Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

(Luận văn thạc sĩ) đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp thông qua việc phát hành trái phiếu công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.92 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

NGUYỄN THANH LONG

ĐA DẠNG HOÁ CÁC NGUỒN TÀI TR
CHO DOANH NGHIỆP THÔNG QUA VIỆC
PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TY
Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – ngân hàng
Mã số
: 60.31.12

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học :
PGS – TS NGUYỄN NGỌC ĐỊNH

Tp.Hồ Chí Minh – Năm 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ nội dung, số liệu trong luận văn thạc sỹ
kinh tế này là do chính tác giả tự nghiên cứu, khảo sát thu thập và thực hiện.
Tác giả luận án

NGUYỄN THANH LONG


i

Mục lục


PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TR TRÁI PHIẾU CÔNG
TY ..................................................................................................................................5
1.1
Trái phiếu công ty ............................................................................................6
1.1.1
Đặc điểm : ..................................................................................................6
1.1.2
Phân loại trái phiếu công ty......................................................................6
1.2
Ưu – Nhược điểm của việc tài trợ bằng trái phiếu Công ty :..................11
1.3
Lý thuyết trật tự phân hạng và việc phát hành trái phiếu công ty ........14
1.4 Các yếu tố kỹ thuật phát hành trái phiếu công ty ..........................................15
1.4.1 Mệnh giá trái phiếu ......................................................................................15
1.4.2 Lãi suất định kỳ của trái phiếu ...................................................................15
1.4.3 Thời hạn của trái phiếu ................................................................................17
1.4.4 Thông tin về trái phiếu.................................................................................17
1.5 Kinh nghiệm về việc phát hành trái phiếu Công ty........................................17
1.5.1 Kinh nghiệm phát hành trái phiếu ở các nước đang phát triển .............17
1.5.2 Kinh nghiệm phát hành trái phiếu công ty ở các nước phát triển.........19
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 22
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NGUỒN HUY ĐỘNG TÀI TR CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM ..................................................................................23
2.1 Thực trạng của việc phát hành trái phiếu công ty ở Việt Nam.....................23
2.2 Phân tích nguồn tài trợ các doanh nghiệp ở Việt Nam theo loại hình sở hữu :....26
2.2.1 Doanh nghiệp nhà nước................................................................................27
2.2.2 Công ty cổ phần............................................................................................29
2.2.3 Công ty tư nhân ............................................................................................31
2.3 Phân tích lý thuyết trật tự phân hạng vào việc huy động vốn.......................33

2.3.1 Lý thuyết trật tự phân hạng về việc sử dụng và huy động vốn bổ sung
nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh được phân chia theo thứ tự
sau : ..........................................................................................................................33
2.3.1.1 Huy động từ lợi nhuận giữ lại và các nguồn vốn quỹ ........................34
2.3.1.2 Phát hành trái phiếu vay nợ .................................................................34
2.3.1.3 Phát hành cổ phiếu ................................................................................35
2.3.2 So sánh giữa lý thuyết và thực tế ở một số doanh nghiệp tại Việt Nam36
2.4 Thực trạng tài trợ bằng trái phiếu Công ty tại Việt Nam .............................41
2.4.1 Các loại trái phiếu Công ty đã phát hành .................................................44
2.4.2 Ưu – nhược điểm của các trái phiếu công ty đã phát hành.....................45
2.4.3 Tồn tại và nhận xét về việc phát hành trái phiếu công ty :....................47
2.4.4 Các vướng mắc về luật định ........................................................................49
2.4.5 Niềm tin và nhận thức của nhà đầu tư.......................................................51


ii

2.4.6 Thông tin chưa minh bạch............................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ............................................................................................. 53
CHƯƠNG 3 : CÁC GIẢI PHÁP NHẰM GIA TĂNG VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI
PHIẾU CÔNG TY LÀM ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN TÀI TR CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM.................................................................................................. 54
3.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc phát hành trái phiếu công ty ..................54
3.2 Giải pháp kỹ thuật để phát hành trái phiếu Công ty .....................................55
3.2.1 Các yêu cầu về mặt kỹ thuật .......................................................................55
3.2.2 Qui trình phát hành trái phiếu Công ty.....................................................56
3.2.3 Khả năng hoàn trả của Công ty..................................................................59
3.3 Giải pháp khác nhằm thúc đẩy việc phát hành trái phiếu Công ty để đa
dạng hoá nguồn tài trợ cho các doanh nghiệp : .....................................................60
3.3.1 Xây dựng hệ thống định mức tín nhiệm đối với công ty ..........................60

Giải thích...................................................................................................................62
3.3.2 Chuẩn hoá hệ thống thông tin và công bố thông tin................................67
3.3.3 Xây dựng các yếu tố cơ sở hạ tầng để phát triển giao dịch trái phiếu
công ty......................................................................................................................69
3.3.3.1 Các tổ chức trung gian thị trường, các nhà đầu tư có tổ chức: ....................69
3.3.3.2 Thị trường phi tập trung (OTC) ...........................................................71
3.3.4 Vai trò và sự hổ trợ của các tổ chức tín dụng và ngân hàng cho sự hình
thành và phát triển nguồn tài trợ bằng trái phiếu công ty..............................72
3.3.5 Xây dựng đường cong lãi suất chuẩn – nền tảng lãi suất ........................73
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 76
PHẦN KẾT LUẬN ...................................................................................................... 77
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHAÛO


iii

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ
Bảng :
Bảng 1.1 : Tăng giá đồng tiền ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi (%)

trang 18

Bảng 2.1 : Số liệu tổng hợp từ cuộc khảo sát

trang 26

Bảng 2.2 : Quy mô niêm yết thị trường (tính đến ngày 10/05/2008)

trang 38


Bảng 2.3 : Tình hình phát hành trái phiếu công ty

trang 42

Bảng 2.4 : Tổng kết thị trường TPCT năm 2007

trang 43

Bảng 2.5 : So sánh lãi suất TPCP và TPCT cùng kỳ hạn

trang 50

Bảng 3.1 : Bảng ký hiệu ĐMTN dài hạn

trang 62

Sơ đồ :
Sơ đồ 3.1 : Qui trình mẫu phát hành trái phiếu công ty

trang 59

Hình vẽ :
Hình 2.1 : Qui mô Doanh nghiệp theo khảo sát (%)

trang 26

Hình 2.2 : Qui mô vốn của DN theo khảo sát

trang 27


Hình 2.3 : Biểu đồ tỷ trọng khối lượng qui mô giao dịch chứng khoán

trang 37

Hình 2.4 : Biểu đồ tỷ trọng giá trị qui mô giao dịch chứng khoán

trang 38


iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CP

:

Cổ phiếu

CRA

:

Tổ chức chức định mức tín nhiệm

DN

:

Doanh nghiệp


DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

ĐMTN

:

Định mức tín nhiệm

ĐV

:

Đơn vị

IPO

:

Phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng

NH

:

Ngân Hàng


NHNN

:

Ngân hàng nhà nước

NHTM

:

Ngân hàng thương mại

NHTW

:

Ngân hàng trung ương

OTC

:

Thị trường giao dịch không tập trung

TCBLPH

:

Tổ chức bảo lãnh phát hành


TCPH

:

Tổ chức phát hành

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TP

:

Trái phiếu

TPCĐ

:

Trái phiếu chuyển đổi

TPCP

:

Trái phiếu chính phủ


TPCT

:

Trái phiếu công ty

TTCK

:

Thị trường chứng khoán

TTGDCK

:

Trung tâm giao dịch chứng khoán

TTTP

:

Thị trường trái phiếu

TTTPCP

:

Thị trường trái phiếu chính phủ


TTTPCT

:

Thị trường trái phiếu công ty

SGDCKTPHCM

:

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO tổ chức thương
mại thế giới, từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu một cách chủ động.
Cùng chung với vận hội và thách thức mới, các doanh nghiệp Việt Nam đã và
đang bước những bước đi chủ động mang tính cạnh tranh để giành lấy vị trí trên
trường quốc tế : đổi mới kỹ thuật công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và nâng
cao trình độ của đội ngũ lao động… Trong điều kiện tốc độ tăng trưởng kinh tế

ngày càng cao đi kèm với lạm phát gia tăng, việc bổ sung nguồn vốn đầu tư của
doanh nghiệp là điều tất yếu. Việc bổ sung vốn bằng nguồn lợi nhuận giữ lại
thì không đủ đáp ứng nhu cầu của đơn vị. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp
ở Việt Nam đều chú trọng hình thức tài trợ vốn thông qua việc phát hành cổ
phiếu huy động vốn trên thị trường chứng khoán hoặc từ các nhà đầu tư và đi
vay ở các tổ chức tín dụng khác mà chưa quan tâm việc huy động vốn bằng
cách phát hành trái phiếu.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 xảy ra ở Châu Á, các nhà
kinh tế học nghiên cứu đã cho thấy là cần phải san sẻ gánh nặng từ hệ thống tín
dụng sang cho thị trường trái phiếu công ty. Và đặt ra yêu cầu phải phát triển
thị trường trái phiếu công ty để thực hiện chức năng tài trợ hiệu quả cho các
doanh nghiệp.
Đồng thời với việc đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp, nguồn vốn tài
trợ cho doanh nghiệp từ phát hành cổ phiếu cũng đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến phát hành cổ phiếu để huy động vốn mà quên
đi việc phát hành trái phiếu công ty với những tiện ích và lợi thế riêng có.


2

Việc nhận tài trợ vốn từ các tổ chức tín dụng tạo nên áp lực trả nợ cho
doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư ban đầu còn phát hành trái phiếu công ty
được xem như là khoản vay có thời gian đáo hạn khá dài, rủi ro chia đều cho
các nhà đầu tư.
Ở các nước tiên tiến trên thế giới, việc tài trợ vốn thông qua phát hành
trái phiếu công ty là phổ biến. Ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp phát
hành trái phiếu công ty khá thành công như Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam,
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam…. Dù vậy, với phần lớn các doanh nghiệp
nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát hành trái phiếu công ty là việc quá
mới mẻ là do hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh, hạ tầng cơ sở của thị trường

chứng khốn còn yếu kém, đội ngũ lãnh đạo và nhà đầu tư còn non yếu về kiến
thức, chưa thực sự quan tâm đến nguồn tài trợ từ việc phát hành trái phiếu công
ty. Đồng thời sự tín nhiệm của nhà đầu tư đối với các doanh nghiệp vẫn chưa
có, kèm theo đó là sự thiếu minh bạch trong công bố thông tin của doanh
nghiệp.
Xuất phát từ nguyên nhân trên, tác giả đã mạnh dạn đi vào nghiên cứu
đề tài:
“ĐA DẠNG HOÁ NGUỒN TÀI TR CHO DOANH NGHIỆP
THÔNG QUA VIỆC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU CÔNG TY”
2. MỤC TIÊU ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU
Vấn đề trọng tâm của đề tài là trên cơ sở xem xét thực trạng phân tích
những mặt tồn tại, tìm hiểu nguyên nhân, những cơ hội và thách thức từ thực tại
để đề ra các giải pháp phù hợp hướng đến việc đa dạng nguồn tài trợ cho doanh
nghiệp thông qua thị trường trái phiếu công ty. Từ đó khuyến khích các doanh
nghiệp nâng cao nhận thức, thay đổi quan điểm và xem việc phát hành trái
phiếu công ty là kênh huy động vốn thay cho hình thức vay nợ từ các tổ chức tín


3

dụng hay phát hành cổ phiếu để làm nguồn tài trợ, góp phần chia sẻ rủi ro từ hệ
thống các tổ chức tín dụng cho thị trường trái phiếu công ty, làm nền tảng vững
chắc cho sự phát triển kinh tế bền vững.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung các vấn đề liên quan đến việc
tài trợ vốn cho các doanh nghiệp theo khảo sát và những giải pháp cho việc tài
trợ này so với lý thuyết tài chính hiện đại.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu việc phát hành trái phiếu trong phạm vi các doanh
nghiệp. Để thực hiện điều này đề tài đã khảo sát thăm dò 70 doanh nghiệp qui
mô nguồn vốn từ dưới 01 tỷ đến hơn 1.000 tỷ đồng; trong đó bao gồm nhiều

loại hình doanh nghiệp như : doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, công ty liên doanh, công ty cổ phần có niêm yết và không niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân…. hoạt động
ở lónh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, ….
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Ở góc độ vó mô, việc vận dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp
phần phát triển thị trường trái phiếu công ty ở Việt Nam.
Ở góc độ vi mô, các doanh nghiệp có thể vận dụng những nghiên cứu
của đề tài để phục vụ công tác huy động vốn thông qua việc phát hành trái
phiếu công ty. Điều này không những giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về
vốn đầu tư trung và dài hạn đồng thời giúp doanh nghiệp có nhìn nhận đúng
đắn hơn về lợi ích từ việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát thu thập thông tin từ các doanh
nghiệp khu vực phía Nam, các tham luận, đề tài kế thừa có chọn lọc các tài liệu
khoa học, dùng phương pháp thống kê và tổng hợp để đánh giá tình hình huy
động vốn trong thời gian vừa qua, vận dụng kinh nghiệm của các nước trong


4

việc huy động nguồn tài trợ thông qua việc phát hành trái phiếu công ty làm cơ
sở để đề xuất các giải pháp phù hợp thúc đẩy kênh tài trợ từ thị trường trái
phiếu công ty ở Việt Nam ngày càng phát triển hiệu quả hơn.
Toàn bộ nội dung của đề tài được thể hiện trong 03 chương :
-

Chương I : Lý luận tổng quan về nguồn tài trợ trái phiếu công ty

- Chương II : Thực trạng các nguồn huy động tài trợ của các doanh nghiệp ở

Việt Nam

- Chương III : Đa dạng hóa các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp Việt Nam
thông qua việc phát hành trái phiếu công ty


5

CHƯƠNG I : LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ NGUỒN TÀI TR TRÁI
PHIẾU CÔNG TY
Bất cứ loại hình doanh nghiệp nào dù là doanh nghiệp nhà nước, công ty
tư nhân thì sau một thời gian hoạt động, muốn mở rộng sản xuất kinh doanh và
phát triển đi lên đều cần có nguồn vốn để tiếp tục thực hiện tài trợ các dự án
của đơn vị. Đây là yếu tố bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại trong môi trường
kinh tế cạnh tranh. Các nguồn tài trợ cho doanh nghiệp bao gồm : lợi nhuận giữ
lại, phát hành cổ phiếu (chứng khoán vốn), vay nợ từ các tổ chức tín dụng và
phát hành trái phiếu (chứng khoán nợ). Trong khuôn khổ của đề tài, ta chỉ
nghiên cứu về phát hành trái phiếu mà đặc biệt là trái phiếu công ty.
Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghóa vụ của người phát
hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay)
một khoản tiền xác định, thường là trong khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn
trả khoản cho vay ban đầu khi chứng khoán đáo hạn.


6

1.1 Trái phiếu công ty
1.1.1 Đặc điểm :
Trái phiếu công ty có đặc điểm chung như sau : Trái chủ được trả lãi
định kỳ và trả vốn gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết

định của công ty. Nhưng cũng có loại trái phiếu không được trả lãi định kỳ,
người mua được mua dưới mệnh giá và khi đáo hạn được nhận lại mệnh giá.
Khi công ty giải thể hoặc thanh lý, trái phiếu được ưu tiên thanh toán trước các
cổ phiếu. Có những điều kiện cụ thể kèm theo, hoặc nhiều hình thức đảm bảo
cho khoản vay.
Một trái phiếu thông thường có ba đặc trưng chính :
+ Mệnh giá của trái phiếu : giá trị danh nghóa của mỗi trái phiếu được qui định
cho từng đợt phát hành
+ Lãi suất định kỳ (coupon) của trái phiếu : được công bố vào mỗi đợt phát
hành và phụ thuộc vào nhiều yếu tố : lãi suất do chính phủ qui định nếu là trái
phiếu chính phủ hay trái phiếu chính quyền địa phương. Lãi suất trái phiếu
chính phủ cộng phần bù nếu là trái phiếu công ty. Lãi suất này có thể được trả
định kỳ 06 tháng hay 01 năm cho trái chủ.
+ Thời hạn của trái phiếu : thường có thời hạn từ một năm trở lên; tuy nhiên
cũng còn tùy thuộc vào đơn vị phát hành xác định kỳ hạn của trái phiếu đến
hạn thanh toán cho các trái chủ.
1.1.2 Phân loại trái phiếu công ty
Trái phiếu công ty bao gồm những loại sau :
+ Trái phiếu có bảo đảm : là trái phiếu được đảm bảo bằng những tài sản thế
chấp cụ thể, thường là bất động sản và các thiết bị. Người nắm giữ trái phiếu
bảo đảm được bảo vệ ở mức độ cao trong trường hợp công ty phá sản, vì họ có
quyền đòi nợ đối với một tài sản cụ thể.


7

Các loại trái phiếu có bảo đảm được xếp loại từ cao đến thấp theo tài
sản đứng sau chúng và bao gồm :
. Trái phiếu có tài sản đảm bảo (Mortgage bond) là loại trái phiếu dài hạn có
độ an toàn nhất so với các trái phiếu cùng loại. Tài sản bảo đảm được quản lý

theo thủ tục cầm cố.
. Trái phiếu bảo kê theo thiết bị (Equipment trust certificates) là loại trái phiếu
trung và dài hạn. Lãi được trả cho trái phiếu loại này lấy từ nguồn cho thuê và
khai thác thiết bị cho thuê. Loại trái phiếu này có lịch sử sử dụng tài trợ rất
hiệu quả, đồng thời cung cấp một công cụ rất an toàn cho người đầu tư, đặc biệt
là trong hai ngành đường sắt và đường hàng không, để mua sắm và đổi mới tàu
xe hay phi cơ.
. Trái phiếu bảo kê bằng thế chấp (Collateral trust bond) là loại trái phiếu dài
hạn được các công ty phát hành huy động tài chánh vay nợ bằng cách dùng các
cổ phần của công ty khác mà công ty đó đang sở hữu để thế chấp, thay vì thế
chấp bằng tài sản hữu hình.
+ Trái phiếu không bảo đảm : còn được gọi là Trái phiếu tín chấp không được
bảo đảm bằng tài sản mà được bảo đảm bằng tín chấp của công ty. Nếu công ty
bị phá sản, những trái chủ của trái phiếu này được giải quyết quyền lợi sau các
trái chủ có bảo đảm, nhưng trước cổ đông. Các trái phiếu tín chấp có thể
chuyển đổi, cho phép trái chủ được quyền chuyển trái phiếu thành cổ phiếu
thường của công ty phát hành. Tùy theo quy định việc chuyển đổi có thể tiến
hành vào bất cứ thời điểm nào hay chỉ vào những thời điểm cụ thể xác định.
Trái phiếu không có bảo đảm là loại phổ biến trên thị trường chứng khoán và
được các công ty cổ phần sử dụng chủ yếu để huy động vốn bằng chứng khoán
nợ. Bao gồm :
. Trái phiếu thường (Debentures) là loại trái phiếu bảo đảm duy nhất bằng uy
tín công ty. Loại trái phiếu này có lợi suất rất hấp dẫn và đặc biệt chỉ có các


8

công ty làm ăn rất uy tín mới đủ sức hấp lực huy động. Khi công ty bị phá sản,
các trái chủ chỉ được xếp trước cổ đông có vốn cổ phần ưu đãi trong chi trả
phần tài sản còn lại của doanh nghiệp.

. Trái phiếu thường chuyển đổi được (Convertible debentures) là loại trái phiếu
có thêm sự lựa chọn dành cho nhà đầu tư nào muốn hoán chuyển chúng ra cổ
phần thường, với một số điều kiện.
. Trái phiếu được bảo lãnh (Guaranteed bonds) : Loại trái phiếu được bảo lãnh
phát hành bởi một công ty có uy tín trên thị trường. Sự bảo đảm bao hàm cả
việc hoàn trả vốn gốc lẫn lãi.
. Trái phiếu thu nhập (Income bonds) là loại chứng khoán dài hạn, có đặc điểm tổ
chức phát hành chỉ phải trả lãi khi nào công ty có lời dư để trả và thường do các
công ty đang gặp khó khăn về tài chính phát hành đang trong quá trình tái tạo lập
từ nguy cơ phá sản, nhưng có cam kết trả vốn gốc nghiêm chỉnh. Nó thường được
bán thấp xa mệnh giá do giao dịch theo phương thức cố định không lãi
. Trái phiếu không nhận lãi (Zero – coupon bonds) là loại trái phiếu có kỳ hạn
dài và được bán thấp hơn nhiều so với mệnh giá phát hành.
. Trái phiếu đầu cơ (Speculative bonds) có lợi suất cao nhưng cũng chứa đựng
nhiều rủi ro, được S&P’s xếp hạng rất thấp dưới BB và dành cho những nhà đầu
tư mạo hiểm. Luật lệ tài chính và thị trường chứng khoán không khuyến khích
đầu tư vào loại trái phiếu này.
. Trái phiếu ngoại lai (Euro bonds) chỉ chung cho các loại trái phiếu ngoại quốc
phát hành và giao dịch ở một nước ngoài nào đó, không kể Châu u hay Châu
Á. Trái phiếu ghi tiền của nước phát hành khác với đơn vị tiền tệ của nước
được giao dịch. Nếu trái phiếu có mệnh giá là Việt Nam đồng được giao dịch


9

tại châu Âu hay tại Nhật Bản đều được gọi là “Euro bond”. Nếu mệnh giá là
đồng đô la Mỹ thì gọi là “Eurodollar bond”
Ngoài những đặc điểm trên, mỗi đợt trái phiếu phát hành có thể được
gắn kèm theo những đặc tính riêng khác nữa nhằm đáp ứng nhu cầu cụ thể của
một bên nào đó. Cụ thể là :

+ Trái phiếu có thể mua lại cho phép người phát hành mua lại chứng khoán đó
trước khi đáo hạn khi thấy cần thiết. Đặc tính này có lợi cho người phát hành
song lại bất lợi cho người đầu tư, nên loại trái phiếu này có thể có lãi suất cao
hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể bán lại : cho phép người nắm giữ trái phiếu được quyền bán
lại cho bên phát hành trước khi trái phiếu đáo hạn. Quyền chủ động trong
trường hợp này thuộc về nhà đầu tư, do đó lãi suất của trái phiếu này có thể
thấp hơn so với những trái phiếu khác có cùng thời hạn.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi : có thể được xem là sự kết hợp giữa một trái
phiếu thường và một quyền chọn mua cổ phiếu. Nó cho phép người nắm giữ nó
có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường tức thay đổi tư cách từ người chủ nợ
thành người chủ sở hữu của công ty. Loại trái phiếu này thuộc vào nhóm hàng
hoá chứng khoán có thể chuyển đổi được.Thông thường trái phiếu loại này có
tỷ suất trái tức tương đối thấp so với các loại trái phiếu khác, song bù lại nó hứa
hẹn cho nhà đầu tư lợi nhuận lớn hơn từ khả năng mua được cổ phiếu với giá
ưu đãi trong tương lai. Quyền chọn mua cổ phiếu chính là giá trị gia tăng của
loại trái phiếu này, khiến nó trở thành một mặt hàng rất hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư. Thậm chí có công ty chưa phát hành cổ phiếu nhưng trái phiếu
chuyển đổi của nó đã được sự săn lùng gắt gao từ nhà đầu tư (trái phiếu chuyển
đổi của Vietcombank). Đối với đơn vị phát hành trái phiếu chuyển đổi sẽ được


10

lợi là giảm được lãi suất đi vay, có khi còn thu được khoản thặng dư vốn do bán
cao hơn mệnh giá.
Ngoài trái phiếu chuyển đổi còn có một loại chứng khoán gần tương tự :
trái phiếu hoán đổi. Hai loại này khá giống nhau nhưng trái phiếu hoán đổi sẽ
nhận được cổ phiếu từ một công ty khác chứ không phải từ đơn vị phát hành trái
phiếu hoán đổi.

Phát hành trái phiếu chuyển đổi là cách làm giúp nhà đầu tư có cái nhìn tích
cực hơn về đơn vị phát hành. Do trái phiếu chuyển đổi có thể được chuyển thành cổ
phiếu nên giá trị thị trường của chúng sẽ có chiều hướng tăng nếu giá cổ phiếu tăng.
Nhà đầu tư sẽ không bị lỗ nặng khi giá cổ phiếu sụt giảm xuống dưới giá chuyển đổi
(họ không thực hiện quyền chuyển đổi) mà vẫn có lợi khi giá cổ phiếu tăng mạnh
(họ sẽ thực hiện quyền chuyển đổi rồi bán cổ phiếu sau khi đã chuyển đổi)
Trái phiếu chuyển đổi có thể được công ty thu hồi trước hạn. Lãi suất
giảm có thể dẫn đến trái phiếu được thu hồi trước hạn do công ty phát hành
muốn thay khoản nợ của mình bằng một khoản vay khác có lãi suất thấp hơn.
Trái phiếu chuyển đổi có các loại sau :
- Trái phiếu chuyển đổi có thể thu hồi trước hạn (callabe convertible bonds)
- Trái phiếu chuyển đổi theo điều khoản của quỹ thanh toán nợ (convertible
bonds with a sinking fund provision) Điều khoản này cho phép công ty phát
hành trái phiếu thu hồi trước hạn một số trái phiếu nhất định mỗi năm.
- Trái phiếu chuyển đổi có tỷ lệ chuyển đổi khác nhau (convertible bonds with a
variable ratio). Số cổ phần thường mà trái phiếu có thể đổi được khác nhau
theo từng thời điểm trong thời hạn của trái phiếu.
- Trái phiếu chuyển đổi có lãi suất liên quan với lợi tức cổ phần thường
(convertible bonds with an interest rate linked to the divident rate on the
common). Khi lãi suất được điều chỉnh, lãi suất trái phiếu trung bình hàng năm
sẽ luôn cao hơn cổ tức.


11

1.2 Ưu – Nhược điểm của việc tài trợ bằng trái phiếu Công ty :
Sự phát triển của thị trường tài chính đã đem lại cơ hội cho các doanh
nghiệp tiếp cận được với các nguồn tài trợ vốn đa dạng, đáp ứng được nhu cầu
về khối lượng, thời hạn cũng như các đòi hỏi mang tính đặc thù của từng doanh
nghiệp cụ thể.

Đối với các doanh nghiệp, nếu không tính đến số vốn tự tài trợ từ những
khoản lợi nhuận giữ lại của đơn vị, có hai con đường để tiếp cận với nguồn tài
trợ trung và dài hạn trong nền kinh tế, đó là con đường gián tiếp thông qua các
tổ chức trung gian tài chính và con đường trực tiếp thông qua thị trường chứng
khoán. Đầu tiên là doanh nghiệp nhận nguồn tài trợ vốn từ các ngân hàng hay
các tổ chức tài chính tín dụng khác. Thứ hai doanh nghiệp sẽ phát hành các
chứng khoán huy động vốn trực tiếp từ lực lượng đông đảo các nhà đầu tư công
chúng. Các chứng khoán này bao gồm : cổ phiếu và trái phiếu. Mỗi hình thức
huy động vốn đều có đặc điểm riêng và thích hợp trong từng điều kiện cụ thể
của nền kinh tế cũng như của từng đơn vị nhận tài trợ. Nhưng xét chung, việc
tài trợ bằng trái phiếu có ưu điểm nổi trội so với các nguồn tài trợ khác mà cụ
thể là vay ngân hàng và tài trợ bằng vốn cổ phần. Ta có thể khái quát các ưu –
nhược điểm của việc huy động nguồn tài trợ thông qua việc phát hành trái
phiếu công ty bằng mô hình SWOT :
Ưu điểm

Nhược điểm

- Phát hành trái phiếu công ty, TCPH sẽ - Khi phát hành trái phiếu, áùp lực chi
có được nguồn vốn trung và dài hạn phục trả trái tức đều đặn mỗi năm hay mỗi
vụ cho việc mở rộng đầu tư của DN

định kỳ buộc các nhà quản lý DN phải

- Chi phí sử dụng vốn từ phát hành trái năng động hơn trong SXKD để tạo ra
phiếu công ty thì ổn định, lâu dài

lợi nhuận dùng chi trả cho các trái chủ

- Chi phí phát hành trái phiếu rẻ hơn so - Áp lực hoàn trả vốn khi đến hạn cũng

với chi phí phát hành cổ phiếu hay chi phí buộc các nhà điều hành DN phải tính
vay nợ từ các tổ chức tín dụng khác và phụ toán và tích lũy được dòng tiền trong
thuộc vào danh tiếng của TCPH

tương lai sao cho phù hợp với dòng tiền

- Được hưởng lợi từ tấm chắn thuế vì chi của dự án để đảm bảo uy tín của DN
phí sử dụng vốn nợ được hạch toán vào chi và đáp ứng được sự kỳ vọng của các


12

phí trước lãi; trong khi khoản cổ tức chia nhà đầu tư. Vì càng gần đến ngày đáo
cho cổ đông được lấy từ lợi nhuận sau thuế

hạn của chứng khoán nợ, áp lực thanh

- Qui mô nguồn vốn huy động không toán cho các trái chủ càng lớn. Đây
hạn chế, có thể là một số lớn bất kỳ nào cũng là yếu tố nâng cao giá trị DN, một
đó phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn của khi thực hiện tốt sẽ là nền tảng cho
DN và phụ thuộc vào phương án sử những đợt huy động tài trợ kế tiếp
dụng nguồn tài trợ huy động được của - Mức sinh lời kỳ vọng của trái chủ sẽ
DN trong đầu tư mới

thấp hơn mức sinh lợi của cổ đông vì

- Việc phát hành trái phiếu không làm trái phiếu ít rủi ro hơn cổ phiếu.
pha loãng quyền sở hữu như việc phát - Các trái chủ không được quyền tham
hành cổ phiếu, không phải chia sẽ gia điều hành DN cũng như bỏ phiếu
quyền lực cho nhà đầu tư mới


bầu hội đồng quản trị của TCPH

- Mức độ rủi ro của trái phiếu thấp hơn - Các công ty ít tiếng tăm sẽ khó phát
so với cổ phiếu. Các trái chủ sẽ được hành TPCT ra công chúng nên nguồn
hoàn trả toàn bộ hay một phần vốn trước tài trợ từ việc phát hành TP huy động
các cổ đông khi DN gặp rủi ro trong kinh vốn này sẽ khó khăn, không đảm bảo
doanh buộc phải phá sản.

tiến độ thực hiện các dự án trong tương

- Nguồn tài trợ từ trái phiếu có thời lai
gian dài hơn so với nguồn tài trợ từ - Lãi suất của trái phiếu phần nào đó
ngân hàng và các tổ chức tài chính tín chưa hấp dẫn vì không theo kịp tốc độ
dụng khác. Những đơn vị này thường của lạm phát hiện nay
tài trợ cho những dự án ngắn hạn.

- Cơ hội tăng trưởng từ trái tức chưa

- Trái phiếu là hình thức vay nợ nên các được các TCPH quan tâm, nên khi có
DN có thể khai thác sử dụng được đòn trái tức các nhà đầu tư lại phải tự tìm
bẩy tài chính để thực hiện chiến lược phương án đầu tư khác để sinh lãi thêm
phát triển của đơn vị mình. Nợ cũng - Giá TPCT cũng biến động trên thị
giúp các nhà đầu tư thận trọng hơn trong trường : Lãi suất thị trường lên cao lãi
điều hành và không tăng nợ lên mức suất TP thì giá TP sẽ hạ, hoặc khi
quá cao so với số vốn chủ sở hữu.

TCPH bị hạ loại từ các tổ chức định

- Khi TPCT được chào bán trên thị trường mức tín nhiệm hoặc khi có sự cố mất

thì sẽ có nhiều nhà đầu tư quan tâm và cơ thị trường, DN bị vỡ nợ thì giá TP cũng


13

hội nâng cao giá trị DN. Các TP này sẽ giãm theo. Đồng thời khi nhu cầu về
được chuyển nhượng trên thị trường và tạo mặt hàng TPCT của một TCPH nào đó
tính thanh khoản cao; đặc biệt là đối với không có thì giá TP cũng giãm.
các TCPH là công ty lớn
Cơ hội của việc phát hành trái phiếu Những rủi ro tiền ẩn của việc phát
công ty :

hành trái phiếu công ty :

- Phát hành TPCT là kênh huy động - Phát hành TPCT là hình thức vay nợ.
vốn hiện nay và trong tương lai, một Việc sử dụng nợ có thể phát sinh chi
khi nguồn cung cấp tín dụng bị khống phí kiệt quệ tài chính do phải thực hiện
chế theo mức không được vượt quá nghóa vụ theo hợp đồng. Có nghóa là
30% tốc độ tăng trưởng tín dụng của bất chấp thu nhập của mình như thế
các ngân hàng.

nào, DN cũng phải chi trả trái tức. Sử

- Đồng thời TPCT cũng hấp dẫn các dụng nợ càng cao tức gia tăng đòn bẩy
nhà đầu tư hơn khi thị trường cổ phiếu tài chính dẫn đến gia tăng chi phí sử
đang tuột dốc thãm hại từ đầu năm dụng nợ cũng như chi phí sử dụng vốn
đến nay. Các nhà đầu tư có thể đầu tư cổ phần. Chỉ cần một sự sụt giảm của
vào thị trường trái phiếu với kỳ vọng EBIT cũng làm cho EPS và ROE giảm
là nhận được lãi suất ổn định và lâu mức độ nhiều hơn. Việc sử dụng nợ và
dài.


gia tăng đòn bẩy tài chính không hợp lý

- Thị trường trái phiếu chính phủ và sẽ dẫn đến bờ vực phá sản của DN
trái phiếu đô thị hay trái phiếu công - Các nhà quản lý DN và các nhà đầu
trình phát hành và hoạt động đều đặn tư chưa có nhận thức đúng đắn về
tạo tiền đề cho việc phát triển thị TPCT. Chính sách công bố thông tin
trường trái phiếu nói chung và TPCT chưa minh bạch, kỹ năng quản lý yếu
của các DN nói riêng trong huy động kém của TCPH dễ làm nhà đầu tư nản
vốn phục vụ HĐSXKD hay đầu tư mới lòng, từ đó sẽ làm mất cơ hội phát triển
của đơn vị.

thị trường TPCT


14

1.3 Lý thuyết trật tự phân hạng và việc phát hành trái phiếu công ty
Trong tài chính doanh nghiệp hiện đại, mô hình cấu trúc vốn tối ưu thể
hiện qua Lý thuyết trật tự phân hạng nêu rõ việc tài trợ cho doanh nghiệp hình
thành từ các nguồn như sau :
+ Trước hết các doanh nghiệp thường sử dụng lợi nhuận giữ lại để làm nguồn
tài trợ nội bộ. Nguồn lợi nhuận này được tích lũy sau khi đã chi trả cổ tức hay
có thể là toàn bộ số lợi nhuận chưa chi cổ tức cho cổ đông và dùng để phục vụ
cho HĐSXKD hay đầu tư mới
+ Thứ hai, khi cần đến nguồn tài trợ từ bên ngoài, các doanh nghiệp phát hành
chứng khoán an toàn nhất trước. Tức là họ bắt đầu với nợ, rồi đến chứng khoán
ghép như trái phiếu chuyển đổi được. Việc phát hành chứng khoán nợ hay trái
phiếu công ty có tác dụng làm gia tăng đòn bẩy tài chính.
+ Sau cùng, việc phát hành cổ phần thường là giải pháp cuối cùng để huy dộng

nguồn tài trợ từ các cổ đông hay nhà đầu tư nhằm phục vụ mục tiêu mở rộng
HĐSXKD của đơn vị.
Mỗi tỷ lệ nợ quan sát được của mỗi doanh nghiệp phản ảnh các nhu cầu
tích lũy của doanh nghiệp đối với nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Lý thuyết trật tự phân hạng giải thích tại sao các doanh nghiệp có tỷ lệ
khả năng sinh lợi cao thường vay ít hơn và họï không cần nguồn tài trợ từ bên
ngoài. Ngược lại các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp hơn thì phát hành
nợ vì các nguồn vốn nội bộ không đủ bù đắp cho các kế hoạch đầu tư cần đến
vốn và đồng thời khoản mục tài trợ nợ đứng đầu trong trật tự phân hạng của
nguồn tài trợ từ bên ngoài so với cổ phiếu.
Trong lý thuyết trật tự phân hạng, sự hấp dẫn của tấm chắn thuế lãi từ
chứng khoán nợ được coi là có tác động hạng nhì. Các tỷ lệ nợ thay đổi đôi khi
tạo nên sự bất cân đối của dòng tiền nội bộ, cổ tức và các cơ hội đầu tư thực sự.


15

1.4 Các yếu tố kỹ thuật phát hành trái phiếu công ty
1.4.1 Mệnh giá trái phiếu
Mệnh giá là số tiền được ghi trên bề mặt của trái phiếu đại diện cho số
tiền được hoàn trả tại thời điểm đáo hạn.
Mệnh giá trái phiếu có thể do luật định, hoặc cũng có thể do tổ chức
phát hành quy định. Tại Việt Nam, trái phiếu của các doanh nghiệp nhà
nước, trái phiếu của chính phủ sẽ do Nhà nước quy định trên cơ sở Bộ tài
chính quyết định cho từng đợt trái phiếu phát hành.
Mệnh giá trái phiếu cũng có thể được tính theo công thức sau :

Số Vốn cần huy động
Mệnh giá trái phiếu =
Số trái phiếu phát hành


(1.1)

1.4.2 Lãi suất định kỳ của trái phiếu
Trên mỗi trái phiếu đều ghi cam kết của doanh nghiệp phát hành thanh
toán cho trái chủ một số tiền lãi cố định vào một ngày xác định. Số tiền lãi
thường được ghi theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với mệnh giá của trái phiếu, nó
còn được gọi là lãi suất danh nghóa. Lãi suất được tính toán theo năm.
Tất cả trái phiếu đều có chu kỳ thanh toán lãi suất của trái phiếu, ngoại
trừ trái phiếu chiết khấu. Người sở hữu trái phiếu chiết khấu thu được tiền lãi
trái phiếu do mua chúng với giá thấp hơn mệnh giá.
Lãi suất của trái phiếu rất khác nhau và được quy định bới các yếu tố :
* Cung cầu vốn trên thị trường chứng khoán. Lượng cung cầu vốn tùy
thuộc vào chu kỳ kinh tế, chính sách của ngân hàng nhà nước trung ương, mức
độ thâm hụt ngân sách của chính phủ và phương thức tài trợ sự thâm hụt đó.
* Mức độ rủi ro của mỗi doanh nghiệp phát hành và của từng đợt phát
hành. Cấu trúc rủi ro của trái phiếu sẽ quy định lãi suất của mỗi trái phiếu. Rủi
ro càng lớn thì lãi suất trái chủ được hưởng càng cao.


16

* Thời gian đáo hạn của trái phiếu : nếu các trái phiếu có cùng mức độ rủi
ro như nhau, thời gian đáo hạn càng dài thì trái phiếu sẽ có lãi suất càng cao.
Tỷ suất sinh lời
Lãi suất trái phiếu không bao hàm hết khoản thu nhập mà một nhà đầu tư nhận
được sau một thời gian nhất định. Thước đo chính xác cho khoản thu nhập này là tỷ lệ
sinh lời của trái phiếu. Tổng mức sinh lời thu được trên tài sản trong một khoảng thời
gian là tổng lãi thu được từ tài sản trong khoản thời gian đó và giá trị vốn.
Lãi suất của trái phiếu (Yield)

* Lãi suất hiện hành (Current Yield : CY) Là lợi tức thu được từ một khoản
đầu tư nhất định mà không xét đến yếu tố thời hạn của lãi suất thu được.

Lãi trái phiếu

C

CY =

=
Giá trị hiện tại trái phiếu

(1.2)

(1.2)

PV

* Lãi suất đáo hạn (Yield to Maturity YTM) Là sự kết hợp tiền thanh toán lãi
định kỳ và giá trị vốn gốc, có tính cả giá trị thời gian của tiền.

n
P= Σ
t=1

Ct

1 – (1+r)-n

F

t

(1+r)

+

n

hay

P = Ct x

(1+r)

F
+

r

(1+r)n
(1.3)

Trong đó :
P : Giá hiện tại của trái phiếu
C : Khoản lợi tức hàng năm được hưởng
F : Mệnh giá trái phiếu bằng vốn gốc hoàn trả khi đáo hạn
n : Thời gian đến hạn hoàn trả


17


t : ứng với năm thứ t
r : Tỷ suất sinh lợi đáo hạn
1.4.3 Thời hạn của trái phiếu
Thời hạn của trái phiếu cũng là thời hạn đi vay của doanh nghiệp phát
hành đối với các nhà đầu tư hay còn gọi là trái chủ và được ghi rõ trên trái
phiếu. Thời hạn trái phiếu có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trái phiếu trên thị
trường, lợi tức và rủi ro trái phiếu. Thường là từ một năm trở lên.
1.4.4 Thông tin về trái phiếu
Những quyền lợi của trái chủ :
- Được hưởng lợi tức trái phiếu cố định. Lợi tức trái phiếu không cao so với
cổ tức nhưng lại không phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị phát hành.
- Được hoàn trả vốn đúng hạn hay trước hạn do sự thỏa thuận của hai bên.
Được thu hồi vốn gốc của trái phiếu ở thời điểm đáo hạn.
- Trái chủ được quyền bán, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố trái phiếu
mình sở hữu.
- Do trái phiếu là một loại chứng khoán nợ nên khi doanh nghiệp phát hành
bị phá sản hay giải thể thì trái chủ được ưu tiên trả nợ trước rồi sau đó mới
phân chia phần tài sản còn lại cho các cổ đông.
- Trái chủ ít gặp rủi ro, đặc biệt đối với trái phiếu là công trái thì không có
yếu tố rủi ro thanh toán trong điều kiện nền kinh tế bình thường, không có
chiến tranh
1.5 Kinh nghiệm về việc phát hành trái phiếu Công ty
1.5.1 Kinh nghiệm phát hành trái phiếu ở các nước đang phát triển
Các nước đang phát triển khu vực Châu Á đã và đang chú trọng đến việc
phát triển thị trường trái phiếu công ty trong thời gian gần đây. Đa số các nước
này đều sử dụng chiến lược tài trợ vốn trong thiếu hụt ngân sách đầu tư cho các
doanh nghiệp lớn của chính phuû.



18

Mức độ huy động tài trợ từ trái phiếu ở các nước đang phát triển ở Châu Á cũng
rất khác nhau về quy mô : từ 5%GDP của Indonesia đến 97% của Singapore….
Tăng trưởng mạnh về giá trị trái phiếu tính bằng đồng nội tệ đáng chú ý
liên tục tăng trong 06 tháng cuối năm 2006, từ 2.1 tỷ USD vào cuối năm 2005 đã
đạt 2.8 tỷ USD vào cuối năm 2006, tăng 32,4%. Mức tăng lớn nhất là Trung Quốc
(51%) và Thái Lan (42%),; kế đến là Singapore và Hàn Quốc (19%); Indonesia
và Việt Nam (15%); Malaysia (14%); Hồng Kong(12%) và Philippin (8%)
Tăng trưởng thị trường trái phiếu chính phủ theo đồng nội tệ ở khu vực này
vẫn khá cao, mặc dù thâm hụt tài chính của các nước giảm, nhiều công ty nhà nước
ở cả cấp trung ương và địa phương đều phát hành trái phiếu mới trong năm qua.
Trái phiếu công ty tăng đáng chú ý với mức 36% ở các nền kinh tế đang
phát triển ở Đông Á, trong đó tăng trưởng phần lớn là từ Trung Quốc và xu
hướng khuyến khích các tập đoàn của Nhà nước phát hành theo các qui định
chung cho công ty.
Bảng 1.1 Tăng giá đồng tiền ở các nền kinh tế Đông Á mới nổi (%)
Đồng tiền

Chú giải

So với đồng USD
2006

2007 (quý 1)

CNY

Nhân dân tệ


3.34

1.02

HKD

Đô la Hồng Kông

-0.30

-0.46

IDR

Rupi Ấn Độ

8.89

-1.40

KRW

Won Hàn Quốc

8.25

-1.13

MYR


Ringit Malaysia

6.89

2.02

PHP

Peso Philippin

7.99

1.53

SGD

Đô la Singapore

8.05

1.13

THB

Bath Thái Lan

14.62

9.00


VND

Việt Nam đồng

-0.87

0.22

JPY

Yên Nhật Bản

-1.11

1.05

Nguồn : Bloomberg LP
Bên cạnh tốc độ tăng trưởng trái phiếu chính phủ nhanh, sự tăng trưởng
thị trường trái phiếu công ty do khu vực chính phủ dẫn đầu năm 2006 khi cả nhu
cầu lớn sử dụng tiết kiệm nội địa ngoài hệ thống ngân hàng và sự phát trieån


19

cần thiết để cấp vốn cho việc tăng cường cơ sở hạ tầng. Tăng trưởng mạnh nhất
là Trung Quốc, ở đây việc phát hành trái phiếu công ty mới ròng chiếm khoảng
60% trong tổng số các nền kinh tế mới nổi khu vực Đông Á. Tiếp theo là sự
tăng trưởng cứng ở Thái Lan, Hàn Quốc, Singgapore, Philippine và Indonesia.
Theo số liệu nghiên cứu của Ngân hàng BIDV, quy mô của thị trường

trái phiếu công ty ở các nước phát triển thường chiếm từ 20% -30% GDP, còn ở
Việt Nam con số chỉ chiếm khoảng 13%.
1.5.2 Kinh nghiệm phát hành trái phiếu công ty ở các nước phát triển
* Tại Anh, thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn của rất
nhiều công ty, tập đoàn lớn. Ngoài cổ phiếu, các công ty ở Anh rất chuộng hình
thức huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu công ty bởi vì với việc làm
này họ có thể vừa huy động được nguồn tài trợ vốn một cách hiệu quả đồng
thời tránh được các thủ tục rắc rối so với việc vay ngân hàng hay phát hành cổ
phiếu.
Điểm khác biệt với trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty ở Anh thường
được bán ra cho các nhà đầu tư bằng phương thức bảo lãnh phát hành thỏa
thuận mặc dù đôi khi cũng được thực hiện bằng hình thức bao tiêu cạnh tranh.
Có ba phương thức được các công ty ở Anh sử dụng khi phát hành trái phiếu :
1. Chào bán lần đầu : là phương thức mà lợi nhuận thu được từ việc bán
trái phiếu thuộc về người phát hành.
2. Chào bán lần hai : là phương thức mà lợi nhuận thuộc về một người
khác không phải người phát hành.
3. Bán chia đôi : tức là lợi nhuận khi bán trái phiếu được chia đôi cho
người phát hành và người bán.
Có những cách thức sau đây được áp dụng để bảo lãnh phát hành một
trái phiếu công ty :
- Cam kết chắc chắn : đây là phương thức bảo lãnh phát hành mà ngân
hàng đầu tư cam kết sẽ mua toàn bộ số trái phiếu theo giá ấn định của công ty
phát hành trái phiếu;
- Cố gắng tối đa : theo phương thức này, người bảo lãnh phát hành thỏa
thuận làm đại lý cho công ty phát hành trái phiếu. Người bảo lãnh phát hành không


×