đầu tư tài
chính, vấn đề thường bị tranh cãi đối với sự phát triển của thị trường vốn nội địa.



-18-

2.2.5 Ying Fang, Shicheng Huang and Linlin Niu. 2012. “DE FACTO
CURRENCY BASKETS OF CHINA AND EAST ASIAN ECONOMIES: THE
RISING WEIGHTS” (Rổ tiền tệ của nền kinh tế Trung Quốc và Đông Á: Gia tăng tỷ
trọng đồng tiền) Institute for Economies in Transition, BOFIT Discussion Papers
Dữ liệu & mơ hình nghiên cứu:
Phương trình hồi quy giải thích sự thay đổi giá trị trong một loại tiền tệ châu Á
bởi những thay đổi giá trị trong tiền tệ quốc tế: USD, EUR, JPY, GBP, và đồng
nhân dân tệ. Lấy đồng won Hàn Quốc là một ví dụ, phương trình hồi quy là:
 log KRWt  c  1t  log USDt   2t  log EURt   3t  log JPYt   4t  log GBPt
  5t  log CNYt  ut

Dữ liệu hàng ngày của tỷ giá hối đoái từ 07/02/2005 đến 29/07/2011được lấy
từ nguồn Bloomberg. Nghiên cứu kiểm tra tính dừng bằng phương pháp kiểm định
ADF, KPSS, và kiểm định đồng liên kết theo phương pháp Johansen

Nội dung & kết quả nghiên cứu:
Sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc đã là một trong những vấn đề quan trọng
trong ba thập kỷ vừa qua. Đồng nhân dân tệ (RMB) đang được đánh giá cao so với
đồng đô la Mỹ. Năm 2005, cơ quan tiền tệ của Trung Quốc công bố thay đổi từ chế
độ neo vào đồng đô la Mỹ sang neo vào một rổ tiền tệ: đồng đô la Mỹ (USD), yên
Nhật (JPY), euro (EUR), won Hàn Quốc (KRW), đồng đô la Úc (AUD), đô la
Canada (CAD), bảng Anh (GBP), ringgit Malaysia (MYR), đồng rúp Nga (RUB),
đô la Singapore (SGD) và đồng baht Thái Lan (THB). Để xác định giá trị của đồng
nhân dân tệ, nghiên cứu sử dụng phương pháp Bayesian cho mơ hình rổ tiền tệ của
Frankel và Wei (2007) với 11 loại tiền tệ như Trung Quốc đã công bố. Kết quả cho
thấy tỷ trọng đồng đô la Mỹ đã giảm, tỷ trọng trên một số đồng tiền châu Á đã tăng

lên. Bên cạnh đó, bằng việc kiểm tra rổ tiền tệ của các nước Đơng Á, trong đó bao
gồm các loại tiền tệ quốc tế và nhân dân tệ trong rổ của họ. Nghiên cứu tìm thấy
đồng nhân dân tệ ngày càng trở nên quan trọng trong việc xác định giá trị tiền tệ
châu Á. Chẳng hạn, một xu hướng tăng tỷ trọng của nhân dân tệ trong rổ tiền tệ của


×